Kết quả một nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy, không nên thực hiện các xét nghiệm kháng thể HIV để chuẩn đoán nhiễm HIV đối với trẻ em dưới 2 tuổi.

Ảnh: Internet
Nghiên cứu mới đây cho thấy, đa số trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV vẫn có kháng thể HIV của mẹ sau 18 tháng tuổi. Đây là một ngưỡng để xác định các trường hợp cần giám sát nhiễm HIV.


Theo TS. Mavel Gutierrez, Trường Y Miami Miller, Đại học Nam Florida, Mỹ, với sự đào thải chậm các kháng thể HIV ở trẻ có phơi nhiễm HIV trước sinh, sự duy trì của các kháng thể HIV sau 18 tháng tuổi có thể gây nhầm lẫn cho bác sĩ, khiến trẻ bị phân loại nhầm là dương tính với HIV trong có thể là âm tính.


Thời gian sạch huyết thanh ở 744 trẻ sinh ra từ năm 2000 được nghiên cứu cho thấy, có phơi nhiễm nhưng không nhiễm HIV, được đánh giá bằng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết men (ELISA).


Báo cáo của các chuyên gia nghiên cứu cho biết, hơn 1/3 số trẻ sơ sinh (273 trẻ, chiếm 36,7%) không thấy có kháng thể trong lần xét nghiệm ELISA đầu tiên. Trong khi độ tuổi trung vị sạch huyết thanh là 13,9 tháng. Tuy nhiên, vẫn có 1/4 số trẻ sơ sinh được sạch huyết thanh sau 12 tháng và 75% sạch huyết thanh sau 16,4 tháng. Hơn 1/7 số trẻ sơ sinh (14%) sạch huyết thanh dương tính sau 18 tháng, 4,3% sau 21 tháng và 1,2% sau 24 tháng mà không có các bằng chứng khác về nhiễm HIV.


Nồng độ IgG càng cao và tốc độ thay đổi IgG càng nhanh thì sạch kháng thể xảy ra càng sớm hơn.

Người mẹ sinh con theo đường âm đạo có thể dẫn đến việc sạch huyết thanh sớm hơn. Còn đối với mẹ dùng các thuốc ức chế protease thì sẽ sạch huyết thanh muộn hơn.


TS. Mavel Gutierrez cũng cho biết, trong trường hợp kháng thể duy trì sau 18 tháng tuổi, trẻ cần được xem xét về các phương thức lây truyền HIV khác và kiểm tra lại bằng các xét nghiệm virus học như xét nghiệm PCR về ADN hoặc ARN của HIV.

(Nguồn: Tiengchuong.vn)