Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Khác nhau của vaccin 5 trong 1 và 6 trong 1?

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Khác nhau của vaccin 5 trong 1 và 6 trong 1?

    Thứ tư, 11/03/2015 11:17
    Chào BS, con em nay được 3 tháng 18 ngày tuổi, bé đã chích ngừa lao,2 mũi viêm gan B và 2 liều tiêu chảy. Đến nay bé vẫn chưa chích được vaccin 6 trong 1 do chưa có thuốc.Thứ tư, 11/03/2015 11:17

    BS cho em hỏi như vậy có trễ lắm không? Và vaccin 5 trong 1 với 6 trong 1 khác nhau như thế nào ạ? Bé nhà em nên chích loại nào thì đúng? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em chân thành cám ơn BS!


    Hình minh họa


    Chào bạn,


    Vì cháu đã tiêm 2 mủi viêm gan B và không rõ tình trạng chị có nhiễm viêm gan siêu vi B không, nếu:

    - Có: cháu nên tiêm thêm một mủi viêm gan B nữa sau mũi 2 một tháng và lập lại sau 1 năm (theo phác đồ 0-1-2-12 tháng). Và sẽ nên tiêm vaccin 5 trong 1 dịch vụ.

    - Không: cháu nên tiêm thêm 1 mủi viêm gan B sau 5 tháng (so mủi 2) theo phác đồ 0-1-6 tháng. Tiếp theo nên tiêm vaccin 5 trong 1 dịch vụ.

    Cả 2 trường hợp đều cần tiêm 3 mủi 5 trong 1 dịch vụ lần lượt mỗi tháng và nên hoàn tất trước 12 tháng. Vaccin 6 trong 1 khác với 5 trong 1 dịch vụ là có thêm thành phần viêm gan siêu vi B.

    Thân chào bạn!
    Theo BS Tống Thanh Sơn - BV Nhi đồng 2
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vắc-xin 5 trong 1 (Quinvaxem) đảm bảo an toàn

    Thứ sáu, 10/04/2015 17:32
    Theo Sở Y tế TPHCM, vắc-xin 6 trong 1 sẽ tiếp tục khan hiếm. Trong khi đó, vắc xin 5 trong 1, tác dụng tương đương vắc-xin 6 trong 1 lại không được người dân lựa chọn.

    Vắc-xin “5 trong 1” hay “6 trong 1”?

    Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, vắc-xin Quinvaxem hay còn gọi vắc-xin 5 trong 1 là vắc-xin tổng hợp phòng chống 5 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc-xin này do hãng Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất.
    Còn vắc-xin 6 trong 1 giúp phòng chống 6 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib), đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm. Vắc-xin này có nguồn gốc từ Bỉ và không được tiêm chủng miễn phí (giá khoảng680.000 đồng/liều).




    Vắc-xin 5 trong 1 đảm bảo chất lượng và tác dụng như vắc-xin 6 trong 1. Nguồn: Internet.



    Trên cơ bản, 2 loại vắc-xin này có tác dụng ngừa bệnh như nhau. Nhưng hiện nay nhiều người dân cho rằng khi tiêm vắc-xin 6 trong 1 sẽ an toàn hơn, trẻ ít sốt hơn so với tiêm vắc-xin 5 trong 1.


    Ngoài ra, nếu tiêm vắc-xin 6 trong 1 thì trẻ không phải tiêm thêm mũi bổ sung như khi tiêm vắc-xin 5 trong 1. Từ đó nảy sinh ra tình trạng người dân đổ xô đi tiêm vắc-xin 6 trong 1 khiến loại vắc-xin này trở nên khan hiếm.

    Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, thực tế cả 2 loại vắc-xin này đều được Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế kiểm định đạt tiêu chuẩn về mức độ an toàn trước khi đưa vào sử dụng ở Việt Nam và có tác dụng tạo miễn dịch như nhau. Trước khi đưa vắc-xin 5 trong 1 vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã tham khảo ý kiến và được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kiểm định chất lượng.

    Về tác dụng phụ của vắc-xin 5 trong 1, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCMkhẳng định không có vắc-xin nào là an toàn tuyệt đối, phản ứng sau tiêm của vắc-xin Quivaxem nói riêng và vắc-xin nói chung có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

    Tại Việt Nam đã ghi nhận 43 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng sau sử dụng vắc xin Quinvaxem. Trong năm 2014, tại TPHCM sau khi tiêm chủng các loại vắc xin ghi nhận 28 ca phản ứng nhẹ, 2 ca phản ứng nặng đã được xử lý kịp thời không để lại di chứng và không ghi nhận ca tử vong nào.


    Trên thế giới, hơn 400 triệu liều vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng ở hơn 40 nước trên thế giới. Ở Việt nam, 22,5 triệu liều đã được sử dụng cho trẻ em từ 2-4 tháng tuổi.

    Không nên hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ

    Theo Phòng Quản lý dược (Sở Y tế TPHCM), vắc-xin 6 trong 1 do Công ty GlaxoSmithKline cung ứng đang khan hiếm trầm trọng.


    Theo báo cáo của công ty này, trong năm 2015, công ty cung ứng cho thị trường Việt Nam 38.000 liều, trong đó có 4.000 liều cung cấp cho Viện Pasteur TPHCM để nghiên cứu lâm sàng, chỉ còn 34.000 liều đưa ra thị trường. Tính đến hết tháng 3/2015 đã tiêu thụ hết 18.000 liều, số lượng vắc-xin 6 trong 1 còn lại chỉ hơn 16.000 liều.

    Vì tình hình khan hiếm nên khi trẻ đến lịch tiêm, nhiều phụ huynh đã dừng để chờ có vắc-xin dịch vụ. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, điều đó hoàn toàn không nên vì trong khi chờ đợi có vắc-xin 6 trong 1, trẻ có thể nhiễm nhiều loại bệnh mà đáng ra có thể phòng ngừa được nếu tiêm đúng lịch.


    Do đó, Sở Y tế TP khuyên người dân nên sử dụng vắc-xin 5 trong 1 theo chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh cho trẻ.


    Các bà mẹ hãy đưa con em mình đi tiêm chủng đúng lịch, đủ số mũi tiêm, tránh tình trạng có dịch bệnh xảy ra mới đi tiêm chủng. Nguồn: Internet.

    Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, trong vòng 48h sau tiêm khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 có thể gây một số tác dụng phụ cho trẻ như sốt nhẹ (< 38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Tuy nhiên các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.

    Để hạn chế những trường hợp nguy hiểm cho trẻ sau khi tiêm vắc-xin, trung tâm cũng khuyến cáo các phụ huynh theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để có thể phát hiện sớm các biểu hiện bất thường sau tiêm chủng và xử lý kịp thời.


    Cụ thể, sau tiêm chủng phụ huynh cần ở lại điểm tiêm và theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm. Phụ huynh khi đưa trẻ về nhà cần lưu ý phải theo dõi sức khỏe trẻ liên tục ngay cả khi trẻ ngủ và ít nhất trong vòng 1 ngày (24 giờ), cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

    Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái... đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Lệ Phương
    http://alobacsi.com/

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •