Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Người thắp lửa cho bệnh nhân HIV/AIDS

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Người thắp lửa cho bệnh nhân HIV/AIDS

    Chủ nhật, 17/05/2015 05:11
    Họ đã lặng lẽ thắp lên ngọn lửa khao khát sống trong những con người mang trong mình “căn bệnh thế kỷ”.
    Tận mắt chứng kiến những việc làm mà điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hương - khoa Ngoại - Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện (BV) 09 cũng như các y, bác sĩ nơi đây đang hàng ngày làm cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối, mới thực sự hiểu những hy sinh thầm lặng cho bệnh nhân mà đâu đó trong xã hội vẫn bị kỳ thị. Họ đã lặng lẽ thắp lên ngọn lửa khao khát sống trong những con người mang trong mình "căn bệnh thế kỷ".



    Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hương chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS



    Nói chuyện với chúng tôi, chị Hương khá kiệm lời, nhưng cùng chị đi thăm bệnh nhân thì thấy, chị thật nhanh nhẹn, ân cần, dịu dàng. Hỏi han bệnh nhân từ những điều nhỏ nhất, nào "Có muốn uống nước không chị lấy giúp", "Có còn mệt không", rồi lại động viên những lời chân thật "Cố gắng lên em, rồi sức khỏe sẽ tốt lên"...


    Công tác tại BV 09 từ những ngày đầu thành lập, dành nhiều tâm sức cho người bệnh nên chị hiểu về họ: "Họ không giống bệnh nhân ở các BV khác là vào viện để chữa lành bệnh. Hầu hết các bệnh nhân HIV, đồng nhiễm lao/HIV được chăm sóc tại đây đều đã ở giai đoạn cuối của bệnh.


    Chưa kể nhiều người đến giai đoạn phát bệnh, mắc 2 - 3 loại nhiễm trùng cùng lúc như ho lao, lở loét, lại có những người bị gia đình bỏ bê... Chính vì thế, họ rất mặc cảm, họ hụt hẫng vì không còn nơi nào để bám víu nên sống bất cần đời.


    Cũng có nhiều người khủng hoảng tinh thần, không muốn chấp nhận sự thật là mình bị nhiễm HIV nên nghĩ quẩn, làm liều. Chúng tôi vừa là bác sĩ, vừa là những người bạn tâm giao để giúp đỡ và vực họ dậy, kéo dài sự sống cho họ…".


    Với lương tâm của người thầy thuốc, chị Hương cũng như các y, bác sĩ ở đây không để bệnh nhân tước đi cái "quyền" được sống của họ. Thế là "còn nước còn tát", các anh chị chấn an tâm lý, để họ sẵn sàng cho việc điều trị. Chị Hương nhớ lại, có lần cho bệnh nhân uống thuốc, họ nói: "Uống làm gì, trước sau gì cũng chết", rồi vùng vằng không chịu hợp tác.


    Tuy nhiên, chị hiểu người bệnh, thương cảm, nên sẵn lòng vỗ về, an ủi, tiếp thêm sức sống cho bệnh nhân. Bởi lẽ, những năm tháng làm việc, chị Hương biết được nhiều câu chuyện éo le về cuộc đời của các bệnh nhân.


    Mỗi bệnh nhân trước khi nhiễm HIV được đưa vào đây đều có hoàn cảnh riêng, kẻ do chơi bời, người do túng quẫn, có người lầm lỡ do cuộc sống đưa đẩy… phải nhận bản án "tử" do chính họ tạo ra.


    Bây giờ họ là những bệnh nhân kháng thuốc, những thân hình héo mòn nằm chờ chết… nên chị và các đồng nghiệp không thể không đón nhận và tận tình chăm sóc. Chính nơi này đã giúp cho nhiều bệnh nhân thấy ý nghĩa của cuộc sống.


    Bệnh nhân Nguyễn Thị Th, 24 tuổi ở Sóc Sơn tâm sự: "Ai vào đây nay sống, mai chết chẳng biết đâu mà lần. Vậy mà, các bác sĩ, y tá ở đây chăm sóc cho chúng tôi rất tận tình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ mà chẳng nề hà gì. Được như thế này, chúng tôi thấy thoải mái tinh thần hơn và không còn bi quan như trước".


    Quyết tâm chống lại "căn bệnh thế kỷ", điều dưỡng Hương rất tự tin với công việc chuyên môn, chị chia sẻ: "Công việc của điều dưỡng viên tùy thuộc vào mức độ cần chăm sóc của bệnh nhân. Với bệnh nhân bệnh nhẹ, có thể tự phục vụ như ăn uống, tắm rửa, công việc có phần nhẹ nhàng hơn.


    Nhưng đối với những trường hợp người bệnh mất khả năng tự phục vụ, điều dưỡng phải trực tiếp hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân, theo dõi 24/24 giờ để tránh các nguy hiểm có thể xảy ra. Làm công việc như chính người thân của bệnh nhân, lau vết loét, cho ăn, rồi nhắc nhở uống thuốc đúng liều... có những lúc bị bệnh nhân la mắng, chửi bới, điều dưỡng vẫn phải tìm cách vỗ về, an ủi".


    Không chỉ cứng về chuyên môn, chị Hương còn rất quan tâm hỗ trợ các điều dưỡng trẻ mới vào nghề. "Cô sẵn lòng cầm tay chỉ việc, tận tình hướng dẫn, để chúng tôi làm quen công việc, thực hiện đúng kỹ thuật chuyên môn, đảm bảo an toàn cho người bệnh, cô còn tận tình hướng dẫn chúng tôi về giao tiếp, ứng xử với thân nhân người bệnh" - là tình cảm của điều dưỡng đồng nghiệp Hoàng Thị Phượng nói về chị Hương. Mong ước của nữ điều dưỡng ấy thật giản dị: Đem lại hạnh phúc cho người bệnh trong những giây phút cuối đời...


    Theo Đức Vân

    Kinh tế đô thị



  2. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    so_lam (22-06-2015),tung_1234 (04-07-2015)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •