Kết quả 1 đến 20 của 54

Chủ đề: Những câu hỏi Kiến thức về HIV

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    5. Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người
    Như trên đã trình bày, nhiễm HIV không phải là thành AIDS ngay mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền bệnh từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ.
    Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội...
    Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính như sau:
    - Giai đoạn 1 là Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới.
    Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng.
    Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể) không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính". Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”.
    Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
    - Giai đoạn 2 là Nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.
    Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khỏe mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.
    - Giai đoạn 3 là AIDS, đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm nếu không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút thì kết thúc bằng tử vong.
    Như vậy chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS:
    - Nhiễm HIV là khi người ta có mang HIV trong cơ thể nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ một triệu chứng bệnh nào liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV chưa phải là người ốm, chưa phải là bệnh nhân, họ vẫn sống, lao động, học tập và sinh hoạt như mọi người bình thường khác.
    - AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Người nhiễm lúc này có các biểu hiện lâm sàng nặng của nhiều loại bệnh do suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS là người bệnh, họ cần được chăm sóc và điều trị thích hợp như mọi người bệnh khác.
    Người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS có một vài đặc điểm chung, nhưng về cơ bản là khác nhau. Ta có thể phân biệt người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dựa trên các đặc điểm dưới đây:


    6. Những dấu hiệu cho biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS
    Do bị HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên người nhiễm HIV có thể mắc nhiều chứng bệnh khác nhau nên ở họ có thể có rất nhiều các biểu hiện (triệu chứng) bệnh khác nhau.
    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng phụ sau:
    Nhóm triệu chứng chính:
    - Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
    - Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
    - Sốt kéo dài trên 1 tháng.
    Nhóm triệu chứng phụ:
    - Ho dai dẳng trên một tháng.
    - Nhiễm nấm Candida ở hầu họng.
    - Ban đỏ, ngứa da toàn thân.
    - Herpes ( Nổi mụn rộp ), Zona ( Giời leo ) tái phát.
    - Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể...



    II. CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ KHÔNG LÂY TRUYỀN HIV

    1. Cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền và không lây truyền HIV
    1.1. Nguồn lây và nguy cơ lây nhiễm
    Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật như với đa số các dịch bệnh khác mà loài người từng biết đến.
    Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp...đều có thể bị nhiễm HIV nếu có hành vi không an toàn dù chỉ một lần trong cuộc sống.
    Trong cơ thể người nhiễm, người ta đã tìm thấy HIV có ở phần lớn các dịch của cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa mẹ... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong máu, dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa của người nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người nọ sang người kia.
    Do đó, trên thực tế chỉ có các đường (phương thức) làm lây truyền HIV sau:
    - Đường máu;
    - Đường tình dục;
    - Đường truyền từ mẹ sang con;
    Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó không nhiễm HIV đều có nguy cơ nhiễm HIV.
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV
    Các nghiên cứu về HIV cho thấy các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (máu, dịch sinh dục, sữa mẹ nhiễm HIV) đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, tuy nhiên mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV (nguy cơ cao, nguy cơ thấp, không nguy cơ...) còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
    - Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao;
    - Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn.
    - Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
    - Nồng độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn.
    - Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV... là rất khác nhau, ví dụ:
    + HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm.
    + Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ.
    + Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;
    + Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị.


    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    timlai_2014 (13-06-2014)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Cho e thắc mắc chút kiến thức về vấn đề bệnh ngoài da!!!!
    Bởi Bladmaster trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 03:59
  2. 1 chút ý kiến.
    Bởi motchutnhinlai trong diễn đàn Góp ý của bạn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-07-2013, 08:32
  3. Em cần xin ý kiến anh tuấn về bao cao su.
    Bởi popbob trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 29-06-2013, 04:19

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •