Kết quả 1 đến 20 của 210

Chủ đề: Các bệnh lây qua đường tình dục.

Hybrid View

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,457
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,241 lần
    Bệnh rận mu

    Rận là loài kí sinh trùng hút máu, mình phẳng và không có cánh. Rận thường lây nhiễm cho những người sống trong điều kiện vệ sinh kém hay trong môi trường sống chật chội, đông đúc. Rận mu (Phthirus pubis), còn được gọi là rận cua vì hình dạng giống con cua, thường sống và sinh sản ở vùng mu. Tuy nhiên rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông mày hay da đầu.
    Rận bờ mi hiếm gặp, thường gây ngứa mi mắt và khó chẩn đoán, điều trị bằng thuốc.
    Có 3 loại chí rận kí sinh trên cơ thể người. Pediculus humanus capitis (chí đầu) thấy ở trên đầu. Pediculus humanus corporis ( chí thân) thường sống trên quần áo. Phthirus pubis ( rận mu hay crab louse) thường thấy ở vùng bẹn, mu. Tuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, hậu môn, lông mi, lông mày, lông trước ngực và da đầu. Bệnh rận thường gặp ở những nước đang phát triển do tình trạng vệ sinh kém, và hiện nay bệnh rận đang trở lại do sự gia tăng hoạt động tình dục của trẻ vị thành niên.

    Rận mu là một loại côn trùng có chân, không có cánh, màu giống với màu da của người bệnh. Rận có ba cặp chân thuộc phần trước của bụng và bám vào lông mi bằng móng vuốt của các cặp chân thứ hai và thứ ba, 2 râu, 4 cặp chân nhỏ trên phần sau của bụng. Do tính chất đổi màu của rận, nên rất khó nhìn thấy chúng.

    Bệnh rận mu trên cơ quan sinh dục
    Rận mu còn được gọi là rận bẹn (vì thấy chúng hút máu ở vùng bẹn), hay là rận cua (vì chúng có hình hài giống con cua). Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu, dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu (ở những người đàn ông không cắt bao quy đầu). Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện thấy các nốt đỏ, mẩn đỏ nhưng không ngứa. Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản (đẻ trứng) ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc.
    Bệnh rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi. Có lẽ do lông ở nam giới cứng và khô, dễ thích nghi với rận mu hơn nên rận mu thường gặp ở đấng mày râu. Bệnh rận mu có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục; mặc chung quần áo lót của người có rận mu; dùng chung chăn, màn, khăn tắm. Một điều đáng lưu ý là, mắc bệnh rận mu có thể cùng lúc với các bệnh lây qua đường tình dục khác như, viêm gan B, C, HIV/AIDS, giang mai, nhiễm nấm. Khi ngứa vùng kín cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa da liễu. Điều trị bệnh rận mu thực ra không khó khăn, nhưng dùng thuốc gì, dùng như thế nào không thể tự ý mua thuốc về dùng mà cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cụ thể cho việc diệt rận mu và trứng của chúng như thế nào cho triệt để.
    Để phòng bệnh rận mu thì không mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 13 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 13 khách)

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •