Kết quả 1 đến 11 của 11

Chủ đề: Bị đâm bởi kim tiêm nghi ngờ HIV xử lý ra sao?

Threaded View

  1. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xử lý khi bị kim tiêm đâm

    01-12-2014 10:14 - Theo: baophuyen.com.vn

    Thời gian gần đây, các trung tâm y tế, bệnh viện trên khắp cả nước thường tiếp nhận những trường hợp bị kim tiêm nghi ngờ có HIV đâm phải, cũng có trường hợp bị vật nhọn đâm phải khi đến phòng karaoke, rạp chiếu phim… Khi bị đâm, giẫm phải bơm kim tiêm hay vật nhọn có dính máu, mọi người thường lo lắng cho rằng mình sẽ nhiễm HIV. Thực tế không phải như vậy.

    Khi bị vật bén nhọn, bẩn như kim tiêm, dao (nghi ngờ nhiễm HIV) đâm rách da, gây chảy máu thì không chỉ có nguy cơ lây nhiễm HIV mà còn có thể bị lây nhiễm các mầm bệnh khác như uốn ván, viêm gan siêu vi B, C… Vi rút HIV có thể tồn tại trong máu ngoài cơ thể đến 7 ngày, tuy nhiên khả năng truyền nhiễm của vi rút còn tùy vào thời gian kim tiêm bị vứt ra và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm... Khi giẫm phải bơm kim tiêm hay vật nhọn, cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau đây:

    Xử lý vết thương tại chỗ:

    - Rút kim tiêm ra khỏi cơ thể.

    - Rửa vết thương dưới vòi nước chảy, Không bóp nhẹ khu vực xung quanh vết thương để tống máu bẩn. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ mạnh ngay vị trí vết thương vì sẽ làm vết thương lan rộng ra.

    - Sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ hoặc Povidoneiodine, Dakin,
    Javel1/10.

    Đến các cơ sở y tế, bệnh viện trong vòng 72 giờ sau khi bị kim tiêm, vật nhọn đâm phải để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ cho dùng thuốc điều trị phơi nhiễm hoặc không. Trong trường hợp xác định được nguồn lây nhiễm (kim tiêm, người gây tai nạn…), nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì không cần điều trị phơi nhiễm. Làm xét nghiệm định kỳ sau 1 tháng, 3 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm sau 3 tháng là âm tính, có thể yên tâm rằng bạn không bị lây nhiễm HIV.

    Khi phải tiếp xúc với kim tiêm bị nghi ngờ có HIV, chúng ta phải mang găng tay, sử dụng đồ gắp; kiểm tra chỗ ngồi trước khi ngồi ở công viên, rạp chiếu phim, phòng karaoke… Đối với một người bình thường, nên làm xét nghiệm HIV 6 tháng một lần để đảm bảo không bị nhiễm HIV.
    NGUYỄN THỊ VIẾT TRÂM


    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 01-12-2014 lúc 10:35.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 13-04-2014, 18:17
  2. Hoang mang vì nghi ngờ bị kim tiêm đâm phải
    Bởi Pray90 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 117
    Bài viết cuối: 29-11-2013, 10:42
  3. Nghị lực của cô giáo nhiễm HIV: Đối diện để vượt lên chính mình
    Bởi prayforall9 trong diễn đàn Họ đã sống như thế !
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 24-07-2013, 04:51
  4. Đập kim tiêm ven sông
    Bởi Kim gi trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 23-07-2013, 04:26
  5. Dẫm phải kim tiêm .
    Bởi hoahongtim trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 10:54

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •