Trang 8 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 678910 ... CuốiCuối
Kết quả 141 đến 160 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #141
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    6 điều cần biết về hệ miễn dịch

    Thứ sáu, 27/03/2015 10:34

    Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật.

    Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại vi rus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công.

    Trong hệ miễn dịch, bạch cầu- một thành phần của máu- được xem là tế bào miễn dịch phòng chống bệnh tật hiệu quả nhất. Chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào máu.

    Khi phát hiện bất cứ sự “xâm nhập” nào, hệ miễn dịch của con người thường tạo ra các kháng nguyên hay các tế bào đặc biệt để tấn công các vi sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống.

    Các cuộc tấn công này thành công đối với những cơ thể khỏe mạnh, họ sẽ không bị mắc bệnh, nhưng sẽ thất bại và làm con người bị bệnh đối với những người có sức khỏe yếu hoặc đang suy giảm hệ miễn dịch.
    Để bảo vệ sức khỏe của mình, chúng ta không chỉ cần biết mà còn phải hiểu đúng về hệ miễn dịch, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người chống lại bệnh tật.



    Con người cần vi trùng để duy trì sức khỏe


    Để tiêu hóa thức ăn, cơ thể con người nói chung cần một hệ tiêu hóa tốt. Nhưng để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh chúng ta cần một hệ vi khuẩn đủ mạnh ở đường ruột, đó là những vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa thức ăn, biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng tạo máu đi nuôi cơ thể, hay những nguồn năng lượng cho con người hoạt động. Đó là những vi khuẩn thân thiện, giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình.


    Hệ thống miễn dịch của con người thường thích nghi với những kẻ tấn công khác nhau, đó là lý do tại sao loài người chúng ta đã sống sót lâu như vậy. Khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với một nguồn bệnh, hệ thống miễn dịch lập tức tấn công nó và lưu giữ thông tin này.

    Nếu loại virus này quay trở lại, hệ thống miễn dịch sẽ biết phải làm gì. Có thể thấy trên nhiều mặt bệnh như bệnh sởi, thủy đậu chẳng hạn. Đây là bệnh lành tính, khi đã bị sởi hiếm khi bị mắc lại do cơ thể đã tự tạo được miễn dịch phòng chống căn bệnh này.



    Vaccin đầu tiên để phòng bệnh đậu mùa


    Vaccin đầu tiên ra đời từ cuối thế kỉ 18, nhưng từ trước đó, con người đã nhận ra tầm quan trọng của miễn dịch. Cha đẻ của vaccin là một bác sĩ người Anh tên là Edward Jenner , ông đã dùng 26 năm của cuộc đời nghiên cứu và tìm ra vaccin phòng chống bệnh đậu mùa, dịch bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao lúc bấy giờ.

    Ông đã phát hiện ra việc tiêm máu lấy từ người đã từng mắc bệnh vào người lành sẽ tạo kháng thể phòng căn bệnh cho người đó, đó là cách tạo khả năng miễn dịch sơ khai nhất của vaccin. Thậm chí ông Edward Jenner còn không ngần ngại tiêm cho chính con trai 10 tháng tuổi của mình để phòng chống bệnh dịch.



    Một mối quan hệ lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch


    Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những người có mối quan hệ lành mạnh và hài lòng với bạn tình có thể làm tăng cường hệ miễn dịch. Những khoảnh khắc thú vị và chia sẻ với nhau trong cuộc sống giúp con người tăng sản xuất endorphins, một loại hormone giúp cơ thể giảm đau, thư giãn, thậm chí nó được chứng minh giúp cải thiện khả năng kháng bệnh của hệ thống miễn dịch của con người.


    Tuy nhiên không phải người nào sinh ra cũng có khả năng miễn dịch như nhau với bệnh tật. Một trong những loại bệnh gây suy giảm miễn dịch trầm trọng (SCID) xuất hiện ở khoảng 1/100.000 người, thường làm bệnh nhân không có sức đề kháng, dễ bị nhiễm trùng đặc biệt xuất hiện ngay từ lúc sinh ra.

    Nếu không có hệ miễn dịch đủ khỏe mạnh, những người mắc SCID thường bị “tấn công” và “đánh gục” bởi những nhiễm trùng có khả năng đe dọa tính mạng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu.



    Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch


    Hệ thống miễn dịch của bạn cần phải khỏe mạnh để có thể tránh mắc các bệnh thông thường, bệnh do thời tiết, khí hậu gây ra như cảm lạnh, cảm cúm và nhiều bệnh khác. Những nghiên cứu khoa học cho thấy, thiếu ngủ làm giảm thiểu chức năng phòng vệ, giảm sự gia tăng của tế bào T (một loại tế bào máu) ngăn chặn nhiễm trùng của cơ thể.

    Ngay cả khi có một giấc ngủ đêm không đủ, ngủ chập chờn cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch vì khi cơ thể không được hồi phục đầy đủ qua giấc ngủ sẽ làm mất cân bằng giữa số lượng các tế bào chết đi và tế bào sinh ra gây sự suy yếu của cả hệ thống miễn dịch, từ đó làm cơ thể dễ mắc bệnh.



    Bảo vệ tuyến thượng thận là bảo vệ hệ miễn dịch


    Tuyến thượng thận nằm phía trên 2 quả thận, tiết ra hormon cân bằng cơ thể như cortisol và adrenaline, đây là 2 hormon đóng vai trò quan trọng trong giảm stress, điều khiển hoạt động của hệ miễn dịch.

    Đặc biệt đây là 2 loại hormon tham gia hàn gắn các mô tế bào sau chấn thương hoặc viêm nhiễm. Nếu tuyến thượng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

    Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tuyến thượng thận ngoài nguyên nhân từ thận, các bệnh tự miễn, dùng thuốc... còn có một số nhóm đối tượng dễ mắc bệnh như nhóm người quá năng động, sống ganh đua, bị stress kéo dài....



    Bổ sung rau và trái cây để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh


    Rau và trái cây là những thực phẩm hàng đầu và là lựa chọn đầu tiên của các chuyên gia dinh dưỡng nhằm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra những người ăn thường xuyên rau và trái cây trong khẩu phần ăn của mình thường ít mắc bệnh hơn nhóm đối tượng khác. Các chất dinh dưỡng từ trái cây và rau là nguồn bổ sung tích cực cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể chống lại virus hay vi khuẩn xâm nhập.



    Theo Nguyễn Bạch Dương - Sức khỏe và Đời sống
    http://alobacsi.com


  2. #142
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tiêm ngừa vắc-xin phòng viêm gan B sau 3 năm còn tác dụng?

    Thứ hai, 30/03/2015 19:14

    Câu hỏi :

    Em chào bác sĩ,

    Em chích ngừa viêm gan B, Rubella, thủy đậu cách đây 3 năm (2012) bây giờ có thai. Em muốn hỏi BS các vắc-xin trên còn tác dụng không? Xin cảm ơn.


    (nguyễn thị thu sương - nguyensuon...@gmail.com)
    BS Cao Thị Lan Hương:


    Hình minh họa


    Chào em,

    Tác dụng phòng bệnh của các vắc-xin em đã chích ngừa cách đây 3 năm, hiện vẫn có tác dụng.

    Tuy nhiên, nếu em tiêm ngừa vắc-xin phòng
    viêm gan B mà trước đó không làm xét nghiệm HBsAg để kiểm tra có nhiễm/chưa HBV thì em nên kiểm tra lại HBsAg, AntiHBs, vì có nhiều trường hợp không kiểm tra có nhiễm HBV chưa mà tiêm ngừa HBV thì sẽ không có tác dụng bảo vệ, em nhé.

  3. #143
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sau bao lâu cần chích ngừa siêu vi viêm gan B?

    Thứ ba, 31/03/2015 09:40
    Trong gia đình tôi có người bị viêm gan siêu vi B, những người còn lại có dễ bị lây nhiễm không? Cần phòng ngừa như thế nào?

    Trước khi chích vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B cần làm xét nghiệm gì. Nếu quên chích mũi nhắc, có cần chích lại từ đầu? Khi kết quả xét nghiệm máu đã có kháng thể siêu vi viêm gan B thì sau bao nhiêu lâu cần chích lại?
    (Quốc Minh, Q.8, TP.HCM)

    Chào bạn,


    Nếu trong gia đình đã có người bị viêm gan siêu vi B, những thành viên còn lại nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Vì vậy, cần tầm soát bệnh, tiêm ngừa cho những thành viên còn lại; không sử dụng chung những dụng cụ có khả năng gây trầy xước, chảy máu như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cạo gió...; khi có vết thương cần rửa sạch, sát trùng và băng kín lại; sử dụng biện pháp phòng vệ khi quan hệ tình dục.


    Trước khi chích vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B bạn cần thực hiện hai xét nghiệm HBsAg và antiHBs để biết mình có mắc bệnh, có kháng thể hay không. Nếu đã mắc bệnh, nghĩa là HBsAg dương tính, phải điều trị chứ chích ngừa không hiệu quả.


    Nếu antiHBs dương tính nghĩa là bạn đã có kháng thể siêu vi viêm gan B, không cần phải chích ngừa nữa. Nếu kết quả âm tính trên cả hai xét nghiệm, nghĩa là bạn chưa bị bệnh và cần được bảo vệ bằng cách chích ngừa vắc-xin.


    Chích ngừa viêm gan siêu vi B gồm ba mũi, hai mũi đầu cách nhau một tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ hai sáu tháng nên thường bị quên. Mũi thứ ba là mũi chích nhắc lại để tăng hiệu quả tạo kháng thể. Tuy nhiên, chỉ với hai mũi đầu đã có thể tạo kháng thể cho bạn chống lại bệnh trong khoảng 5-10 năm, tùy cơ địa.


    Nếu bạn lỡ quên ngày hẹn chích mũi thứ ba thì vẫn có thể tiếp tục chích sau đó, không cần chích lại từ đầu. Sau khoảng 5-10 năm, nếu kết quả kiểm tra cho thấy lượng kháng thể của bạn vẫn đảm bảo (>10cp/ml máu) thì không cần chích lại.


    Lưu ý, nếu kháng thể siêu vi viêm gan B được tạo ra từ việc chích ngừa thì sau một thời gian, cần phải chích lại khi nồng độ kháng thể trong máu giảm. Nhưng, nếu kháng thể do cơ thể tự tạo ra thì không cần phải chích ngừa, cũng không cần phải làm các xét nghiệm thường quy sau đó.

    Theo BS Trần Ánh Tuyết - Phòng khám Đa khoa quốc tế Yersin
    Phụ Nữ TP.HCM

  4. #144
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm virut viêm gan B có gây xơ gan?

    06-04-2015 14:58 - Theo: alobacsi.com




    Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới bị nhiễm virut viêm gan B (HBV) với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính).

    Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối.

    Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra biết mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan...
    Cần phải làm gì khi nhiễm HBV?

    Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm virut viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị. Có một điểm cần lưu ý, không phải người nào bị nhiễm virut viêm gan B cũng sẽ bị bệnh.



    Người bệnh cần hạn chế đồ ăn xào nhiều dầu mỡ.



    Khoảng 90% người lớn trưởng thành có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính.


    Tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên từ khi nhiễm HBV và đôi khi gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan cấp với các biểu hiện như: thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm...

    Một số người nhiễm HBV mạn tính trên 6 tháng nhưng không có triệu chứng gì được gọi là người lành mang mầm bệnh. Lúc này HBV có thể "chung sống hòa bình" với bạn suốt đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy, bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3 - 6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.

    Khoảng 9 - 10% người nhiễm HBV sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Mức độ tổn thương gan thay đổi từ nhẹ, vừa và nặng; mức độ tổn thương mô học liên quan đến độ trầm trọng của bệnh. Tổn thương gan diễn ra qua 3 giai đoạn

    Giai đoạn 1: kéo dài từ 1 - 10 năm, được đánh dấu bằng sự nhân lên mạnh mẽ của virut; Tổn thương gan trong giai đoạn này còn nhẹ.

    Giai đoạn 2: đặc trưng bởi một sự tăng cường miễn dịch tế bào mà cơ chế khởi phát còn chưa biết rõ. Pha này được gọi là pha chuyển huyết thanh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

    Giai đoạn 3: đặc trưng bởi sự ngừng nhân lên của virut. Hoạt tính của thương tổn gan rất yếu hoặc không có. Xét nghiệm mô học luôn luôn có bằng chứng của xơ gan không hoạt động.

    Suốt thời kỳ 3 này có thể có một đợt nặng thêm của bệnh, sự nặng thêm này liên quan với việc nhân lên của virut hoặc cũng có thể có sự lây nhiễm một loại virut viêm gan khác như virut viêm gan D hoặc C. Sự nặng lên của bệnh trong giai đoạn này kéo theo tăng cao nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan.


    Virut viêm gan B.


    Phòng bệnh và điều trị như thế nào?
    Khi đã nhiễm virut viêm gan B, bạn cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B là tiêm vaccin.

    Đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg cần phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin) và vaccin càng sớm càng tốt, đặc biệt hiệu quả trong vòng 12h sau khi sinh. ở nước ta hiện nay, vaccin viêm gan B đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em.

    Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccin thì mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn.
    Đường lây truyền của HBV


    Cách lây truyền của virut viêm gan B là sự tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, các dịch tiết của cơ thể đặc biệt là tinh dịch và dịch tiết âm đạo, do đó có 3 đường lây cơ bản đó là lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Máu có khả năng lây truyền trong tất cả các giai đoạn nhiễm virut viêm gan B, tính lây nhiễm cao nhất có thể xảy ra ngay trước khi bệnh diễn biến cấp tính.
    Thay đổi trong lối sống giúp kiểm soát viêm gan B

    Một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan:

    Ăn uống hợp lý:
    Chế độ ăn tốt nhất chỉ vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia. Uống rượu khi đang bị viêm gan B sẽ làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan

    Vận động:
    Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên, cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.

    Bỏ thuốc lá:
    Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hóa chất độc hại và những chất này gồm có các chất độc trong khói thuốc.

    Thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
    Theo BS Nguyễn Bạch Đằng - Sức khỏe và Đời sống

  5. #145
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan B, muốn hiến tặng trứng có được không?

    Thứ hai, 06/04/2015 21:12
    Thân chào bác sĩ,

    Em gái tôi bị viêm gan B, em tôi muốn hiến tặng trứng có được không? Cảm ơn BS.

    (tranngocduyen - tranngocduy...@gmail.com)





    Hình minh họa





    Chào em,

    Virus gây bệnh viêm gan B là HBV có nhiều trong máu và các loại dịch tiết của người bệnh, đb khi có HBeAg (+). Do đó, người bệnh viêm gan do siêu vi B không nên hiến tặng trứng để tránh nguy cơ lây bệnh cho người nhận, em nhé

    http://alobacsi.com/

  6. #146
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan C cấp có nên dùng thêm các thuốc bổ gan

    Thứ ba, 07/04/2015 10:33
    Tôi 45 tuổi, bị viêm gan C cấp. Tôi đang dùng thuốc điều trị nhưng nghe nói có một số thuốc bổ gan, tăng cường chức năng gan.

    Vậy tôi có nên dùng thêm các thuốc bổ gan không? Cảm ơn bác sĩ.

    Nguyễn Văn Nam (Tuyên Quang)


    Trên thị trường có một số thuốc được người tiêu dùng quen gọi là thuốc bổ gan mà tác dụng thực chất là bảo vệ nhu mô, tăng cường chức năng gan. Nhóm thuốc này chia thành hai loại: nhóm hợp chất tổng hợp (cianidanol, essential, flumeciol, methionin…) và nhóm dược chất chiết xuất từ dược liệu, dược thảo (biphenyl dimethyl dicarboxylat, silymarin…).


    Các thuốc này nếu dùng đúng lúc sẽ hỗ trợ khi gan bị tổn thương hay bị rối loạn chức năng gan. Khi enzym gan ALT tăng bất thường, chức năng gan suy giảm thì nên dùng các thuốc hỗ trợ này. Khi gan trở lại bình thường thì ngừng thuốc.


    Bạn đang bị viêm gan C cấp thì việc cần làm trước tiên là nên dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ năng lượng và cân đối các thành phần đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất, hạn chế dầu mỡ, ngưng hẳn rượu bia để giúp tình trạng bệnh nhanh được cải thiện. Thời điểm thuận lợi nhất để dùng thuốc bổ gan là sau khi bệnh đang ở trạng thái ổn định hay tương đối ổn định.


    Nếu bạn muốn dùng bổ sung thuốc bổ gan thì cần hỏi bác sĩ điều trị xem tình trạng bệnh của bạn có phù hợp để sử dụng những thuốc này hay không. Bởi đã có nhiều trường hợp sử dụng thuốc bổ gan bừa bãi sẽ tăng thêm gánh nặng chuyển hóa cho gan. Điều này khiến cho bệnh viêm gan C của bạn không những không khỏi mà có thể nặng thêm.


    Đối với trường hợp không mắc viêm gan nhưng chức năng gan yếu, có thể dùng các chế phẩm này để hỗ trợ, bồi dưỡng cho gan nhưng cần có sự tư vấn của thầy thuốc, không tự ý dùng thuốc bổ gan, làm hạ men gan sẽ nguy hại đến sức khỏe. Đặc biệt, để thuốc phát huy hiệu quả thì khi dùng thuốc điều trị bệnh gan hay thuốc bổ gan cần bỏ hẳn rượu bia.
    Theo DS Minh Trung - Bacsi.com/ Toiyeusuckhoe.vn

  7. #147
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiêm phòng viêm gan B

    Thứ sáu, 10/04/2015 16:46
    Em bị viêm gan B, nên khi sinh con xong con em đã được tiêm phòng viêm gan B hai mũi, và em đã đưa con em đi tiêm phòng đầy đủ các mũi theo quy định của y tế.


    Bây giờ con em đã được 26 tháng rồi em có phải đưa con đi kiểm tra và tiêm phòng gì về bệnh viêm gan B nữa không ạ. Còn đối với em thì em có nên tiêm phòng viêm gan B ko ạ vì em dự định sang năm sinh thêm 1 em bé nữa, nếu tiêm phòng thì em nên tiêm ở đâu được ạ. Mong bác sỹ trả lời giúp em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn.


    Ảnh minh họa: Internet



    Chào bạn.


    Với tình trạng của bạn hiện tại, bạn nên đến khám chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn thêm vì khi bạn bị nhiễm viêm gan B rồi thì không cần phải tiêm phòng viêm gan B nữa.


    Trường hợp con bạn vẫn tiêm phòng viêm gan B theo lịch hẹn tiêm nhắc lại như các trẻ bình thường khác.


    Theo Dinh dưỡng và Sức khỏe

  8. #148
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đã có thuốc chữa dứt bệnh viêm gan B

    Thứ năm, 23/04/2015 16:16
    Các nhà khoa học Úc ngày 22/4 thông báo đã tìm ra loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mãn tính cho hàng trăm con chuột thí nghiệm và đang bắt đầu thử nghiệm trên người.


    Các nhà khoa học Úc thông báo đã tìm ra loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mãn tính ở chuột thí nghiệm và đang hi vọng sẽ chữa khỏi bệnh cho người - Ảnh: healthaim.com

    Loại thuốc nói trên là birinapant - một loại thuốc trị ung thư thử nghiệm của Mỹ. Các nhà khoa học nói nó cũng có thể được dùng để chữa HIV và bệnh lao kháng thuốc.


    "Chúng tôi đã thành công 100% trong việc chữa HBV (bệnh do virút viêm gan B) cho hàng trăm con chuột thí nghiệm", ông Marc Pellegrini - đứng đầu nhóm nghiên cứu Viện Walter & Eliza Hall (Viện nghiên cứu y học lâu đời nhất ở Úc có trụ sở tại Melbourne) nói, RT ngày 22-4 trích đăng.


    Birinapant do Mỹ sản xuất, hiện đã được thử nghiệm trên 350 người Mỹ nhưng chưa bán ra thị trường.


    Ông Pellegrini cho biết qua thí nghiệm trên chuột, họ phát hiện nó phá hủy các tế bào bị viêm gan B mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.


    Đặc biệt, khi dùng birinapant kết hợp với thuốc kháng virút entecavir, tế bào viêm gan B bị "dọn sạch" nhanh gấp 2 lần so với chỉ dùng mỗi birinapant.


    "Chúng tôi hy vọng kết quả đầy hứa hẹn này cũng sẽ đạt được trong các thử nghiệm lâm sàng trên người - hiện đang được triển khai tại Melbourne, Perth và Adelaide", ông nói.


    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới hiện có hơn 350 triệu người bị viêm gan B mãn tính, đa số là ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi hạ Sahara. Bệnh có thể gây suy gan, suy thận và ung thư.


    Bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời hoặc cho đến khi có thể được cấy ghép nội tạng. Bệnh khiến hơn 700.000 người tử vong mỗi năm.
    Theo Tường Vy - Tuổi trẻ

  9. #149
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sức khỏe tốt, vì sao xét nghiệm HBsAg cho kết quả dương tính?

    Thứ ba, 28/04/2015 12:28
    Xin chào BS Hương,

    Em 22 tuổi. Một năm trước em đi xét nghiệm HBsAg, kết quả là dương tính với HBsAg.

    Thời gian trước và sau đó em hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện gì bên ngoài, và kể cả bây giờ thì sức khỏe của em vẫn rất tốt. Vậy khả năng em bị viêm gan B có cao không ạ? Em xin cảm ơn BS.

    (Nguyễn Trọng Thể - trongthe…@gmail.com)




    Ảnh minh họa - nguồn internet




    Chào em Thể,


    Nhiễm virus gây
    viêm gan siêu vi B (HBV) không gây viêm gan thì sẽ không có triệu chứng, viêm gan siêu vi B thì có 2 dạng là cấp (tự thải virus trong vòng 6 tháng) và mạn (không tự thải virus được), viêm gan siêu vi B mạn thì đa số là không triệu chứng và thậm chí viêm gan siêu vi B cấp cũng thường không gây triệu chứng gì.


    Do đó, việc em hoàn toàn khỏe mạnh nhưng xét nghiệm HBSAg dương tính là chuyện rất thường gặp. Tuy nhiên, để biết em thuộc dạng nào, nhiễm HBV không gây viêm gan hay viêm gan siêu vi B thì em cần làm thêm một số xét nghiệm như men gan (AST, ALT).


    Do đó, em nên đến khám chuyên khoa Gan mật để xác định tình trạng của mình, từ đó có hướng xử trí thích hợp, vì có trường hợp chỉ theo dõi nhưng có trường hợp phải điều trị đặc hiệu.

    http://alobacsi.com/

  10. #150
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    "Kẻ giết người" thầm lặng khiến người mắc dễ bị ung thư gan

    Thứ hai, 04/05/2015 15:09
    Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm do virus Hepatitis C (HCV) gây ra. Căn bệnh này có diễn tiến rất thầm lặng khiến nhiều người không nhận ra mình đang mang bệnh.

    Tuy nhiên, hậu quả của viêm gan C để lại rất nặng nề.


    1. Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan C


    Theo thống kê của các nhà khoa học, hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virus viêm gan C và có thể lây truyền sang người khác bất cứ khi nào.
    Sự nguy hiểm của viêm gan C là sự tiến triển giai đoạn cấp tính kéo dài trong nhiều năm (từ 10 - 30 năm) và không bộc lộ triệu chứng hoặc có rất ít triệu chứng, vì thế người bệnh thường không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.


    Một điểm đáng lưu ý nữa của căn bệnh viêm gan C là số người tự khỏi do cơ thể tự đào thải virus chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 15 - 30% số người mắc trong khi con số này với bệnh viêm gan B là 90%.


    Số còn lại sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc người lành mang virus viêm gan C sau 6 tháng cơ thể không tự đào thải hết virus viêm gan C ra khỏi.


    Sau khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, phần lớn số người mắc viêm gan C vẫn không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì bệnh đã vào giai đoạn muộn, nghĩa là đã chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan.


    So với viêm gan B, viêm gan C có tỷ lệ trở thành mạn tính cao hơn nhiều, khoảng 30 - 60% (trong khi ở viêm gan B con số này chỉ là 10%).


    Sau khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, tỷ lệ biến chứng xơ gan khoảng 10 - 20% số ca mắc, tỷ lệ biến chứng ung thư gan khoảng 5% số ca mắc. Con số này cao hơn nhiều so với tỷ lệ biến chứng của bệnh viêm gan B.


    Ở những người lành mang virus viêm gan C thì những ảnh hưởng của virus này với sức khỏe của bản thân người mắc không nhiều.


    Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là họ không đem lại mối nguy cho cộng đồng bởi chính bản thân họ lúc này lại trở thành nguồn truyền mầm bệnh nguy hiểm cho người khác.


    Bởi thế, viêm gan C là một mối hiểm họa lớn cho cộng đồng nhưng rất tiếc vẫn còn ít được quan tâm.




    2. Con đường lây truyền của bệnh viêm gan C


    Viêm gan C được truyền từ người mang virus Hepatitis C sang người lành theo những con đường sau:


    - Đường máu:


    Là con đường lây nhiễm chủ yếu, thường là trong trường hợp tiếp nhận máu có nhiễm virus viêm gan C, dùng chung kim tiêm, nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có virus viêm gan C, châm cứu, xăm với những dụng cụ y tế không được vô trùng...


    - Đường tình dục: Hiếm gặp hơn viêm gan B


    - Mẹ truyền sang con qua nhau thai khi sinh.


    Ngoài ra, có khoảng 30- 40% trường hợp bị nhiễm viêm gan C nhưng không truy tìm được nguyên nhân lây nhiễm.


    3. Một số triệu chứng của bệnh viêm gan C


    Virus viêm gan C khi xâm nhập vào cơ thể thường có thời gian ủ bệnh khoảng 7 -8 tuần. Đến thời gian bệnh khởi phát vẫn không bộc lộ triệu chứng gì đặc biệt. Nếu chú ý thì có thể thấy có những triệu chứng sau:


    - Mệt mỏi, nhức đầu, có triệu chứng giống cảm cúm.


    - Có thể có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn.


    - Đau tức vùng hạ sườn bên phải (vị trí của gan) do gan bị viêm, sưng. Ấn vào kẽ liên sườn 11 -12 bên phải sẽ thấy đau, tức, khó chịu.


    - Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.


    Tuy vậy những triệu chứng này chỉ thoáng qua ngay cả trong thời kỳ bệnh nặng nên rất dễ bị bỏ qua.


    4. Phòng bệnh viêm gan C


    - Viêm gan C lây nhiễm qua đường tình dục, vì thế khi quan hệ tình dục cần thiết phải mang bao cao su để phòng viêm gan C và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.


    - Không dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng...


    - Trong y tế cần tiệt trùng tuyệt đối dụng cụ y tế khi dùng cho những người bệnh khác nhau, không dùng chung bơm kim tiêm.


    - Nếu chung sống cùng nhà với người nhiễm viêm gan C không cần thiết phải e ngại khi tiếp xúc bên ngoài như ôm hôn, bắt tay, hay khi ăn uống cùng mâm, ngủ cùng giường... sau khi đã loại bỏ hết được nguyên nhân lây truyền của căn bệnh này.
    Theo Thái Phong - trí thức trẻ

  11. #151
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chớ treo gan trước miệng siêu vi

    Thứ hai, 04/05/2015 12:14
    Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do nhiều loại siêu vi khuẩn gây ra. Mỗi loại siêu vi có cách thức lây truyền bệnh khác nhau.

    Biết được phương cách lây truyền của bệnh, ta mới có thể tự bảo vệ đồng thời tránh được phần nào sự lây bệnh cho người chung quanh.


    Hai đường lây

    Qua đường ăn uống:
    Viêm gan siêu vi A và E được lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống và đại tiện. Trong thời kỳ phát bệnh, các siêu vi khuẩn này được thải ra thường xuyên trong phân của người bệnh.


    Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh chủ yếu là chú ý vệ sinh thực phẩm và ăn uống. Người đang bị bệnh viêm gan A dứt khoát không được nấu nướng hay chế biến thức ăn cho người khác, thậm chí cũng không nên buôn bán các loại thực phẩm.


    Tạm thời không dùng chung vật dụng ăn uống hàng ngày như ly, chén, muỗng, đũa... với người bệnh ít nhất vài tuần vì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Nếu có thể, không dùng chung phòng vệ sinh với bệnh nhân viêm gan A. Tập thói quen rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.




    Đông Nam Á, trong đó có nước ta, là nơi đang có tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan A trên 90% ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu như chúng ta đều đã bị nhiễm từ lúc còn bé cho nên việc chủng ngừa viêm gan siêu vi A chưa phải là một vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành y tế nước ta.


    Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B hoặc C mà chưa bị nhiễm siêu vi A, hoặc những đối tượng đặc biệt dễ có khả năng bị lây nhiễm siêu vi A như giới “gay” (đàn ông đồng tính luyến ái) có quan hệ tình dục qua đường miệng và hậu môn cần chủng ngừa viêm gan A. Nếu để bị nhiễm nhiều loại siêu vi cùng lúc, bệnh có thể nặng hơn và diễn tiến cũng phức tạp hơn.


    Qua đường máu:
    Bệnh viêm gan siêu vi B, C, D và G lây truyền chủ yếu do truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng cá nhân với người bệnh (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay...) nói chung là do tiếp xúc với máu và các chất dịch trong cơ thể của bệnh nhân khi da và niêm mạc của chúng ta trầy xước hoặc bị đâm thủng. Viêm gan siêu vi B còn lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Đặc biệt ở Việt Nam, đường lây lan chủ yếu là từ mẹ sang con trong lúc sinh nở.


    Có những trường hợp bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc C mà bệnh nhân hoàn toàn không biết hoặc không nhớ đã bị lây từ lúc nào.


    Nhiều cách tránh


    Muốn phòng ngừa các loại siêu vi viêm gan B, C, D, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
    Người bị nhiễm siêu vi tuyệt đối không được hiến máu, cho tinh dịch hoặc các cơ quan nội tạng... Nếu bị các vết thương như đứt tay hoặc các vết lở loét ngoài da, cần phải được rửa sạch và băng kín.


    Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân có thể bị dính máu hay gây trầy xước da như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng tay, đồ cạo gió... Bệnh hầu như không lây qua đường ăn uống hay qua hơi thở, cho nên không cần thiết phải ăn uống riêng. Những sinh hoạt, chung đụng hàng ngày như bắt tay, nói chuyện với người bệnh hầu như không nguy hiểm.

    Không tiêm chích ma túy vì đó là phương cách lây nhiễm quan trọng của viêm gan siêu vi B, C, D và cả HIV... Khi cần tiêm chích thuốc, nên sử dụng các ống tiêm dùng một lần.


    Hạn chế xăm mình, cắt lễ, xỏ lỗ tai, châm cứu ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Khi cần chữa răng, làm nội soi, mổ xẻ... hay đi làm bất cứ các thủ thuật nào gây trầy xước da niêm thì nên đến những nơi đáng tin cậy về điều kiện vô trùng.


    Không quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất là nên dùng bao cao su để bảo vệ. Nên giữ chế độ “một vợ, một chồng” vì càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh hoặc áp dụng các tư thế giao hợp dễ gây xây xát hoặc chấn thương niêm mạc.


    Khi một người trong gia đình bị nhiễm siêu vi B, những người còn lại trong nhà nên đi thử máu xem có bị nhiễm chưa. Nếu chưa thì nên chích ngừa, tiêm chủng đủ liều và đúng thời gian theo lịch chủng ngừa để thuốc đạt tác dụng bảo vệ tối ưu. Viêm gan siêu vi C đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa, do đó biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với máu và các chất dịch của người bệnh.


    Người bị viêm gan siêu vi B hoặc C vẫn có thể lập gia dình. Nếu vợ hoặc chồng của bệnh nhân bị viêm gan B được chủng ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn. Việc lây nhiễm siêu vi C trong quan hệ vợ chồng tương đối thấp (1-3%). Nguy cơ lây lan chỉ gia tăng nếu quan hệ tình dục bừa bãi.


    Việc lây nhiễm siêu vi viêm gan B khi thai nhi còn trong bụng mẹ rất thấp. Tuy nhiên người mẹ có thể lây bệnh sang cho con trong lúc sinh nở (sinh tự nhiên hay sinh mổ không khác biệt gì về mức độ lây nhiễm).

    Việc quan trọng cần làm ngay là chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nếu người mẹ bị nhiễm siêu vi này. Siêu vi C cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh nở nhưng ít hơn siêu vi B rất nhiều. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không có nguy cơ lây nhiễm, cho nên người mẹ bị viêm gan siêu vi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.



    Ai cần xét nghiệm tìm siêu vi viêm gan?
    - Người bị viêm gan.


    - Những người đi hiến máu, cho tinh dịch hoặc cho cơ quan người.


    - Bệnh nhân chạy thận nhân tạo, truyền máu nhiều lần, chích ma túy, người bị bệnh hoa liễu, nhiễm HIV, con của các bà mẹ bị nhiễm siêu vi B, C mãn tính.


    - Các nhân viên y tế, nhất là khi lấy máu cho bệnh nhân bị viêm gan B hoặc C mà chẳng may bị kim đâm trúng tay.
    - Vợ hoặc chồng hay các thành viên sống trong gia đình có người bị viêm gan B, C.


    - Do đã có chương trình tiêm chủng bệnh viêm gan siêu vi B cho tất cả trẻ sơ sinh, việc xét nghiệm tìm siêu vi B ở phụ nữ có thai không còn được đặt nặng như trước. Tuy nhiên, việc phát hiện tình trạng nhiễm siêu vi B ở phụ nữ có thai vẫn giúp ích cho việc theo dõi người mẹ bị nhiễm cũng như khả năng lây cho con. Còn viêm gan siêu vi C vì chưa có thuốc chủng ngừa nên không cần thiết xét nghiệm cho thai phụ.
    Theo PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng - Người đô thị

  12. #152
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chớ treo gan trước miệng siêu vi

    Thứ hai, 04/05/2015 12:14
    Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do nhiều loại siêu vi khuẩn gây ra. Mỗi loại siêu vi có cách thức lây truyền bệnh khác nhau.

    Biết được phương cách lây truyền của bệnh, ta mới có thể tự bảo vệ đồng thời tránh được phần nào sự lây bệnh cho người chung quanh.


    Hai đường lây

    Qua đường ăn uống:
    Viêm gan siêu vi A và E được lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống và đại tiện. Trong thời kỳ phát bệnh, các siêu vi khuẩn này được thải ra thường xuyên trong phân của người bệnh.


    Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh chủ yếu là chú ý vệ sinh thực phẩm và ăn uống. Người đang bị bệnh viêm gan A dứt khoát không được nấu nướng hay chế biến thức ăn cho người khác, thậm chí cũng không nên buôn bán các loại thực phẩm.


    Tạm thời không dùng chung vật dụng ăn uống hàng ngày như ly, chén, muỗng, đũa... với người bệnh ít nhất vài tuần vì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Nếu có thể, không dùng chung phòng vệ sinh với bệnh nhân viêm gan A. Tập thói quen rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.




    Đông Nam Á, trong đó có nước ta, là nơi đang có tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan A trên 90% ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu như chúng ta đều đã bị nhiễm từ lúc còn bé cho nên việc chủng ngừa viêm gan siêu vi A chưa phải là một vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành y tế nước ta.


    Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B hoặc C mà chưa bị nhiễm siêu vi A, hoặc những đối tượng đặc biệt dễ có khả năng bị lây nhiễm siêu vi A như giới “gay” (đàn ông đồng tính luyến ái) có quan hệ tình dục qua đường miệng và hậu môn cần chủng ngừa viêm gan A. Nếu để bị nhiễm nhiều loại siêu vi cùng lúc, bệnh có thể nặng hơn và diễn tiến cũng phức tạp hơn.


    Qua đường máu:
    Bệnh viêm gan siêu vi B, C, D và G lây truyền chủ yếu do truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng cá nhân với người bệnh (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay...) nói chung là do tiếp xúc với máu và các chất dịch trong cơ thể của bệnh nhân khi da và niêm mạc của chúng ta trầy xước hoặc bị đâm thủng. Viêm gan siêu vi B còn lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Đặc biệt ở Việt Nam, đường lây lan chủ yếu là từ mẹ sang con trong lúc sinh nở.


    Có những trường hợp bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc C mà bệnh nhân hoàn toàn không biết hoặc không nhớ đã bị lây từ lúc nào.


    Nhiều cách tránh


    Muốn phòng ngừa các loại siêu vi viêm gan B, C, D, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
    Người bị nhiễm siêu vi tuyệt đối không được hiến máu, cho tinh dịch hoặc các cơ quan nội tạng... Nếu bị các vết thương như đứt tay hoặc các vết lở loét ngoài da, cần phải được rửa sạch và băng kín.


    Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân có thể bị dính máu hay gây trầy xước da như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng tay, đồ cạo gió... Bệnh hầu như không lây qua đường ăn uống hay qua hơi thở, cho nên không cần thiết phải ăn uống riêng. Những sinh hoạt, chung đụng hàng ngày như bắt tay, nói chuyện với người bệnh hầu như không nguy hiểm.

    Không tiêm chích ma túy vì đó là phương cách lây nhiễm quan trọng của viêm gan siêu vi B, C, D và cả HIV... Khi cần tiêm chích thuốc, nên sử dụng các ống tiêm dùng một lần.


    Hạn chế xăm mình, cắt lễ, xỏ lỗ tai, châm cứu ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Khi cần chữa răng, làm nội soi, mổ xẻ... hay đi làm bất cứ các thủ thuật nào gây trầy xước da niêm thì nên đến những nơi đáng tin cậy về điều kiện vô trùng.


    Không quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất là nên dùng bao cao su để bảo vệ. Nên giữ chế độ “một vợ, một chồng” vì càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh hoặc áp dụng các tư thế giao hợp dễ gây xây xát hoặc chấn thương niêm mạc.


    Khi một người trong gia đình bị nhiễm siêu vi B, những người còn lại trong nhà nên đi thử máu xem có bị nhiễm chưa. Nếu chưa thì nên chích ngừa, tiêm chủng đủ liều và đúng thời gian theo lịch chủng ngừa để thuốc đạt tác dụng bảo vệ tối ưu. Viêm gan siêu vi C đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa, do đó biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với máu và các chất dịch của người bệnh.


    Người bị viêm gan siêu vi B hoặc C vẫn có thể lập gia dình. Nếu vợ hoặc chồng của bệnh nhân bị viêm gan B được chủng ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn. Việc lây nhiễm siêu vi C trong quan hệ vợ chồng tương đối thấp (1-3%). Nguy cơ lây lan chỉ gia tăng nếu quan hệ tình dục bừa bãi.


    Việc lây nhiễm siêu vi viêm gan B khi thai nhi còn trong bụng mẹ rất thấp. Tuy nhiên người mẹ có thể lây bệnh sang cho con trong lúc sinh nở (sinh tự nhiên hay sinh mổ không khác biệt gì về mức độ lây nhiễm).

    Việc quan trọng cần làm ngay là chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nếu người mẹ bị nhiễm siêu vi này. Siêu vi C cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh nở nhưng ít hơn siêu vi B rất nhiều. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không có nguy cơ lây nhiễm, cho nên người mẹ bị viêm gan siêu vi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.



    Ai cần xét nghiệm tìm siêu vi viêm gan?
    - Người bị viêm gan.


    - Những người đi hiến máu, cho tinh dịch hoặc cho cơ quan người.


    - Bệnh nhân chạy thận nhân tạo, truyền máu nhiều lần, chích ma túy, người bị bệnh hoa liễu, nhiễm HIV, con của các bà mẹ bị nhiễm siêu vi B, C mãn tính.


    - Các nhân viên y tế, nhất là khi lấy máu cho bệnh nhân bị viêm gan B hoặc C mà chẳng may bị kim đâm trúng tay.
    - Vợ hoặc chồng hay các thành viên sống trong gia đình có người bị viêm gan B, C.


    - Do đã có chương trình tiêm chủng bệnh viêm gan siêu vi B cho tất cả trẻ sơ sinh, việc xét nghiệm tìm siêu vi B ở phụ nữ có thai không còn được đặt nặng như trước. Tuy nhiên, việc phát hiện tình trạng nhiễm siêu vi B ở phụ nữ có thai vẫn giúp ích cho việc theo dõi người mẹ bị nhiễm cũng như khả năng lây cho con. Còn viêm gan siêu vi C vì chưa có thuốc chủng ngừa nên không cần thiết xét nghiệm cho thai phụ.
    Theo PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng - Người đô thị

  13. #153
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Viêm gan B và những điều cần biết

    Thứ ba, 29/09/2015 09:46

    Viêm gan B là bệnh nguy hiểm, xếp thứ 9 trong các nguyên nhân gây tử vong, song có thể dự phòng hiệu quả nhờ tiêm ngừa.

    Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, ước tính khoảng 2 tỷ người trên thế giới được chẩn đoán đã hoặc đang nhiễm virus này, trong đó 350 triệu người bị mãn tính. Hằng năm hơn một triệu người chết do các tổn thương gan gây ra bởi virus này (viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan).

    Ảnh minh họa:Health
    Cũng theo WHO, 3/4 dân số thế giới sống trong những vùng lưu hành cao dịch viêm gan B, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ hiện mắc viêm gan B ở nước ta rất cao, ước tính khoảng 8,6 triệu người đang nhiễm, tỷ lệ mạn tính khoảng 8,8% ở nữ và 12,3% ở nam giới.

    Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành của viêm gan siêu vi B nên khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Do vậy, nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm virus, mọi người cần có kháng thể chống lại virus HBV với nồng độ trong máu ở mức đủ khả năng bảo vệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của văcxin viêm gan B đạt đến 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó.


    Năm 2005, sau 3 năm triển khai thí điểm, Việt Nam chính thức đưa văcxin viêm gan B trở thành văcxin thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (cùng với 6 văcxin truyền thống là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi). Những trẻ sinh sau thời gian này, nếu tham gia đầy đủ các mũi tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng, đa số đều có miễn dịch đầy đủ với viêm gan siêu vi B.


    Theo khuyến cáo, người trưởng thành hay trẻ lớn chưa được tiêm văcxin từ chương trình tiêm chủng mở rộng và chưa có kháng thể với viêm gan siêu vi B cũng nên tiêm ngừa sớm. Đặc biệt ở nhóm dân số nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B như người thường tiếp xúc với máu và sinh phẩm (bác sĩ, điều dưỡng), chung sống với người bệnh viêm gan B, người có nhiều bạn tình, nam quan hệ đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người nhiễm HIV…


    Những năm gần đây, dịch vụ tiêm văcxin có thu phí cũng góp phần tăng thêm lựa chọn cho nhiều gia đình bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhìn chung cả 2 loại văcxin đều được đánh giá tương đương nhau về khả năng hình thành miễn dịch, mức độ bảo vệ và độ an toàn.


    Các xét nghiệm cần làm trước khi tiêm chủng văcxin viêm gan B

    Thông thường, trước khi tiêm văcxin viêm gan B, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Cụ thể là:

    - HBsAg để tìm kháng nguyên bề mặt của virus (HBV - surface Antigen).

    - AntiHBs (hay HBsAb) để tìm kháng thể kháng nguyên bề mặt của virus (HBV surface Antibody).
    - AntiHBc để tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi của virus (HBV core antibody).

    Kết quả:


    Nếu HBsAg dương tính tức là đang nhiễm virus (cấp hay mạn tính) thì không có chỉ định tiêm văcxin.


    Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc âm tính: Người này đã miễn dịch nhờ tiêm chủng trước đó.


    Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính,AntiHBc dương tính: Người này đã có miễn dịch nhờ nhiễm HBV trước đó và khỏi bệnh.


    Nếu HBsAg âm tính, antiHBs âm tính: Người này chưa có miễn dịch, không nhiễm bệnh, có chỉ định tiêm văcxin.


    Phí tiêm văcxin viêm gan B theo liều ở Viện Pasteur TPHCM:

    - EUVAX B: Người trên15 tuổi giá 120.000 đồng. Từ 15tuổi trở xuống 80.000 đồng.
    - ENGERIX B: Trên 19 tuổi giá 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống là 90.000 đồng.
    - HBVAX PRO: Trên19 tuổi 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống 75.000 đồng.
    - HEPAVAX-GENE: 120.000 đồng.


    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress
    http://alobacsi.com/benh-thuong-gap-...356636c485.htm


  14. #154
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cuba thử nghiệm khả quan loại thuốc mới điều trị viêm gan C

    (TTXVN/Vietnam+)
    Thuốc điều trị viêm gan C PEG-Heberon của Cuba. (Nguồn: ain.cu)



    CIGB khẳng định PEG-Heberon là loại thuốc an toàn, chưa biểu hiện tác dụng phụ gây hại và có hiệu quả tương đương với các loại dược phẩm cùng chức năng có uy tín nhất trên thị trường thế giới.

    Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Prensa Latina, ông Fidel Raúl Castro thuộc trung tâm trên cho biết PEG-Heberon được đăng ký từ năm 2009 và các thử nghiệm cho thấy nó có hiệu quả ngăn chặn tới 40% sự phát triển của virus viêm gan C trong số các bệnh nhân type 1 chưa được điều trị trước đó.

    Ông nhấn mạnh “từ góc độ lâm sàng, điều này có nghĩa là thuốc PEG-Heberon giúp tăng 27% khả năng kiểm soát bệnh (viêm gan C) so với việc điều trị đơn thuần bằng interferon-alpha (IFN α) thông thường.”

    Ông cũng cho biết thêm rằng người bệnh chỉ phải sử dụng PEG-Heberon 1 lần/tuần và điều này giảm tần suất sử dụng thuốc, do đó loại thuốc này an toàn hơn vì giảm được những phản ứng thuốc của cơ thể.

    Từ năm 2005, CIGB bắt đầu tiến hành tinh lọc interferon-alpha 2b do Cuba tự sản xuất thành PEG-Heberon, được đóng gói dưới dạng dung dịch 1ml để tiêm dưới da.

    Từ năm 2010, Cuba bắt đầu phân phối loại thuốc này trong hệ thống y tế quốc gia và sau những kết quả khả quan thu được, và sẽ tăng gấp đôi lượng bệnh nhân được điều trị bằng dược phẩm mới này từ năm 2016.

    Đây là một thành quả mới của ngành dược phẩm Cuba và giúp giảm đáng kể chi phí nhập thuốc viêm gan C từ nước ngoài.

    Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 185 triệu người mắc bệnh viêm gan C trên toàn cầu và mỗi năm căn bệnh truyền nhiễm này gây ra khoảng 350.000 ca tử vong./.

  15. #155
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ ba, 27/10/2015 10:57

    Tại TPHCM có thể làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B ở đâu?

    Tôi không rõ là tôi đã tiêm phòng viêm gan B hay chưa, nay tôi muốn tới viện Pasteur để xét nghiệm và tiêm phòng.





    Vậy AloBacsi có thể cho tôi bảng giá xét nghiệm và tiêm phòng của viện Pasteur năm 2015 không? Và tôi có thể đi bệnh viện nào khác để xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B trong khu vực TPHCM không? Xin cảm ơn!

    (Tống Giang - tg.giang...@gmail.com)

    Bạn thân mến,

    Tại TPHCM, ngoài
    viện Pasteur TPHCM, bạn có thể đến những địa điểm sau để làm xét nghiệm và được tiêm phòng vắcxin viêm gan B:

    BV Đại học Y dược TPHCM
    215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3855 4269

    BV Chợ Rẫy
    201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3955 9856
    Web: www.choray.org.vn

    BV Nhân dân 115
    527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
    ĐT: 08 3865 2368

    BV Nguyễn Tri Phương
    468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3923 8096

    Xét nghiệm viêm gan B tại viện Pasteur TPHCM bao gồm:
    - HBsAg: 80.000 đồng
    - Anti HBs: 90.000 đồng
    - Anti HBc: 110.000 đồng

    Bảng giá vắc xin tại viện Pasteur TPHCM được niêm yết như sau:

    Loại vắc xin
    Tên thuốc
    Giá tiền/ 1 liều
    Huyết thanh kháng uốn ván
    - TETANEA
    100.000 đ
    Vắc xin uốn ván
    - VAT Việt Nam
    - TETAVAX
    30.000 đ
    60.000 đ
    Huyết thanh kháng dại
    - FAVI RAB
    130.000 đ/ml
    Vắc xin ngừa dại
    - VERORAB (tiêm bắp)
    - VERORAB (tiêm trong da)
    160.000 đ/lọ
    55.000 đ/(0,1 ml)
    Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A
    - AVAXIM 160
    - EPAXAL
    - AVAXIM 80 (trẻ em)
    400.000 đ
    460.000 đ
    340.000 đ
    Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B
    - EUVAX B
    >15 tuổi: 120.000 đ
    ≤15 tuổi: 80.000 đ
    - ENGERIX B
    >19 tuổi: 130.000 đ
    ≤19 tuổi: 90.000 đ
    - HBVAX PRO
    >19 tuổi: 130.000 đ
    ≤ 19 tuổi: 75.000 đ
    HEPAVAX-GENE
    120.000 đ
    Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A – B
    - TWINRIX
    450.000 đ
    Vắc xin ngừa viêm màng não mủ do HIB
    - PEDVAX-HIB
    - HIBERIX
    - ACT-HIB
    220.000 đ
    260.000 đ
    285.000 đ
    Vắc xin ngừa Viêm não nhật bản B
    - JEV
    ≥ 3 tuổi: 80.000 đ
    < 3 tuổi: 40.000 đ
    Vắc xin ngừa viêm màng não mủ do Meningo A+C
    - MENINGO A+C
    160.000 đ
    Vắc xin ngừa Viêm màng não mủ, Viêm phổi do Phế cầu
    - PNEUMO 23
    330.000 đ
    Vắc xin ngừa thủy đậu (trái rạ, đậu mùa)
    - VARILRIX
    - OKAVAX
    370.000 đ
    480.000 đ
    Vắc xin ngừa thương hàn
    - TYPHIM VI
    160.000 đ
    Vắc xin ngừa cúm
    - VAXIGRIP 0,25 ml
    - VAXIGRIP 0,5 ml
    - INFLEXAL 0,5 ml
    - INFLUVAX 0,5 ml
    - FLUARIX 0,5 ml
    170.000 đ
    220.000 đ
    230.000 đ
    210.000 đ
    200.000 đ
    Vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella
    - MMRII
    - PRIORIX
    - TRIMOVAX
    125.000 đ
    120.000 đ
    150.000 đ
    Vắc xin ngừa HPV (ung thư cổ tử cung)
    - GARDASIL
    - CERVARIX
    1.300.000 đ
    850.000 đ
    Vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B
    - TRITANRIX-HB
    110.000 đ
    Vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà (vô bào), uốn ván, bại liệt
    - TETRAXIM
    320.000 đ
    Vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà (vô bào), uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ Hib
    - PENTAXIM
    650.000 đ
    Vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà (vô bào), uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ Hib, viêm gan B
    - INFANRIX-hexa
    680.000 đ
    Vắc xin ngừa tiêu chảy cấp (trẻ em)
    - ROTARIX 1ml
    750.000 đ



    Trân trọng,

    AloBacsi.com

  16. #156
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chọn đồ ăn giúp tăng cường miễn dịch trong 7 ngày

    31-10-2015 06:30 - Theo: kienthuc.net.vn

    Bằng cách tắm nắng, ăn sữa chua hoặc tỏi tươi… bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch một cách toàn diện chỉ trong 7 ngày.


    Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, nấm và vi rút. Thường xuyên hút thuốc và uống rượu dễ khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Để tăng cường hệ miễn dịch, chuyên gia khuyên nên uống 1 – 2 tách cà phê trà xanh hoặc trà đen mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nhận được lợi ích tối đa khi uống chúng hàng ngày, không gián đoạn. Nhấm nháp một tép tỏi tươi cũng mang lại khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Chính lượng lớn allicin, kẽm, lưu huỳnh, selen, vitamin A và E góp phần cải thiện khỏe tổng thể, phát huy khả năng kháng khuẩn. Ăn một cốc sữa chua cũng có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, loại đồ ăn vặt này còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất. Yến mạch với lượng chất xơ dồi dào không chỉ có lợi cho quá trình tiêu hóa mà còn có khả năng chống lại vi khuẩn. Tắm nắng mỗi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các nhà khoa học từng khẳng định việc làm này rất tốt cho nỗ lực ngăn ngừa tiểu đường và các vấn đề về tim mạch. Dù vậy, bạn chỉ nên tắm nắng vừa phải, trong thời gian phù hợp nhằm tránh nguy cơ ung thư da tiềm ẩn. Uống nước chanh cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin C góp phần bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Vitamin C cũng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cùng các gốc tự do gây ung thư. Tăng cường bổ sung kẽm có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao khả năng miễn dịch. Nguyên nhân bởi kẽm rất cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào máu trắng. Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vi chất này.




    Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, nấm và vi rút. Thường xuyên hút thuốc và uống rượu dễ khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu.


    Để tăng cường hệ miễn dịch, chuyên gia khuyên nên uống 1 – 2 tách cà phê trà xanh hoặc trà đen mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nhận được lợi ích tối đa khi uống chúng hàng ngày, không gián đoạn.


    Nhấm nháp một tép tỏi tươi cũng mang lại khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Chính lượng lớn allicin, kẽm, lưu huỳnh, selen, vitamin A và E góp phần cải thiện khỏe tổng thể, phát huy khả năng kháng khuẩn.


    Ăn một cốc sữa chua cũng có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, loại đồ ăn vặt này còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất.


    Yến mạch với lượng chất xơ dồi dào không chỉ có lợi cho quá trình tiêu hóa mà còn có khả năng chống lại vi khuẩn.


    Tắm nắng mỗi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các nhà khoa học từng khẳng định việc làm này rất tốt cho nỗ lực ngăn ngừa tiểu đường và các vấn đề về tim mạch. Dù vậy, bạn chỉ nên tắm nắng vừa phải, trong thời gian phù hợp nhằm tránh nguy cơ ung thư da tiềm ẩn.


    Uống nước chanh cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin C góp phần bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Vitamin C cũng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cùng các gốc tự do gây ung thư.


    Tăng cường bổ sung kẽm có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao khả năng miễn dịch. Nguyên nhân bởi kẽm rất cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào máu trắng. Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vi chất này.



  17. #157
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm gan C như thế nào hiệu quả nhất?

    Thứ hai, 26/10/2015 23:26

    Xin hỏi bệnh viêm gan C có nguy hiểm không? Điều trị viêm gan C như thế nào hiệu quả nhất?



    Thưa bác sĩ,

    Bố mẹ tôi không bị bệnh gan, nhưng một ngày tôi đi xét nghiệm, bỗng phát hiện mình bị viêm gan C. Xin hỏi BS bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị viêm gan C như thế nào hiệu quả nhất? Chân thành cảm ơn AloBacsi! (Lu Na - luna_30...@yahoo.com)


    Ảnh minh họa




    Chào bạn,

    Viêm gan C lây qua 3 đường: máu, tình dục, mẹ mang thai lây sang con (hiếm). Bệnh này nguy hiểm bởi vì khi đã nhiễm thì gần như 80% trở thành nhiễm mãn tính, sau 10 năm 70% trở thành viêm gan mãn tính, sau 20 năm gần 30% là có xơ gan, sau 30 năm 15% sẽ có ung thư gan.Viêm gan C hiện đã có thuốc chữa khỏi. Có nhiều phác đồ điều trị tùy theo tình trạng bệnh, quan trọng tùy thuộc vào genotype của virus C. Phác đồ đang dùng phổ biến ở Việt Nam là Peg Interferon + Ribaririn cho các genotype. Tuy nhiên, đối với genotype, phác đồ này chỉ hiệu quả 50-60%. Khoảng 1 năm gần đây Việt Nam đã có 1 thuốc thứ 3 là Boceprevir phối hợp với Peg Interferon + Ribaririn làm tăng hiệu quả điều trị từ 80-90% và rút ngắn thời gian điều trị còn 28-36 tuần thay vì 48-72 tuần.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

    Trưởng khoa Gan, Trung tâm y khoa MEDIC

  18. #158
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh ung thư gan có lây?

    02-11-2015 00:02 - Theo: alobacsi.com

    Ung thư gan là căn bệnh rất nguy hiểm, gây ra tử vong cao, vì thế những ai không may mắc phải căn bệnh này thường rất lo lắng và sợ hãi.

    Tuy nhiên, vì không hiểu đúng về bệnh nên những người xung quanh, thậm chí là người thân của bệnh nhân cũng sợ hãi, xa lánh người bệnh vì sợ… lây bệnh.


    Vậy thực chất bệnh ung thư gan có lây lan như nhiều người nghĩ?



    Theo các bác sĩ chuyên môn, những hiểu biết sai lầm về ung thư gan nhiều khi đã dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả người bệnh lẫn người nhà bệnh nhân ung thư, vì thế chúng ta cần phải có sự hiểu biết rõ về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

    Hiểu rõ về bệnh ung thư gan



    Ung thư gan - căn bệnh ác tính có quá trình phát triển thầm lặng, khó phát hiện ở giai đoạn sớm, với tỷ lệ tử vong rất cao luôn là mối lo ngại cho mọi người.


    Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư gan như virus viêm gan B, C, do uống nhiều rượu, do nhiễm độc… Bệnh ung thư tế bào gan không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu khi khối u con nhỏ. Một số những biểu hiện như: mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, sụt cân, đau hạ sườn phải… cũng chỉ xuất hiện khi khối u ở gan đã lớn.



    Cần phải có một sự hiểu biết rõ về căn bệnh ung thư gan để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả

    Một khi những triệu chứng xuất hiện khá rõ (như: đau dưới sườn phải, khối u xuất hiện nhiều dưới sườn phải, bụng báng, thể trạng gầy sút, sốt, vàng da…) thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng chữa trị lúc này là rất khó khăn.


    Vì khó phát hiện, nên phần lớn người bệnh đến bệnh viện thường ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Chính vì vậy mà việc tầm soát để phát hiện bệnh sớm, phát hiện khối u ở gan khi khối u còn nhỏ là rất quan trọng, nhất là những người mắc bệnh viêm gan mãn tính cần đi tầm soát.



    Ung thư gan nguy hiểm

    Bệnh ung thư gan có lây?



    Nhiều người lo lắng bệnh ung thư gan có lây nên mọi người thường phòng ngừa bằng cách không ăn chung, uống chung, ngủ chung… với người bị ung thư gan. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn không chính xác.


    Các bác sĩ chuyên môn cho rằng: bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc, vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm.


    Đối với những bệnh nhân bị ung thư do virus viêm gan B, viêm gan C thì virus có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua đường truyền máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì thế, để phòng ngừa bệnh ung thư gan chúng ta cần nâng cao biện pháp phòng ngừa các bệnh viêm gan siêu vi.


    Làm gì khi bị ung thư gan?



    Khi không may bị ung thư gan, nhiều người tin rằng "kiếp trước" mắc lỗi lầm nên "kiếp này" bị đày đọa cho mắc bệnh ung thư. Có người thì nhất định không chịu phẫu thuật vì sợ "đụng dao kéo" nên tìm đến các bài thuốc của "lang băm", cách chữa mê tín dị đoan…, đến khi bệnh quá nặng mới tới bệnh viện thì không kịp.



    Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án điều trị bệnh phù hợp và kịp thời.

    Bệnh ung thư gan nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất lớn. Do đó, chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án điều trị bệnh phù hợp và kịp thời.


    Người bệnh cũng cần phải tuân thủ tuyệt đối liệu pháp điều trị bệnh của bác sĩ, tránh việc sử dụng thuốc linh tinh mà có thể làm cho bệnh tình thêm nặng hơn. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan vào quá trình điều trị thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được.



    Cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan vào quá trình điều trị thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được.

    Để phòng ngừa bệnh ung thư gan, chúng ta cần làm tốt công tác phòng ngừa các bệnh viêm gan siêu vi, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, không rượu bia… tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe. Lối sống của chúng ta càng lành mạnh và khoa học bao nhiêu thì nguy cơ chúng ta mắc phải các bệnh hiểm nghèo càng ít bấy nhiêu.

    Nguồn: Website benhviemgan.vn

  19. #159
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đái tháo đường làm viêm gan C xấu hơn

    Thứ hai, 02/11/2015 11:19

    Đó là kết luận vừa được nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Đài Loan công bố.

    Theo dõi 6.251 bệnh nhân viêm gan C mãn tính trong 12 năm liên tục cho thấy: người bị đái tháo đường trong khoảng thời gian này sẽ có tỉ lệ biến chứng ung thư gan cao gấp 1,54 lần khi so với những bệnh nhân không bị đái tháo đường kèm theo.


    Đặc biệt bệnh nhân ở lứa tuổi 40 - 59 kèm theo đái tháo đường có tỉ lệ xuất hiện biến chứng ung thư gan cao gấp 3,08 lần.
    Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi trẻ

  20. #160
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể tiêu diệt được virus viêm gan B không?

    Thứ ba, 03/11/2015 14:22

    Kết quả xét nghiệm của em là SGOT 87.3, SGPT 62.8, GGT 113.7, HBsAg Dương tính 7036, HBeAg Âm tính 0.152, định lượng HBV-DNA Không phát hiện. Nếu em điều trị thì tỷ lệ tiêu diệt virus cao không?



    Chào bác sĩ!

    Em đi xét nghiệm thì nhận được kết quả như sau:
    SGOT 87.3

    SGPT 62.8

    GGT 113.7

    HBsAg Dương tính 7036

    HBeAg Âm tính 0.152

    Định lượng HBV-DNA Không phát hiện

    Em đang bị nhiễm siêu vi B cấp hay mạn? Phương pháp chữa trị ra sao? Tỷ lệ tiêu diệt được virus cao không? Nếu tích cực thì bao lâu sẽ khỏi?

    Chân thành cảm ơn bác sĩ!

    Đang dùng thuốc Boganic và nấm linh chi.

    (Nguyễn Long - Q.7, TPHCM)


    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Với trường hợp của em, kết quả xét nghiệm cho thấy virus viêm gan B của em hiện đang ngủ yên, không hoạt động. Tuy nhiên, xét nghiệm men gan của em bất thường. Điều này có thể là do em uống rượu bia hoặc dùng thuốc linh tinh hoặc em có viêm gan do nguyên nhân khác kèm theo nguyên nhân viêm gan B. Em cần đi khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được tư vấn và điều trị thích hợp.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

Trang 8 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 678910 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 11 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 11 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •