Trang 7 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 CuốiCuối
Kết quả 121 đến 140 của 161

Chủ đề: Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

  1. #121
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vụ bạo hành: Tiết lộ rùng mình của trẻ nhiễm HIV đã bỏ trốn

    Cập nhật lúc: 14:00 09/04/2015
    (Xã hội) - Ngoài việc bị bạo hành, trẻ ở trung tâm còn phải chịu những quy định “lạ” như phạt 100 nghìn/đôi dép nếu không để lên kệ, 100 nghìn đồng/quyển truyện bỏ quên trên giường…




    Những quy định “lạ”

    Bên cạnh những trẻ bị các bảo mẫu đánh trong bữa ăn dư luận lên án vừa qua thì ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, quận Thủ Đức (T.p HCM) còn có nhiều em khác cũng từng bị bạo hành nay đã về nhà hoặc phải trốn ra ngoài thuê nhà trọ.

    Lần theo những thông tin trên, chúng tôi tìm gặp em N.P.D. (SN 1996) người từng bị bạo hành và nay đã trốn khỏi Trung tâm ra ngoài thuê phòng ở.

    Qua lời kể nghẹn ngào của em, nhiều câu chuyện đáng thương xung quanh cuộc sống của những đứa trẻ nhiễm HIV đang được nuôi, dạy tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân từng bước được hé mở.

    Theo lời D. thì em là trẻ nhiễm HIV mẹ mất sớm nên cha gửi em vào Trung tâm sống và học tập từ năm 2006. Do bức xúc với cách đối xử của các bảo mẫu trong Trung tâm nên em đã trốn khỏi nơi đây được hơn một tháng.


    Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân, nơi xảy ra việc các bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.


    Khoảng thời gian sống trong Trung tâm, D. đã không nhớ nổi biết bao lần bản thân em bị đánh và nhìn thấy các bạn khác bị bạo hành vì những lý do không chính đáng.

    “Tại trung tâm, ngoài việc phải chấp hành những quy định chung thì tụi em còn phải chịu hình phạt khác do giáo viên tự đặt ra như bàn là dùng đã cũ bị cô tính gần 2 triệu. Sau đó trừ theo đầu người, đứa lớn 100 nghìn đồng, đứa nhỏ 50 nghìn đồng.

    Hay như dép để dưới nền nhà bị phạt 100 nghìn đồng/đôi, quần áo mặc xong không giặt trong ngày bị phạt 100 nghìn đồng/bộ, truyện đọc xong để trên giường bị phạt 100 nghìn đồng/quyển.

    Có người bị phạt tiền nhiều không còn tiền gửi xe khi đi học. Không còn cách nào khác các em phải gọi về gia đình xin chu cấp nhưng xin nhiều lần người thân cũng không cho”, D. kể.


    Những quy định "lạ" do giáo viên, bảo mẫu đặt ra đã được các em phản ánh lại với bà Nguyễn Thị Kim Tiên - Giám đốc Trung tâm nhưng không được xử lý


    Không chịu nổi đành bỏ trốn khỏi Trung tâm

    Bức xúc với cách hành xử của giáo viên, các em đã báo sự việc lên Giám đốc Trung tâm nhưng không được xử lý. Cuối năm 2014, một nhóm gồm 16 trẻ đã âm thầm viết đơn kêu cứu gửi lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM.

    Từ lá đơn kêu cứu này đầu năm 2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành điều tra và xử lý vụ việc.

    Ngày 6/4, bà Nguyễn Thị Kim Tiên, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân trong buổi làm việc với báo chí cũng đã xác nhận là có sự việc trên.

    Bà Tiên cho biết: “Căn cứ vào quyết định xử phạt của Sở, Trung tâm đã cách chức Trưởng khoa và Phó khoa Tuổi Xanh đồng thời kỷ luật đối với bảo mẫu Lưu Thị Hà”.


    Trong buổi làm việc với báo chí chiều ngày 6/4, bà Tiên khẳng định rằng trong quá trình kiểm tra không phát hiện các em bị bầm tím. Chỉ đến khi PV mời xem clip thì bà mới nhận có sai sót trong quá trình kiểm tra.

    Cũng theo D. thì sau khi âm thầm gửi đơn kêu cứu lên Sở, cuộc sống hàng ngày của các em luôn bị các cô trong Trung tâm theo dõi, tra khảo, hỏi ai là người viết đơn.

    “Em thấy ngột ngạt và không thể sống nổi trong này nên đã kêu cha lên làm bảo lãnh cho em hồi gia. Nhưng chờ mãi không thấy cha lên nên em đã trốn ra ngoài thuê phòng trọ ở và đi làm thêm”, D. nghẹn ngào.

    Theo chị N.T.H.T. từng công tác tại Trung tâm nay đã nghỉ việc thì những trường hợp được cha mẹ lên bảo lãnh hồi gia thì có mã số về địa phương lĩnh thuốc về uống.


    Do bức xúc với những quy định "lạ", cách đối xử của giáo viên, bảo mẫu nên có trẻ đã bỏ trốn ra ngoài.

    Còn trường hợp trốn thì không có mã nên các em phải tự kiếm tiền mua. Số tiền mua thuốc uống mỗi em khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

    "Trong 3 trường hợp bỏ trốn ra ngoài thì có em HD. là có hoàn cảnh đặc biệt nhất, HD. bị cha mẹ bỏ ở cổng của Trung tâm khi mới sinh. Lớn lên trong Trung tâm sau đó HD. trốn ra ngoài và có vài lần quay lại thăm các em nhưng bị đuổi", chị T. cho biết thêm.\.
    Lâm Phương (Dailo.vn)/Theo Khỏe & Đẹp


  2. #122
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vụ bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV: Hé lộ thêm sự thật gây "sốc"

    Thứ sáu 10/04/2015 09:00

    Một cựu trưởng khoa tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và hai trẻ từng sống tại trung tâm vừa hé lộ thêm nhiều tình tiết gây "sốc" về nạn bạo hành trẻ nhiễm HIV/AIDS đang gây phẫn nộ dư luận.

    Các em lớp 4 trong một buổi học tập tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân - Ảnh Hưng Nguyên

    Phạt tiền trẻ nhiễm HIV

    Ngày 8/4, em D. - một học viên vừa trốn khỏi trung tâm cho biết: “Nạn bạo hành đã diễn ra từ lâu rồi, hồi tụi con mới vô trường năm 2006. Đi vệ sinh mà quên đóng nắp bồn cầu tụi con cũng bị tát tai là chuyện bình thường”.

    D. vừa bước qua tuổi 19 và chỉ còn 3 tháng nữa là có cơ hội thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng vì không thể tiếp tục sống tại trung tâm nên em đành bỏ trốn. “Em rất muốn được tốt nghiệp lớp 12 nhưng không chịu nổi sự ghét bỏ của nhiều người ở trung tâm”, D. tâm sự.

    “Sự ghét bỏ” mà D. đề cập bắt nguồn từ việc em vốn là học viên nhiều tuổi nhất tại trung tâm. Em D. cũng là một trong số những em kêu gọi viết và gửi đơn cầu cứu đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM vào cuối năm 2014.

    Bạn cùng ký tên với D, em T. cũng đã phải bỏ đi sau 9 năm sống tại trung tâm, cho biết các em vừa đối mặt với nạn bạo hành thường xuyên, vừa “khủng hoảng” với những hình phạt quy ra tiền.

    “Chỉ vì ủi đồ nhiều khiến đế bàn ủi bị đen mà tụi con bị phạt tiền nhiều lắm, trẻ lớn thì phạt 100.000 đồng, trẻ nhỏ thì 50.000 đồng, tụi con tính tổng số trẻ bị phạt chỉ vì vụ này đã gần 2.000.000 đồng”, T. cho biết. Người ra “sắc lệnh” phạt kỳ lạ kia chính là cô T mà trong trung tâm thường gọi là cô Linh.

    Vì sao trẻ sống trong trung tâm có tiền phạt?

    Theo giải thích của cô H.T - cựu Trưởng khoa Tuổi xanh của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, trẻ có tiền riêng do người thân cho hoặc học giỏi được trung tâm thưởng (120.000-150.000 đồng/một lần thưởng). Tiền riêng của các em, theo quy định của trung tâm là do phó khoa phụ trách quản lý.

    Cô H.T từng có 11 năm gắn bó với trung tâm và vừa nghỉ việc hồi tháng 3/2015. Cô cũng là người xuất thân từ trẻ mồ côi, nhưng cô đã phấn đấu đạt học vị cử nhân.

    Cô H.T cho biết thêm, hồi còn công tác mình cũng từng bắt trẻ nằm giường mà vút vài roi, vì “có một số vi phạm cũng cần phải dùng đến roi để trẻ nhớ mà không tái phạm. Chỉ là cách dùng roi thế nào để trẻ tâm phục khẩu phục, chứ không thể bạ đâu đánh đó”, cô H.T nói.

    Tuy nhiên, “không phải ai ở trung tâm cũng biết cách dùng roi” để răn đe các trẻ mà thậm chí họ chỉ dùng tay, chân. Cô H.T cho rằng: “Có thể họ không ác ý với trẻ, nhưng cũng có thể sự giận dữ từ nơi gia đình, ngoài xã hội theo họ vào trung tâm, rồi trút giận lên trẻ vì thiếu kiềm chế”.

    Chiều 7/4, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM đã tạm đình chỉ công tác đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiên, Giám đốc Trung tâm Linh Xuân trong thời gian thanh tra đơn vị này. Hiện đoàn thanh tra Sở đang tiến hành thanh tra toàn diện đơn vị này ngay sau video clip bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV/AIDS được truyền thông loan tải hôm 6/4.

    Thanh Trà

    Theo Gia đình & Xã hội

  3. #123
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Đường về”: Vận động giảm kỳ thị với người nhiễm HIV

    Thứ bảy 25/04/2015 13:50

    Phim ngắn “Đường về” vừa công chiếu tại TP.HCM nhằm kêu gọi cộng đồng giảm kỳ thị phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS.

    Phim "Đường về" được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đến ủng hộ

    Nằm trong chuỗi sự kiện Giải thưởng Dải Băng Đỏ 2015 do Mạng lưới người sống chung với HIV Việt Nam (VNP+) tổ chức dưới sự bảo trợ của Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y Tế và Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng Thống Hoa Kỳ (PEPFAR).

    “Đường về” dựa trên câu chuyện có thật về một chàng trai 19 tuổi tên An. Khi An phát hiện mình nhiễm HIV từ người yêu tên Lâm thì đã rất đau khổ, còn Lâm thì bỏ đi xa. Ngay trong lúc đang đau ốm và tuyệt vọng, An lại bị gia đình ruồng bỏ, xa lánh. An đã cố gắng phấn đấu điều trị tốt để mong được khỏe mạnh trở về bên gia đình. Nhưng ngày An trở về cũng là lúc biết tin người mẹ thân yêu đã mất vì quá đau buồn. Chưa vượt qua được cú sốc về tinh thần, An lại bị người cha đánh đập, hắt hủi, xua đuổi… Cùng quẫn, An đã buông xuôi tất cả và tìm đến cái chết trong sự cô đơn, thiếu tình thương gia đình.


    Phim ngắn lên án sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong gia đình và cộng đồng đối với người nhiễm HIV. Đây cũng chính là rào cản trong việc người nhiễm HIV có thể tiếp cận sớm điều trị thuốc kháng ARV. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần, sức khỏe của người nhiễm HIV.

    Bên cạnh đó, phim “Đường về” còn mang đến thông điệp mang đậm tính nhân văn “Gia đình là điểm tựa và là nơi chốn đi về dù trong hoàn cảnh nào”, vì vậy, trong gia đình, dù bất kỳ chuyện gì xảy ra đối với người thân của mình, hãy yêu thương, chia sẻ với họ để họ có thể vượt qua những nỗi đau, mất mát, sống có ích cho xã hội.

    Trong ngày đầu công chiếu tại The Adora Premium Phú Mỹ Hưng, nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã đến để ủng hộ, đồng hành cùng chương trình Giải thưởng Dải Băng Đỏ như: Nhạc sĩ Thái Hùng, nghệ sĩ Xuân Hương, ca sĩ hải ngoại Nhật Hạ, Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, Á hậu Trương Thị May, diễn viên- người mẫu Phi Thanh Vân, ca sĩ Hồ Việt Trung… cùng phóng viên các báo đài và hơn 150 khách mời đã đến dự buổi chiếu ra mắt phim ngắn “Đường về”.

    Chương trình Giải thưởng Dải băng đỏ được VNP+ khởi sướng với mục tiêu Truyền trông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống với HIV, người đồng tính nhiễm HIV và cộng đồng song tính, lưỡng tính, đồng tính và chuyển giới (LGBT). Chương trình nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế, vai trò của người sống với HIV và nhóm dễ bị tổn thương; kêu gọi sự phối hợp của văn nghệ sĩ, truyền thông báo chí, chính quyền địa phương với người sống với HIV. Đây cũng là một hoạt động chính thức kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
    Thúy Vân
    http://tiengchuong.vn/

  4. #124
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kim Tuyến kêu gọi không kỳ thị người nhiễm HIV-AIDS

    17/05/15 - 1:06 GMT+7
    Ngày 15/5, ban tổ chức chương trình Dải Băng Đỏ công bố chọn diễn viên Kim Tuyến làm đại sứ “Mạng lưới người sống chung với HIV Việt Nam” (VNP+). Nữ diễn viên xuất hiện tại buổi ra mắt ở TP HCM trong tà áo dài trắng của nhà thiết kế Thuận Việt.

    Ban đầu, Kim Tuyến được chọn là một trong những nghệ sĩ khách mời của giải thưởng tôn vinh những người góp sức cho cộng đồng, kêu gọi giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và nhóm nguy cơ cao. Tuy vậy, trước sự nhiệt tình của người đẹp, ban tổ chức mời cô trở thành gương mặt đại diện của chương trình.


    Kim Tuyến bên nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam.

    Sắp tới Kim Tuyến cùng nhiều nghệ sĩ tham gia đêm gala trao giải Dải Băng Đỏ, diễn ra vào 18h ngày 22/5 tại TP HCM. Chương trình có sự tham gia của nhiều gương mặt nghệ sĩ như: Á hậu Trương Thị May, diễn viên Lý Nhã Kỳ, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Xuân, Sĩ Hoàng, Nghệ sĩ Nhân Dân Kim Cương…

    “Tôi cảm thấy hành trình hoạt động nghệ thuật của mình từ trước đến nay nhận được nhiều ưu ái từ mọi người. Vì thế, tôi rất muốn dành thời gian chung tay góp sức vào những hoạt động chung phát triển cộng đồng”, Kim Tuyến chia sẻ..

    Nghệ sĩ Kim Cương và nhà thiết kế Sĩ Hoàng (từ phải qua) tham gia vào chương trình. Đêm tôn vinh những cá nhân đóng góp tích cực cho phong trào phòng chống HIV-AIDS sắp tới còn có các hoạt động như: ký tên ủng hộ chống kỳ thị phân biệt đối xử người nhiễm bệnh, chấm điểm và trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động, giao lưu giữa nghệ sĩ với khán giả…

    Ảnh: Tân Đà Lạt
    http://phapluatdoisong.com/

  5. #125
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm bị ảnh hưởng HIV/AIDS
    Thứ hai, 18/05/2015 21 giờ 22 GMT+0
    Theo Tổ chức Y tế thế giới, kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm bị ảnh hưởng HIV/AIDS là một trong những rào cản khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị bệnh… Vì thế, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV đã và đang được chính quyền, ban ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện, nhằm kêu gọi tinh thần trách nhiệm và sự tham gia của chính cộng đồng bị ảnh hưởng vào công cuộc phòng, chống AIDS của địa phương nói riêng và TP Cần Thơ nói chung...

    Từ tháng 5-2014, Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống (LIFE) phối hợp Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ triển khai Dự án Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV phía Nam, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Dự án này được triển khai, thực hiện tại 4 quận, huyện của thành phố, gồm: Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh. Dự án nhằm tăng cường các ứng phó dựa vào cộng đồng đối với đại dịch HIV thông qua việc nâng cao năng lực của các nhóm, các tổ chức địa phương có khả năng tiếp cận, thu hút, chăm sóc và hỗ trợ được những cá nhân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi HIV và người có HIV.


    Nhóm CBO quận Ninh Kiều trong tiết mục kịch, tiểu phẩm “Sống thật với chính mình”.

    Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố, quý I-2015, trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận giảm cả 3 chỉ số: Nhiễm HIV 28 trường hợp (giảm 33 trường hợp); bệnh nhân AIDS 23 trường hợp (giảm 10 trường hợp) và tử vong 10 trường hợp (giảm 8 trường hợp). Tuy nhiên, lây truyền HIV qua đường tình dục vẫn là con đường chính. Phân bố nhiễm HIV phát hiện hàng năm có xu hướng tăng ở nam giới. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm tiếp tục có xu hướng giảm, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM có xu hướng tăng.


    Ở quận Ô Môn, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên, đến nay, toàn quận phát hiện tổng cộng 424 người nhiễm, trong đó, số bệnh nhân AIDS còn sống là 138 người và số tử vong do AIDS là 155 người. Theo số liệu thống kê từ ngành công an và cập nhật các tụ điểm, hiện nay, trên địa bàn quận có 127 người nghiện hút ma túy, 98 phụ nữ mại dâm và 155 người nam có quan hệ đồng giới; nguy cơ lây nhiễm HIV là rất lớn trong các nhóm nguy cơ cao và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng là không nhỏ. Để ngăn ngừa và làm giảm sự lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao và trong cộng đồng dân cư, trong những năm qua, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cùng ngành y tế ở quận Ô Môn đã tập trung mọi sức lực, huy động các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV cùng gia đình tự giác và chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư. Các hoạt động can thiệp và cung cấp dịch vụ HIV/AIDS đã được triển khai và thực hiện tại địa phương như: Chương trình truyền thông thay đổi hành vi, tiếp cận cộng đồng, bơm kim tiêm, bao cao su, Methadone, tư vấn và hỗ trợ người nhiễm, điều trị ARV, phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con… đã giúp các đối tượng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ của chương trình. Song song đó, việc thực hiện chống kỳ thị và phân biệt đối xử cũng được quan tâm hàng đầu tại địa phương. Bởi vì chính kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm: quyền học hành, lao động… đã được quy định tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS.


    Trong những năm qua, mặc dù có nhiều tiến bộ, song việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới hình thức và mức độ khác nhau. Chị H. (ở quận Ninh Kiều), cho biết: “Khi phát hiện mình bị nhiễm HIV, tôi bị sốc rất nặng, không thiết sống nữa. Tuy nhiên, được sự tư vấn, hỗ trợ của những cán bộ y tế, gia đình và những người cùng cảnh ngộ, tôi lấy lại bình tĩnh, tự tin sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội. Cái khó nhất của người nhiễm HIV chính là sự lo lắng bị kỳ thị và phân biệt đối xử”. Chính việc kỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản cho những nỗ lực trong việc ngăn chặn dịch HIV/AIDS trong cộng đồng.


    Theo Ban chỉ đạo 138/TTYTDP quận Ô Môn, để chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV cần nắm rõ, hiểu và tuân thủ tốt Luật Phòng chống HIV/AIDS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mỗi cán bộ y tế, nhất là cán bộ công tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm, ân cần, chăm sóc người nhiễm và giúp đỡ người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể các cấp cần tạo môi trường thuận lợi để người nhiễm và các nhóm bị ảnh hưởng bởi dịch HIV/AIDS được quan tâm, giúp đỡ, có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng tốt các dịch vụ về HIV/AIDS. Đồng thời, những người nhiễm cần ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và trong dự phòng lây nhiễm HIV cho người khác.


    Bà Nguyễn Nguyên Như Trang, Giám đốc Trung Tâm LIFE kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng, các cơ quan chính quyền địa phương, các dịch vụ y tế, xã hội đối với các anh, chị em vì những lý do khác nhau mà dấn thân vào sử dụng ma túy, mại dâm hoặc vì khuynh hướng tình dục khác nhau mà chọn quan hệ tình dục đồng giới. Chúng ta hãy giảm và xóa những kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, để từ đó, vận động tinh thần trách nhiệm và sự tham gia của chính cộng đồng bị ảnh hưởng vào công cuộc phòng, chống AIDS.
    Bài, ảnh: CHẤN HƯNG
    http://baocantho.com.vn/

  6. #126
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    “Dải băng đỏ” - Góp phần chống kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ hai, 25/05/2015, 10:11 GMT+7



    Sau hơn một năm chuẩn bị và hai tháng triển khai, cuộc thi “Dải băng đỏ” - cuộc thi dành cho người nhiễm HIV/AIDS sẽ kết thúc vào tối 22/5 tại TP.HCM.


    Đây là cuộc thi do VPN+ (Viet Nam National Network of People Living with HIV) tổ chức dưới sự tài trợ của PEPFAR (Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS, và Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC). Cuộc thi gồm 6 nội dung: tuân thủ điều trị, dự phòng lây từ mẹ sang con, cống hiến, thành đạt, vươn lên, và đồng hành.

    Trong đêm gala trao giải, cùng với diễn viên Kim Tuyến, đại sứ thiện chí đầu tiên của cuộc thi, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng: NSND Kim Cương, á hậu Trương Thị May, diễn viên Hồng Ánh, Lương Duyên, Lê Khánh, NSƯT Kim Xuân, NSƯT Thành Hội, nhiếp ảnh gia Phạm Hoàng Nam... sẽ nắm tay các thí sinh đoạt giải bước trên thảm đỏ để biểu thị thái độ ủng hộ, kêu gọi cộng đồng không kỳ thị bệnh nhân HIV/AIDS. Được biết, thứ trưởng Bộ y tế - PGS.TS. Nguyễn Thanh Long; bà Claire Pierangelo - phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; bà Rena Bitter, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM, đại diện sứ quán các nước cũng sẽ tham gia đêm gala này.


    Là một trong những vị khách mời sánh bước cùng các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, nhà thiết kế Sỹ Hoàng cho biết: “Tôi vui vì được tay trong tay với một bệnh nhân HIV/AIDS. Thảm đỏ tuy không dài nhưng hoạt động này muốn nhắn gửi đến cộng đồng rằng đừng tỏ thái độ kỳ thị vì thiếu hiểu biết. Nếu chúng ta hiểu rõ nguyên nhân bệnh, cách thức lây bệnh, chúng ta sẽ không sợ hãi xa lánh người có bệnh HIV/AIDS. Tôi đã từng đọc qua nhiều sách và xem nhiều bài báo viết về cuộc sống của những bệnh nhân HIV/AIDS. Tôi luôn cảm thấy thương họ và muốn làm gì đó chia sẻ nỗi đau này”.



  7. #127
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Cùng nhau hành động chống lại sự kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS

    Cập nhật ngày: 23/06/2015 10:27:21

    Theo số liệu ghi nhận đến thời điểm hiện nay, tất cả 7 huyện, thành phố và 64 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến ngày 31/5/2015, toàn tỉnh có 2.494 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 1.575 người và tử vong 868 người. HIV/AIDS là một bệnh mà ai cũng có thể mắc. Tuy nhiên, bệnh thường không hoàn toàn gắn liền với tệ nạn xã hội. Thế nhưng, hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS đã làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.



    Sinh viên Trường đại học Bạc Liêu với cuộc thi tìm hiểu HIV/AIDS. Ảnh: T.Đông


    Sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến người nhiễm HIV che giấu bệnh tật, đồng thời trở thành một rào cản cho những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, làm việc, học hành. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho người khác và làm cho đại dịch càng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Một trong những nguyên nhân của sự kỳ thị là do thiếu hiểu biết hoặc hiểu không đầy đủ về HIV/AIDS, một số người đã nghe nói về HIV/AIDS nhưng không hiểu rõ nguyên nhân và phương thức lây truyền dẫn tới cho rằng có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc hay sinh hoạt thông thường với người có HIV như ăn uống cùng nhau, bắt tay, ôm hôn, dùng chung nhà tắm, hồ bơi..., đôi khi có người còn nghi ngờ HIV có thể lây nhiễm qua vết đốt của muỗi hay côn trùng. Từ đó dẫn đến lo sợ mình bị lây bệnh và thể hiện cách phòng vệ bản thân quá mức, có những biểu hiện phân biệt đối xử với người có HIV như: không ngồi chung bàn, không ăn chung, không cho trẻ em chơi chung, học chung với trẻ có HIV hay nghi ngờ bị nhiễm.


    Cần xác định công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng để thay đổi hành vi của mọi người dân. Như những hoạt động mà trong thời gian qua chúng ta đã huy động đồng bộ các kênh truyền thông hiện có trên địa bàn và được triển khai rộng khắp với sự nỗ lực, vào cuộc của cả cộng đồng, của các cấp chính quyền và các ban ngành, đoàn thể. Những hoạt động cụ thể là tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS lồng ghép vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương thông qua phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; vận động cộng đồng mở rộng vòng tay giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.


    Ngoài ra, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, cần chú trọng đến công tác quản lý, tư vấn và chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Hiện tại tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 1.000 người nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý theo dõi, chăm sóc điều trị. Theo đó, người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ gồm: các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... Các hoạt động được kết nối trực tiếp với người bệnh như: công tác tuyên truyền giáo dục, nhất là các nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, người bán dâm... Hoạt động giới thiệu chuyển tiếp khám và điều trị lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục... Sắp tới đây, tỉnh sẽ triển khai 1 phòng khám và điều trị Methadone đặt tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, dự kiến vào tháng 8 sẽ đi vào hoạt động.


    Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn cần được tiếp tục khẳng định là một nhiệm vụ phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài, có sự tham gia của toàn xã hội và của mỗi người dân. Mọi người cần thẳng thắn nhìn vào sự thật để thấy rằng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS hiện vẫn đang tồn tại ở các mức độ khác nhau, ở nhiều nơi, từ gia đình, nơi làm việc, trường học, công sở và ngoài cộng đồng. Qua đó, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS góp phần vào sự thành công trong việc từng bước đẩy lùi căn bệnh xã hội này trong tương lai.



  8. #128
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,191
    Cảm ơn
    1,923
    Được cảm ơn: 21,205 lần
    Chống kỳ thị người nhiễm HIV: Cần lắm những tấm lòng


    Thứ Sáu, 17/07/2015

    (HQ Online)- Ăn cơm phải ngồi riêng một góc, không được phép ăn chung với các thành viên trong gia đình. Đến bố mẹ mà còn kỳ thị với bệnh nhân HIV như vậy thì ngoài xã hội còn đáng lo thế nào", đó là chia sẻ tận tâm can của bác sỹ Nguyễn Thị Thảo- Phó Giám đốc Bệnh viện 09 (cơ sở chuyên điều trị cho bệnh nhân nghiện, HIV) khi nói về tình trạng người nhiễm HIV bị phân biệt đối xử.




    Rất nhiều bệnh nhân HIV đã vươn lên chiến thắng số phận để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Ảnh internet.


    Khắc nghiệt

    Ông Hoàng Đình Cảnh- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế cho biết, trong công tác phòng chống HIV hiện đang gặp một số khó khăn nhất định, trong đó nổi bật là vấn đề kỳ thị với người nhiễm HIV và kinh phí để duy trì hoạt động phòng chống HIV.

    Theo đó, việc kỳ thị của xã hội kể cả ở cộng đồng như trường học, nơi làm việc, cơ sở y tế đối với người nhiễm HIV là rào cản lớn đối với chương trình phòng chống HIV.

    Kể về sự kỳ thị với bệnh nhân HIV, bác sỹ Nguyễn Thị Thảo cho biết: Một bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại BV 09 trong một lần chuyện trò đã kể rằng trước kia, bệnh nhân này bị gia đình kỳ thị, không cho ăn cùng mâm với các thành viên, phải ngồi riêng góc nhà để ăn.

    "Bệnh nhân kể anh phải sống những tháng ngày như địa ngục trần gian, vừa bị bệnh tật hành hạ vừa phải chịu sự ghẻ lạnh của gia đình", bác sỹ Thảo kể lại.

    Tuy nhiên theo vị bác sỹ này, sau khi biết được hoàn cảnh của bệnh nhân, các tình nguyện viên cùng chuyên viên tư vấn của bệnh viện đã đến gặp trực tiếp gia đình bệnh nhân và giải thích, thuyết phục cho các thành viên hiểu, HIV không lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường như ăn uống, sinh hoạt chung mà chỉ lây qua đường máu, đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con.

    "Sau một thời gian vất vả thuyết phục, các thành viên trong gia đình bệnh nhân đã nhận ra, đến thời điểm hiện tại, khi bệnh nhân về nhà, được ngồi ăn cơm cùng mâm với gia đình", bác sỹ Thảo vui mừng kể.

    Tuy nhiên theo bác sỹ Thảo, chuyện không cho ăn cơm cùng chỉ là một trong nhiều minh chứng của tình trạng kỳ thị với người nhiễm HIV, đau lòng hơn cả là sự lạnh lùng đến khắc nghiệt của các thành viên trong gia đình trước những cái chết được báo trước của bệnh nhân HIV.

    Bác sỹ Thảo kể, trong suốt nhiều năm qua, các bác sỹ của Bệnh viện 09 đã phải chứng kiến bao cái chết lặng lẽ, cô độc của bệnh nhân vì không có lấy một người thân đến gặp mặt lần cuối. Có nhiều bệnh nhân nằm nội trú ở bệnh viện vài năm trời nhưng tuyệt nhiên không có một người thân nào tới thăm nom.

    Không những vậy, theo bác sỹ Thảo, không ít lần lãnh đạo bệnh viện còn nhận được tin nhắn từ người nhà bệnh nhân với nội dung “sao các bác không để cho nó chết đi, cứu làm gì” hay “người nhà tôi xây mộ rồi, cho chết thôi”. Thậm chí, đến khi bệnh nhân hấp hối chỉ với mong ước cuối cùng được gặp mặt người thân, bệnh viện gọi điện thông báo về gia đình cũng không hề nhận được phản hồi.

    “Phần lớn bệnh nhân ra đi trong sự ghẻ lạnh của chính những người thân trong gia đình. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, khi bệnh nhân nằm xuống, các y bác sỹ trở thành “thân nhân” bất đắc dĩ, chu đáo đưa tiễn người quá cố về đất mẹ", bác sỹ Thảo buồn rầu kể lại.

    Cần lắm những tấm lòng nhân văn

    Thực tế cho thấy, mặc dù chúng ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, về thực hiện luật phòng chống HIV/AIDS về tận các đường làng, góc phố, vùng sâu vùng xa… nhưng sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn phổ biến. Có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS.

    Theo ông Hoàng Đình Cảnh- Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế, việc kỳ thị, phân biệt đối xử, không tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng... là những hành vi cần lên án. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS không chỉ thể hiện hiểu biết đúng đắn về một căn bệnh trong cộng đồng xã hội mà còn thể hiện văn minh.

    "Sự kỳ thị và phân biệt sẽ giết những người nhiễm HIV/AIDS trước khi bệnh tật giết họ. Nhiều người mặc cảm, mất hết lòng tin và sống bất cần, không có trách nhiệm với xã hội. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch này lan rộng tại Việt Nam", ông Cảnh thừa nhận.

    Do vậy vị Cục phó Cục phòng chống HIV này luôn trăn trở mong muốn mọi người hãy có cách nhìn nhân văn hơn với người nhiễm HIV, vì trước khi là bệnh nhân họ cũng là một con người có trái tim, biết buồn vui đau khổ. Bên cạnh đó họ cũng là một người lao động đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Rất nhiều bệnh nhân HIV đã vươn lên chiến thắng số phận để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

    Vậy làm thế nào để giảm sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV? Theo ông Hoàng Đình Cảnh, điều quan trọng nhất là bản thân người bệnh phải thoát khỏi sự mặc cảm để tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó mọi người xung quanh cần có kiến thức về việc lây nhiễm HIV để tránh sự kỳ thị không đáng có.

    Nói về điều này, ông Cảnh thông tin, theo những công bố mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, ngay cả khi bị kim tiêm nhiễm máu bệnh nhân nhiễm HIV mà chọc vào da người khác, xác suất lây nhiễm HIV mới chỉ là 0,3%.

    “Khi dịch sinh học máu của người nhiễm HIV bắn vào mắt và niêm mạc miệng người khác, xác suất lây nhiễm mới là 0,1%. Đó còn chưa kể vi rút HIV chỉ sống được ở ngoài môi trường khoảng vài phút”, ông Cảnh khẳng định.

    Ngoài ra, theo ông Cảnh, trong phòng chống HIV hiện nay, vấn đề kinh phí để duy trì hoạt động phòng chống HIV cũng là thách thức lớn trong thời gian tới.

    “Hiện nay số tiền viện trợ cho các chương trình phòng chống HIV của các tổ chức thế giới đang bị cắt giảm, do vậy bệnh nhân phải tự chi trả một phần kinh phí điều trị. Do vậy, mức đầu tư từ chính phủ và các địa phương cần phải đảm bảo để hỗ trợ thực hiện đề án phòng chống HIV như đã cam kết với quốc tế”, ông Cảnh cho biết.

    D.Ngân.

    http://www.baohaiquan.vn/pages/ky-th...nhiem-hiv.aspx

  9. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    dr89 (17-07-2015)

  10. #129
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Kỳ thị - Nỗi ám ảnh của những người sống chung với HIV

    Cập nhật 14:08 ngày 12/08/2015

    VTV.vn - Tâm lý sợ hãi, sự coi thường và kỳ thị của xã hội đang trở thành nỗi ám ảnh đối với những người không may mang trong mình căn bệnh thế kỷ - HIV.

    Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS, trong 6 tháng đầu năm 2015, số người mới nhiễm HIV được phát hiện là hơn 3.000 người. Tức là, trung bình mỗi ngày có 17 người nhiễm mới được phát hiện. Tổng số người nhiễm HIV hiện đang còn sống là hơn 220.000 người.

    Mặc dù, HIV được biết chỉ lây qua 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đối diện với người có HIV là họ có thể bị ảnh hưởng ngay tức thì.


    Bằng chiếc camerra giấu kín, phóng viên VTV24 đã ghi lại chân thực nhất quan điểm và ý kiến của nhiều người về những người không may nhiễm HIV. Song, đáng buồn, tâm lý sợ hãi, sự coi thường và kỳ thị của nhiều người có lẽ là lý do chính khiến những người có HIV khó có thể hòa nhập với cộng đồng.


    Khó có thể thay đổi được cái nhìn hay quan niệm của ai đó trong ngày một ngày hai, thế nhưng trong phần Tiêu điểm của chuyển động 24h hôm nay (12/8), câu chuyện về những bác sĩ bị phơi nhiễm HIV trong thời gian vừa qua, cùng câu chuyện về những người có HIV đã và đang không ngừng vươn lên trong cuộc sống, khiến chúng ta cần có cái nhìn công bằng và nhân văn hơn đối với người có HIV.


    Trung tâm Tin tức VTV24
    http://vtv.vn/chuyen-dong-24h/ky-thi...1173238642.htm

  11. Những thành viên đã cảm ơn Charles cho bài viết này:

    oscar1988 (13-08-2015)

  12. #130
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

    QĐND - Thứ năm, 03/09/2015 | 11:11 GMT+7

    QĐND Online - Ngày 3-9, Cục Phòng, chống HIV/ AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội và Chương trình phối hợp phòng chống HIV/ AIDS của Liên Hợp quốc (UNAIDS) tổ chức “Hội thảo vận động chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.

    Toàn cảnh hội thảo.
    Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/ AIDS cho biết: Tuy thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đã giảm trong những năm qua nhưng không thể phủ nhận là tình trạng đó vẫn tồn tại ở mức độ khác nhau tại trường học, gia đình, cơ sở y tế và cộng đồng. Thực trạng này ảnh hưởng đến quyền sống, lao động, học tập của người nhiễm HIV. Đây cũng là một trong những rào cản lớn khiến cho người nhiễm HIV và người nghi nhiễm HIV không tiếp cận được với các biện pháp dự phòng và điều trị.

    Tại hội thảo, các báo cáo đã tập trung nêu rõ tỷ lệ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV còn rất cao; dịch vụ xét nghiệm, dự phòng và điều trị HIV đôi khi chưa thân thiện và chưa tuân theo quy định về đạo đức nghề nghiệp...

    Các đại biểu tham dự hội thảo đều nhất trí, để thực hiện được mục tiêu 90-90-90 và hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, Việt Nam phải hành động mạnh mẽ hơn, trúng đích hơn để chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.


    Tin, ảnh: THU HƯƠNG
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61...iv/376442.html

  13. #131
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,191
    Cảm ơn
    1,923
    Được cảm ơn: 21,205 lần
    Xóa bỏ kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS


    Thứ 6, 15:31, 09/10/2015

    VOV.VN -Một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ

    Sáng 9/10, tại TP HCM, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020.

    Cần xóa bỏ việc kỳ thị người có HIV.

    Hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV bằng nhiều hình thức khác nhau, cho đội ngũ cán bộ và cộng đồng; triển khai xây dựng các mô hình hoạt động hỗ trợ pháp lý có hiệu quả cho những người nhiễm HIV. Việc ký kết sẽ tăng cường vận động các địa phương trên địa bàn thành phố tham gia cam kết hỗ trợ các chính sách liên quan kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

    Theo Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục Trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ: “Phân biệt kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản rất lớn đối với công tác phòng chống HIV/AIDS.

    Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến cho người nhiễm HIV và những người có nguy cơ nhiễm HIV họ không tiếp cận được với các dịch vụ xét nghiệm để biết tình trạng nhiễm để điều trị sớm. Chính vì vậy họ không biết tình trạng nhiễm của mình để dự phòng cho người thân và cộng đồng.

    Tình trạng điều trị muộn làm cho họ rút ngắn tuổi thọ và có rất nhiều bệnh tật nếu anh không điều trị sớm”.

    Tại TP HCM, trong vòng 6 tháng đầu năm nay, đã có 765 người nhiễm HIV mới, nâng tổng số người nhiễm HIV trên địa bàn lên gần 41 ngàn người. Trong đó, lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất với 49%./.


  14. #132
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,323
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,904 lần
    Xóa bỏ kỳ thị đối với người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế
    Thứ tư 14/10/2015 16:00
    Qua nhóm đồng đẳng viên, người bệnh nhiễm HIV đã phản ánh trực tiếp lên Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về tình trạng kỳ thị người bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, họ không được mổ theo chỉ định ban đầu của bác sĩ; có người buộc phải chuyển viện điều trị khi bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc HIV qua kết quả xét nghiệm tiền phẫu.


    Không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV - Ảnh minh họa
     

    Tại hội thảo "Vận động chống kỳ thị người bị nhiễm HIV" do Cục Phòng chống HIV/ AIDS (Bộ Y tế) phối hợp cùng Cục Hỗ trợ pháp lý và Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM vừa tổ chức, anh Giang Thanh Bình, trưởng nhóm Vượt Sóng, đơn vị hỗ trợ cho các bệnh nhân HIV tại TP.HCM bức xúc: "Tôi đã đi cùng một bệnh nhân nhiễm HIV đến cơ sở khám chữa bệnh. Người này mắc bệnh xoang, được bác sĩ chỉ định mổ. Sau khi làm xong các thủ tục xét nghiệm, bệnh nhân được cho về nhà để chờ đến ngày phẫu thuật theo lịch hẹn. Tuy nhiên, đến lịch hẹn, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn bệnh xoang hiện tại không cần mổ, chỉ cần uống thuốc". Tuy nhiên, bệnh nhân trở về nhà điều trị theo đơn thuốc nhưng bệnh càng trở nặng. Gia đình quyết định không chờ khám bệnh theo kênh bảo hiểm y tế mà đi khám dịch vụ tại bệnh viện này. Một lần nữa, họ nhận được chỉ định mổ của bác sĩ, nhưng khi làm thủ tục xét nghiệm phát hiện bệnh nhân có HIV thì bác sĩ thông báo: Không phải mổ, chỉ nên tiếp tục uống thuốc điều trị.

    Một thành viên trong nhóm Vượt Sóng thừa nhận, một nữ đồng đẳng viên bị bệnh phụ khoa, u xơ tử cung khi khám được bác sĩ chỉ định mổ. Nhưng khi xét nghiệm thì biết bệnh nhân bị HIV và bác sĩ chỉ định bệnh nhân không cần mổ, chỉ cần uống thuốc thì u xơ sẽ tự tan đi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh tình không thuyên giảm mà bệnh nhân đã chuyển qua ung thư tử cung.

    Ngoài việc "phân biệt" không được bác sĩ cho mổ, thì tình trạng chuyển viện với lý do không đủ điều kiện để mổ cho bệnh nhân có HIV cũng diễn ra. Anh N.T. Thuận, một đồng đẳng viên cho nhóm Nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) cho biết: "Có thành viên thuộc cộng đồng MSM mắc bệnh đến điều trị tại cơ sở y tế tuyến quận tại TP Hồ Chí Minh. Tại đây qua thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cho mổ. Tuy nhiên, sau khi phát hiện người bệnh có HIV, bệnh viện trả lời rằng không có đủ trang thiết bị để điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân phải chuyển đến Bệnh viện Bình Dân để phẫu thuật".

    Tương tự, chị M - một đồng đẳng viên cũng tố giác sự kỳ thị phân biệt trong cơ sở y tế: "Chính em trai tôi bị nghiện ma túy, sau đó lây nhiễm HIV. Khi tôi đưa em đến một bệnh viện chuyên khoa để khám mắt. Khi nghe tôi nói em nhiễm HIV, y tá đã cầm sổ khám bỏ qua một bên và bảo phải chờ hết bệnh nhân khám xong mới tới... xem xét ".

    Biện pháp nào xóa bỏ kỳ thị?


    Tại hội thảo, Nguyễn Anh Phong, đại diện cho Mạng lưới người sống chung HIV Việt Nam (VNP+) cho biết, trong năm 2014, VNP+ đã tổ chức nghiên cứu về thực trạng kỳ thị với bệnh nhân có HIV. Ở môi trường tính kỳ thị cao, bảo mật thấp thì những người có nguy cơ nhiễm HIV không đi làm xét nghiệm kiểm tra bệnh. Trong đó, nam giới chiếm 38%, 18% ở nữ giới. Điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người có HIV, khiến bệnh nhân có thể tử vong sớm. Đồng thời, để lại hậu quả làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, vì người có HIV không được uống thuốc điều trị sớm thì không thể làm suy giảm lượng vi rút lây bệnh.

    Sự kỳ thị bệnh nhân HIV có lẽ bắt đầu từ chiến lược truyền thông phòng chống bệnh HIV/AIDS. Cụ thể là có một thời chúng ta truyền thông sử dụng hình ảnh gầy còm, lở loét của người nhiễm HIV... để tuyên truyền phòng chống về sự nguy hiểm của bệnh tật. Đây là cách truyền thông cũ, có "tác dụng phụ" khiến cho người bình thường lo sợ và kỳ thị, tránh xa bệnh nhân HIV. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, việc điều trị cho bệnh nhân HIV đã đạt nhiều tiến bộ vượt bậc. Thông tin từ Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM cho biết, bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam được Viện Pasteur TP. HCM phát hiện năm 1990 cho đến nay vẫn sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường nhờ kiên trì điều trị thuốc. Do đó, muốn thay đổi thái độ kỳ thị bệnh nhân HIV thì cần thiết phải thay đổi chiến lược truyền thông, xóa bỏ hình ảnh đáng sợ về người bệnh HIV trong cộng đồng.

    Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định: "Nếu phát hiện có trường hợp kỳ thị với người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bệnh nhân hoặc người nhà cần liên hệ trực tiếp với đường dây nóng của ngành y tế để báo cáo vụ việc. Ngoài ra, bệnh nhân cần liên hệ với các đơn vị trực tiếp làm công tác phòng, chống HIV/AIDS địa phương và trung ương để được giúp đỡ".
    Thanh Trà

    Theo Hà Nội mới

  15. #133
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Xóa rào cản kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

    Cập nhật ngày: 25/10/2015 08:37

    Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV được coi là rào cản với việc tiếp cận dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

    Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn ở mức cao

    Theo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam mới đây cho thấy, thực hiện quyền của người nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễm HIV và gia đình bị xì xào, bàn tán giảm từ 28,9% vào năm 2011 xuống còn 19,3% vào năm 2014. Trong số người mới được chẩn đoán, những phản ứng phân biệt đối xử từ bạn bè, hàng xóm và chủ lao động trong lần đầu phát hiện ra tình trạng nhiễm HIV của người được phỏng vấn đã giảm đáng kể từ 30,7% xuống 7,7% . Tuy đã có sự thay đổi song các số liệu thu thập được vẫn chỉ ra rằng: tỷ lệ các trường hợp bị kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn ở mức cao, đặc biệt trong nhóm phụ nữ mại dâm, người tiêm chích ma túy và nam quan hệ tình dục đồng giới.

    Cụ thể, bị xì xào bàn tán là một trong các dạng kỳ thị và phân biệt đối xử phổ biến nhất với gần 1/4 người được phỏng vấn từng trải qua tình trạng này; tỷ lệ bị xúc phạm và bị cô lập khỏi các hoạt động xã hội là 5,8%; phụ nữ mại dâm và phụ nữ sống với HIV là các nhóm dễ bị hành hung và nhục mạ. Đặc biệt, khoảng 4,2% người được phỏng vấn cho biết họ đã bị mất việc, thu nhập và 6,7% người bị từ chối việc làm hoặc cơ hội việc làm trong 12 tháng qua. Bên cạnh đó, hơn 60% người được phỏng vấn cho biết họ không được thảo luận về kế hoạch điều trị với nhân viên y tế; dịch vụ y tế đôi lúc không thân thiện cũng như chưa đảm bảo các qui chuẩn đạo đức; việc tiết lộ thông tin mà chưa được sự đồng ý của người nhiễm HIV vẫn là vấn đề đáng quan tâm...

    Nghiên cứu cho thấy còn nhiều rào cản trong việc hoàn thành mục tiêu mới về tỷ lệ xét nghiệm, điều trị HIV của Việt Nam và mục tiêu toàn cầu về chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử cao cũng như thiếu lòng tin về tính bảo mật của kết quả xét nghiệm đã dẫn đến việc nhiều người sống với HIV chỉ đi làm xét nghiệm ở giai đoạn muộn, khi sức khỏe đã suy yếu và có dấu hiệu mắc nhiễm trùng cơ hội. Như vậy, những người nhiễm HIV sẽ khởi đầu điều trị muộn ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và làm giảm tác dụng dự phòng của điều trị kháng vi rút...


    Chung tay xóa rào cản kỳ thị và phân biệt đối xử

    Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không mới nhưng cần quan tâm trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam . Nếu tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV còn tiếp diễn thì Việt Nam sẽ khó thực hiện được mục tiêu 90 – 90 – 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 90% người đang điều trị ARV có tải lượng ổn định dưới ngưỡng lây nhiễm).

    Để có thể xóa được rào cản kỳ thị và phân biệt đối xử, ngành y tế cần tăng cường các hoạt động tiếp cận cộng đồng để hỗ trợ người sống với HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử; hỗ trợ việc thành lập và duy trì hoạt động của các nhóm tự lực để giúp họ kết nối và hợp tác với các dịch vụ giảm hại và hòa nhập cộng đồng; thiết lập các đường dây nóng, trung tâm hỗ trợ toàn diện, nhà tạm lánh và hỗ trợ của đồng đẳng với những nạn nhân của bạo lực. Đồng thời, cộng đồng tiến hành các hoạt động giám sát chất lượng dịch vụ, lập bản đồ dịch vụ HIV thân thiện với nam quan hệ tình dục đồng giới. Ngoài ra, ngành y tế cần tổ chức tập huấn về chống kỳ thị với người sống với HIV cho nhân viên y tế và phối hợp với nhóm tự lực nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế...


    Để chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống với HIV có hiệu quả, ngành y tế cần có các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao tính bảo mật của kết quả xét nghiệm HIV; tăng cường truyền thông thay đổi hành vi; tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế đối với người sống với HIV. Cùng với đó, lãnh đạo các địa phương cần có những biện pháp đảm bảo việc tuân thủ các qui định pháp lý hiện hành nhằm bảo vệ người sống với HIV, nhất là các quyền được làm việc và học tập, thông qua các biện pháp giáo dục cho cộng đồng và tại các cơ sở làm việc cũng như thông qua việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.

    - Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV, người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV.

    - Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người có nhiễm HIV, vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV, bị nghi ngờ nhiễm HIV.

    Thế Hà


  16. #134
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tại sao diễn viên Charlie Sheen nhiễm HIV nhưng vợ con không lây

    Thứ tư, 18/11/2015 15:04


    Vợ con nam diễn viên Charlie Sheen không lây nhiễm HIV là hiện tượng khá phổ biến ở người có quan hệ tình cảm và tình dục lâu dài với bệnh nhân, còn gọi "dị nhiễm".




    Denise Richards, vợ thứ hai của Charlie Sheen khẳng định mình và hai con gái không bị lây nhiễm HIV. Ảnh: Access Hollywood

    Charlie Sheen công khai tình trạng nhiễm HIV khiến cả thế giới xôn xao, dư luận không chỉ quan tâm đến nhân vật chính mà còn chú ý những người vợ và các con của người đàn ông hào hoa này. Liệu vợ con có bị nhiễm bệnh sau thời gian chung sống với người chồng bị bệnh thế kỷ không? Trong trường hợp Charlie Sheen, hai người vợ cũ cùng con đã chủ động xét nghiệm khẳng định âm tính, tức không nhiễm HIV. Tuy nhiên nhiều người không tin cho rằng “Họ đang che giấu tình trạng như chồng của họ”.

    BS Nguyễn Tấn Thủ nhìn nhận, đây là nỗi khổ “không nói nên lời” của những người được gọi chung là “bạn tình âm tính” của bệnh nhân HIV. "Bạn tình âm tính" là cụm từ dùng để chỉ những người chưa nhiễm HIV có quan hệ tình cảm và tình dục lâu dài với người nhiễm HIV, chẳng hạn vợ chồng hay người yêu. Thuật ngữ chuyên môn gọi các trường hợp như vậy là “cặp đôi bất xứng” hay “dị nhiễm” (serodiscordant hay mixed serostatus couples). Hiện tượng này khá phổ biến.

    HIV là bệnh lây nhiễm với tỷ lệ nhất định tương ứng từng hành vi nguy cơ cụ thể. Thống kê của Cơ quan quản lý bệnh tật Mỹ (CDC), khả năng lây nhiễm HIV sau một lần có hành vi quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HIV: Qua đường âm đạo là 0,08% cho nữ và 0,04% cho nam, qua đường hậu môn có tỷ lệ lây cao hơn với 0,11% với người cho và 1,38% ở người nhận.

    Theo các chuyên gia, ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV tích lũy sau 2 năm trên một cặp đôi bất xứng dị tính vào khoảng 15%. Nói cách khác một phụ nữ có chồng nhiễm HIV nếu duy trì đời sống tình dục bình thường thì nguy cơ bị lây bệnh khoảng 15% sau 2 năm chung sống.

    Bên cạnh đó, còn rất nhiều yếu tố làm thay đổi khả năng lây nhiễm HIV như tần suất quan hệ, thói quen sử dụng bao cao su, xuất tinh trong hay ngoài âm đạo, giai đoạn bệnh của người nhiễm, có mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục khác không, đặc biệt là việc tuân thủ điều trị kháng virus bằng ARV ở người có H. Theo các nghiên cứu, điều trị bằng thuốc ARV đạt mục tiêu khống chế tải lượng virus giúp giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục đến 96%.

    Trên thực tế một số người được cho là có miễn dịch tự nhiên với HIV, liên quan đến đột biến trên đồng thụ thể CCR5. Đột biến trên đồng thụ thể này khiến cho HIV không thể xâm nhập và gây bệnh cho tế bào đích Lympho T CD4. Do vậy những người mang đột biến này có đề kháng tự nhiên với HIV. Ước tính khoảng 10% người da trắng mang đột biến này.

    Hai người vợ của Charlie là Denise Richards (vợ hai) và Brooke Muller (vợ ba), vẫn duy trì được tình trạng âm tính sau thời gian chung sống là hoàn toàn có thể. "Hiện chưa thể giải thích họ âm tính là nhờ đâu nhưng họ không bị lây bệnh do nguyên nhân gì, theo tôi, thái độ đúng của số đông nên mừng rỡ thay cho hai bà và các cháu bé đã thoát nạn hơn là tạo thêm áp lực cho họ", bác sĩ Thủ nói.

    Theo BS Thủ, nhiều phụ nữ bị xa lánh sau khi chồng nhiễm HIV qua đời. Sự kỳ thị của cộng đồng, cái nhìn soi mói cùng thái độ e dè của mọi người khi tiếp xúc khiến cho họ phải bỏ nhà đi nơi khác.

    Một số chị em bị nhà chồng hắt hủi, không cho tiếp xúc với con, bất chấp họ cố thuyết phục là mình không bị nhiễm. Tất cả kỳ thị và phân biệt đối xử như trên đều xuất phát từ quan điểm sai lầm “đã quan hệ với người bệnh HIV thì chắc chắn nhiễm theo”.

    Theo Thúy Ngọc - VnExpress

  17. #135
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ Tư, 18/11/2015, 13:51 (GMT+7) Chống kỳ thị và phân biệt đối xử, hướng tới kết thúc dịch HIV/AIDS

    HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Dịch HIV/AIDS có hầu hết các khu vực trên thế giới, từ những ca nhiễm đầu tiên tại nước Mỹ vào năm 1981. Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên cũng được phát hiện khá muộn (vào tháng 12-1990), sau đó HIV/AIDS đã phát triển khá nhanh.


    Qua hơn 30 năm đấu tranh với dịch HIV/AIDS, có thể nói rằng nhân loại chưa có khả năng ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dù ngày nay thế giới đã có rất nhiều tiến bộ trong việc cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc, hỗ trợ HIV cho tất cả mọi người có nhu cầu, nhưng hàng năm vẫn có hàng triệu người tiếp tục bị nhiễm HIV trên toàn cầu, mà hầu hết là ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình.

    Thế giới hiện mới chỉ có gần một nửa số người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị thuốc kháng virus được tiếp cận với thuốc điều trị và hơn một nửa số họ vẫn chưa được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc và điều trị thích hợp. Mỗi năm, Việt Nam phát hiện trên 12.000 người mới nhiễm HIV, đứng thứ 5 trong số các quốc gia có nhiều người nhiễm HIV ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hiệp quốc (UNAIDS) đã chọn chủ đề chung cho các chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011 - 2015 là “Geting to zero”, có nghĩa “Hướng tới mục tiêu 3 không”: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

    Để thực hiện chủ đề chung này, tại Hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia vào tháng 7-2014, Liên Hiệp quốc đã đưa ra 3 mục tiêu 90-90-90 đến năm 2020 để kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Nội dung cụ thể của 3 mục tiêu là: Có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã được chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

    Trong Tháng hành động năm 2015, Việt Nam đã xây dựng chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”, kêu gọi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

    Mục tiêu của Tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

    Ngoài ra, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là trọng tâm quan trọng; đồng thời vận động để tăng cường trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS đối với gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV.

    Chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS là 1 trong những giải pháp vô cùng quan trọng để phòng, chống HIV/AIDS đã thực hiện từ rất lâu, tuy đạt được một số kết quả về nhận thức nhưng vẫn còn phải tiếp tục vận động mọi người thực hiện, ngay cả chính những người nhiễm HIV/AIDS.

    Sở dĩ số người bị nhiễm mới đang có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa bởi thiếu sự quan tâm hoặc các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS còn mang tính đối phó. Vấn đề kỳ thị, xa lánh đối với người bị nhiễm HIV đang rất nặng nề, hầu hết người dân mặc dù có ít nhiều hiểu biết về HIV/AIDS nhưng vẫn còn e ngại khi tiếp xúc và làm việc với người bị nhiễm HIV/AIDS, chứ chưa nói đến việc chia sẻ, hỗ trợ, chăm sóc họ.

    Chính vì thế, những người bị nhiễm HIV thường giấu bệnh, không dám công khai, không tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người bị nhiễm HIV, không cởi mở để chia sẻ, vô tình trở thành “quần thể ẩn” rất khó cho điều trị và phòng lây nhiễm.

    Điều mà chúng tôi muốn nói ở đây là: Thay vì mọi người chung tay phòng, chống đại dịch AIDS một cách có hiệu quả thông qua các biện pháp tổng hợp, trong đó có sự chia sẻ, đồng cảm và quan tâm giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS, nhưng không ít người còn bàng quan, lo sợ, thậm chí còn xa lánh, kỳ thị người bị nhiễm HIV/AIDS.

    Cụ thể là: Ở nhiều gia đình, người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Khi ra ngoài xã hội, người bị nhiễm HIV cũng thường bị xa lánh, những người xung quanh không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV; có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng. Đáng buồn hơn, tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối với nhiều biến chứng, lở loét...

    Chúng ta biết rằng, một người khi nhiễm HIV sẽ có cuộc sống thực sự thay đổi, đòi hỏi người đó phải có nghị lực rất lớn. Họ biết mình sẽ mất sớm hơn người khác. Do đó, ngay cả khi còn sống, khỏe mạnh, họ cũng luôn phải đấu tranh với bản thân để quên đi ý nghĩ về cái chết. Gia đình chắc sẽ rất buồn khi biết họ bị nhiễm. Người ngoài thì có thể có nhiều phản ứng rất khác nhau, người tốt bụng và nhân ái thì cảm thông, chia sẻ, nhưng cũng có người thiếu hiểu biết sẽ xa lánh, thậm chí miệt thị họ…

    Để kết thúc dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, chúng ta phải triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Trong đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền phổ biến các kiến thức cần thiết cho mọi người về HIV/AIDS cũng như nâng cao năng lực hệ thống y tế thông qua việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, cần phải tiếp tục đấu tranh chống lại tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, qua đó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế để được chăm sóc, sẻ chia, vừa quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiến tới loại trừ một loại dịch bệnh vô cùng nguy hiểm của cả loài người.

    BS CKII TRẦN THANH THẢO

    .

    http://baoapbac.vn/suc-khoe-doi-song...ivaids-647466/

  18. #136
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Người thắp lửa” chống kỳ thị

    Thứ tư 18/11/2015 16:00


    “Dù bạn là ai, đang phải sống chung với H hay không nhưng một khi bản thân mình thay đổi thì thế giới xung quanh sẽ thay đổi cách nhìn về bạn. Đây cũng chính là thông điệp truyền thông mà tôi đang gây dựng”.


    Quỹ thời gian là thách thức lớn


    Anh Nguyễn Anh Phong là một trong những thành viên điều hành của Mạng lưới quốc gia của những người sống với HIV tại Việt Nam (VNP+). Trong thời gian qua, anh đã nỗ lực và có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Để ghi nhận sự cố gắng đó, tháng 10-2015 anh được Bộ Y Tế và Đại Sứ Hoa Kỳ trao tặng bằng khen cho cá nhân có đóng góp vào công tác y tế tại Việt Nam trong lễ kỷ niệm 20 năm hợp tác y tế giữa hai nước. Anh cũng là người đại diện xã hội dân sự duy nhất tại Việt Nam được nhận bằng khen trong đợt này.



    Nguyễn Anh Phong (đứng giữa) nhận giải thưởng - Ảnh:Nhân vật cung cấp


    Trò chuyện với chúng tôi, anh chia sẻ hiện tại anh đang điều hành một công ty kinh doanh về thiết bị văn phòng, bên cạnh các hoạt động xã hội phòng chống HIV-AIDS. Do công việc kinh doanh đã ổn định, nên hiện tại anh dành thời gian nhiều hơn cho các hoạt động của Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam - VNP+. Một tuần anh chỉ dành 2 ngày cho công ty, thời gian còn lại anh hỗ trợ chăm sóc cho người sống với HIV và các hoạt động cộng đồng. Đường dây tư vấn qua điện thoại anh luôn trực 24/24.

    Anh chia sẻ, do công việc cũng khá bận rộn, số người có H đang có xu hướng tăng nên khó khăn lớn nhất là sắp xếp lịch làm việc. Ngoài ra, anh phải thu xếp thời gian tham gia các chương trình tập huấn để nâng cao trình độ, phối hợp với các đơn vị khác thực hiện nhiều chương trình truyền thông giảm kỳ thị với nhóm người sống chung với HIV, nhóm nguy cơ cao nên quỹ thời gian luôn là thách thức lớn. Thông thường người sống với HIV thường gặp nhiều vấn đề về tâm lý nên cần được chia sẻ động viên kịp thời.



    Nguyễn Anh Phong là MC trong nhiều sự kiện


    Thay đổi bản thân-Thay đổi cách nhìn


    Khi được hỏi về kỷ niệm khiến anh nhớ nhất trong quá trình là đại diện BĐH VNP+, anh chia sẻ về trường hợp của một MSM (Men who have sex with men- đồng tính nam) đang chung sống với HIV, bị gia đình bỏ rơi ở Sài Gòn. Không nơi nương tựa, cô đơn, tuyệt vọng, người bạn này từ chối điều trị giai đoạn cuối, muốn tìm đến cái chết dễ dàng và nhanh chóng nhất. Tâm nguyện cuối cùng của người bạn là được chết tại nhà. Anh nhớ lại, hôm đó anh rất đau đớn khi đưa người bạn từ bệnh viện về “nhà”. Nhà chính là cái gầm cầu. Tất cả đồ đạc chỉ có 1 tấm chiếu rách và bộ đồ cũ. Đêm hôm ấy, anh đã phải chạy khắp Sài Gòn để xin hòm và tiền để hỏa táng cho bạn.



    Tham gia sự kiện của cộng đồng LGBT


    Anh chia sẻ, hiện tại anh đang hỗ trợ một nhóm MSM, hơn 100 bạn. Mỗi người mỗi cảnh, đến từ nhiều vùng quê khác nhau. Các bạn đều mang nhiều hoài bão, khao khát tuổi trẻ nhưng không may có H, khiến họ rất hụt hẫng. Nhiều người trong số đó, không chùn bước chấp nhận số phận, họ mạnh mẽ đứng lên làm lại cuộc đời. Tiếp bước anh, một số bạn làm công việc cộng đồng như anh đã từng. Anh tâm sự: Tôi quan tâm các bạn như nhau. Chỉ mong các bạn có thể mạnh mẽ, giữ tinh thần ổn định và thay đổi hành vi của mình để sống tốt- sống khoẻ. Dù bạn là ai, đang phải sống chung với H hay không nhưng một khi bản thân mình thay đổi thì thế giới xung quanh sẽ thay đổi cách nhìn về bạn. Đây cũng chính là thông điệp truyền thông mà tôi đang gây dựng.


    Mặc dù bận rộn nhưng thời gian quan anh cũng sắp xếp thời gian để đóng phim nhằm kêu gọi cộng đồng giảm kỳ thị phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS và các nhóm nguy cơ cao, trong đó có cộng đồng người đồng tính (LGBT). Anh vừa là cố vấn chuyên môn vừa là diễn viên trong bộ phim Đường về (đạo diễn Thái Huỳnh - Lương Duyên).



    Cố vấn chuyên môn phim “Đường về”


    Đường về là một bộ phim vì cộng đồng, nên tất cả ekip làm phim đều bỏ công sức làm một cách tự nguyện, vui vẻ mà không nhận một đồng thù lao nào. Anh chia sẻ, sau 2 tháng khi bộ phim được công chiếu, anh đã nhận được nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn. Họ hiện đang công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau: từ doanh nhân, quản lý du lịch, diễn viên, MC, sinh viên… Họ đều có điểm chung có trình độ, hiểu biết và đều là có quan hệ đồng tính. Thời gian gần đây, anh và các cộng sự đi khắp nơi để vận động các bạn trẻ tham gia xét nghiệm HIV miễn phí - bảo mật - tự nguyện, nhưng nhận được nhiều lời hồi đáp vì "em sợ", "em ngại"...


    Chương trình Tiếp bước đến trường

    Đặc biệt, trong những năm qua anh Phong và các thành viên văn phòng phía Nam còn tổ chức nhiều chương trình từ thiện thường niên như “Tiếp bước đến trường”, “Trăng yêu thương”, “Hạt gạo chia đôi”, quỹ “Hỗ trợ bình yên”… nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.


    Khi được hỏi về động lực để anh hoàn thành tốt công việc, anh chia sẻ, gia đình và bạn bè là động lực để anh có được ngày hôm nay. Đặc biệt, anh cảm thấy mình may mắn vì được sự hỗ trợ và động viên của các bạn văn nghệ sĩ. Các bạn ấy lập nên nhóm gia đình VNP++ gồm: Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, diễn viên - đạo diễn Lương Duyên, đạo diễn Thái Huỳnh, thư ký trường quay Nguyễn Hiền, Nguyễn Hằng, bạn Nhật Anh. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của vợ chồng Mc Song Khánh, báo chí truyền thông, doanh nghiệp và các nhóm tự lực đã luôn đồng hành cùng anh và VNP+… Tấm lòng của mọi người là động lực lớn nhất để anh cố gắng vượt lên tất cả mỗi khi gặp những khó khăn trong cuộc sống.
    Bình Nguyên
    http://tiengchuong.vn/Ho-so-tu-lieu/...-thi/15794.vgp

  19. #137
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phim ngắn nhân văn chống kì thị người nhiễm HIV

    Ngày đăng : 24/11/2015

    Câu chuyện không chỉ nói về những người bị nhiễm HIV mà còn lên tiếng cho những đứa trẻ có cha mẹ bị nhiễm HIV đã phải sống trong sự kì thị của cộng đồng.

    Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12), nhóm tứ tấu Độc Cầm và TƯ. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng một số đơn vị thực hiện phim ngắn “Cho em mơ”. Đây là một bộ phim âm nhạc kể chuyện về một cô bé sinh ra trong gia đình ở nông thôn có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.


    Bố em là người nghiện ma túy nhiễm HIV, sống trong bệnh tật sau khi đã làm cho gia đình khánh kiệt. Bố em qua đời khi em đang trong bụng mẹ. Vì người mẹ được uống thuốc nên cô bé không bị nhiễm HIV từ mẹ.


    Ngay sau khi bố em qua đời, gia đình bên nội hắt hủi hai mẹ con em, đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Mẹ em vừa mang bệnh, vừa chạy vạy xin sữa cho em ăn, vừa tranh thủ buôn bán rau ở chợ trong khi thường xuyên phải chịu đựng những câu nói cay nghiệt của gia đình chồng, sự phân biệt đối xử và xa lánh của hàng xóm.


    Mặc dù không bị nhiễm HIV nhưng em lớn lên dưới sự kì thị của hàng xóm láng giềng. Có một lần em đi ngang qua lớp học nhạc, thấy thầy giáo đang dạy sáo cho các bạn, em đem lòng yêu âm nhạc và ngày nào đi ngang qua em cũng đứng ở một góc xa để nhìn vào.




    Phim ngắn nói về số phận 1 cô bé chịu ảnh hưởng bởi sự kì thị của xã hội đối với người thân của những người nhiễm HIV


    Một ngày, thầy giáo đến tìm em và trao cho em một cây sáo tỏ ý muốn nhận em vào lớp học. Người mẹ đi làm về nhìn thấy và trong lòng cảm thấy vừa vui vừa buồn. Buồn vì sức khoẻ không còn đủ chăm sóc em, nhưng vui khi thấy em được thầy nhận vào lớp, trao cho em 1 niềm tin, 1 ước mơ.


    Và rồi đến một ngày người mẹ quyết định mang em về bên ngoại gửi vì không đủ sức khỏe để chăm sóc em. Người mẹ đau khổ bỏ lại đứa con với nuôi hi vọng em sẽ được gia đình bên ngoại cưu mang, lớn lên như những đứa trẻ bình thường nếu như có gì bất trắc xẩy ra với chị.


    Khi mẹ bỏ đi, cô bé rất đau khổ, luôn nuôi hi vọng được thành công trong con đường nghệ thuật. Em vẫn luôn nghĩ về mẹ em. Mơ ước, sự thành công của em mang cả niềm tin của mẹ…


    Đi học nhạc, em cũng không tránh được sự kì thị, trêu ghẹo của bạn bè. Nhưng cô bé rất kiên cường vượt qua và cùng với các bạn trở thành nhóm tứ tấu thành công.


    Cuối cùng, chính cô bé khi lớn lên đã tham gia vào các hoạt động xóa bỏ sự kì thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của HIV/AIDS.



    Âm nhạc là một trong những con đường của ước mơ và có khả năng hàn gắn vết thương



    M.C
    Clip: Nhóm Độc Cầm, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
    http://vntime.vn/vi/thoi-su.nd1/phim...53.i10353.html


  20. #138
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xúc động với clip nói về bệnh nhân HIV/AIDS

    Thứ Năm, ngày 26/11/2015 11:12 AM (GMT+7)

    Clip "Cho em mơ" cũng đã khiến nữ giáo sư đầu tiên phát hiện ra virus HIV/AIDS trên thế giới đã không cầm được nước mắt.

    Vừa qua, sự kiện “We fight AIDS” do các tổ chức phi chính phủ cùng chung tay tổ chức, với mục đích tri ân vị giáo sư người Pháp Francoise Barre Sinoussi – người đã phát hiện ra virus HIV/AIDS trên thế giới và cùng cầu nguyện cho những người đã chết vì căn bệnh thế kỉ.



    Giáo sư Francoise Barre Sinoussi và nhóm Độc cầm

    Trong không khí ấm áp và vui vẻ, những con người không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, giới tính đã cùng gặp mặt, trò chuyện và chia sẻ về những số phận không may mắn khi mắc phải căn bệnh HIV/AIDS, những con người đã vượt qua mặc cảm để sống và cống hiến, trở thành những người có đóng góp cho xã hội.


    Đã có rất nhiều vị khách nước ngoài đến tham gia, cùng hòa chung không khí ấm cúng và thân mật, cùng lắng nghe những thách thức và khó khăn của cộng đồng những người nhiễm HIV - AIDS ở Việt Nam, chia sẻ với họ niềm hạnh phúc lớn lao khi đã vượt qua căn bệnh thế kỉ và trở thành những công dân có ích của cuộc sống.


    Tâm điểm của sư kiện “We fight AIDS” là sự góp mặt của chính vị giáo sư Francoise Barre Sinoussi – người đã có công lớn trong công cuộc tìm ra virus HIV/AIDS trên thế giới. Bà Francoise rất vui mừng và hạnh phúc khi được chứng kiến những con người nhỏ bé của Việt Nam đã dũng cảm vượt qua những khó khăn khi đối mặt với HIV/AIDS, tiếp tục chiến đấu, tiếp tục sống và trở thành người có ích.


    Những giọt nước mắt đã lăn trên má vị giáo sư đáng kính người Pháp khi bà được xem bộ phim ngắn “Cho em mơ” do nhóm tứ tấu Độc Cầm và Trung tâm tình nguyện quốc gia Việt Nam thuộc TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng một số đơn vị thực hiện.




    Những cô gái xinh đẹp trong nhóm Độc Cầm làm nên thành công cho clip "Cho em mơ"

    Bộ phim âm nhạc cảm động kể về một cô bé sinh ra trong gia đình ở nông thôn có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS, sự kì thị và phân biệt đối xử mà cô bé phải hứng chịu bởi chính người thân họ hàng và xã hội. Cô bé ấy đã sống trong mặc cảm của tuổi thơ, cho đến khi em tìm đến âm nhạc. Niềm đam mê âm nhạc đã nuôi dưỡng tâm hồn và trái tim cô bé, giúp em tìm được ý nghĩa cuộc sống, hàn gắn những vết thương do HIV/AIDS gây nên.


    Cô bé đã kiên cường chiến đấu với sự kì thị, trêu ghẹo của tất cả mọi người, sống với khát khao và đam mê cháy bỏng đối với âm nhạc, để rồi một ngày, cô bé cùng các bạn của mình đã trở thành nhóm tứ tấu thành công của hôm nay.


    Nhóm Độc Cầm đã xuất hiện và gửi lời cám ơn chân thành đến những tổ chức phi chính phủ vì cộng đồng, và hy vọng rằng âm nhạc của mình sẽ là thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc nhất gửi đến xã hội “Âm nhạc là ước mơ, là sức mạnh, âm nhạc có thể xoa dịu nỗi đau và hàn gắn vết thương của những số phận không may mắn trong cuộc đời”.



    Bà Francoise đã trao những cái ôm cảm động đối với nhóm Độc Cầm, và gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến với nhóm khi thực hiện một MV âm nhạc đầy nhân văn và cảm xúc.


    Bà nói rằng: “Tôi như tìm lại được những con người, những số phận mà tôi từng gặp qua clip của các bạn. Và may mắn thay, tôi lại được nhìn thấy niềm khao khát sống, sức mạnh vượt qua căn bệnh và tình yêu thương vẫn tồn tại trong cuộc sống. Cám ơn các bạn đã tiếp thêm cho chính tôi và cộng đồng của các bạn sức mạnh, để sống tốt hơn và hạnh phúc hơn”.



    Đoạn MV cảm động cũng đã lấy đi rất nhiều nước mắt của những người tham gia khi họ tìm được sự đồng cảm sâu sắc trong câu chuyện mà nhóm mang lại.
    Theo Nga Trần (danviet.vn)

  21. #139
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Cho em mơ” ngày không còn sự kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ năm, ngày 26 tháng 11 năm 2015 | 0:0
    Mới đây, phim ngắn “Cho em mơ” được ra mắt tại Hà Nội. Không chỉ nói về những người nhiễm “căn bệnh thế kỷ”, phim còn nhằm thúc đẩy sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tiến tới xóa bỏ kỳ thị.

    Phim ra mắt trong chương trình “We Fight AIDS – Chung tay chống AIDS” nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12). “Cho em mơ” do nhóm tứ tấu Độc Cầm và TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng một số đơn vị tổ chức thực hiện.

    Người mẹ nhiễm HIV bị chính những người thân hắt hủi


    “We Fight AIDS” có sự tham dự của bà Francoise Barre Sinouss – người phát hiện ra virus HIV vào năm 1983, mở đường cho việc chẩn đoán và điều trị "căn bệnh thế kỷ". Bà và 2 cộng sự của mình được trao giải Nobel Sinh lý và Y Khoa cho thành tựu này vào năm 2008.


    Bà Francoise Barre Sinoussi bày tỏ niềm xúc động khi xem MV “Cho em mơ” của nhóm Độc Cầm. Bà đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp của nhóm trong việc truyền bá thông điệp ngày HIV/AIDS bằng sức mạnh của âm nhạc.


    Đây là bộ phim âm nhạc kể về một cô bé sinh ra trong gia đình ở nông thôn có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS. Bố em là người nghiện ma túy nhiễm HIV, sống trong bệnh tật sau khi làm cho gia đình khánh kiệt. Bố qua đời khi em còn trong bụng mẹ. Vì người mẹ được uống thuốc nên cô bé không bị nhiễm HIV.


    Cô bé đam mê tập luyện mang theo ước mơ hy vọng của cả người mẹ


    Ngay sau khi bố em qua đời, gia đình bên nội hắt hủi, đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Mẹ em vừa chạy vạy, xin sữa cho con ăn vừa tranh thủ buôn bán rau ở chợ. Chị thường xuyên phải chịu đựng những câu nói cay nghiệt của gia đình chồng, sự phân biệt đối xử và xa lánh của hàng xóm.


    Mặc dù không bị nhiễm HIV nhưng em lớn lên dưới sự kỳ thị của hàng xóm láng giềng. Có lần đi ngang qua lớp học nhạc, thấy thầy giáo đang dạy sáo cho các bạn, em đem lòng yêu âm nhạc. Ngày nào đi ngang qua, cô bé cũng đứng ở góc xa để nhìn vào. Một ngày, thầy giáo đến tìm và trao cho em cây sáo, tỏ ý muốn nhận em vào lớp học.


    Rồi người mẹ quyết định mang cô bé về bên ngoại gửi vì không đủ sức khỏe để chăm sóc em. Người mẹ đau khổ bỏ lại đứa con với mong muốn em sẽ được gia đình bên ngoại cưu mang, lớn lên như những đứa trẻ bình thường nếu như có gì bất trắc xảy ra với chị.


    Vượt qua sự kỳ thị, cô gái thành công trong con đường nghệ thuật


    Khi mẹ bỏ đi, cô bé rất đau khổ, luôn ấp ủ hy vọng thành công trong con đường nghệ thuật. Em vẫn luôn nghĩ về mẹ. Mơ ước, sự thành công của em mang cả niềm tin của mẹ… Đi học nhạc, cô bé cũng không tránh được sự kỳ thị, trêu ghẹo của bạn bè. Nhưng em rất kiên cường vượt qua và cùng với các bạn lập thành nhóm tứ tấu thành công.


    Cuối cùng, khi lớn lên, cô bé tham gia vào các hoạt động xóa bỏ sự kỳ thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của HIV/AIDS.



    MV "Cho em mơ"
    Mạnh Phúc
    http://thoidai.com.vn/Cho-em-mo-ngay...703-22452.html

  22. #140
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kỳ thị khiến HIV lây truyền nhanh trong cộng đồng đồng tính nam, chuyển giới

    26/11/2015
    TP HCM có tỷ lệ người đồng tính nam và người chuyển giới bị nhiễm HIV rất cao, nhưng họ lại gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ y tế do phân biệt đối xử. Điều này khiến tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm người này.
    Ảnh minh họa

    Theo số liệu nghiên cứu gần đây của Mạng lưới quốc gia của những người sống với HIV/AIDS tại Việt Nam, ước tính có khoảng 30.000 người đồng tính nam và chuyển giới trên địa bàn TP HCM.

    Người đồng tính nam và chuyển giới có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ước tính tại các khu vực thành thị, tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 16% đối với người đồng tính nam và 18% với người chuyển giới. Cũng theo các số liệu nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng gần đây do Dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường thực hiện, kỳ thị và phân biệt đối xử đã hạn chế các nhóm này tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm dự phòng HIV.

    Từ những câu chuyện có thật của một số người đồng tính nam và người chuyển giới chia sẻ có thể thấy, rào cản lớn nhất đối với người đồng tính và chuyển giới trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế về HIV chính là sự kỳ thị của gia đình, xã hội. Benny Ng, một người đồng tính nam cho biết, sự kỳ thị ngay trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Hiện nay, cộng đồng vẫn có cái nhìn phân biệt đối xử với người đồng tính nam, chuyển giới và vì thế, những người như họ chỉ có thể tìm đến gia đình như một chỗ dựa, để tiếp thêm sức mạnh.

    Thế nhưng, hầu hết các gia đình đều khó chấp nhận một đứa con sinh ra không giống như giới tính mà họ mong muốn. Vì thế, việc tiếp cận các dịch vụ y tế trở nên khó khăn vì họ sợ bạn bè, người thân và hàng xóm biết về giới tính thật sự của con mình nên đó thực sự là một rào cản.

    Benny tâm sự: “Mỗi gia đình đang có con là người đồng tính và người chuyển giới thì hãy mở lòng đón nhận vì đó là một phần của cuộc sống. Chúng tôi cần sự yêu thương của gia đình và xã hội”.

    Vivian, một người chuyển giới tại Kiên Giang cho biết, bản thân luôn bị mọi người kỳ thị. Bởi từ trước đến giờ, trong suy nghĩ của nhiều người, người chuyển giới bao giờ cũng là thành phần xấu của xã hội. Nhưng họ không hiểu rằng, người chuyển giới ở một góc độ nào đó cũng là những người thực sự có nghị lực, dám chấp nhận sống thực với giới tính của mình: “Tôi còn nhớ có lần đi khám tại bệnh viện, vừa bước vào đã bị bác sĩ hỏi thẳng “mày là trai hay gái?” Tại sao những người chuyển giới như chúng tôi lại không có quyền được thừa nhận, được tôn trọng. Chúng tôi không cần sự thương hại mà chỉ cần mọi người thấu hiểu và thông cảm”

    Bác sĩ Tú Anh, Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS quận 11 cho rằng, có rất nhiều người đồng tính nam và chuyển giới đã đến Phòng khám để được tư vấn và cho biết họ không nói được với ai, không biết hỏi ai về tình trạng bệnh của mình. Chính sự bế tắc trong chia sẻ của người đồng tính đã khiến họ co cụm, lẩn trốn, dẫn đến thực hiện những “hành vi trong bóng tối” với sự hiểu biết hạn chế về HIV.

    Ông Nguyễn Anh Phong, đại diện Mạng lưới quốc gia của những người sống với HIV/AIDS tại Việt Nam nhấn mạnh, việc kỳ thị trong gia đình ảnh hưởng đến việc người đồng tính và chuyển giới tìm tới các cơ sở xét nghiệm HIV. Và một khi đã có kết quả HIV rồi những người bệnh sẽ không biết chia sẻ cùng ai vì gia đình đã không chấp nhận họ. Tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng người đồng tính hiện nay rất cao, chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục.

    Bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS TP HCM khẳng định: “Việc thay đổi quan điểm về người đồng tính nam và chuyển giới cũng sẽ khẳng định việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử với họ là một biện pháp phòng, chống HIV/AIDS và đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe của mọi người dân. Điều này sẽ góp phần thực hiện các cam kết trong phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam với Liên hợp quốc, hướng tới việc kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030”.
    Theo Infonet

Trang 7 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. E đi cắt tóc và không để ý có thay dao không
    Bởi totlanh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 43
    Bài viết cuối: 04-08-2013, 17:55
  2. Không kỳ thị với người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-07-2013, 09:55
  3. Hôn sâu có làm lây nhiễm hiv không?
    Bởi volananh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Vấn Đề Khác
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-07-2013, 12:21

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •