Rận Mu



Rận là loài kí sinh trùng hút máu, mình phẳng và không có cánh. Rận thường lây nhiễm cho những người sống trong điều kiện vệ sinh kém hay trong môi trường sống chật chội, đông đúc. Rận mu (Phthirus pubis), còn được gọi là rận cua vì hình dạng giống con cua, thường sống và sinh sản ở vùng mu. Tuy nhiên rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông mày hay da đầu.
Rận bờ mi hiếm gặp, thường gây ngứa mi mắt và khó chẩn đoán, điều trị bằng thuốc.
Có 3 loại chí rận kí sinh trên cơ thể người. Pediculus humanus capitis (chí đầu) thấy ở trên đầu. Pediculus humanus corporis ( chí thân) thường sống trên quần áo. Phthirus pubis ( rận mu hay crab louse) thường thấy ở vùng bẹn, mu. Tuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, hậu môn, lông mi, lông mày, lông trước ngực và da đầu. Bệnh rận thường gặp ở những nước đang phát triển do tình trạng vệ sinh kém, và hiện nay bệnh rận đang trở lại do sự gia tăng hoạt động tình dục của trẻ vị thành niên.
Rận mu là một loại côn trùng có chân, không có cánh, màu giống với màu da của người bệnh. Rận có ba cặp chân thuộc phần trước của bụng và bám vào lông mi bằng móng vuốt của các cặp chân thứ hai và thứ ba, 2 râu, 4 cặp chân nhỏ trên phần sau của bụng. Do tính chất đổi màu của rận, nên rất khó nhìn thấy chúng. Rận mu còn được gọi là rận bẹn (vì thấy chúng hút máu ở vùng bẹn), hay là rận cua (vì chúng có hình hài giống con cua). Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu, dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu (ở những người đàn ông không cắt bao quy đầu). Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện thấy các nốt đỏ, mẩn đỏ nhưng không ngứa. Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản (đẻ trứng) ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc.

Vì rận mu thường dễ chết khi sống ở môi trường bên ngoài nên bệnh thường lây truyền qua tiếp xúc kề cận, đôi khi qua áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn lông nhiễm mầm bệnh (fomites). Người lớn có thể lây truyền cho trẻ em do tiếp xúc trực tiếp, dùng chung khăn, qua quần áo, giường ngủ.
Rận mu khác chí thân và chí đầu, kích thước nhỏ hơn (< 2mm), chúng có thân hình oval với những đôi chân khỏe và hình giống càng cua.
- Rận cái đẻ khoảng 26 trứng trong khoảng 3 – 4 tuần, trứng nở sau khoảng 8 ngày.
- Rận mi có thể gặp ở thanh thiếu niên hoặc người lớn, thường kèm theo rận mu. Trên bệnh nhân này, rận mu xuất hiện sau khi thực hiện nối lông mi và không phát hiện rận ở nơi khác. Rận mi cũng thường gặp ở trẻ em do tiếp xúc gần gũi với người lớn có rận mu. Bệnh gây ngứa, rát, và kích thích mắt. Trẻ em bị rận mi có thể liên tục chà xát mắt. Khi khám trẻ em bị rận mi, chúng ta cần khám kĩ vùng da đầu.
Thời gian ủ bệnh từ 5 ngày đến vài tuần. Đôi khi bệnh nhân có thể nhiễm rận một thời gian dài mà không có triệu chứng.
Triệu chứng nhiễm rận bờ mi: ngứa vùng bờ mi, viêm bờ mi, viêm kết mạc và nhiễm trùng thứ phát ở vị trí bị rận cắn. Thường thấy mài máu khô ở bờ mi. Đã có 1 trường hợp viêm giác mạc rìa do rận mu đã được ghi nhận.
Rận mi thường khó chẩn đoán nếu chỉ khám bệnh sơ sài vì thân rận hơi trong và chúng thường bám sâu ở những lỗ tuyến vùng bờ mi. Vì lý do này mà đôi khi bệnh nhân bị nhiễm chúng trong một thời gian dài trước khi được chẩn đoán. Trứng rận trắng trong bám chặt vào chân lông mi. Tuy nhiên chẩn đoán dễ dàng khi khám kĩ mi mắt dưới kính sinh hiển vi.

Có nhiều phương pháp để điều trị rận bờ mi. Tuy nhiên, chúng tôi không dùng thuốc, chỉ sử dụng phương pháp cắt tận gốc lông mi để loại bỏ rận và trứng, tra pommade Tetracyclin đầy 2 mắt để rận chết vì thiếu dưỡng khí và gắp rận bằng forceps. Sau 1 tháng chúng tôi thấy lông mi đã mọc lại và không thấy rận tái phát. Qua trường hợp trên, chúng tôi nhận thấy rằng rận bờ mi có thể chẩn đoán khi khám kĩ càng bờ mi bằng kính sinh hiển vi và điều trị khỏi hoàn toàn mà không cần dùng thuốc.
Ngoài ra, để điều tri triệt để rận, chúng ta nên khám kĩ những vùng có lông tóc khác trên cơ thể bệnh nhân và khám, điều trị cho những người có tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân. Hơn nữa, người bệnh còn cần thay nệm giường, quần áo, khăn... Nếu muốn dùng lại phải bỏ chúng trong túi nhựa kín, không có không khí, trong vòng 15 ngày trước khi đem giặt, nhằm diệt rận và trứng còn vướng trên nệm hay áo quần.