Tỷ lệ % bạch cầu ái toan (% eosinophils: EOS%)

+ Người có tỉ lệ bạch cầu từ 0,1-7%.là Tăng trong các trường hợp phản ứng dị ứng như sốt, hen hoặc tăng nhạy cảm thuốc.
+ Giảm trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid.

Thông số bạch cầu ái toan tăng cao liên quan đến một số bệnh lý ?


Hiện nay, trong cơ cấu bệnh tật ở cộng đồng cho thấy một số bệnh do ký sinh trùng và vi nấm đang có xu hướng nổi trội và xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt tại các vùng dịch tễ vốn lâu nay được thông báo nay lại xuất hiện thêm trên các vùng khác-mô hình dịch tễ học đã thay đổi, đặc biệt gần đây các nhà khoa học, chuyên gia về ký sinh trùng từng ngày lại phát hiện thêm một số điểm xuất hiện ký sinh trùng và họ đã xem đó như “bệnh của quá khứ nhưng rất thời sự”, “bệnh của động vật nay lại ở trên người”, “tác nhân gây bệnh đã biến thể và có thể truyền từ người sang người” hoặc “không chỉ xem đó là một bệnh nhiễm tình cờ mà là bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng ở người”,...Một trong số đó thuộc nhóm bệnh sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán dây bò, sán dây lợn, giun đầu gai, giun đũa chó, giun lươn, giun mạch, giun xoắn, sán lá phổi...

Cộng đồng có thể mắc hoặc nhiễm ký sinh trùng rồi gây bệnh lý thật sự hoặc chỉ là “dương tính giả/ thật trên xét nghiệm” khiến người bệnh lẫn thầy thuốc đều “bất ngờ” rồi đưa ra quyết định điều trị không cần thiết (?) Thực tế lâm sàng, con số nhiễm rồi gây thành bệnh thật sự là rất thấp, thậm chí thấp hơn đến 12 lần so với tỷ lệ dương tính trên xét nghiệm huyết thanh miễn dịch (đặc biệt ELISA). Một trong những ví dụ điển hình là tỷ lệ nhiễm giun đũa chó (Toxocara canis) qua xét nghiệm hàng loạt có thể dương tính lên đến 41-52%, thậm chí có thời điểm lên trên 60%....Thế nhưng thực tế các đối tượng dương tính như thế hoàn toàn không có một triệu chứng lâm sàng nào, hoặc nếu có chỉ chiếm 5-7% trên tổng số dương tính huyết thanh; bệnh giun lươn và một số loài giun tròn khác cũng không nằm ngoài tình trạng trên song tỷ lệ dương tính trên huyết thanh ít hơn so với giun đũa chó. Lý do tại sao thì việc lý giải còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điều quan trọng là khi nào đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị trước một ca bệnh.


Để tiến đến một quy trình chẩn đoán và điều trị hoàn hảo như thế, hẳn việc kết hợp các dấu chứng trên lâm sàng và kết quả thông số cận lâm sàng song song là hợp lý nhất. Về khía cạnh bệnh do ký sinh trùng thường kết hợp triệu chứng lâm sàng với thông số bạch cầu eosin, huyết thanh chẩn đoán (thường làm ELISA hoặc Western blot), nồng độ IgE, ...nhưng trong một số ca đặc biệt hoặc đã điều trị (thuốc không đặc hiệu trước đó) khiến cho kết quả xét nghiệm có thể thay đổi, một trong những thông số thường thay đổi nhất là bạch cầu eosin.

Nhằm tìm hiểu thông số eosin có giá trị như thế nào trong phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh ký sinh trùng, chung tôi xin đề cập một số khía cạnh liên quan dưới đây: