Kết quả 1 đến 14 của 14

Chủ đề: Cho mình hỏi về xét nghiệm máu lúc đi hiến máu

  1. #1
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    02-01-2014
    Bài viết
    8
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn: 0 lần

    Cho mình hỏi về xét nghiệm máu lúc đi hiến máu

    Mình có thắc mắc là khi đi hiến máu người ta có xét nghiệm cả HIV, nếu máu tốt thì sẽ lưu giữ lại để dùng sau này, nhưng vì HIV chỉ thể xác định chắc chắn sau 3-6 tháng, vậy nếu trong thời kỳ cửa sổ mà người đó đi hiến máu, kết quả xét nghiệm tốt và máu được lưu trữ nhưng đâu thể kết luận máu ko bị HIV, như vậy khá nguy hiểm cho việc sử dụng số máu đó sau này.
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi powerx Xem bài viết
    Mình có thắc mắc là khi đi hiến máu người ta có xét nghiệm cả HIV, nếu máu tốt thì sẽ lưu giữ lại để dùng sau này, nhưng vì HIV chỉ thể xác định chắc chắn sau 3-6 tháng, vậy nếu trong thời kỳ cửa sổ mà người đó đi hiến máu, kết quả xét nghiệm tốt và máu được lưu trữ nhưng đâu thể kết luận máu ko bị HIV, như vậy khá nguy hiểm cho việc sử dụng số máu đó sau này.
    Sau bạn biết là để máu lại sau 3 tháng và 6 tháng XN? Người ta về là sàn lọc ngay = các PP bạn làm sao biết

  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,278
    Cảm ơn
    1,924
    Được cảm ơn: 21,224 lần
    Trích dẫn Gửi bởi powerx Xem bài viết
    Mình có thắc mắc là khi đi hiến máu người ta có xét nghiệm cả HIV, nếu máu tốt thì sẽ lưu giữ lại để dùng sau này, nhưng vì HIV chỉ thể xác định chắc chắn sau 3-6 tháng, vậy nếu trong thời kỳ cửa sổ mà người đó đi hiến máu, kết quả xét nghiệm tốt và máu được lưu trữ nhưng đâu thể kết luận máu ko bị HIV, như vậy khá nguy hiểm cho việc sử dụng số máu đó sau này.
    Quy trình khi hiến máu,khi máu của bạn được nhận,sẽ không sử dụng liền,được chuyển về ngân hàng máu,sau đó sẽ xét nghiệm các phương pháp hiện đại hơn,sàn lọc máu thật sạch thì mới đưa vào sử dụng.

  4. #4
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    02-01-2014
    Bài viết
    8
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn: 0 lần
    à mình hiểu rùi, vậy là 6 tháng sau họ xét nghiệm lại cho chắc :)

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi powerx Xem bài viết
    à mình hiểu rùi, vậy là 6 tháng sau họ xét nghiệm lại cho chắc :)
    Căn dặn của thầy thuốc với người hiến máu

    Hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể, có thể xử lý đơn giản sẽ nhanh chóng qua đi.
    Trước khi và hiến máu phải làm gì?
    - Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.
    - Mang giấy CMND, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.
    Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:
    - Giơ cao tay.
    - Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính.
    - Thay miếng bông và băng dính khác .
    Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:
    - 02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.
    - Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.
    Ngay sau khi hiến máu Nên:
    - Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
    - Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.
    - Uống nhiều nước sau khi hiến máu.
    - Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.
    - Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
    Tránh:
    - Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
    - Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
    - Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.
    Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu Nên:
    - Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
    - Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
    - Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
    QUY TRÌNH THAM GIA HIẾN MÁU
    Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu (có mẫu kèm theo)
    - Người hiến máu dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về hiến máu qua tài liệu tại điểm hiến máu hoặc trao đổi với các tuyên truyền viên, nhân viên y tế; xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận Phiếu đăng ký hiến máu, sau đó hoàn tất phiếu theo hướng dẫn.
    Bước 2: Khám và tư vấn sức khoẻ
    - Các Bác sỹ sẽ tư vấn để khai thác các tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe của quý vị, giải đáp những băn khoăn, lo lắng của quý vị về việc hiến máu nhằm khẳng định rằng quý vị đã có hiểu biết đầy đủ về việc hiến máu và hoàn toàn thoải mái, tự nguyện tham gia hiến máu.
    - Tiếp theo, bác sỹ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu.
    - Tiếp, các bác sỹ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho quý vị để đảm bảo rằng, quý vị hoàn toàn khỏe mạnh, tình nguyện hiến máu và không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.
    Bước 3: Xét nghiệm máu
    - Quý vị sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:
    - Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của quý vị đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.
    - Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo những người có vi rút viêm gan B không tham gia hiến máu.
    Bước 4: Hiến máu
    - Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250, 350 hoặc 450ml.
    Bước 5: Nghỉ và nhận giấy chứng nhận sau hiến máu
    - Sau hiến máu, Quý vị sẽ phải nghỉ tại chỗ ít nhất 10 phút, quý vị sẽ được phục vụ ăn nhẹ và được khuyến cáo uống nhiều nước sau khi hiến máu. Quý vị chỉ nên dời điểm hiến máu khi cảm thấy hoàn toản thoải mái.
    Các hình thức tổ chức hiến máu
    1. Tổ chức hiến máu tại cơ quan đơn vị.
    2. Tổ chức hiến máu tại các xe lấy máu chuyên dụng.
    3. Tổ chức hiến máu tại các điểm hiến máu cố định.
    QUY TRÌNH SẢN XUẤT, BẢO QUẢN VÀ PHÂN PHỐI MÁU
    Bước 1. Thu gom máu vào các túi máu tiêu chuẩn và vận chuyển về Ngân hàng máu để tiến hành sàng lọc, sản xuất, bảo quản và phân phối máu.
    Bước 2. Xét nghiệm sàng lọc máu được thực hiện bằng kỹ thuật Elisa :
    - Xét nghiệm nhóm máu, được tiến hành định nhóm 02 hệ nhóm máu:
    + Hệ nhóm máu ABO: xác định nhóm máu A,B,O và AB
    + Hệ nhóm máu Rh+: xác định nhóm máu Rh+ và Rh-
    - Xét nghiệm sàng lọc các Virut lây truyền qua đường truyền máu
    + Xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan B trong máu
    + Xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan C trong máu
    + Xét nghiệm sàng lọc virut HIV trong máu
    + Xét nghiệm sàng lọc ký sinh trùng sốt rét trong máu
    + Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn giang mai trong máu.
    Bước 3. Các xét nghiệm máu ở bước 2 cho kết quả Âm tính, máu sẽ được đưa vào sản xuất thành các sản phẩm máu gồm:
    - Khối Hồng cầu
    - Khối Tiểu cầu
    - Khối Huyết tương
    - Khối Bạch cầu
    Việc sản xuất, sàng lọc các chế phẩm máu sẽ giúp cho việc truyền máu an toàn hơn, tránh tình trạng truyền máu không cần thiết, đảm bảo tiêu chí “ người bệnh thiếu gì truyền nấy”.
    Bước 4. Sau khi máu được sản xuất thành các chế phẩm sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn cụ thể:
    - Khối Hồng cầu bảo quản ở nhiệt độ: từ 2oC đến 6oC.
    - Khối Tiểu cầu bảo quản ở nhiệt độ: từ 20 – 22oC
    - Khối Bạch cầu bảo quản ở nhiệt độ thường khoảng 24oC
    - Khối Huyết tương bảo quản ở nhiệt độ: từ -18oC đến -24oC
    Bước 5. Phân phối máu
    Hiện nay, cả nước có 4 Trung tâm Truyền máu chính là:Trung tâm Truyền máu Hà Nội,Trung tâm Truyền máu khu vực Huế, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, Trung tâm Truyền máu Cần Thơ. Tại khu vực phía Bắc, Trung tâm Truyền máu Hà Nội (Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương) chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 54 bệnh viện và 16 tỉnh /thành tại khu vực phía Bắc.


  6. #6
    Thành Viên Mới Dont_stop's Avatar
    Ngày tham gia
    22-11-2013
    Giới tính
    Khác
    Đến từ
    Miền Bắc
    Bài viết
    10
    Cảm ơn
    3
    Được cảm ơn 1 lần.
    Bài viết trên của các anh mode đã khá đầy đủ, mình đã có giấy chứng nhận thành đoàn vì hiến máu 6 lần. hỳ, nhưng giờ thì dừng lại vì đã được ăn sầu riêng. Các chị nhân viên lưu động thăm khám bạn tổng quát, sau đó dựa vào bản khai của bạn, nếu có những triệu chứng nghi ngờ, như sụt ký, có hạch, phát ban, sẽ không cho bạn lấy máu, đây là 1 lần sàng lọc đầu tiên, nếu bạn đã được lấy máu, máu sẽ được sàng lọc ngay - xét nghiệm HIV, viêm gan B, C, các xét nghiệm huyết học, sau đó nếu máu của bạn có vấn đề gì họ sẽ liên hệ, mời bạn đến trung tâm để tư vấn và làm xét nghiệm.
    Chứ cái xét nghiệm nhanh trên xe đó chỉ biết sàng lọc đơn giản viêm gan B.
    Thân

  7. #7
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    02-01-2014
    Bài viết
    8
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn: 0 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Dont_stop Xem bài viết
    Bài viết trên của các anh mode đã khá đầy đủ, mình đã có giấy chứng nhận thành đoàn vì hiến máu 6 lần. hỳ, nhưng giờ thì dừng lại vì đã được ăn sầu riêng. Các chị nhân viên lưu động thăm khám bạn tổng quát, sau đó dựa vào bản khai của bạn, nếu có những triệu chứng nghi ngờ, như sụt ký, có hạch, phát ban, sẽ không cho bạn lấy máu, đây là 1 lần sàng lọc đầu tiên, nếu bạn đã được lấy máu, máu sẽ được sàng lọc ngay - xét nghiệm HIV, viêm gan B, C, các xét nghiệm huyết học, sau đó nếu máu của bạn có vấn đề gì họ sẽ liên hệ, mời bạn đến trung tâm để tư vấn và làm xét nghiệm.
    Chứ cái xét nghiệm nhanh trên xe đó chỉ biết sàng lọc đơn giản viêm gan B.
    Thân
    hì, lúc mình đi hiến máu họ giữ lại 1 tháng sau mới có kết quả xét nghiệm, mình tò mò ko biết sau này họ có xét nghiệm lại chỗ máu đó ko thôi vì lần xét nghiệm kia chưa đảm bảo zụ HIV được :) cám ơn mí bạn trên đã giải thích.

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi powerx Xem bài viết
    hì, lúc mình đi hiến máu họ giữ lại 1 tháng sau mới có kết quả xét nghiệm, mình tò mò ko biết sau này họ có xét nghiệm lại chỗ máu đó ko thôi vì lần xét nghiệm kia chưa đảm bảo zụ HIV được :) cám ơn mí bạn trên đã giải thích.
    Bạn đọc lại cho kỷ phền trên songchung chia sẻ

  9. #9
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    02-01-2014
    Bài viết
    8
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn: 0 lần
    Trích dẫn Gửi bởi songchungvoi_HIV Xem bài viết
    Bạn đọc lại cho kỷ phền trên songchung chia sẻ
    hình như mình hiểu lầm ý a TuanMecedes rồi :(, bài của bạn chỉ đề cập đến duy nhất 1 lần xét nghiệm sàng lọc máu, mà như mình biết thì 1 tháng sau khi hiến máu là có kết quả xét nghiệm rồi, vậy chẳng lẽ sau đó ko cần xét nghiệm lại mà đem số máu đó sản xuất thành chế phẩm luôn sao ??

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi powerx Xem bài viết
    hình như mình hiểu lầm ý a TuanMecedes rồi :(, bài của bạn chỉ đề cập đến duy nhất 1 lần xét nghiệm sàng lọc máu, mà như mình biết thì 1 tháng sau khi hiến máu là có kết quả xét nghiệm rồi, vậy chẳng lẽ sau đó ko cần xét nghiệm lại mà đem số máu đó sản xuất thành chế phẩm luôn sao ??
    Trời thui tui botay.com với bạn luôn. Đúng là.....

  11. #11
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,278
    Cảm ơn
    1,924
    Được cảm ơn: 21,224 lần
    Trích dẫn Gửi bởi powerx Xem bài viết
    hình như mình hiểu lầm ý a TuanMecedes rồi :(, bài của bạn chỉ đề cập đến duy nhất 1 lần xét nghiệm sàng lọc máu, mà như mình biết thì 1 tháng sau khi hiến máu là có kết quả xét nghiệm rồi, vậy chẳng lẽ sau đó ko cần xét nghiệm lại mà đem số máu đó sản xuất thành chế phẩm luôn sao ??

    Khi máu hiến sẽ được chuyển về ngân hàng máu,sau đó sẽ được xét nghiệm rất kỹ những phương pháp xét nghiệm rất hiện đại,như phương pháp PCR dù bạn mới nhiễm cũng lòi ra HIV.Và cho đến nay từ năm 1990 Việt Nam phát hiện HIV đầu tiên thì chưa có thông báo có ca nào bị nhiễm HIV khi truyền máu của ngân hàng máu cung cấp.

  12. #12
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    02-01-2014
    Bài viết
    8
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn: 0 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Tuanmecsedec Xem bài viết
    Khi máu hiến sẽ được chuyển về ngân hàng máu,sau đó sẽ được xét nghiệm rất kỹ những phương pháp xét nghiệm rất hiện đại,như phương pháp PCR dù bạn mới nhiễm cũng lòi ra HIV.Và cho đến nay từ năm 1990 Việt Nam phát hiện HIV đầu tiên thì chưa có thông báo có ca nào bị nhiễm HIV khi truyền máu của ngân hàng máu cung cấp.
    cám ơn anh, cho e hỏi thêm là nếu có phương pháp PCR siêu việt vậy sao ko áp dụng để xét nghiệm HIV rộng rãi ạ, sao nhìu trường hợp vẫn được tư vấn chờ hết thời kỳ cửa sổ mới chắc chắn, phải chăng chi phí PCR quá đắt.

  13. #13
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,278
    Cảm ơn
    1,924
    Được cảm ơn: 21,224 lần
    Trích dẫn Gửi bởi powerx Xem bài viết
    cám ơn anh, cho e hỏi thêm là nếu có phương pháp PCR siêu việt vậy sao ko áp dụng để xét nghiệm HIV rộng rãi ạ, sao nhìu trường hợp vẫn được tư vấn chờ hết thời kỳ cửa sổ mới chắc chắn, phải chăng chi phí PCR quá đắt.

    Chi phí thì không quá đắc,mà đầu tư máy mới là một vấn đề.Không phải cơ sở nào cũng có chi phí đầu tư.

  14. #14
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    02-01-2014
    Bài viết
    8
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn: 0 lần
    cám ơn a, vậy cũng chứng tỏ xét nghiệm hiến máu là phương pháp tốt nhứt rùi, sau này ai muốn kiểm chứng HIV cứ cho đi hiến máu là an tâm

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •