Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối
Kết quả 81 đến 100 của 141

Chủ đề: Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

Hybrid View

  1. #1
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Nguy cơ lây nhiễm HIV

    Thứ Bẩy, 21/02/2015, 20:00



    Tôi vừa đến tiệm làm móng tay, người làm móng đã sơ ý cẳt xước da tay của tôi và có chảy máu một chút. Tôi rất lo lắng sợ bị lây nhiễm HIV. Có phải 3 tháng sau tôi đi xét nghiệm máu sẽ biết kết quả chính xác không? Đến trung tâm y tế dự phòng của tỉnh có xét nghiệm được không?

    Bạn nữ, 28 tuổi, Cần Thơ

    Bạn thân mến!

    Hiện tại bạn đang lo lắng về khả năng lây nhiễm HIV của mình khi người làm móng tay cho bạn sơ ý cắt xước da tay của bạn khiến tay bạn bị chảy máu. Ngoài ra, bạn cũng băn khoăn về thời điểm, địa điểm có thể làm xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác. Chúng tôi phần nào hiểu được tâm trạng lo lắng của bạn trong tình huống này.

    Theo bạn thì khả năng lây nhiễm HIV trong tình huống của bạn sẽ xảy ra theo cơ chế nào? Bạn có nhận thấy dụng cụ làm móng tay của thợ làm móng có dính máu hay không?


    Bạn biết đấy, khả năng lây nhiễm HIV xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu và dịch tiết (dịch âm đạo, dịch sinh dục, tinh dịch…) của người mang vi rút HIV với các vùng niêm mạc, các vùng da hở, bị tổn thương, trầy xước… của người lành. Hơn nữa, diện tiếp xúc và lượng máu phải đủ lớn thì mới có khả năng lây nhiễm HIV.

    Trong trường hợp của bạn, bạn bị dụng cụ móng tay làm xước da và nếu bạn nhận thấy dụng cụ đó không có dính máu thì khả năng lây nhiễm HIV không xảy ra. Trong trường hợp dụng cụ làm móng tay cho bạn có dính máu của người có HIV và vết máu đó tiếp xúc với vết xước trên tay của bạn thì khả năng lây nhiễm HIV cũng rất thấp. Tuy nhiên, bạn có nghĩ rằng cho dù dụng cụ làm móng tay đó có dính máu thì khả năng đó là máu của người nhiễm HIV cũng khó xảy ra hay không? Hơn nữa, tay bạn chỉ chảy một chút máu. Do đó, với diện tiếp xúc và diện tiếp xúc nhỏ như vậy thì khả năng lây nhiễm HIV là rất khó xảy ra.

    Nếu sau những chia sẻ này, bạn vẫn cảm thấy lo lắng về khả năng lây nhiễm HIV của mình thì một xét nghiệm HIV sau 2,5 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ sẽ giúp bạn xác định được chính xác bạn có bị lây nhiễm HIV hay không. Và bạn hoàn toàn có thể làm xét nghiệm máu ở trung tâm y tế dự phòng của tỉnh.

    Chúc bạn mọi điều tốt lành!

    Tâm sự bạn trẻ
    ads

  2. #2
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn nam giới

    08:32:44, 06/03/2015

    Về mặt sinh học

    Diện tích bề mặt niêm mạc âm đạo lớn hơn nhiều so với diện tích bề mặt của cơ quan sinh dục nam, nên diện tiếp xúc với dịch sinh dục trong quan hệ tình dục là lớn hơn.

    Tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo của nữ, khiến phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với nam giới vì nhận nhiều HIV hơn. Trong quan hệ tình dục, tinh dịch có thể đọng lại trong âm đạo lâu hơn so với dịch âm đạo trong cơ quan sinh dục nam, từ đó làm tăng thời gian tiếp xúc giữa bề mặt âm đạo với dịch sinh dục nam.


    Phụ nữ dễ bị nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn so với nam giới (Ảnh minh họa: Internet)

    Về mặt dịch tễ học

    Người phụ nữ có xu hướng lấy chồng lớn tuổi hơn, do vậy người chồng có thể đã có nhiều bạn tình trước đó và cũng có thể đã nhiễm HIV.

    Ngoài ra, người phụ nữ hay bị ốm đau, hoặc do sinh đẻ mà bị mất máu nhiều phải truyền máu (nguồn máu không an toàn), cũng làm tăng
    khả năng lây nhiễm HIV.


    Lý do xã hội


    Có nhiều yếu tố làm cho phụ nữ tiếp cận với các nguy cơ lây nhiễm HIV như thường là người bị động trong quan hệ tình dục, chưa kể các trường hợp phụ nữ bị ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm. Trong các trường hợp này nguy cơ nhiễm HIV rất cao vì cơ quan sinh dục dễ bị xây xước.

    Do vậy, mỗi phụ nữ hãy chủ động
    phòng ngừa lây nhiễm HIV cho chính bản thân để tránh lây nhiễm HIV cho con.



  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,379
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,229 lần
    Sợ nhiễm HIV từ bạn tình đồng tính

    6/3/2015

    Hôm nay, bạn em đi xét nghiệm kết quả dương tính với HIV. Em rất lo lắng. Xin hỏi khả năng nhiễm hiv của em cao không thưa bác sĩ? Hai tháng nay em vẫn sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu sốt, tiêu chảy, phát ban, sụt cân. Em có thể đi xét nghiệm được chưa? Nếu bị nhiễm thì phải làm sao? (Doc Gia).

    Ảnh minh họa: Tổ Ấm Việt.

    Trả lời:

    Chào anh,

    Theo như chia sẻ, anh có thực hiện hành vi quan hệ tình dục xâm nhập ngả hậu môn mà không sử dụng bao cao su. Sau đó, người bạn của anh phát hiện nhiễm HIV qua xét nghiệm. Như vậy, tình huống của anh là phơi nhiễm có ý nghĩa với HIV, bất chấp khi quan hệ dương vật có bị trầy xướt hay không thì chỉ mỗi hành vi giao hợp không bảo vệ bằng bao cao su đã đủ làm lây nhiễm HIV.

    Anh nên nhanh chóng làm xét nghiệm HIV. Tại thời điểm 2 tháng, xét nghiệm kháng thể vẫn có thể cho kết quả vì thời gian chuyển đảo huyết thanh trung bình là 4-6 tuần, thường không quá 12 tuần. Mặt khác, xét nghiệm combo kết hợp kháng nguyên kháng thể có thể phát hiện sớm hơn các trường hợp nhiễm HIV. Do vậy, anh không cần chờ đến 3 tháng để đủ thời gian cửa sổ, quan niệm như vậy là không chính xác.

    Có thể anh sẽ phải làm thêm một lần xét nghiệm kiểm tra nếu kết quả lần đầu âm tính, tuy vậy, nguy cơ nhiễm bệnh lúc này đã giảm nhiều và phần nào giải toả tâm lý cho anh. Bên cạnh HIV, cũng cần tầm soát thêm các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục như lậu, giang mai, viêm gan B,C…

    Anh cũng cần thận trọng hơn trong các lần quan hệ tình dục sau này, để bảo vệ bản thân trước HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Thái độ và thói quen sử dụng bao cao su là một hành trang cần thiết.

    Câu hỏi “nếu bị nhiễm thì phải làm sao?” hãy để sau khi có kết quả khẳng định, vì thực sự trả lời lúc này là không có ý nghĩa gì. Anh chỉ cần biết rằng, HIV/AIDS hiện nay chỉ là một căn bệnh mạn tính. Như bất kỳ căn bệnh mạn tính nào khác, người bệnh sẽ phải học cách sống với nó bằng cách tuân thủ điều trị, điều chỉnh lối sống. Với hiệu quả không thể bàn cãi của thuốc kháng virus ARV, người bệnh HIV hoàn toàn có thề sống một cuộc sống bình thường, khoẻ mạnh và hữu ích.
    Thân ái.


  4. #4
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Lấy vôi răng bị chảy máu có nhiễm HIV?

    Thứ hai 09/03/2015 17:00

    Cháu có lấy cao răng cách đây 1 tuần bị chảy máu nhưng ít, thấy mọi người bảo lấy cao răng mà bị chảy máu dễ lây nhiễm HIV. Cháu đọc trên mạng những triệu chứng ban đầu của HIV giống với biểu hiện của cháu bây giờ. Cháu thấy đau các cơ và khớp nên cháu đang rất lo lắng? CV. Hà Nội

    Trả lời:
    Ảnh minh họa

    Để trả lời ngay cho bạn đỡ hoang mang, tôi xin khẳng định là bạn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.

    Khi trong miệng bạn có vôi răng, vôi răng sẽ là nguyên nhân chính gây ra viêm nướu. Biểu hiện dễ thấy nhất của viêm nướu là nướu dễ chảy máu mỗi khi đụng vào, nhẹ thì chảy máu khi cạo vôi, nặng thì chỉ cần đánh răng cũng chảy máu. Như vậy hiện tượng chảy máu là hiện tượng rất thường thấy ở mọi người, không chỉ riêng bạn và đương nhiên không phải ai đi cạo vôi về cũng bị lây nhiễm HIV.


    Thứ hai, khi bạn bị lây nhiễm HIV, virus sẽ bắt đầu đi vào cơ thể của bạn, sinh sôi nảy nở rồi bắt đầu làm hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu - đó là mục đích chính của loại virus này. Sau đó các vi khuẩn, virus khác sẽ tấn công vào gây ra các bệnh khác. Người bệnh thường tử vong là do các bệnh khác.


    Nếu bạn đã đọc thông tin trên mạng rồi thì có thể bạn đã biết người nhiễm HIV sẽ trải qua thời kỳ cửa sổ - nghĩa là thời kỳ không thể phát hiện được bất kỳ triệu chứng, hay dấu hiệu nào dù cho có xét nghiệm máu.

    Sau khoảng 3 tháng, bệnh nhân mới bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng hoặc xét nghiệm máu mới bắt đầu thấy có kết quả. Lưu ý, với bạn là trong thời kỳ cửa sổ, người nhiễm HIV đã có khả năng lây bệnh cho người khác.

    Vì vậy, bạn chỉ mới đi cạo vôi có 1 tuần lễ thì không thể có triệu chứng ngay được. Có thể là do bạn quá ám ảnh, lo lắng nên mới đau nhức cơ thể như thế hoặc do một bệnh khác mà ra.


    Thứ ba, đúng là virus HIV có thể lây qua đường máu, lo ngại của mọi người là có cơ sở. Nhưng đa phần các phòng nha khoa hiện nay đều tuân theo nguyên tắc vô trùng của ngành y tế đề ra, đó là mỗi bệnh nhân phải có 1 khay dụng cụ mới, đặc biệt là những dụng cụ dễ tiếp xúc với máu như kim tiêm, cây cạo vôi, mũi khoan... để các mầm bệnh có trong máu, nước bọt của bệnh nhân này không lây lan cho bệnh nhân khác.

    Tất cả dụng cụ sau khi được sử dụng, dù cho có máu hay không đều phải ngâm với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, sau đó phải được chà rửa dưới vòi nước chảy mạnh, tiếp theo là đưa vô lò hấp autoclave để tiệt trùng tất cả vi sinh vật, bào tử có thể có trong dụng cụ, cuối cùng là được đưa vào trong tủ tia cực tím để dự trữ. Với quy trình như vậy thì hầu như khả năng lây nhiễm là cực kỳ thấp, hầu như không có.


    Nhân đây cũng xin khuyến cáo với bạn và các độc giả rằng khi chọn nơi điều trị nha khoa, điều quan trọng nhất là các bạn nên chọn những phòng nha khoa đáp ứng được những yêu cầu về vệ sinh vô trùng để bảo vệ bản thân và gia đình mình.


    Những điều các bạn nên lưu ý như: khi bạn lên ghế điều trị có đổi bộ đồ khám, ly súc miệng, ống hút nước bọt mới cho bạn không; ghế máy nha khoa có được vệ sinh sạch sẽ trước khi bạn lên nằm điều trị không; dụng cụ kềm, kéo, cây cạo vôi... sử dụng cho bạn có phải được để trong bao vô trùng đã đóng kín miệng hay không... còn khá nhiều yêu cầu khác nhưng đây là những yêu cầu tối thiểu cần có ở một phòng nha khoa.


  5. #5
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Phát hiện các bệnh chỉ báo mới về nhiễm HIV

    14:22:15, 25/03/2015

    Mạng lưới Sáng kiến HIV châu Âu cho biết, nên liệt kê thêm một số bệnh mới vào danh sách các chỉ báo nguy cơ đối với người bị nghi ngờ nhiễm HIV.

    Họ cho biết, những người thích quan hệ tình dục ở châu Âu có nguy cơ nhiễm HIV trong thời gian dài. Song họ vẫn bị chẩn đoán nhầm cho tới khi hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm và cơ thể ốm yếu.


    Các bệnh chỉ báo mới cho thấy nguy cơ nhiễm HIV (Ảnh minh họa: Internet)

    Mạng lưới này đã tiến hành một nghiên cứu quốc tế về 8 bệnh mới có thể là chỉ báo về nhiễm HIV chưa được chẩn đoán. Nghiên cứu gồm 3588 bệnh nhân.

    Nếu các dấu hiệu chỉ báo là bệnh mụn cóc sinh dục, ung thư hậu môn hoặc viêm gan B, C thì các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên gợi ý bệnh nhân làm xét nghiệm HIV. Việc này nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị sớm HIV.


    Mạng lưới Sáng kiến HIV châu Âu nhấn mạnh rằng, những chỉ báo này không hoàn toàn đồng nghĩa là bệnh nhân đó nhiễm HIV, song
    tỷ lệ nhiễm HIV là lớn hơn với 8 bệnh chỉ báo.


    Quỹ AIDS Liên hợp quốc ước tính châu Âu có khoảng 2,5 triệu người dương tính với HIV. Tuy nhiên, tới 900.000 người không biết mình mang vi-rút này. 1/2 số người nhiễm HIV được chẩn đoán rất muộn khi đã ở trong giai đoạn nhiễm HIV mạn tính.


    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Ph...IV-465972.html

  6. #6
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Bị sốt sau khi quan hệ không an toàn

    Thứ năm, 26/3/2015 | 09:42 GMT+7

    Em có quan hệ không dùng bao cao su, sáng bị sốt nhẹ kèm cảm cúm. Có khi nào em đã bị nhiễm HIV? (Doc Gia).


    Ảnh minh họa: News.
    Trả lời:

    Chào anh,

    Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với người không rõ tình trạng huyết thanh là hành vi nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Tình huống của anh, khả năng này còn cao hơn đôi chút nếu đối tượng quan hệ là phụ nữ mại dâm, nhóm dân số này có tỷ lệ hiện nhiễm cao hơn so với dân số chung.


    Biểu hiện sốt nhẹ kèm cảm cúm có thể chỉ tình cờ xuất hiện, và chắc chắn không liên quan đến lần có nguy cơ vào đêm hôm trước. Cho dù lần quan hệ này gây nhiễm HIV, hội chứng nhiễm virus cấp cũng xuất hiện sau đó 2-4 tuần, chứ không phải ngay ngày hôm sau.

    Việc anh cần làm lúc này là nhanh chóng tham gia xét nghiệm kiểm tra HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục như giang mai, viêm gan siêu vi B, C…

    Có thể anh sẽ phải làm lại xét nghiệm sau 3 tháng vì thời gian tính từ lúc có nguy cơ đến nay khá ngắn. Tuy nhiên, việc tham gia xét nghiệm sớm giúp tầm soát các trường hợp nhiễm trước đó (vì đa số bệnh trong nhóm này đều diễn tiến ấm thầm nên nhiều người không nhố thời gian nhiễm chính xác). Mặt khác anh cũng có cơ hội được tư vấn rõ hơn về bệnh và các biện pháp dự phòng nhằm bảo vệ bản thân trong tương lai. Bên cạnh đó, anh cần nhớ thực hành tình dục an toàn bằng bao cao su trong các lần quan hệ tình dục về sau.

    Chúc anh nhiều sức khoẻ.

    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hoang mang khi sống thử với bạn trai nhiễm HIV

    Thứ hai 06/04/2015 18:00

    Em và bạn trai vừa bắt đầu sống chung, đã quan hệ tình dục với nhau. Em phát hiện tờ giấy xét nghiệm dương tính HIV mang tên anh ấy nên rất hoang mang. Em sợ hãi bị lây HIV, hiện không biết giải quyết thế nào. Gia đình biết, chắc em không sống nổi. Em phải làm sao đây? (Doc Gia).


    Ảnh minh họa: News.
    Trả lời:

    Chào em,

    Trước hết em cần bình tĩnh, tuy quan hệ tình dục là có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng không phải chắc chắn sẽ lây. Rất nhiều trường hợp vợ chồng có thời gian chung sống rất lâu, đến khi chồng phát bệnh thì người vợ vẫn âm tính với HIV. Nói như vậy để thấy nguy cơ lây nhiễm cao không đồng nghĩa với việc tất yếu sẽ lây bệnh.

    Việc em cần làm ngay bây giờ là tạm ngưng quan hệ tình dục với người yêu, tuyệt đối không quan hệ khi không sử dụng bao cao su. Hành động này sẽ ngăn chặn khả năng lây cho những lần tiếp xúc tình dục sau này giữa các em.

    Thứ hai em nên nhanh chóng tham gia xét nghiệm HIV. Có thể sẽ cần làm 2 lần xét nghiệm để khẳng định tình trạng âm tính nếu lần quan hệ cuối quá gần thời điểm xét nghiệm. Dựa trên kết quả ấy, em sẽ xác định cho mình những bước tiếp theo phải làm gì. Cho dù nhiễm HIV, với trình độ y học hiện nay, nếu tham gia điều trị, em hoàn toàn có thể có một đời sống khoẻ mạnh, bình thường như tất cả những người khác.

    Với vai trò là một bác sĩ công tác trong ngành HIV, tôi cùng các đồng nghiệp sẽ giúp em đối diện và vượt qua căn bệnh này. Em cũng có thể yên tâm về yếu tố bảo mật thông tin, vì đây là yếu tố quan trọng bậc nhất trong nguyên tắc làm việc với HIV. Ngoài em ra, không ai có quyền tiết lộ thông tin trong hồ sơ của em.

    Thứ ba, rất có thể anh ấy chỉ mới phát hiện nhiễm và chưa tìm được cơ hội thuận tiện để nói cùng em. Em nên trao đổi với người yêu để cùng đi đến những giải pháp tốt nhất cho mối quan hệ tình cảm giữa hai người. Khi đã quyết định dọn về chung sống, hẳn là tình cảm giữa các em đã tương đối sâu đậm nên cách giải quyết cũng nên lấy đó làm trung tâm.

    Trong trường hợp vẫn muốn duy trì quan hệ tình cảm, có rất nhiều biện pháp hữu hiệu giúp người có H và bạn tình âm tính duy trì quan hệ tình cảm - tình dục mà vẫn an toàn. Trong trường hợp không muốn tiếp tục quan hệ người yêu, hai người có thể sẽ là những người bạn tốt, cùng nhau san sẻ những khó khăn trong cuộc sống và đối diện với bệnh một cách tích cực.

    Chúc em nhiều sức khỏe.

    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

    (Vnexpress)
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 06-04-2015 lúc 22:23.

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tại sao HIV không lây qua vết đốt của muỗi

    10-04-2015 09:52 - Theo: doisong.vnexpress.net

    Xin hỏi nếu muỗi hút máu người bị HIV xong tiếp tục chích người khác thì có bị lây bệnh không? Xin cảm ơn. (Mylove).


    Ảnh: Health.

    Trả lời:

    Chào bạn,

    HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường và vết côn trùng đốt (trong đó có muỗi). Đây là một nhận định đã được khoa học chứng minh.

    Có nhiều lý luận để giải thích, chẳng hạn: HIV không sống trong cơ thể sinh vật khác ngoài con người. Khi vào trong cơ thể muỗi, virus HIV bị bất hoạt do đó mất khả năng lây nhiễm, hơn nữa muỗi chỉ hút máu chứ không bơm máu vào cơ thể, “kim tiêm” của muỗi rất bé không đủ để gây lây nhiễm… Tất cả các lý luận trên đều nhằm giải thích một sự thật đã được khẳng định bằng các số liệu thống kê cho thấy chưa có ca nhiễm nào ghi nhận lây qua đường muỗi chích.

    Ở nước ta hoạt động chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV đã được triển khai rộng rãi trong 15 năm qua. Dù có vô số lần bị muỗi đốt trong thời gian công tác bên cạnh người bệnh, song chưa một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên chăm sóc nào bị nhiễm HIV qua đường lây này.

    Cá nhân tôi cũng quen biết nhiều nhân viên y tế làm cùng ngành về HIV với thời gian lên đến 10-15 năm mà vẫn không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Ở nhiều gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân HIV vẫn an toàn bất kể muỗi xuất hiện từng đàn vào mùa mưa. Nói như vậy để xác thực thêm tính vô hại của côn trùng trong việc gieo mầm bệnh HIV.

    Do vậy, bạn không nên lo ngại về đường lây này. Có thể thoải mái tiếp xúc với người nhiễm vì các tiếp xúc thông thường như ngồi chung, ăn chung, ngủ chung giường…đều không làm lây nhiễm HIV.

    Thân ái
    Bác sĩ
    Nguyễn Tấn Thủ

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hôn khi răng chảy máu có lây HIV?

    11:33 ngày 26 tháng 02 năm 2015
    Tôi quen bạn gái trên Facebook. Sau một thời gian, tôi muốn quan hệ nhưng cô ấy không cho và nói bị nhiễm HIV. Chúng tôi đã hôn sâu, răng bạn gái chảy máu. Tôi có bị lây bệnh không? (Doc Gia).
    Ảnh minh họa: Internet


    Trả lời:


    Chào anh,


    Hôn sâu là hành vi tiếp xúc bằng miệng, có trao đổi nước bọt và tiếp xúc lưỡi, khoang miệng khi hôn. Nguy cơ lây nhiễm của hành vi này được xếp vào nhóm nguy cơ thấp.


    HIV không lây nhiễm qua nước bọt, đây là nhận định được xác minh bằng nhiều bằng chứng y học. Tuy nhiên, khi nước bọt có pha loãng với máu, nguy cơ lây nhiễm của hành vi này tăng lên đáng kể, mặc dù vậy vẫn không vượt quá khả năng lây nhiễm ước tính của một lần tiếp xúc với máu, ước tính tỷ lệ này vào khoảng 0,1 đến 0,3%.


    Khả năng lây nhiễm qua các tiếp xúc với người có H giảm đáng kể nếu người đó khống chế tốt tải lượng virus của mình bằng cách tham gia và tuân thủ điều trị ARV. Nếu vẫn muốn tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ này, anh có thể đồng hành cùng bạn gái, khuyến khích cô ấy tham gia điều trị (hoặc tích cực trong tuân thủ nếu đang điều trị), đồng thời luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục xâm nhập.


    Trên thực tế, HIV không còn là rào cản của tình yêu, nhiều cặp đôi “bất xứng” vẫn có được cuộc sống lứa đôi hạnh phúc và viên mãn.


    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

    Vnexpress

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị ám ảnh lây nhiễm HIV

    Thứ tư 22/04/2015 17:51

    Em rất hay bị ám ảnh về HIV. Cách đây một năm, em dùng cây lấy ráy tai bị chảy máu, trước đó hơn một ngày có người lạ sử dụng cây ráy tai này không biết có chảy máu không.



    Gần 3 tháng sau đó em đi xét nghiệm HIV, kết quả âm tính. Cũng nói thêm là lúc lấy máu xét nghiệm, cô y tá không thay găng tay mà sờ vào ven trên tay em, sau đó đâm kim nên càng khiến em lo lắng. Lúc nào làm em cũng sợ nguy cơ bị bệnh nên rất mệt mỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp. (Độc giả)

    Lúc nào làm em cũng sợ nguy cơ bị bệnh nên rất mệt mỏi... Ảnh minh họa

    Trả lời:
    Chào em,

    Trước tiên xin nói về lần nghi ngờ của một năm về trước. Hành vi chia sẻ dụng cụ cá nhân như vậy tuy có khả năng làm lây nhiễm HIV, nhưng nguy cơ không cao, nói đúng hơn là hy hữu. Thực tế đã được chứng minh bằng kết quả xét nghiệm âm tính sau đó 3 tháng. Như vậy, lần mà em cho là có nguy cơ ấy đã hoàn toàn không để lại ảnh hưởng nào. Hãy xoá nó khỏi tâm trí của mình một nỗi ám ảnh không đáng có.

    Với lần nghi ngờ thứ hai, thực tế, hành vi lấy máu của bệnh nhân gần như không có khả năng làm lây nhiễm HIV nếu mũi kim được sử dụng duy nhất cho mỗi người. Nguy cơ chỉ phát sinh khi kim tiêm được sử dụng chung như trong đường lây HIV giữa những người tiêm chích ma tuý. Khả năng thứ hai là sau khi đâm kim vào bệnh nhân, nhân viên y tế vô tình để mũi kim đâm vào tay người khác. Cả hai tình huống này đều có sự chia sẻ chung kim. Dù vậy trong thực hành lâm sàng, khả năng này rất ít xảy ra.

    Các tiếp xúc khác đều hiếm khi làm vấy máu vì thực tế lượng máu chảy sau khi bị kim đâm rất ít, thường không làm vấy máu lên tay hay găng tay của nhân viên y tế. Do vậy, những tiếp xúc như khi y tá sờ để tìm ven, dùng bông gòn để chèn cầm máu sau khi rút kim đều không làm lây nhiễm virus. Tất nhiên, về tiêu chuẩn an toàn trong tiêm chích, y tá được khuyến cáo thay găng sau khi thao tác trên từng bệnh nhân, song do số lượng bệnh nhân nhiều, đôi khi tiêu chuẩn này không được đảm bảo. Dù vậy, y văn thế giới đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm HIV do sơ sót này.

    Đối với HIV, quan trọng nhất chính là thái độ đúng với căn bệnh này. Đó là thái độ được xây dựng trên sự hiểu biết về bệnh, đường lây và không lây cũng như thành quả của điều trị. Thái độ đúng khiến cho chúng ta không rơi vào hai thái cực sai lầm: quá sợ hãi HIV đến mức ám ảnh bản thân cũng như kỳ thị người nhiễm HIV hay quá thờ ơ và bất chấp các hành vi nguy cơ lây nhiễm. Thay vì sợ hãi và ám ảnh, em hãy chủ động tìm hiểu và nhận thức đúng về các đường lây truyền HIV.

    Hy vọng em sớm vượt qua những nỗi ám ảnh và xây dựng cho mình những biện pháp dự phòng hiệu quả.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

    Theo Vnexpress

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV có lây bệnh

    Thứ năm, 2015-04-23 - Nguồn: VnExpress.net

    Tôi dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV. Người đó tiêm trước tôi một tiếng đồng hồ. Xin hỏi khả ...
    Ảnh: ********.

    Trả lời:

    Chào anh,

    Với việc sử dụng bơm kim tiêm chung và chỉ cách một khoảng thời gian ngắn như vậy, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Dù vậy khả năng lây còn phụ thuộc vào số lượng virus còn sót trong bơm tiêm và mũi kim, liên quan đến lượng máu còn sót, đường kính trong của mũi kim, tải lượng virus của người nhiễm bệnh. Cho dù thế nào, xác suất lây nhiễm trong trường hợp này là cao, bất kể anh có chờ thêm vài giờ hay tái sử dụng bơm kim tiêm sau 1-3 ngày. Đó là chưa kể đến những nhiễm trùng khác có thể xuất hiện nếu tái sử dụng bơm kim tiêm, đặc biệt là khi điều kiện vô khuẩn không được đảm bảo.

    Do vậy lời khuyên là tuyệt đối không chia sẻ hay dùng chung bơm kim tiêm. Thay vào đó, anh hãy sử dụng riêng bơm kim tiêm và xài bơm tiêm mới cho mỗi lần tiêm chích. Anh có thể tiếp cận với mạng lưới đồng đẳng viên để được hỗ trợ cung cấp bơm kim tiêm miễn phí, hoặc loại trợ giá (được chương trình HIV trả một phần chi phí).

    Nếu đang tiêm chích ma túy, anh hãy xem xét đến việc tham gia cai nghiện hoặc tham gia chương trình Methadone để giảm thiểu tác hại của ma túy lên sức khỏe bản thân cũng như gia đình, xã hội. Methadone là một hoạt chất có tác dụng như chất cai nghiện thay thế, giúp cho người nghiện giảm dần số lần chích trong ngày hay thậm chí ngưng hẳn, đồng thời có được sức khỏe tốt để sinh hoạt và làm việc.Chúc anh nhiều sức khỏe.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

  12. #12
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Phải làm gì khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV

    Chủ nhật 12/07/2015 14:14

    Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV, cần xối ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất 5 phút.

    Ảnh minh họa

    Nếu bị phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.

    Nếu phơi nhiễm qua miệng, mũi thì rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%; sau đó súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.

    Qua vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thông tin về khả năng phơi nhiễm HIV trong các cơ sở y tế, ông Hoàng Đình Cảnh- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, theo những công bố mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, ngay cả khi bị kim tiêm nhiễm máu bệnh nhân nhiễm HIV mà chọc vào da người khác, xác suất lây nhiễm HIV mới chỉ là 0,3%.


    “Khi dịch sinh học máu của người nhiễm HIV bắn vào mắt và niêm mạc miệng người khác, xác suất lây nhiễm mới là 0,1%. Đó còn chưa kể vi rút HIV chỉ sống được ở ngoài môi trường khoảng vài phút”, ông Cảnh khẳng định.


    Do vậy, đối với HIV, hàng năm có hàng trăm, hàng nghìn cán bộ y tế bị phơi nhiễm HIV nhưng tỷ lệ nhiễm HIV rất thấp.


    Theo ông Cảnh, phơi nhiễm HIV chỉ xảy ra trong 3 tình huống: Thứ nhất, kim, vật nhọn xuyên vừa tiếp xúc với máu và dịch của người nhiễm HIV chích qua da, niêm mạc người khác.


    Thứ hai, vết thương hở trên da và niêm mạc người lành tiếp xúc với máu, dịch của người nhiễm HIV.


    Thứ ba, máu, dịch người nhi nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi họng người lành.



  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dính máu khi cắt tóc ở tiệm có nhiễm HIV?

    Thứ tư 11/11/2015 15:30


    Em 24 tuổi. Hôm qua, em đi cắt tóc ở tiệm. Trong lúc làm việc, người thợ đã bất cẩn cắt vào tay cô ấy, sau đó hớt tóc cho em tiếp. Một lúc sau cô ấy chìa ngón tay ra xem thì thấy có một ít máu chảy ở đầu ngón tay. Như vậy, máu cô ấy đã dính vào tóc của em. 30 phút sau khi về em gội đầu bằng nước và nhuộm lại tóc bằng thuốc nhuộm đen. Sau 30 phút nữa em mới tắm rửa và gội đầu lại. Xin hỏi em có khả năng bị lây HIV không? Em không biết cô này có bị HIV hay không nhưng chồng cô ấy mất vài năm trước vì AIDS. Em cảm ơn. (Haya).



    Trả lời:

    Ảnh minh họa
    Chào em,


    Theo như mô tả của em, khả năng lây nhiễm HIV trong tình huống này là rất thấp, thậm chí có thể nói là không có khả năng lây nhiễm.

    HIV chỉ lây khi có tiếp xúc với máu người bệnh qua vết thương hở. Với vùng da nguyên vẹn, cho dù có dây máu từ người bệnh, HIV vẫn không có khả năng xâm nhập và gây bệnh được. Trong trường hợp của em, máu chỉ dính một ít lên tóc, sau đó được gột rửa nhiều lần thì cả yếu tố nguồn lây nhiễm và yếu tố cửa ngõ lây nhiễm cũng đã suy giảm đi rất nhiều. Em có thể yên tâm về tình huống này.

    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
    Theo Vnexpress

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương trình tuyên truyền "HIV/ AIDS" lồng ghép " Dân ca, ví dặm" vào tiểu phẩm của Y tế trường TH Đức Hương

    CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HIV/ AIDS

    I. Gồm các phần:


    1. 1. Ổn định tổ chức.
    2. 2. Văn nghệ chào mừng
    3. 3. Khai mạc, giới thiệu đại biểu.
    4. 4. Tổ chức hoạt động: Gồm 2 phần

    4.1. Phần thi tìm hiểu kiến thức về HIV/ AIDS và cách phòng chống.
    4.2. Phần tiểu phẩm tuyên truyền HIV/ AIDS.

    1. 5. Phát biểu, đóng góp ý kiến của đại biểu.
    2. 6. Bế mạc
    3. 7. Tọa đàm tại văn phòng.

    II. Thi tìm hiểu kiến thức HIV/AIDS và cách phòng chống.

    1. Mục tiêu: Tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh, giúp các em có cơ hội giao lưu, tìm hiểu kiến thức về HIV/ AIDS và cách phòng chống.
    2. Hình thức tổ chức:

    - Gồm 2 đội, 2 đội sẽ tìm ra đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi.
    - Đội nào ra tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời, không được ra tín hiệu trước khi chưa đọc xong câu hỏi, nếu phạm luật sẽ mất quyền trả lời. Thời gian để suy nghĩ trả lời mỗi câu là 15 giây, nếu sai sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội kia.
    - Tổng có 10 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 10 điểm, nếu trả lời mỗi câu sai sẽ bị trừ đi 5 điểm. Tặng ban đầu cho mỗi đội là 20 điểm.
    - Kết quả cuộc thi: Đội nào có số điểm cao hơn, phần thắng sẽ thuộc về đội đó.

    1. Nội dung kiến thức:


    Câu hỏi 1: HIV là gì ?
    a, Là một loại vi rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm giảm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.
    b, Là một loại vi rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể đó.

    Đáp án : a.

    Câu hỏi 2 : Tất cả những người bị nhiễm HIV sẽ dẫn đến AIDS. Đúng hay sai ?
    a, Đúng
    b, Sai

    Gợi ý trả lời : Hầu hết những người nhiễm HIV sẽ dẫn đến AIDS. Nói cách khác AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV.
    Đáp án : a.

    Câu hỏi 3 : HIV có thể lây truyền qua đường nào sau đây ?
    a, Đường máu
    b, Đường tình dục
    c, Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
    d, Cả 3 ý trên.

    Gợi ý trả lời : HIV có trong máu và các dịch tiết của cơ thể như: tinh dịch của nam, dịch tiết âm đạo của nữ và sữa mẹ. Vì vậy, HIV có thể lây truyền qua ba con đường chính:
    Quan hệ tình dục.
    Qua tiếp xúc với máu khi dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da mà chưa được tiệt trùng đúng cách, và truyền máu không đảm bảo.
    Qua đường từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú. Nếu mẹ nhiễm HIV thì tỷ lệ truyền sang con là 43%.
    Đáp án : d.

    Câu hỏi 4: Ý nào sau đây là sai ? HIV không lây qua:
    a, Cầm tay
    b, Học chung một lớp, ở chung một nhà.
    c, Muỗi đốt
    d, Dùng chung bàn chải đánh răng với người bị nhiễm HIV
    e, Dùng chung đồ chơi.

    Gợi ý trả lời : HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như:
    Các giao tiếp hàng ngày như bắt tay, ôm hôn xã giao
    Ở chung nhà, làm việc chung một cơ quan, học chung một lớp
    Muỗi đốt.
    Dùng chung các đồ đạc như điện thoại, trang thiết bị gia đình, văn phòng và các dụng cụ làm việc khác

    • Không dùng chung dụng cụ có thể dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm,…

    Đáp án : d.

    Câu hỏi 5: Những người có thể bị nhiễm HIV:
    a, Trẻ em
    b,Namgiới
    c, Những người sống ở thành phố
    d, Ai cũng có thể bị nhiễm.

    Gợi ý trả lời: Dù nam hay nữ, già hay trẻ, học sinh, sinh viên, nông dân hay công nhân, học vấn cao hay thấp, ở nông thôn, thành thị hay miền núi, ai cũng đều có thể bị nhiễm HIV nếu chúng ta có các hành vi không an toàn.
    Đáp án : d.

    Câu hỏi 6: Một người xét nghiệm máu một lần cho kết quả HIV âm tính(-), người đó chắc chắn không bị nhiễm HIV.
    a, Chính xác
    b, Chưa chính xác.

    Gợi ý trả lời: Thường xét nghiệm máu 3 lần mới khẳng định 1 người có bị nhiễm hay không.
    * Nếu kết quả xét nghiệm của một người là dương tính (+) thì có nghĩa người đó đã bị nhiễm HIV. Nhưng nếu là âm tính (-) thì người này có thể:
    Không bị nhiễm HIV, hoặc
    Đã bị nhiễm HIV nhưng đang trong giai đoạn ban đầu. Để biết chắc chắn có bị nhiễm hay không cần xét nghiệm lại sau 3 đến 6 tháng và trong thời gian này cần phải tránh các hành vi nguy cơ làm lây nhiễm HIV.
    Đáp án : b

    Câu hỏi 7: Ma túy là những chất kích thích tạo ra cảm giác ảo và gây nghiện. Vậy người sử dụng ma túy có dẫn đến bị nhiễm HIV không ?
    a, Có thể
    b, Không thể.

    Gợi ý trả lời :
    Người tiêm chích Ma Túy dễ bị nhiễm HIV và làm lây truyền HIV cho người khác khi họ dùng chung các dụng cụ tiêm chích chưa được tiệt trùng.
    Khi bị phê thuốc, người nghiện thường mất tự chủ và dễ có hành vi tình dục không an toàn dẫn tới làm lây truyền HIV.
    Đáp án : a

    Câu hỏi 8 : Tác hại của HIV/ AIDS :
    a, Kinh tế gia đình và xã hội giảm sút.
    b, Gia đình lo lắng, hỗn loạn, nòi giống khó tồn tại.
    c, Mất ổn định về chính trị , xã hội
    d, Tất cả các ý trên.

    Đáp án : d

    Câu hỏi 9 : Để tránh lây nhiễm HIV cần thực hiện biện pháp nào sau đây ?
    a, Không tiếp xúc trực tiếp với máu và các chế phẩm từ máu.
    b, Không tiêm chích ma túy, dùng chung bơm tiêm.
    c, Không quan hệ tình dục bừa bãi.
    d, tất cả các biện pháp trên

    Đáp án : d

    Câu hỏi 10 : Theo bạn, trẻ em có thể tham gia phòng tránh HIV/ AIDS như thế nào ?
    a, Tìm hiểu, học tập về các đường lây nhiễm và cách phòng tránh HIV/ AIDS.
    b, Chủ động phòng tránh, y thức được các nguy cơ lây nhiễm HIV và có hành vi tự bảo vệ trước các nguy cơ đó.
    c, Hướng dẫn bạn bè cách phòng tránh.
    d, Bày tỏ tiếng nói, suy nghĩ, nhu cầu, vấn đề bức xúc của các em liên quan đến HIV/ AIDS.
    e, Thực hiện tất cả các điều trên.

    Đáp án : e


    * CÂU HỎI DÀNH CHO KHÁN GIẢ :

    Câu hỏi 1( dành cho HS) :
    Nếu gia đình bạn em có người bị nhiễm HIV thì em có thái độ như thế nào đối với bạn em và người thân của bạn ?
    a, Thông cảm, hỗ trợ, động viên.
    b, Cùng chơi, không xa lánh
    c, Cả 2 ý trên.

    Đáp án : c

    Câu hỏi 2( dành cho HS) :
    Côn trùng có thể là côn trùng truyền HIV được không ?
    a, Chỉ muỗi mới có thể làm lây truyền HIV.
    b, Chỉ muỗi và gián mới có thể làm lây truyền HIV.
    c, Có.
    d, Không.

    Đáp án : d


    Câu hỏi 3( dành cho HS) : Hãy cho biết ngay phòng chống AIDS là ngày nào ?
    a, Ngày 20/11
    b, Ngày 22/ 12
    c, Ngày 01/6
    d, Ngày 01/12.

    Câu hỏi 4 ( Dành cho nhân viên YT các trường) :
    Đ/c hãy cho biết loại thuốc dùng để cai nghiện có tên là gì ? Sau khi uống thuốc cai nghiện, cần thời gian bao lâu để các triệu chứng khó chịu do nghiện giảm đi và cơ thể bắt đầu ổn định ?

    Đáp án : Thuốc cai nghiện là Methadeno. Sau dùng thuốc từ 5-7 ngày : hầu hết các triệu chứng khó chịu giảm đi, cơ thể bắt đầu ổn định...

    III. Phần thể hiện tiểu phẩm tuyên truyền :




    Con nghiện bước ra sân khấu.

    Con nghiện hát vè:
    Ta đây là con nghiện
    Khắc khoải máy năm rồi
    Giờ chẳng có tiền tiêu
    Nên ta phải làm liều
    Dạm trẻ em nghiện hút
    Trẻ em mà (ơ) nghiện hút

    Anh: ( Bước tới con nghiện và nói): À! Anh đây rồi! Anh có mang cái hôm qua đi nữa không?

    Nghiện nói: Có chứ em. Thế nào? Hôm qua em hít vào có thấy sảng khoái không?

    Anh: Có em thấy trong người sảng khoái lắm anh ạ! Thuốc đó là thuốc gì vây hả anh?

    Nghiện: Đó là thuốc bổ đấy em ạ! À, mà này hôm qua anh bảo em về trộm tiền bố mẹ mang cho anh, em có mang đi không?

    Anh: Anh yên tâm đi, bố mẹ em có tiền mà và em còn biết chỗ cất tiền của bố mẹ.

    Nghiện: Vậy thì tốt. Em thật thông minh!

    Anh: Anh ơi, tiền nè!

    Nghiện: Ồ tốt lắm...tốt lắm!

    Anh: Anh cho em hít nữa đi...Thuốc đó là thuốc bổ thật hả anh?

    Nghiện: Ừ, em có biết không?
    Bố anh là bác sỹ
    Có thuốc bổ mang về
    Anh hút hít hả hê
    Trông người anh khỏe mạnh
    Người anh càng (ơ) khỏe mạnh.
    Nói: Phải không em?

    Nghiện nói: Nếu em cứ lấy tiền của bố mẹ thường xuyên mang đến cho anh, thì anh sẽ phục vụ em mãi mãi.

    Nghiện dặn: Mà em đừng cho ai biết nhé! Chỉ có 2 anh em mình biết thôi, nhớ chưa?!!!

    Anh: Dạ! Em nhớ rồi, em sẽ không cho ai biết đâu.

    Nghiện: Thuốc bổ đây! Em hút đi!( Nghiện đưa thuốc cho Anh và nói):
    Hôm sau anh cho em thuốc bổ nữa. Hôm nay anh quên không mang bơm tiêm, nhưng hôm sau anh nhớ phải mang nhiều tiền hơn hôm nay nhé.

    Anh: Dạ!
    ( Nghiện và Anh đang hít nhóm bạn trên đường đi học về bắt gặp)

    Nhóm bạn nói: - Ấy chết! Các bạn làm gì vậy? Á... chà..chà...
    Hít ma túy phải không?

    Nghiện( Thái độ lúng túng nói): Không phải. Không phải đâu...Đây là thuốc..thuốc bổ. Các em có dùng tí không?

    Nhóm bạn( khoát tay từ chối) : Bọn em không dùng đâu.


    1. Thuốc bổ gì mà lại bột màu trắng như bột mì thế kia? Mà đốt lên lại hít bằng khói nữa chứ?
    2. À! Đúng là ma túy rồi.
    3. ( Chỉ vào con nghiện và nói) : Anh là tội phạm ma túy rủ rê người khác. Một tệ nạn dẫn đến HIV hủy hoại con người. Chúng em sẽ báo cáo với cấp trên.


    ( Nghiện sợ quá bỏ chạy còn lại Anh đứng trước sự ngỡ ngàng, lo sợ)

    Nhóm bạn :

    1. Sao em lại tin vào kẻ xấu ? Người ấy lợi dụng nhà em giàu có lừa em để lấy tiền, rồi còn gieo mầm bệnh cho em nữa đấy.

    Em có biết tác hại của ma túy không?
    B( Hát dặm): Ma túy chất (ơ) gây nghiện
    Làm sảng khoái (ơ) tinh thần
    Nhưng tác hại dần (ơ) dần
    HIV (ơ) xuất hiện
    Bệnh “ ết ” liền (ơ) xuất hiện

    B: Em hít mấy lần rồi?

    Anh(Nói): Đây là lần thứ 2
    Hát: Anh ấy cho em (ơ) thử
    Trong người khỏe hơn (ơ) nhiều
    Giúp việc mẹ thường (ơ) xuyên
    Tinh thần vui(ơ) sảng khoái
    Vui tinh thần (ơ) sảng khoái
    Nói: Có sao đâu!!!

    Nhóm bạn: Em đừng nghe kẻ xấu – Chứ ma túy là chất kích thích, mới đầu là vậy chứ về sau thì bị “HIV, ết” gì đó, không chữa khỏi đâu.
    Em nghe này:
    B.( Hát): Khi virut/ xâm nhập
    Tế bào máu/ không còn
    Người ốm yếu/ gây còm
    Chân tay mồm lỡ loét
    Rồi dân đến cái chết
    Trong vòng chỉ ít năm
    Công cha mẹ nuôi chăm
    Công thầy cô dạy dỗ
    Công cô thầy ...(ơ) dạy dỗ.

    Anh: Nguy hiểm thế hả chị???


    1. Tôi nói cho em biết này:

    Hát: Rồi đâm ra/ trộm cướp
    Tệ nạn cứ/ dâng tràn
    Để cuộc sống bình an
    Hãy tránh xa ma túy
    Xin đừng dùng (ơ) ma túy

    Anh: Bây giờ em đã hiểu ra rồi
    – Cảm ơn anh chị, may mà anh chị đến đúng lúc nếu không em bị kẻ xấu lợi dụng mà không biết và cuộc đời em bị hủy hoại rồi.

    Nhóm bạn :
    A. Em nhận ra rồi thì em và các anh chị đây cùng tuyên truyền cho mọi người biết để phòng chống HIV/ AIDS nhé!

    A( Hát): Muốn cho cuộc sống bình yên (này).

    Tất cả: Khoan, ơi hỡi.. hò khoan!

    A: Ơ! Không chích ma túy, không dùng kim chung.

    Tất cả: Khoan, ơi hỡi.. hò khoan!

    A: Ơ..Đường máu lây nhiễm hàng đầu (này)
    Qua đường sinh dục, mẹ sang con dễ dàng ( này)

    Tất cả: Khoan, ơi hỡi.. hò khoan!

    A: Thông tin nhắn gửi xóm làng (này)
    Phòng chống lây nhiễm là của toàn dân ta (này)

    Tất cả: Khoan, ơi hỡi.. hò khoan!

    “Khoan hỡi.. hò khoan khoan...Ơi khoan.. hò khoan!
    Khoan hỡi.. hò khoan khoan...Ơi khoan.. hò khoan!
    Khoan hỡi.. hò khoan khoan...Ơi.. khoan... hò khoan!”
    Cao Thị Thanh Huyền @ 10:45 16/11/2015
    http://gdthhatinh.violet.vn/entry/sh...ry_id/11384343

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    8 nguyên tắc sống giúp bạn tránh xa HIV/ AIDs

    Thứ tư, 02/12/2015 06:48

    Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống AIDs, hãy thiết lập cho bạn các nguyên tắc sống lành mạnh dưới đây phòng tránh căn bệnh thế kỷ HIV/AIDs cho cả nhân loại.

    Căn bệnh thế kỷ AIDs, hay còn gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus HIV, có thể ảnh hưởng và làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh sẽ phá hủy hoàn toàn hệ miễn dịch, khiến cho cơ thể không còn khả năng đối phó với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Dưới đây là các nguyên tắc phòng chống AIDs bạn nên thực hành ngay từ bây giờ.


    Thự hành quan hệ tình dục an toàn. Quan hệ tình dục không an toàn có thể lây nhiễm HIV với đối tác dương tính với HIV. Ngoài ra, có quan hệ với gái mại dâm cũng tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này. Nên tránh quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tác và buộc phải sử dụng bao cao su.


    Lưu ý khi sử dụng kim tiêm. Sử dụng chung kim tiêm cũng là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến. Hãy chắc chắn bạn dùng kim tiêm mới và dùng 1 lần trong bất kỳ trường hợp nào.


    Truyền máu an toàn. Máu trong ngân hàng máu tại các bệnh viện thường được kiểm tra HIV kỹ càng rồi mới cung cấp cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi không có sự sàng lọc HIV hoặc do nhầm lẫn máu của thể dẫn đến hệ quả đáng tiếc.


    Xử lý vết thương hở an toàn. Nếu không may bị vết thương hở và tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh, thì bạn cũng có thể bị nhiễm AIDs. Do vậy, khi bạn đang phải tiếp xúc với người bệnh hay khu vực có bệnh nhân AIDs, hãy che chắn vết thương hở hoặc tránh xa khu vực này.


    Cẩn thận với nụ hôn. Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, HIV cũng của thể lây truyền qua đường nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Tốt nhất, bạn không nên hôn bạn tình nhiễm HIV, bởi nước bọt cũng có thể chứa virus AIDs.


    Thai kỳ an toàn. Nếu người mẹ nhiễm HIV, virus này cũng có thể lây nhiễm cho con qua nhau thai. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc chống HIV kết hợp với các liệu pháp khác có thể giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.


    Xóa bỏ những quan niệm sai lầm. Một số người cho rằng, ôm và tiếp xúc gần với người nhiễm HIV có thể lây truyền bệnh. Tuy nhiên, virus HIV chỉ lây truyền qua đường máu, sinh dục, từ mẹ sang con.


    Không xa lánh, ruồng bỏ người bị nhiễm HIV/AIDs. Bệnh nhân AIDs cần được hỗ trợ tinh thần nhiều hơn bất kỳ bệnh nhân nào khác, đừng bao giờ có quan niệm cách ly, cô lập họ. Tốt nhất, hãy hòa đồng, hỗ trợ tinh thần tốt nhất để họ không còn cảm thấy cô đơn và bị kỳ thị.

    Theo Linh Chi - Kiến thức

  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Lo lắng về thông tin HIV - Bệnh khác


    06/02/2016 13:13


    Em là nam năm nay 26 tuổi rồi, em xin kể lại hành vi của em như sau. Em đã từng xét nghiệm combo (s/co=1, 3) hồi tháng 6 và phải làm khẳng định lại âm tính. Ngày 2/8 và 28/8 em cho một cô gái ma sa kích thích bằng tay, ngày 27/9 thì em ôm ấp cô gái ma sa trong khi em vẫn mặc quần lót và cô gái đó vẫn mặc váy vì cô gái đó đang trong thời kỳ kinh nguyệt nên em rất lo. Hai cô gái 28/8 và 27/9 em đều cho đi xét nghiệm combo âm tính (sau khi tiếp xúc 1 ngày và 11 ngày) nhưng vẫn không yên tâm 3 trường hợp trên em đều đi xét nghiệm sau 4 tuần. Do stress nên nhưng khi vô ý uống chung cốc nước em cũng đi uống pep 16/12 sau đó 10 ngày thì ngưng em làm xét nghiệm combo 26/12 thì âm tính. Đến ngày 12/1 do cầm tay bạn gái mới quen sau đó 1 tiếng sơ ý chạm vào đầu cậu nhỏ nên em sợ lây cũng đi mua pep về uống đến 23/1/2016 thì combo âm tính em không rõ em đã an toàn với HIV chưa. Giờ đây em hay bị nhiệt miệng và đau chân tay. Một số trang mạng tư vấn gọi điện mất tiền hay có mục 3 tháng âm 6 tháng dương, hay 6 tháng âm 1 năm dương. Em lo quá, họ có nói em an toàn vì combo thì xét nghiệm không phải lo cơ địa đặc biệt. Em cẩn thận đi xét nghiệm ung thư và tiểu đường đều không bị sao
    Trả lời:


    ( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 02:27:16 06/02/2016)
    Chào em.

    Khuyên em không tự ý mua thuốc về uống như vậy, em cần dùng thuốc theo đơn và chỉ định của bác sĩ. Qua 2 lần dùng thuốc tôi thấy đều không phù hợp vì việc uống chung cốc nước, hay cầm tay bạn gái đều không có nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV, do dó việc dùng thuốc điều trị dự phòng như vậy là không phù hợp.

    Qua những thông tin em cho biết về kết quả xét nghiệm của mình, em yên tâm không bị lây nhiễm HIV. Khuyên em không nên lo lắng, chắc chắn em an toàn với HIV, em không cần thiết phải làm lại kết quả xét nghiệm nữa.

    Chúc em vui, khỏe.

    http://doisongkhoe.com/lo-lang-ve-th...-hiv-96460.faq

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HIV lây nhiễm qua vật dụng cá nhân, “đừng uổng phí 1 đời”


    Thứ tư, 02/03/2016 17:20

    Về lý thuyết, nếu vật dụng cá nhân có nhiễm HIV thì vẫn có khả năng lây nhiễm HIV.




    HIV (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) vẫn là nỗi kinh hoàng với bất cứ ai. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh, người nhiễm H chỉ có thể duy trì thời gian sống bằng các loại thuốc.
    Rất nhiều người từng lo lắng khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người có H hoặc nghi nghiễm H vì sợ lây bệnh. Vậy thì thực sự HIV có lây qua đồ dùng cá nhân?

    Các con đường lây nhiễm chính

    Hầu hết chúng ta đã biết, HIV lây qua 3 con đường: Từ mẹ sang con, quan hệ tình dục và qua đường máu.

    - Từ mẹ sang con

    Nếu người phụ nữ bị nhiễm HIV mà có bầu, thì sẽ tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho bào thai. Tuy thế, không phải cứ người mẹ có H thì người con sẽ lây bệnh. Hiện nay đã có những loại thuốc phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con rất hiệu quả, một trong số đó là ARV.

    Nếu dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ sẽ giúp giảm khả năng đứa trẻ không nhiễm bệnh lên đến 70%. Thậm chí bà mẹ vẫn có thể cho con bú trong 6 tháng đầu.


    Không phải cứ mẹ nhiễm HIV thì con khi sinh ra cũng có bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

    - Lây nhiễm qua đường tình dục

    Vi-rút HIV có trong tinh dịch của đàn ông và dịch âm đạo của phụ nữ. Điều đó có nghĩa là, nếu 1 trong 2 người có H, thì có khả năng lây nhiễm đối phương. Mặc dù vậy, quan hệ tình dục vẫn có khả năng lây nhiễm thấp nhất trong các con đường.

    ThS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội cho biết: "Theo tài liệu của Hiệp hội an toàn tình dục và Phòng chống HIV của Anh, dựa trên các kết quả nghiên cứu tại Anh, tỷ lệ trung bình lây truyền bệnh từ nữ giới bị nhiễm HIV sang nam giới sau 1 lần quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo là 0,082 %.

    Điều này có nghĩa là trong số 1120 người đàn ông sau một lần quan hệ tình dục không an toàn với phụ nữ nhiễm HIV, thì có 1 người đàn ông bị lây nhiễm HIV (điều này đúng với xác xuất 95%)". Đối với nữ, tỉ lệ lây nhiễm là 0,1% nếu quan hệ qua đường âm đạo và qua đường miệng 0.02%.


    Tuy tỉ lệ lây nhiễm thấp nhưng không chắc chắn bạn sẽ không nằm trong số những người nhiễm bệnh nếu quan hệ không an toàn. Thậm chí, vẫn có người nhiễm vi-rút ngay từ lần quan hệ đầu tiên. Do vậy, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ.

    - Lây qua đường máu

    HIV có chủ yếu trong máu, vì vậy, mọi tiếp xúc trực tiếp giữa máu của người nhiễm HIV/AIDS với người không có H có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất. Nếu truyền máu của người có H sang người bình thường thì hầu hết sẽ nhiễm bệnh. Tiêm chích mà túy có tỉ lệ thấp hơn, nếu chỉ 1 lần dùng chung bơm kim tiêm, xác suất khoảng 0,67% người; với kim tiêm vấy nhiễm thì tỉ lệ là 1/200 hoặc 1/300.

    Ngoài ra là lây nhiễm qua các vết thương hở như: Vết xước trên cơ thể tiếp xúc với máu có H, hở chân răng khi hôn…


    Dùng chung đồ dùng cá nhân có tỉ lệ nhiễm HIV thấp (Ảnh minh họa: Internet)


    Dùng chung vật dụng cá nhân có nhiễm bệnh?

    Trong cuộc sống, có không ít người trong chúng ta đã từng dùng vật dụng cá nhân với người khác như: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu… Vậy thì khả năng lây nhiễm bệnh qua những vật dụng này như thế nào?

    Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường: "Về lý thuyết thì nếu dùng chung vật dụng cá nhân có dính máu của người nhiễm HIV, khi sử dụng chung những vật này, da bị xước, trợt, loét thì có thể làm lây nhiễm HIV". Vậy thì có thể hiểu rằng, nếu sử dụng chung vật dụng cá nhân thì hoàn toàn có thể bị lây nhiễm HIV/AIDS.

    Nhưng có một sự thật là, HIV không thể sống lâu ở điều kiện bên ngoài. Vì vậy, nếu sau một ngày hoặc lâu hơn, là người đầu tiên dùng chung đồ với người có H thì gần như 100% sẽ không bị nhiễm bệnh.

    Nếu thời gian dùng chung quá gần nhau, thì cũng có xác suất lây bệnh nhưng không cao. Từ trước tới nay, rất ít trường hợp bị lây nhiễm HIV/AIDS qua vật dụng cá nhân được phát hiện. Thậm chí, chưa có trường hợp nào lấy nhiễm qua đường dao cạo râu được biết đến.

    Cũng theo ThS. Nguyễn Kiên Cường, nếu nghi ngờ nhiễm HIV, thì những người từng sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm HIV nên đi xét nghiệm HIV để biết rõ bệnh tình và an tâm hơn.


    Theo TP - Sức khỏe và Đời sống

  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Em đang ngứa ở người và thường bị loét miệng đôi lúc đau bụng - Bệnh khác

    06/03/2016 14:23

    Em chào bác sĩ em xin trình bày luôn trường hợp của em như sau: ngày 2 tết em có uống chung cốc nước với anh trai miệng em bị nhiệt, ngày 4 tết em bị chim mổ gây ra vết xước nhỏ có chảy máu. Đến ngày 6 tết thì em có đi masa nhưng do tâm lý về HIV và các bệnh giường chiếu em không cho cô gái đó masa mà chỉ ngồi nói chuyện em lại vô ý để cô gái đó chạm vào bàn tay khi em mở cửa (cô gái đó có hành kinh em lo trên tay có ấy vẫn có dịch kinh nguyệt) em cẩn thận không chạm tay hay cho tay đó len mắt mà về nhà rửa xà phòng do em lo sợ từ hôm nén em đã mua pep uống từ hôm mùng 3. Hiện tại em đang ngứa ở người và thường bị loét miệng đôi lúc đau bụng. Liệu em có sao không giờ em lo sợ vì HIV quá khong dám uống chung thậm chí ăn chung bàn người gắp thức ăn cho cũng sợ. Do em xet nghiệm combo bị nghi ngờ rồi khẳng định lại âm hồi năm ngoái nên giờ em bị tam lý như vậy

    Trả lời:


    ( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 01:25:31 06/03/2016)
    Chào em.

    Xin được khẳng định với em rằng những hành vi em nêu trong câu hỏi không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Em cần biết rằng HIV không lây qua ăn chung mâm, uống chung cốc, sử dụng chung toilet…v.v. HIV cũng không lây qua việc ôm, bắt tay, cầm tay. Việc dùng thuốc điều trị dự phòng với HIV của em là không đúng. Em nên dừng thuốc. Có thể em nên khám bác sĩ để được hỗ trợ về tâm lý.

    Chúc em mạnh khỏe.

    http://doisongkhoe.com/em-dang-ngua-...bung-99989.faq

  19. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Gãi vào da bị nổi nốt - Bệnh khác

    06/03/2016 16:30

    Cháu chào bác sĩ. Cháu năm nay 16t. Cháu hay bị dị ứng nổi mề đay. Bị nhiều năm nay rồi ạ. Nhưng mấy hôm nay cháu thấy rất lạ. Gãi vào da chỗ nào thì chỗ thấy nổi mần đỏ. Nhiều nốt đỏ li ti như đầu kim ạ. Nổi 1 vệt dài toà nốt đỏ li ti như đầu kim ạ. Cháu thủ dâm cách đây 1 năm rồi ạ. Cho cháu hỏi phát ban như vậy có phải biểu hiện của hiv k ạ. Cháu chỉ cần gãi nhẹ là nốt đỏ li ti trên da bắt đầu hiện ạ hay là thiếu vitamin c ạ.

    Trả lời:


    ( - 06:44:28 06/03/2016)
    Chào cháu,


    Cháu bị dị ứng nổi mề đay đã nhiều năm nay. Gần đây gãi vào chỗ da nào thì chỗ da ấy nổi mẩn đỏ, có thể là do da cháu đã nhạy cảm hơn với các kích thích từ bên ngoài và dễ phản ứng khi có tác động (gãi). Cháu không cần lo lắng quá nhé!
    HIV lây nhiễm qua 3 con đường chính: lây truyền qua máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Nếu cháu không có tiếp xúc với nguồn nhiễm HIV qua 3 con đường này thì cháu không cần lo lắng về việc mắc bệnh này.


    Với trường hợp của cháu, cháu cũng nên đi khám bác sĩ để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, kê thuốc điều trị và có những lời khuyên cụ thể cho cháu nhé!


    Chúc cháu nhiều sức khỏe!
    http://doisongkhoe.com/ga-i-va-o-da-...o-t-100031.faq

  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Em có hôn sâu với bạn trai em nếu bị trầy xước liệu có nhiễm HIV không? - Bệnh khác

    14/03/2016 13:52

    Em có hôn sâu với bạn trai em nhưng em cảm thấy không bị trầy xước và nếu có bị trầy xước liệu có nhiễm HIV không... bạn trai em có xét nghiệm HIV vào 14/1/2016 kq là âm tinh mà tụi em hôn nhau cuối tháng 2 này, (em lo lắng trong khoảng thời gian đo người yêu có quan hệ với người khác thì sao) em lo sợ lắm. Cảm ơn Bác sĩ đọc và trả lời câu hỏi của em.
    HIV/AIDS | (01669***339 - 08:33 14/03/2016)
    Trả lời:


    ( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 08:33:45 14/03/2016)

    Chào em.

    Nước bọt không làm lây truyền HIV, do đó nguy cơ lây nhiễm HIV chỏ có thể xảy ra khi trong nước bọt có lẫn với máu của người có HIV dương tính. Với những thông tin mà em cho biết, em có thể yên tâm rằng, em không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

    Chúc em mạnh khỏe.



    http://doisongkhoe.com/em-co-hon-sau...ong-101270.faq

Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •