Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: tet nhanh 9 tháng âm tính có pep

  1. #1
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    02-08-2013
    Bài viết
    70
    Cảm ơn
    3
    Được cảm ơn: 4 lần

    tet nhanh 9 tháng âm tính có pep

    e có nguy cơ có dùng pep e đã xn nhiều lần bằng nhiều pp nhưng những triệu chứng vẫn còn, mấy hôm nay e đau nhức cơ khớp , tiêu chảy 2 ngày e lo quá chạy ra 50c hàng bài làm tet nhanh sau 9 tháng kể từ lúc có nguy cơ vẫn âm tính không biết có phải do lo lắng , xét nghiệm mất máu quá nhiều nên cơ thể quá yếu không sinh ra kháng thể được không ạ?
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi hyvong Xem bài viết
    e có nguy cơ có dùng pep e đã xn nhiều lần bằng nhiều pp nhưng những triệu chứng vẫn còn, mấy hôm nay e đau nhức cơ khớp , tiêu chảy 2 ngày e lo quá chạy ra 50c hàng bài làm tet nhanh sau 9 tháng kể từ lúc có nguy cơ vẫn âm tính không biết có phải do lo lắng , xét nghiệm mất máu quá nhiều nên cơ thể quá yếu không sinh ra kháng thể được không ạ?
    Xin lỗi bạn, k hề có chuyện kháng thể sinh ra chậm ở đây, nếu nhiễm HIV và bạn nếu có thất bại về PEP thì sxinh thưa rằng KQ ở 6 tháng sau PEP đã là dương tính với HIV rùi, Một người nhiễm HIV thật sự cho dù có uống đếm 10kg PEP hay ARV đi nữa thì XN HIV luôn cho DT. K hề có chuyện kháng thể chậm sinh ra. Và việc chứng minh cho những gì songchung chia sẻ thì chính KQ AT sau 9 tháng của bạn là lời chứng minh điều songchung chia sẻ cho bạn đó

  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,364
    Cảm ơn
    1,925
    Được cảm ơn: 21,228 lần
    Trích dẫn Gửi bởi hyvong Xem bài viết
    e có nguy cơ có dùng pep e đã xn nhiều lần bằng nhiều pp nhưng những triệu chứng vẫn còn, mấy hôm nay e đau nhức cơ khớp , tiêu chảy 2 ngày e lo quá chạy ra 50c hàng bài làm tet nhanh sau 9 tháng kể từ lúc có nguy cơ vẫn âm tính không biết có phải do lo lắng , xét nghiệm mất máu quá nhiều nên cơ thể quá yếu không sinh ra kháng thể được không ạ?

    Bạn an toàn tuyệt đối.

  4. #4
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1987 )
    trungan1987's Avatar
    Ngày tham gia
    26-06-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    TPHCM
    Bài viết
    3,022
    Cảm ơn
    147
    Được cảm ơn: 750 lần
    Trích dẫn Gửi bởi hyvong Xem bài viết
    e có nguy cơ có dùng pep e đã xn nhiều lần bằng nhiều pp nhưng những triệu chứng vẫn còn, mấy hôm nay e đau nhức cơ khớp , tiêu chảy 2 ngày e lo quá chạy ra 50c hàng bài làm tet nhanh sau 9 tháng kể từ lúc có nguy cơ vẫn âm tính không biết có phải do lo lắng , xét nghiệm mất máu quá nhiều nên cơ thể quá yếu không sinh ra kháng thể được không ạ?
    9 tháng âm tính có dùng PEP thì bạn hoàn toàn yên tâm...

  5. #5
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    02-08-2013
    Bài viết
    70
    Cảm ơn
    3
    Được cảm ơn: 4 lần
    cảm ơn các a c nhưng quả thật e vẫn không tài nào loại bỏ HIV ra khỏi đầu được, e vẫn bị đau nhức cơ khớp , viêm họng viêm amidan, thi thoảng sốt nhẹ, người mệt mỏi, không biết có bạn nào dùng pep xong mà có triệu chứng như vậy không?

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi hyvong Xem bài viết
    cảm ơn các a c nhưng quả thật e vẫn không tài nào loại bỏ HIV ra khỏi đầu được, e vẫn bị đau nhức cơ khớp , viêm họng viêm amidan, thi thoảng sốt nhẹ, người mệt mỏi, không biết có bạn nào dùng pep xong mà có triệu chứng như vậy không?
    BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TPHCM

    Gần đây, Báo SGGP thường nhận phản ánh của bạn đọc lo ngại về việc sơ ý đạp phải kim tiêm nghi do các đối tượng nghiện ma túy sử dụng vứt bừa bãi trong công viên, phòng karaoke, rạp hát hoặc trên đường phố. Một số trường hợp bị bọn tội phạm đâm bằng kim hay dao có dính máu, đe dọa là máu nhiễm HIV. Nếu gặp những tình huống này, cần làm gì để phòng ngừa bị lây nhiễm HIV? Tiến sĩ - bác sĩ Lê Mạnh Hùng (ảnh), Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, đã cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.

    ° Phóng viên: Là chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, ông đánh giá về nguy cơ người dân bị nhiễm HIV do tai nạn, rủi ro tại TPHCM hiện nay ra sao?


    ° Tiến sĩ - bác sĩ LÊ MẠNH HÙNG:
    Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV, dẫn đến nguy cơ có thể bị lây nhiễm HIV gọi là “phơi nhiễm với HIV”. TPHCM là địa phương có số người nhiễm HIV đông nhất nước, do đó khả năng có nhiều người bị phơi nhiễm với HIV cao hơn những địa phương khác, cụ thể trong những trường hợp như sau: Khi thi hành nhiệm vụ (nhân viên y tế khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm HIV do bị dao mổ, kim chích có dính máu làm rách da hoặc bị dịch cơ thể, máu của bệnh nhân văng vào mắt, miệng; chiến sĩ, công an trấn áp tội phạm bị đối tượng chống trả bằng hung khí có dính máu hoặc cào cắn gây rách da; nhân viên công tác xã hội, công nhân vệ sinh bị kim tiêm đâm phải khi thu gom rác); thân nhân chăm sóc người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp hàng ngày nhưng lại thiếu kiến thức về phòng ngừa lây truyền HIV; quan hệ tình dục mại dâm hoặc với người ngoài vợ chồng mà không dùng bao cao su hoặc bao bị rách khi quan hệ; người đi đường rủi ro bị kim tiêm của người nhiễm HIV đâm phải.
    Trên thực tế, sau khi bị phơi nhiễm mà không áp dụng các biện pháp dự phòng, tỷ lệ bị nhiễm HIV cũng rất thấp. Bởi vì siêu vi HIV phải xâm nhập với số lượng lớn mới gây ra lây truyền. Ví dụ, số liệu nghiên cứu cho thấy nếu bị kim có HIV đâm qua da (một lần) thì tỷ lệ bị nhiễm là 3/1.000 trường hợp. Tuy nhiên, dù khả năng lây nhiễm HIV trong một lần bị phơi nhiễm không cao nhưng hậu quả do nhiễm HIV nặng nề, liên quan tính mạng của người bị nhiễm nên rất cần thiết phải áp dụng các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm.


    ° Cụ thể là những biện pháp gì?

    ° Phơi nhiễm với HIV được coi là một khẩn cấp nội khoa. Do vậy, sự cố này phải được xử lý càng sớm càng tốt trong những giờ đầu, không nên quá 72 giờ. Người bị tai nạn cần được áp dụng ngay các biện pháp dự phòng chủ yếu, theo trình tự nhất định. Đầu tiên, khi mới gặp tai nạn, nạn nhân đừng quá hoảng hốt mà cần bình tĩnh xử lý vết thương tại chỗ, đúng cách. Nếu là trường hợp bị rách da (kim đâm, bị cắn, bị cào xé…) thì xối rửa vết thương trong dòng nước sạch. Lưu ý phải để cho máu chảy tự nhiên, không bóp nặn vì có thể làm dập nát mô khiến nguy cơ lây nhiễm tăng lên.
    Nếu là vết kim đâm nhỏ, máu không tự chảy thì chỉ nên bóp nhẹ quanh miệng vết thương. Sau đó dùng những loại thuốc sát trùng thông thường lau vết thương và ép vào đó khoảng 5 phút. Mục đích của việc rửa và sát trùng vết thương là nhằm làm giảm số lượng siêu vi HIV (nếu có) xâm nhập vào cơ thể, vì như trên đã nói, khả năng lây nhiễm sẽ cao nếu lượng siêu vi HIV nhiều. Nếu trường hợp bị phơi nhiễm qua đường mắt, mũi, miệng cũng súc, rửa dưới vòi nước nhẹ hoặc nước muối sinh lý, nước cất. Bước thứ hai, nạn nhân đến cơ quan y tế để được tư vấn, xét nghiệm và dùng thuốc dự phòng nếu bác sĩ xác định có nguy cơ lây nhiễm.
    ° Trong trường hợp không xác định được “chủ nhân của hung khí” (như đạp trúng kim, dao ở nơi công cộng) hoặc hung thủ tấn công mình chạy thoát thì làm sao có thể biết được mình có nguy cơ bị nhiễm HIV hay không để mà điều trị?
    ° Khi người bị nạn đến bệnh viện, bác sĩ sẽ lập hồ sơ ghi rõ về tình huống gây ra tai nạn, cách xử lý ban đầu. Nếu có đối tượng sẽ cho xét nghiệm HIV đối với người đó. Riêng với người bị nạn, trong bất kỳ trường hợp nào cũng làm xét nghiệm để xác định bản thân có nhiễm HIV hay chưa. Bởi nếu đã bị nhiễm sẵn rồi thì uống thuốc dự phòng cũng vô ích.
    Sau khi nắm rõ thông tin và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xem xét, tư vấn về nguy cơ bị phơi nhiễm với HIV và cho người bị phơi nhiễm dùng thuốc kháng HIV (uống 28 ngày). Tuy nhiên, đây là trường hợp khẩn cấp nội khoa, nếu bắt đầu uống thuốc sau quá 72 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, thuốc sẽ không còn hiệu lực. Do vậy, ngay hôm đầu tiên nạn nhân vẫn uống thuốc khoảng vài ngày trong khi chờ đợi các kết quả xét nghiệm. Sau đó mới quyết định là dừng hay phải uống hết phác đồ điều trị.
    ° Người dân có thể đến các cơ sở y tế nào để khám và áp dụng các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm HIV?

    ° Hiệu quả của thuốc điều trị dự phòng có cao không?
    ° Rất cao! Từ năm 1999 đến nay, tất cả các trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm với HIV được áp dụng biện pháp dự phòng và được theo dõi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đều chưa có trường hợp nào bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, thuốc chỉ có hiệu lực khi được uống trong vòng 72 giờ sau tai nạn, càng sớm càng tốt.
    Phong Lan (thực hiện)
    Stress là gì?


    01:52:38, 18/03/2010

    Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
    Triệu chứng
    Những triệu chứng của stress rất đa dạng với mỗi cá nhân riêng biệt. Sau đây là một số triệu chứng cơ bản:
    Những biểu hiện về mặt cảm xúc
    - Cảm thấy khó chịu
    - Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
    - Cảm thấy buồn bã
    - Cảm thấy chán nản, thờ ơ
    - Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân
    Những biểu hiện về hành vi
    - Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính
    - Sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá
    - Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn
    - Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung
    - Trở nên vô lý trong những quyết định của mình
    - Hay quên hoặc trở nên vụng về
    - Luôn vội vàng và hấp tấp
    - Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít Những triệu chứng về thể chất
    - Đau đầu
    - Căng hoặc đau cơ bắp
    - Đau bụng
    - Đồ mồ hôi
    - Cảm thấy chóng mặt
    - Rối loạn tiêu hóa
    - Khó thở hoặc đau ngực
    - Khô miệng
    - Ngứa trên cơ thể
    - Có vấn đề về tình dục.
    Nếu bạn có một số những biệu hiện trên đây, có thể bạn đang trải qua stress cấp tính. Trong trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ.
    Nguyên nhân
    Thông thường có bốn nguồn gây stress
    - Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
    - Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…
    - Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…
    - Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…
    Khi stress trở thành vấn đề
    - Vì stress là một phần của cuộc sống, hàng ngày bạn luôn chịu một lượng stress nhất định. Nhưng stress chỉ trở nên là vấn đề khi nó ở mức độ cao trong một thời gian dài hoặc khi bạn gặp phải rất nhiều vấn đề căng thẳng trong một thời gian ngắn.
    - Khi các triệu chứng của stress tăng lên, cơ thể của bạn phải làm việc vất vả hơn để đối phó với chúng. Năng lượng bị tiêu tốn để duy trì huyết áp bình thường, giảm lo âu. Bên cạnh đó những hoàn cảnh thực tế lại yêu cầu bạn phải tập trung sức lực và tâm trí để ứng phó. Nếu tình huống đó kéo dài, cơ thể bạn sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn cần phải học cách thư giãn và ứng phó hợp lý để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng.
    Cách ứng phó với stress
    - Hài ước: Cố gắng sử dụng khiếu hài ước trong những tình huống khó khăn. Cười về chính bản thân mình cũng rất có lợi
    - Duy trì tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên: Tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh hơn và những cảm xúc tiêu cực của bạn sẽ được giải tỏa phần nào qua những hoạt động cơ bắt.
    - Nhận ra và chấp nhận giới hạn: “Trèo cao, ngã đau”. Hãy thiết lập những mục tiêu thực tế và tính đến cả những phương án rủi ro.
    - Duy trì chế độ ăn uống và giấc ngủ điều độ: Điều này có vẻ khó vì trong khi căng thẳng, đôi lúc bạn thực sự không muốn ăn không muốn ngủ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chính ăn và ngủ sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe và do đó tỉnh táo và mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề của mình.
    - Học để lập kế hoạch: Sự thiếu tổ chức có thể gây ra căng thẳng và gây mất thời gian. Liệt kê ra những việc cần làm và thực hiện những việc nhỏ và dễ làm trước. Cảm giác hoàn thành công việc (dù là nhỏ) sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.
    - Học để chơi: Đôi khi bạn cần thoát ra những áp lực của cuộc sống và có sự vui đùa. Tìm kiếm những hoạt động hoặc giải trí mình say mê và hứng thú mà không cần quan tâm đến khả năng và trình độ của mình ở mức độ nào.
    - Học thư giãn: Thư giãn là những bài tập sử dụng sức mạnh tập trung của tâm trí để thả lỏng các cơ bắp và đưa tâm trí vào trạng thái thư thái bình an. Hãy học các cách thư giãn từ các nhà tâm lý học, giáo viên thiền, Yoga…
    (Theo Sharevn.org)


  7. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,364
    Cảm ơn
    1,925
    Được cảm ơn: 21,228 lần
    Trích dẫn Gửi bởi hyvong Xem bài viết
    cảm ơn các a c nhưng quả thật e vẫn không tài nào loại bỏ HIV ra khỏi đầu được, e vẫn bị đau nhức cơ khớp , viêm họng viêm amidan, thi thoảng sốt nhẹ, người mệt mỏi, không biết có bạn nào dùng pep xong mà có triệu chứng như vậy không?
    Những gì bạn kể HOÀN TOÀN không liên quan đến HIV khi bạn đã có xét nghiệm âm tính.Những vấn đề bạn đang lo,đang bị là vấn đề của bệnh khác.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •