Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Tiêm phòng viêm gan B thế nào?

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Tiêm phòng viêm gan B thế nào?

    Tiêm phòng viêm gan B thế nào?

    Thứ tư, 16/12/2015 14:33

    Viêm gan B là bệnh do virus HBV (Hepatitis B virus) gây ra, bệnh lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.


    Bệnh có nhiều biến chứng gây ảnh hưởng tới chức năng gan dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Tiêm phòng viêm gan B là một biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và phòng tránh bệnh.

    Bệnh viêm gan B là một căn bệnh do virus viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) gây ra. Bệnh có thể chia thành hai loại viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.


    Các đường lây nhiễm của viêm gan B là: Lây truyền qua tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người có chứa siêu vi viêm gan B, mẹ truyền sang con khi sinh, lây truyền qua đường tình dục và lây truyền qua máu và các chế phẩm máu nhiễm viêm gan B.

    Viêm gan B nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.

    Tiêm phòng viêm gan B thế nào?


    Với trẻ sơ sinh: Tiêm chủng càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm.

    Với trẻ em và người lớn: Ở VN có đến 15% dân số bị nhiễm siêu vi viêm gan B, nên nhiều trẻ em và người lớn có khả năng đã bị nhiễm.

    Do đó, trước khi chủng ngừa cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa).
    Ảnh minh họa: Nguồn internet

    - Nếu HBsAg (-) và antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.

    - Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.

    - Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi.

    Lịch tiêm phòng viêm gan B

    Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa: 0-1-6, có nghĩa là hai mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, còn mũi thứ ba tiêm nhắc lại cách sáu tháng tính từ mũi đầu tiên.

    Ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, người ta tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, còn mũi thứ tư cách mũi đầu tiên 12 tháng là mũi tiêm nhắc lại.

    Lưu ý: Nếu mẹ bị mắc viêm gan B thì trẻ khi sinh ra được khuyến cáo tiêm vắc- xin trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

    Tính an toàn của vắc- xin Viêm gan B


    Vắc-xin viêm gan B (VGB) rất ít tác dụng phụ, tỏ ra an toàn khi dùng cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn.
    Ảnh minh họa: Nguồn internet

    Tiêm ngừa gây đau nơi tiêm nhưng phản ứng nặng rất hiếm. Phản ứng phản vệ là tác dụng bất lợi nặng nề nhất, nhưng tỉ lệ xảy ra chỉ 1/600.000 liều vắc- xin. Triệu chứng của phản vệ là phù đỏ da, khó thở và tụt huyết áp

    Hiệu quả của vắc-xin


    Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Tiêm vắc-xin lúc mới sinh có thể xóa bỏ khoảng 90% đến 95% các trường hợp viêm gan B.

    Tuy nhiên cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm lại phải chích nhắc lại một mũi.

    Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan…

    Các trường hợp không tiêm vắc- xin viêm gan B


    Vắc-xin viêm gan B là vắc-xin có độ an toàn cao, hầu như không có chống chỉnh định nào đặc biệt ngoại trừ biết rõ có hiện tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trong lượng máu sau sinh.

    Tuy nhiên đối với người lớn nên xét nghiệm viêm gan B trước, nếu đã mắc bệnh thì nên tập trung theo dõi và điều trị không cần tiêm chủng.

    Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc-xin Viêm gan B


    - Tác dụng phụ thường nhẹ và bao gồm: ốm, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và đau hoặc sưng tại nơi tiêm.
    Ảnh minh họa: Nguồn internet

    - Thông thường các tác dụng phụ kéo dài chỉ một vài giờ hoặc vài ngày và không làm gián đoạn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bất ngờ được gọi là phản vệ hoặc sốc phản vệ - đã nhiều lần được mô tả hoặc nghi ngờ là một hậu quả bất lợi hiếm hoi của vắc-xin dành cho con người.

    - Phản ứng dị ứng nghiêm trọng từ vắc-xin là rất hiếm. Trong trường hợp xảy ra, phải báo cáo ngay các trường hợp này cho trung tâm y tế gần nhất để họ có thể nhanh chóng theo dõi và điều tra.
    Viêm gan B do virus đang là một mối quan tâm của cộng đồng khi có đến 20% trường hợp bị nhiễm siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và có đến 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan.

    Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá phức tạp, tốn kém, nên việc tiêm ngừa đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.

    Tiêm ngừa VGSVB cho trẻ sơ sinh vì nó mang lại rất nhiều lợi ích: phòng ngừa bệnh cho cả một thế hệ, trẻ bị nhiễm ở lứa tuổi sơ sinh rất dễ chuyển thành mãn tính và trở thành nguồn lây.


    Theo PV - Người tiêu dùng
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thời gian vàng tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ

    Thứ ba, 22/12/2015 10:26

    Việt Nam là vùng có tỷ lệ người mang virus viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Nếu người mẹ mang thai nhiễm virus viêm gan B thì có đến 90% sẽ truyền bệnh sang con.




    Việt Nam là vùng có tỷ lệ người mang virus viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Nếu người mẹ mang thai nhiễm virut viêm gan B thì có đến 90% sẽ truyền bệnh sang con, nhưng nếu trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh thì có thể giảm nguy cơ lây nhiễm đến 85%. Nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc của các bà mẹ xung quanh vấn đề này như: vì sao lại là 24 giờ đầu sau sinh? như vậy có sớm quá đối với một đứa trẻ mới chào đời không?


    Tại sao phải tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh?



    Tiêm vaccin cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguy cơ trở thành bệnh mạn tính và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan.


    Nên tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Ảnh: Motherjones

    Tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có hiệu quả bảo vệ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-85%. Nếu trẻ tiêm vaccin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụ thể nếu tiêm vaccin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%.

    Ngoài ra, tiêm vaccin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Ngay cả khi trẻ sơ sinh không bị nhiễm trong quá trình sinh đẻ thì trẻ vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ bị nhiễm virus do tiếp xúc trực tiếp và gần gũi với mẹ.


    Có thể tiêm vaccin viêm gan B sau 24 giờ được không?




    Tiêm vaccin viêm gan B tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khi sinh, nếu không tiêm được thì cần tiêm sớm sau đó ngay khi có thể (trong vòng 7 ngày sau khi sinh).


    Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh có sớm quá không?



    Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh không phải là can thiệp đầu tiên đối với trẻ sơ sinh. Tại cơ sở y tế, trẻ vẫn được tiêm vitamin K ngay sau khi sinh, vaccin BCG phòng lao cũng được khuyến cáo nên tiêm sớm sau khi sinh.


    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và chỉ đạo của Bộ Y tế, vaccin viêm gan B cần được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh vì đây là biện pháp hiệu quả nhất phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hay từ các thành viên khác trong gia đình, những người xung quanh cho trẻ.


    Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng chiến lược này và đã thành công trong việc giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng xuống dưới 1%. Tuy nhiên, trẻ mới sinh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài, sự ổn định nhịp thở, da hồng, bú tốt là những dấu hiệu chứng tỏ một trẻ khỏe mạnh, khi đó có thể tiêm vaccin mà vẫn đảm bảo trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.


    Những trường hợp nào không nên tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?



    Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần được cán bộ y tế thăm khám trước. Trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt. Những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.


    Theo PV - Sức khỏe & Đời sống

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •