Kết quả 1 đến 20 của 48

Chủ đề: Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

Hybrid View

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,499
    Cảm ơn
    1,927
    Được cảm ơn: 21,247 lần
    Trẻ em và HIV

    Trẻ em có HIV thường chuyển sang giai đoạn AIDS nhanh hơn người lớn. Các trẻ nghi ngờ có HIV cần được uống Cotrimoxazole ngay sau khi sinh cho đến khi xác định chắc chắn là không có HIV. Trẻ em có HIV không nên tiêm phòng lao hoặc uống phòng bại liệt.
    I. Đặc điểm của nhiễm HIV ở trẻ em
    So với người lớn, trẻ em có HIV thường có diễn biến bệnh nhanh hơn nhiều và nếu không được điều trị thì phần lớn các cháu sẽ bị bệnh rất nhanh và tử vong trong vòng vài năm.
    Trẻ em có HIV có thể chậm lớn hơn và chậm dậy thì hơn những trẻ không có HIV.
    Số lượng tế bào CD4 trên trẻ nhỏ cũng khác so với người lớn. Thông thường, lượng tế bào CD4 trên trẻ nhỏ cũng khác so với người lớn. Lượng CD4 trung bình ở trẻ 6 tháng tuổi là vào khoảng 3.000 tế bào, ở trẻ 1 tuổi là 1.500 và thường vào khoảng trên 1.000 ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi còn trẻ trên 6 tuổi có lượng CD4 gần tương đương với người lớn. Vì vậy, người ta thường phải sử dụng bảng đối chiếu CD4 để đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch ở từng độ tuổi, hoặc tính tỷ lệ tế bào CD4 trên tổng số tế bào bạch cầu (CD4%). Tỷ lệ này bình thường vào khoảng 40%. Khi tỷ lệ này giảm xuống dưới 20% thì cơ thể có nhiều khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội, như trong trường hợp CD4 của người lớn ở dưới 200 tế bào.
    II. Thuốc kháng virus cho trẻ em
    Việc phân giai đoạn nhiễm HIV ở trẻ em phức tạp hơn người lớn. Dự kiến đầu năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra khuyến nghị về việc phân chia giai đoạn cho trẻ em.
    Nhìn chung, việc bắt đầu điều trị thuốc kháng virus cho trẻ em dựa trên 2 yếu tố, biểu hiện lâm sàng và tỷ lệ CD4(CD4%). Khi trẻ có các bệnh lý nhiễm HIV nặng và có tỷ lệ CD4 từ 20% trở xuống, đặc biệt là dưới 15% thì trẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng virus.
    Phần lớn các phác đồ thuốc kháng virus dùng cho người lớn đều dùng được cho trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý là Efavirenz (EFV, Sustiva) không được phép dùng cho trẻ em có cân nặng dưới 10kg hoặc dưới 3 tuổi.
    Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em là theo cân nặng của trẻ. Hiện nay trên thế giới, nhiều loại thuốc kháng virus đã có dạng si-rô dành riêng cho trẻ em những ở Việt Nam hiện nay chưa có. Để khắc phục, một số bác sỹ đã dùng thuốc của người lớn, cắt ra để điều trị cho trẻ em. Đây là giải pháp tạm thời vì việc chia thuốc bằng phương pháp thủ công như vậy không đảm bảo liều dùng chính xác cho trẻ.
    III. Một số điểm cần lưu tâm
    1) Uống Cotrimoxazole để dự phòng nhiễm trùng cơ hội
    · tất cả trẻ em do các bàn mẹ có HIV sinh ra đều cần uống Cotrimoxazole để dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
    · liều lượng: nửa (1/2) viên đơn (viên 480mg) cho trẻ dưới 10kg, một viên đơn cho trẻ từ 10-25/kg và một viên kép (960mg) cho trẻ trên 25kg.
    · chỉ nên cho trẻ ngừng uống khi đã xác định chắc chắn là trẻ không nhiễm HIV và trẻ không bú mẹ, hoặc sau khi trẻ đã được điều trị bằng thuốc kháng virus và có dấu hiệu phục hồi tốt.

    2)Tiêm phòng( chủng ngừa)

    Nhìn chung việc tiêm phòng cho trẻ em có HIV là an toàn và cần thiết. Đặc biệt, một số bệnh như sởi và thuỷ đậu khi gây bệnh ở những trẻ có HIV có thể diễn biến rất nặng vì vậy nên tiêm phòng cho các em bé những bệnh này.
    Vắc-xin thuỷ đậu hiện không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nhiều trung tâm y tế dự phòng của các thành phố lớn có loại vắc-xin này.
    Tuy nhiên, có một số loại vắc-xin mà bản chất là virus vẫn còn sống mà bị làm yếu đi (vắc-xin giảm độc lực) thì không nên dùng cho trẻ có HIV hoặc nghi ngờ có HIV (ví dụ như con mới sinh của bà mẹ có HIV) để đề phòng trường hợp cơ thể các em quá yếu, không những không tạo được miễn dịch chống lại virus đó mà còn bị mắc bệnh ví dụ như vắc-xin tiêm phòng lao và vắc-xin uống phòng bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam hiện nay.






    với trẻ có hoặc nghi ngờ có HIV không tiêm phòng (chủng ngừa) lao và không uống vắc-xin bại liệt.
    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:52.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Quyền sống của người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 23:55

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •