Kết quả 1 đến 11 của 11

Chủ đề: anh chị giúp em với hiện giờ em đang rất lo lắng và hoang mang

  1. #1
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-03-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần

    anh chị giúp em với hiện giờ em đang rất lo lắng và hoang mang

    Anh chị cho em hỏi. Bố em làm vệ sinh ca pô(bình chứa nước) ở bồn cầu cơ quan. Lúc làm vệ sinh bố em sờ thấy một vật. Cầm lên thì mới phát hiện ra là xi lanh ai đã bỏ vào trong đó. Trong ca pô có nước mà tay bố em có vết thuơng hở. Bố em chỉ cầm vào cái nhựa ở xi lanh chứ k bị kim đâm vào tay.anh chi cho em hỏi liệu có bị nhiễm hiv qua đường nước trong ca pô không tại lúc đấy tay bố em có vết thươmg hở mà kim tiêm lại nằm trong bình nước nên em rất lo và hoang mang. Mong anh chị giúp em ạ. E cảm ơn
    ads

  2. #2
    Thành viên chính thức
    Ngày tham gia
    20-12-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Bài viết
    32
    Cảm ơn
    9
    Được cảm ơn: 14 lần
    thân chào bạn. mình xin trả lời cho bạn như sau:

    - như bạn đã biết qua tuyên truyền và truyền thông. HIV chủ yếu lây truyền qua 3 đường: quan hệ tình dục k an toàn, tiêm chích chung ống tiêm và mẹ lây sang con.
    - trường hợp của ba của bạn là k có nguy cơ, vì HIV k lây qua vật trung gian, do vậy bạn yên tâm

  3. #3
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1987 )
    trungan1987's Avatar
    Ngày tham gia
    26-06-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    TPHCM
    Bài viết
    3,022
    Cảm ơn
    147
    Được cảm ơn: 750 lần
    Trích dẫn Gửi bởi cayxanh123 Xem bài viết
    Anh chị cho em hỏi. Bố em làm vệ sinh ca pô(bình chứa nước) ở bồn cầu cơ quan. Lúc làm vệ sinh bố em sờ thấy một vật. Cầm lên thì mới phát hiện ra là xi lanh ai đã bỏ vào trong đó. Trong ca pô có nước mà tay bố em có vết thuơng hở. Bố em chỉ cầm vào cái nhựa ở xi lanh chứ k bị kim đâm vào tay.anh chi cho em hỏi liệu có bị nhiễm hiv qua đường nước trong ca pô không tại lúc đấy tay bố em có vết thươmg hở mà kim tiêm lại nằm trong bình nước nên em rất lo và hoang mang. Mong anh chị giúp em ạ. E cảm ơn
    Với những j bạn kể... bố của bạn ko có nguy cơ... đừng lo lắng nữa bạn nhé...

  4. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,214
    Cảm ơn
    1,924
    Được cảm ơn: 21,211 lần
    Trích dẫn Gửi bởi cayxanh123 Xem bài viết
    Anh chị cho em hỏi. Bố em làm vệ sinh ca pô(bình chứa nước) ở bồn cầu cơ quan. Lúc làm vệ sinh bố em sờ thấy một vật. Cầm lên thì mới phát hiện ra là xi lanh ai đã bỏ vào trong đó. Trong ca pô có nước mà tay bố em có vết thuơng hở. Bố em chỉ cầm vào cái nhựa ở xi lanh chứ k bị kim đâm vào tay.anh chi cho em hỏi liệu có bị nhiễm hiv qua đường nước trong ca pô không tại lúc đấy tay bố em có vết thươmg hở mà kim tiêm lại nằm trong bình nước nên em rất lo và hoang mang. Mong anh chị giúp em ạ. E cảm ơn


    Chủ đề: HIV - Đường lây và cách phòng ngừa


  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi cayxanh123 Xem bài viết
    Anh chị cho em hỏi. Bố em làm vệ sinh ca pô(bình chứa nước) ở bồn cầu cơ quan. Lúc làm vệ sinh bố em sờ thấy một vật. Cầm lên thì mới phát hiện ra là xi lanh ai đã bỏ vào trong đó. Trong ca pô có nước mà tay bố em có vết thuơng hở. Bố em chỉ cầm vào cái nhựa ở xi lanh chứ k bị kim đâm vào tay.anh chi cho em hỏi liệu có bị nhiễm hiv qua đường nước trong ca pô không tại lúc đấy tay bố em có vết thươmg hở mà kim tiêm lại nằm trong bình nước nên em rất lo và hoang mang. Mong anh chị giúp em ạ. E cảm ơn
    Chào bạn!
    HIV chỉ sống được khi máu còn tươi, HIV k sống trong môi trường nước, bởi nước có chất xúc tát zaven, nên HIV hoàn toàn k thể sống được dù chỉ 5S trong nước. Ba của bạn k có nguy cơ nhé

  6. #6
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-03-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    vậy có nghĩa là trong môi trường nước sạch ( k có chất tẩy rửa như nước javen đâu ạ) nó chỉ là nước mà mình dùng hàng ngày thôi ạ thì virus HIV không thể sinh sống và truyền bệnh được đúng k ạ
    Lần sửa cuối bởi cayxanh123, ngày 01-03-2014 lúc 11:28.

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi cayxanh123 Xem bài viết
    vậy có nghĩa là trong môi trường nước sạch thì virus HIV không thể sinh sống và truyền bệnh được đúng k ạ
    Ok bạn,
    Những hành vi không làm lây nhiễm HIV

    - Hôn và ôm: những hành vi này không làm cho virut từ máu hoặc tinh dịch của người nhiễm xâm nhập vào cơ thể của người kia được.
    - Muỗi đốt: HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Ngoài ra muỗi không hút máu của người này và nhả vào cơ thể của người kia - chúng hút máu và "tiêu hoá" máu. Chữ "H-Human" trong HIV có nghĩa là "người". Như vậy virut chỉ có thể sống được trong cơ thể người mà thôi.
    - Dùng chung bồn tắm với người nhiễm HIV: Vì dịch tiết của người nhiễm không thể đi vào cơ thể người không nhiễm qua bồn tắm được.
    - Dùng chung bàn chải răng với người nhiễm HIV: Hầu như chưa bao giờ xảy ra tình trạng nhiễm HIV do dùng chung các vật dụng trong gia đình. HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Sau khi ra khỏi cơ thể của người nhiễm, virut phải tìm cách đi vào cơ thể người khác ngay thì mới sống được - điều này không thể xảy ra nếu không có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm. Nhưng để an toàn chúng ta nên khuyên người nhiễm không dùng chung bàn chải dánh răng với người khác.
    - Dùng chung dao cạo râu và các vật dụng sắc nhọn khác: Trên lý thuyết, nếu có máu tươi dính vào dụng cụ sắc nhọn và ngay sau đó dụng cụ này được một người không nhiễm sử dụng hoặc người này bị đâm ngay thì nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế, chưa ai bị nhiễm theo cách này. Nhưng để an toàn chúng ta nên khuyên người nhiễm không dùng chung dao cạo râu với người khác.
    - Các tiếp xúc thông thường khác: tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV.
    Nguồn: quangninhpac:nhung-hanh-vi-khong-lam-lay-nhiem-hiv

  8. #8
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-03-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    em cảm ơn nhiều ạ

  9. #9
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-03-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    À thế cho em hỏi thêm thôi ạ. Nếu trong trường hợp này mà bị kim đâm vào tay thì có dễ lây nhiễm không ạ

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi cayxanh123 Xem bài viết
    À thế cho em hỏi thêm thôi ạ. Nếu trong trường hợp này mà bị kim đâm vào tay thì có dễ lây nhiễm không ạ
    Khi nào kim tiêm mới vừa sử dụng xong mà đâm vào mới có nguy cơ với HIV, nếu kim củ máu xậm màu thì k có nguy cơ
    1. Mọi virus lây nhiễm kể cả hiv đều tự phân hủy ở môi trường bên ngoài,và chỉ cần 5p là sẽ bị phân hủy
    2. Virus chỉ tồn tại khi tế bào limote còn hoạt động khi gặp môi trường bên ngoài thì tb limote mất đy thì virus cũng sẽ bị mất đy rất nhanh cho dù máu chưa đông
    Chủ đề: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV

    Xử trí khi bị phơi nhiễm HIV?

    Những người làm trong ngành y tế, công an, những người chăm sóc người thân bị nhiễm HIV là những đối tượng có khả năng bị phơi nhiễm HIV cao. Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

    * Nguồn lây nhiễm


    Về cơ chế lây nhiễm HIV, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể:

    Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng (bưng mữ, viêm nhiễm), vết loét, xây xước đang chảy máu) hoặc bắn vào niêm mạc.

    - Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.

    - Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

    - Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.



    * Làm gì khi mắc nguy cơ phơi nhiễm HIV?

    Nếu máu và dịch tiết của người có HIV văng, dính vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít.

    Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là khi máu và chất dịch của người có HIV bắn vào các tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước. Trong những trường hợp như thế, nên xử lý theo những cách sau:

    Trước hết, cần xử lý vết thương ngay tại chỗ. Đối với những tổn thương da gây chảy máu cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch ngay càng sớm càng tốt (lưu ý là không được lau trực tiếp vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu một hai phút rồi tiếp tục rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn như cồn, rượu trong 5 phút.

    Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu bắn vào miệng thì cần xúc miệng bằng dung dịch nước muối nhiều lần.

    * Điều trị dự phòng phơi nhiễm


    Đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV. Người bị phơi nhiễm cần đến Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống AIDS và các phòng tư vấn và xét nghiệm HIV cấp huyện để được tư vấn và điều trị dự phòng bằng thuốc.

    Việc điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm trong 72 giờ vàng khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần. Hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ, chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng phải mua thuốc.

    Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV.
    và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC ...Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được hai tuần, xét nghiệm đường máu.Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho người khác vì vẫn có khả năng lây truyền HIV nếu điều trị phơi nhiễm thất bại. Sau sáu tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

    Bác sĩ Võ Thị Kim Loan

    Nguồn cachchuabenh.net

  11. #11
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-03-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    em cảm ơn ạ

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •