Trang 10 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 89101112 ... CuốiCuối
Kết quả 181 đến 200 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #181
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giải cứu người nghiện ma túy
    07:50 | 03/12/2014
    (Tấm Gương) - Hiện trên cả nước có hơn 200.000 người nghiện ma túy. Điện Biên là một trong những tỉnh có số người nghiện ma túy cao nhất cả nước. Điều đáng nói, tỷ lệ người nghiện nhiều nhưng số cơ sở điều trị Methadone thay thế ma túy lại rất hạn chế.

    Uống Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên ảnh: T.Hà.
    Hơn một năm nay, cứ 6 giờ sáng, Giàng A Sùng (26 tuổi, bản Nà Dung, xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà) đều đặn đi xe máy vượt quãng đường hơn 35 km đến điểm uống Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà. Đường khó đi, trời mưa lạnh hay nắng bỏng lưng Giàng A Sùng đều cố gắng không bỏ buổi uống thuốc nào. Nghiện ma túy vài năm nay, không biết bao lần Sùng khiến cả gia đình khổ sở vì trong nhà có gì cũng bị cậu vác đi bán lấy tiền mua ma túy. Khi chương trình điều trị Methadone triển khai tại tỉnh Điện Biên, Sùng may mắn được tham gia, mỗi lần được uống 50ml thuốc. Hơn một năm dùng Methadone, từ một người với thân hình gầy gò chừng 50 cân, giờ Sùng đã tăng được 10 cân, sức khỏe ổn định.
    Chúng tôi gặp Đặng Văn Quý (33 tuổi, khối 5, thị trấn Mường Ẳng, huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên) khi anh đến uống thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế huyện.
    Quý kể, đã nghiện ma túy hơn 10 năm từ khi còn làm lái xe chở vật liệu xây dựng quanh địa bàn tỉnh. Đói ma túy, Quý phải bán xe ô tô để có tiền mua. Cả hai lần cai nghiện tại Trung tâm 06 đều không thành công vì bị tái nghiện chỉ sau thời gian ngắn. Quý được hàng xóm mách nước cai nghiện bằng thuốc Methadone từ năm 2012.
    Gần 2 năm dùng thuốc Methadone đều đặn, Quý không còn cảm giác thèm ma túy, tinh thần thoải mái và mặc cảm với mọi người cũng vơi dần. Quý chia sẻ: “Uống Methadone tôi bị giảm cân do nóng trong người, táo bón nhưng cảm thấy người khỏe hơn. Trước đây mỗi ngày tôi tốn khoảng 300 nghìn để mua ma túy, nay được uống Methadone miễn phí”.
    Thống kê của ngành y tế Điện Biên cho thấy, đến tháng 10/2014, Điện Biên có 5 cơ sở điều trị Methadone đang điều trị cho 1.438 người. Chương trình được đánh giá có hiệu quả rất lớn về kinh tế- xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV; góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
    Khó tiếp cận
    Theo báo cáo của Mạng lưới của người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUT), 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, nguồn kinh phí chương trình được viện trợ 100%, hiện đang bị cắt giảm nhanh và sẽ kết thúc trong 1 – 2 năm tới.
    Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, năm 2014, ngân sách trung ương cắt giảm 70% so với năm 2013. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở thiếu kinh phí, không muốn nhận thêm bệnh nhân. Nhiều địa phương không có tiền mở thêm cơ sở mới hoặc có sơ sở nhưng lại vắng bệnh nhân, gây lãng phí; đội ngũ nhân viên y tế không tha thiết với công tác này.
    Y sĩ Vũ Thị Châu Lai, Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Na San (huyện Na San, tỉnh Điện Biên) cho biết, Điện Biên là địa phương có nhiều bản nằm heo hút xa trung tâm y tế huyện nên việc đi lại để uống Methadone rất khó khăn với nhiều người nghiện ma túy. Không ít người nghiện phải đi đến điểm uống thuốc tại huyện cách nhà tới 45-50km. Việc triển khai các cơ sở điều trị Methadone tại xã còn rất xa mới thành hiện thực.
    Ông Long cho biết thêm, kinh phí cho một ca điều trị Methadone là từ 20.000-25.000 đồng/ngày/người. Trong đó, tiền thuốc là 7.000-8.000 đồng. Hiện, ngành y tế đang tính mở rộng xã hội hóa chương trình điều trị bằng thuốc Methadone. Theo đó, dự kiến thu 10.000 đồng/người/ngày. Để chương trình đạt hiệu quả hơn, ông Long cho rằng cần rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục để đưa người nghiện vào điều trị; xây dựng mô hình điểm cấp phát thuốc tại các trạm y tế xã, nhất là khu vực miền núi; cũng như có thể sản xuất thuốc trong nước.
    Phần lớn những người đang điều trị bằng Methadone cho biết, sẵn sàng đóng góp 10.000 đồng/ngày để được uống Methadone lâu dài thay vì quay trở lại với ma túy.
    Methadone được là chất thay thế ma túy, sử dụng bằng đường uống có sự giám sát của nhân viên y tế, nhằm giảm tác hại của ma túy. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ giúp người nghiện các chất dạng thuốc phiện, kể cả ma túy tổng hợp (thuốc lắc) giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng ma túy, giảm tội phạm, giảm tử vong do sốc thuốc đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng... Người bệnh uống Methadone có thể sinh hoạt và lao động như người bình thường mà không cần tiêm chích ma túy. Methadone không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị.

    Thái Hà
    Tiền Phong
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 04-12-2014 lúc 12:02.

  2. #182
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng

    Thứ Năm, 04/12/2014 07:34
    Chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone được triển khai thí điểm tại Hà Nội khoảng 2 năm nay cho thấy những kết quả khả quan. Hà Nội sẽ triển khai nhân rộng điều trị bằng phương pháp này trong năm 2015.

    Giải pháp cai nghiện thay thế

    Sau 2 năm dùng methadone tại Trung tâm y tế quận Đống Đa, giờ đây, những người trong gia đình, cũng như ông Đào Minh Thành (57 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) đều vui mừng vì sức khỏe của ông đã được cải thiện. Ông Thành “dính” vào ma túy đã 10 năm, gia đình bao phen khốn đốn, đứng trên bờ vực ly tán. Từ một người khỏe mạnh, ông Thành trở nên gầy gò, yếu ớt, không thể làm việc, thậm chí khi lên “cơn vật” là tìm mọi cách, kể cả bán đồ của gia đình, để có tiền mua thuốc. Hàng xóm, bạn bè và cả gia đình đều xa lánh. “Nhiều lúc muốn chết đi cho xong, nhưng rồi tôi được giới thiệu đến trung tâm để điều trị bằng methadone cai nghiện. Sau 2 năm, tôi đã tăng được 10 kg, bỏ hoàn toàn hêrôin, kể cả bia, rượu, thuốc lá. Tôi tìm được công việc ổn định, thu nhập 6 - 8 triệu đồng/tháng. Vợ, con và các cháu tôi rất vui mừng. Tôi cảm thấy mình như được sống lại”, ông Thành chia sẻ.

    Bệnh nhân dùng methadone cai nghiện ma túy.


    Tại buổi làm việc với Hà Nội về công tác phòng chống ma túy mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Hà Nội cần nâng cao tuyên truyền về tác hại của ma túy trong cộng đồng, kết hợp cai nghiện tự nguyện trong các trung tâm cai nghiện, điều trị bằng methadone.
    Cũng điều trị methadone tại Trung tâm y tế quận Đống Đa được gần 2 năm nay, cuộc sống gia đình chị Trần Minh Thương (43 tuổi) đã ổn định. Hai vợ chồng chị nghiện hêrôin hơn 10 năm, cuộc sống luôn trong cảnh khốn đốn. Hai đứa con thường xuyên bị bỏ bơ vơ vì khi thì bố, khi thì mẹ đi cai nghiện. Bản thân chị luôn ốm yếu, chỉ còn hơn 30 kg. Dù đã rất nhiều lần tự cai và 1 lần bị cai nghiện bắt buộc tại trung tâm, cả 2 vợ chồng chị vẫn quay lại con đường cũ. Một người quen đã giới thiệu vợ chồng chị điều trị bằng methadone. Ngay ngày đầu dùng mathadone, tiền mua hêrôin của hai vợ chồng đã giảm từ 1 triệu đồng xuống còn 400.000 đồng. Sau 20 ngày thì cả hai vợ chồng bỏ hẳn được hêrôin. “Giờ sức khỏe chúng tôi khá tốt, hàng ngày hai vợ chồng thay nhau bán nước, cũng đủ tiền cho con ăn học”, chị Thương chia sẻ.

    Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng methadone trong điều trị cho người nghiện, bác sĩ Bùi Nguyên Hồng, trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh HIV quận Đống Đa cho biết: Trung tâm y tế quận Đống Đa đang điều trị cho 318 bệnh nhân, trong đó có 2 người đã cai nghiện hoàn toàn và trở về với cộng đồng. “Quá trình điều trị cho bệnh nhân nghiện bằng methadone đã giúp bệnh nhân giảm hoặc không sử dụng ma túy. Cùng với đó, người bệnh được tiếp cận các dịch vụ y tế khác. Điều đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình; góp phần giảm tội phạm liên quan đến ma túy, ổn định trật tự xã hội”, bác sĩ Hồng nhận xét.

    Nhân rộng mô hình

    Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Việc tổ chức cai nghiện được Hà Nội tập trung chỉ đạo với 3 hình thức, gồm cai nghiện cộng đồng, cai nghiện tại trung tâm và điều trị thay thế bằng methadone. Hình thức cai nghiện tại cộng đồng chỉ có hiệu quả đối với người có nghị lực và hiệu quả cũng không cao. Còn hình thức cai nghiện tại trung tâm cắt cơn nhanh, nhưng về cộng đồng thì hầu hết tái nghiện và không quản lý được.


    Điều trị thay thế bằng methadone được triển khai tại Hà Nội 2 năm qua cho thấy hiệu quả khả quan. Theo thống kê, trong số 1.700 đối tượng đang điều trị bằng methadone, có khoảng 47% có việc làm và hòa nhập cộng đồng. Những đối tượng này dần thay đổi nhận thức, hành vi. Qua khảo sát, việc sử dụng hêrôin giảm nhanh, sau 1 năm chỉ còn hơn 1% sử dụng. “Nhìn tổng thể so với các phương pháp khác, điều trị bằng methadone với chi phí khoảng 10.000 đồng/người/ngày là phương pháp có tính hiệu quả kinh tế hơn”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá.

    Methadone là chất thay thế ma túy, sử dụng bằng đường uống có sự giám sát của nhân viên y tế, nhằm giảm tác hại của ma túy: Lây nhiễm HIV/AIDS, tội phạm, giảm số người chết do sốc ma túy. Methadone là một chất đồng vận toàn phần tác dụng lên bộ phận tiếp nhận ma túy trong não, tác dụng của thuốc khá nhanh sau khi uống và đạt hiệu quả cao nhất trong khoảng từ 2 đến 6 tiếng. Thời gian bán hủy của methadone là 24 giờ.
    Trong những năm tới, Hà Nội vẫn duy trì 3 mô hình cai nghiện và hình thành 2 đề án: “Đề án cai tại cộng đồng và trung tâm” và “Đề án cai nghiện bằng điều trị methadone”. Theo đó, năm 2015, Hà Nội sẽ điều trị bằng methadone cho 8.500 đối tượng. Hà Nội sẽ ký tiếp với 3 đơn vị trung ương trên địa bàn và nhân rộng triển khai tại 24 điểm của các quận, huyện.

    “Hà Nội vẫn duy trì các trung tâm cai nghiện tập trung nhưng đồng thời sẽ chuyển một phần khu vực tại trung tâm sang hình thức cai nghiện tự nguyện, trong đó có cho phép điều trị bằng methadone. Gia đình tự nguyện đưa người nghiện vào cai thực hiện cùng đóng góp theo mô hình xã hội hóa”, bà Ngọc cho biết.

    Khi nhân rộng mô hình điều trị bằng methadone vào năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ cần bổ sung 340 bác sĩ, cán bộ y tế từ các trung tâm y tế cơ sở và sẽ được tập huấn trước khi chuyển sang điều trị cho người nghiện bằng methadone.

    “Dù cai nghiện bằng hình thức nào, quan trọng là để những người nghiện có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Kết quả điều trị bằng methadone với khoảng 47% đối tượng có việc làm và tái hòa nhập luôn tại cộng đồng, là thành công bước đầu để triển khai nhân rộng”, bà Ngọc nhấn mạnh.

    Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH:

    Giao thêm nhiệm vụ cho trung tâm y tế quận, huyện


    Hà Nội áp dụng cai nghiện tất cả mô hình, trong đó có 7 trung tâm cai nghiện được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt. Trong đó, đáng chú ý là mô hình cai nghiện cộng đồng và cai nghiện bằng methadone. Cai nghiện tại trung tâm cắt cơn tốt, nhưng khi về cộng đồng tỷ lệ tái nghiện cao. Do đó, xu hướng là giảm trung tâm, tăng cai nghiện thay thế tại cộng đồng và điều trị bằng methadone.


    Phương pháp điều trị bằng methadone cần được tăng cường thông qua hệ thống trung tâm y tế quận, huyện sẵn có theo hình thức giao thêm nhiệm vụ. Kinh phí của trung tâm cai nghiện tập trung có thể chuyển sang trung tâm y tế tại cộng đồng khi người nghiện chuyển tiếp về tuyến cơ sở điều trị bằng methadone.


    Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế:


    Tập huấn khi nhân rộng


    Trong hơn 1 năm qua, toàn quốc đẩy nhanh tiến độ điều trị bằng methadone. Hiện đã có 122 cơ sở với 21.000 người. Trong khi Hà Nội sau 2 năm triển khai,vẫn chỉ có 6 cơ sở. Vì vậy, Hà Nội cần khẩn trương nhân rộng bên cạnh các hình thức cai nghiện khác. Đối với các cơ sở y tế có đủ điều kiện thì cho mở rộng hình thức điều trị cai nghiện bằng methadone, trong đó chú trọng tập huấn đội ngũ nhân lực khi triển khai điều trị bằng phương pháp này vào năm 2015.


    Ông Nguyễn Kim Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tP Hà Nội:


    Cần sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng


    Muốn được xem xét tham gia chương trình điều trị thay thế bằng methadone, người nghiện phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; có đơn tự nguyện xin được điều trị. Methadone chỉ có tác dụng với người nghiện các chất dạng thuốc phiện chứ không có tác dụng với người nghiện ma túy đá, thuốc lắc và là một bệnh mãn tính cần được điều trị lâu dài (thường không dưới 1 năm, sau đó giảm dần liều và có thể tiến tới ngừng điều trị).


    Trên thực tế, một số người dù đã hội đủ các điều kiện để được điều trị cai nghiện bằng methadone, nhưng do yếu tố tâm lý sợ bị mọi người biết mình là người nghiện, nên ngại chưa dám tham gia. Việc điều trị bằng methadone cần sự quyết tâm, kiên trì của người nghiện và sự động viên hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng. Trong thời gian tới, ngoài 6 điểm đang triển khai chương trình ở các quận, huyện: Long Biên, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, sẽ có thêm các cơ sở điều trị thay thế bằng methadone tại các trung tâm trên địa bàn.


  3. #183
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tỉnh ta có gần 1.500 người đang được điều trị cai nghiện bằng Methadone

    Thứ Năm, 04/12/2014, [GMT+7]
    Điện Biên TV - Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đang là một trong những biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV có hiệu quả. Chương trình điều trị Methadone được triển khai ở tỉnh ta trong thời gian qua đạt được một số kết quả đáng phấn khởi.
    Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 cơ sở điều trị Methadone đang điều trị cho gần 1.500 người. Chương trình được đánh giá có hiệu quả rất lớn về kinh tế- xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV; góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Bản thân nhiều người nghiện đã tự nguyện đến cơ sở điều trị để tham vấn, tư vấn và tự quyết định lựa chọn phác đồ điều trị như là một dịch vụ thân thiện. Cơ sở điều trị nghiện bằng thuốc Methadone được đặt tại khu dân cư cũng giúp tạo cảm giác không xa lánh, kỳ thị giữa người nghiện với cộng đồng. Cai nghiện bằng thuốc Methadone đạt được một số tiêu chí: Giảm hại do tiêm chích ma tuý, giảm nhanh số người tiêm chích các chất dạng thuốc phiện, giảm lây nhiễm HIV/AIDS, giảm phạm tội trộm cắp, cướp giật do nghiệm ma tuý, cải thiện sức khoẻ và mạng lại hạnh phúc cho gia đình người nghiện, giảm chi cho ngân sách Nhà nước./.


    Tuấn Trung
    http://dienbientv.vn/

  4. #184
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khung giá 7 dịch vụ điều trị nghiện bằng thuốc thay thế

    17:49, 04/12/2014
    (Chinhphu.vn) – Liên Bộ Y tế - Tài chính vừa ra Thông tư liên tịch ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.


    Ảnh minh hoạt
    Cụ thể, mức tối đa khung giá 7 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong các cơ sở điều trị của Nhà nước được quy định như sau: Mức giá tối đa dịch vụ khám ban đầu 48.000 đồng/lần khám/người; khám khởi liều điều trị 25.000 đồng/lần khám/người; khám định kỳ 20.000 đồng/lần khám/người. Mức giá trên không bao gồm xét nghiệm và thuốc.

    Dịch vụ cấp phát thuốc (không bao gồm thuốc) tại cơ sở điều trị thay thế, cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế mức giá tối đa 10.000 đồng/lần/người/ngày.

    Dịch vụ tư vấn (không bao gồm thuốc và xét nghiệm) có mức giá từ 5.000 đồng/lần/người (đối với trường hợp tư vấn nhóm) và 10.000 đồng/lần/người (trường hợp tư vấn cá nhân).

    Thông tư nêu rõ, thẩm quyền quy định mức giá cụ thể dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và dịch vụ khám, chữa bệnh khác tại cơ sở điều trị của Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền quy định mức giá cụ thể dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước.

    Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS, làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy và vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của cả nước.
    Tuệ Văn

  5. #185
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khánh Hòa: Hiệu quả cai nghiện ma túy bằng Methadone
    Cập nhật: 09:01, Thứ 6, 05/12/2014
    (ANTV) - Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là một trong những phương pháp mới đang được triển khai ở một số tỉnh thành của nước ta.

    Đã hai tháng nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, anh Đào Duy Vương ở phường Phước Tân, Thành phố Nha Trang đều đặn có mặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa để uống Methadone.


    Gần 7 năm chìm trong khói thuốc trắng, từng vật vã cai nghiện nhiều lần, nhưng rồi anh Vương vẫn không thể thoát được ma lực của thứ bột trắng này. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị bằng Methadone tại cơ sở này, anh Vương đã từ bỏ được ma túy, tìm lại được chính mình.
    Cơ sở điều trị Methadone tại TP. Nha Trang hiện đang điều trị cho 75 bệnh nhân. Những người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi đến cơ sở đăng kí điều trị đều được đội ngũ y, bác sĩ ở đây thăm khám, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.


    Khi bắt đầu quá trình điều trị thì mỗi ngày các bệnh nhân phải đến cơ sở để uống Methadone một lần. Đồng thời, các bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên trong suốt quá trình điều trị.


    Khi người bệnh điều trị bằng phương pháp Methadone không những giảm được cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng, tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường máu do tiêm chích ma túy như HIV, viêm gan B...


    Ông Trần Văn Tin – Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Khánh Hòa cho biết: Qua hơn 3 tháng điều trị chúng tôi thấy phần lớn bệnh nhân đã giảm sử dụng các chất ma túy. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu có những hành vi tốt hơn, có những thói quen tốt hơn. Ví dụ như họ bắt đầu biết chào hỏi, biết chấp hành các nội quy của cơ sở, họ ăn nói dễ nghe hơn và họ có nói ra những dự tịnh tương lai là lấy vợ, lấy chồng hoặc là họ cố gắng tìm việc làm. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu có sức khỏe ổn định hơn, tốt hơn, có tác phong nhanh nhẹn hơn và ăn mặc lịch sự hơn.


    Dù phương pháp này mới bắt đầu triển khai trong một thời gian ngắn nhưng đã cho thấy những hiệu quả khả quan, có tác dụng tốt đối với người bệnh.


    Thông qua cách điều trị bằng phương pháp này, người nghiện sẽ sớm ổn định sức khỏe, từ bỏ dần các chất gây nghiện khác, góp phần ổn định cuộc sống, từng bước hòa nhập với cộng đồng và trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
    http://www.antv.gov.vn/xahoi/khanh-h...ne/108626.html



    BT

  6. #186
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khánh Hòa: Hiệu quả cai nghiện ma túy bằng Methadone

    Thứ sáu 05/12/2014 12:18

    Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là một trong những phương pháp đang được triển khai hiệu quả tại tỉnh Khánh Hòa.

    Người cai nghiện uống Methadone tại cơ sở y tế- Ảnh minh họa
    Đã hai tháng nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, anh Đào Duy Vương ở phường Phước Tân, thành phố Nha Trang đều đặn có mặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa để uống Methadone.

    Gần 7 năm chìm trong khói thuốc trắng, từng vật vã cai nghiện nhiều lần, nhưng rồi anh Vương vẫn không thể thoát được ma lực của thứ bột trắng này. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị bằng Methadone tại cơ sở này, anh Vương đã từ bỏ được ma túy, tìm lại được chính mình.

    Cơ sở điều trị Methadone tại TP. Nha Trang hiện đang điều trị cho 75 bệnh nhân. Những người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi đến cơ sở đăng kí điều trị đều được đội ngũ y, bác sĩ ở đây thăm khám, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

    Khi bắt đầu quá trình điều trị thì mỗi ngày các bệnh nhân phải đến cơ sở để uống Methadone một lần. Đồng thời, các bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên trong suốt quá trình điều trị.

    Khi người bệnh điều trị bằng phương pháp Methadone không những giảm được cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng, tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường máu do tiêm chích ma túy như HIV, viêm gan B...

    Ông Trần Văn Tin - Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Khánh Hòa cho biết: Qua hơn 3 tháng điều trị, chúng tôi thấy phần lớn bệnh nhân đã giảm sử dụng các chất ma túy. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu có những hành vi tốt hơn, có những thói quen tốt hơn. Ví dụ như họ bắt đầu biết chào hỏi, biết chấp hành các nội quy của cơ sở, họ ăn nói dễ nghe hơn và họ có nói ra những dự tịnh tương lai là lấy vợ, lấy chồng hoặc là họ cố gắng tìm việc làm. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu có sức khỏe ổn định hơn, tốt hơn, có tác phong nhanh nhẹn hơn và ăn mặc lịch sự hơn.

    Dù phương pháp này mới bắt đầu triển khai trong một thời gian ngắn nhưng đã cho thấy những hiệu quả khả quan, có tác dụng tốt đối với người bệnh.

    Thông qua cách điều trị bằng phương pháp này, người nghiện sẽ sớm ổn định sức khỏe, từ bỏ dần các chất gây nghiện khác, góp phần ổn định cuộc sống, từng bước hòa nhập với cộng đồng và trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
    Vĩnh Hoàng

    Theo báo Khánh Hòa

  7. #187
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những điều cần biết về Chương trình điều trị Methadone

    05-12-2014 14:05 - Theo: baoapbac.vn

    Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác.

    Methadone không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ.

    2. Mục đích Chương trình điều trị Methadone giúp người nghiện Heroin

    Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đòi hỏi lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro, giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C.

    Giảm tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện gây ra.

    Giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích heroin.

    Giúp người bệnh phục hồi chức năng, tâm lý xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng.

    3. Điều kiện tham gia chương trình

    Một người khi tham gia chương trình cần đủ các điều kiện sau:

    Nghiện các chất dạng thuốc phiện.

    Từ 18 tuổi trở lên (nếu dưới 16 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp).

    Không thuộc các đối tượng đang thi hành án hoặc diện cai nghiện bắt buộc.

    Tự nguyện tham gia Chương trình
    Mathadone và cam kết tuân thủ điều trị.

    Không chống chỉ định dùng Methadone.

    Có hộ khẩu thường trú và tạm trú rõ ràng.

    4. Để tham gia chương trình, bạn cần

    Đến Khoa điều trị Methadone thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Tiền Giang để được hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia chương trình.

    Đến UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú để được xác nhận nhân thân và xác nhận bạn không thuộc diện cai nghiện bắt buộc.

    Nộp hồ sơ đã hoàn thành lại cho Khoa điều trị Methadone để bạn được tư vấn, khám đánh giá ban đầu và xét duyệt hồ sơ.

    Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Tiền Giang sẽ ra quyết định đưa vào điều trị nếu bạn đủ tiêu chuẩn.

    Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được tiếp nhận điều trị.

    5. Một số vấn đề có thể gặp phải

    Phải đến Khoa điều trị Methadone uống thuốc hàng ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết.

    Có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như: Táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi…

    Có nguy cơ quá liều nếu dùng không đúng cách hoặc dùng cùng lúc với các chất gây nghiện khác.

    Phải có sự hỗ trợ thường xuyên của gia đình và xã hội.

    6. Quá trình điều trị

    1. Giai đoạn khởi liều (khoảng 2 tuần đầu).

    2. Giai đoạn chỉnh liều (1 - 3 tháng).

    3. Giai đoạn duy trì (từ 1 năm trở lên).

    Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ địa chỉ sau: Khoa điều trị Methadone Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Tiền Giang (số 149, đường Nguyễn Tri Phương, phường 7, TP. Mỹ Tho). Điện thoại: 073.3875256 - 073.3976022.



  8. #188
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ban hành khung giá tối đa các dịch vụ điều trị nghiện bằng thuốc thay thế

    Thứ sáu 05/12/2014 15:13
    Liên Bộ Y tế - Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch quy định mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở điều trị của Nhà nước.

    Cụ thể, mức tối đa khung giá 7 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong các cơ sở điều trị của Nhà nước được quy định như sau:


    Mức giá tối đa dịch vụ khám ban đầu 48.000 đồng/lần khám/người; khám khởi liều điều trị 25.000 đồng/lần khám/người; khám định kỳ 20.000 đồng/lần khám/người. Mức giá trên không bao gồm xét nghiệm và thuốc.


    Ảnh minh hoạ
    Dịch vụ cấp phát thuốc (không bao gồm thuốc) tại cơ sở điều trị thay thế, cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế mức giá tối đa 10.000 đồng/lần/người/ngày.


    Dịch vụ tư vấn (không bao gồm thuốc và xét nghiệm) có mức giá từ 5.000 đồng/lần/người (đối với trường hợp tư vấn nhóm) và 10.000 đồng/lần/người (trường hợp tư vấn cá nhân).

    Khung giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác ngoài 7 dịch vụ quy định được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.


    Thông tư nêu rõ, thẩm quyền quy định mức giá cụ thể dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và dịch vụ khám, chữa bệnh khác tại cơ sở điều trị của Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền quy định mức giá cụ thể dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước.


    Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
    Gia Toại
    http://tiengchuong.vn/

  9. #189
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hải Phòng: Tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý người nghiện

    Thứ hai 08/12/2014 15:47
    UBND thành phố Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố theo quy định mới của Chính phủ. Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chủ trì hội nghị.

    TP Hải Phòng đang điều trị cai nghiện bằng Methadone cho hơn 3.280 người -Ảnh minh họa
    Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố (TP), hiện trên địa bàn TP Hải Phòng có 7.334 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (số người nghiện có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng là 7263 người). Thành phố có 4 Trung tâm thực hiện công tác cai nghiện điều trị cho 1.149 người . Tuy nhiên số đối tượng được cai nghiện tập trung trong 11 tháng đầu năm giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2013; số đối tượng quản lý sau cai tại các Trung tâm 258 người; số người cai nghiện tự nguyện tại các Trung tâm Giáo dục Lao động - xã hội là 194 người.

    Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn cai nghiện tại gia đình, cộng đồng đã phối hợp với Tổ công tác cai nghiện tại xã, phường, thị trấn cai nghiện cho 235 người. TP hiện có 12 cơ sở đang điều trị cai nghiện bằng Methadone cho hơn 3.280 người (chiếm tỷ lệ 44,72% số người nghiện của TP).

    Thực hiện Nghị định số 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn TP. UBND TP Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch 8567/KH-UBND với mục đích nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong công tác cai nghiện ma túy, phù hợp với chủ trương đổi mới công tác cai nghiện ma túy trong giai đoạn hiện nay.

    Tuy nhiên, hiện công tác này đang gặp không ít khó khăn, do việc phối hợp lập hồ sơ quản lý đối tượng nghiện ma túy theo các Nghị định của Chính phủ hiệu quả chưa cao; việc cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tự nguyện hiệu quả còn thấp, tỷ lệ tái nghiện cao; công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh còn bị ách tắc. Đơn cử là từ đầu năm đến nay, TP chưa đưa được người nghiện nào vào cơ sở chữa bệnh. Bên cạnh đó việc chậm triển khai xã hội hóa chương trình Methadone đã ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề nhân sự và việc tiếp nhận bệnh nhân tại các bệnh viện...

    Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các ban, ngành chức năng của TP cần tăng cường công tác phối hợp, sớm đưa 3 điểm điều trị thay thế bằng Methadone đi vào hoạt động trong đầu năm 2015, đồng thời phải cung ứng đủ thuốc cho các cơ sở này.

    Bên cạnh đó, sớm rà soát điều chỉnh lại chính sách, số lượng cán bộ tại các Trung tâm cai nghiện tập trung cho phù hợp với tình hình thực tế, song song với đó phải tăng cường công tác tuyên truyền về phương pháp điều trị thay thế bằng thuốc Methadone và cai nghiện tự nguyện; đẩy mạnh hoạt động truy quét, đấu tranh mạnh mẽ đối với tội phạm ma túy…

  10. #190
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giảm chi phí tối đa từ mô hình xã hội hóa cơ sở điều trị Methadone

    Thứ hai 08/12/2014 15:13
    (Chinhphu.vn)- Hơn 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, đây là một quá trình điều trị lâu dài và cần kinh phí lớn trong khi các nguồn hỗ trợ đang giảm dần. Để giải quyết thực trạng này một cách bền vững, theo ông Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, cần tiến tới xã hội hóa các cơ sở điều trị Methadone.

    Rất nhiều người bệnh mong muốn được điều trị bằng Methadone-Ảnh minh họa
    Lào Cai là một trong 10 địa phương trọng điểm về nghiện ma túy đã triển khai mô hình này. Mô hình điều trị nghiện ma túy bằng cách dùng Methadone đã thực sự đem lại hiệu quả tích cực đối với chính những người nghiện ma túy, gia đình của họ và cả cộng đồng trong xã hội.

    Được thành lập từ tháng 10/2013, chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, cơ sở xã hội hóa đầu tiên điều trị Methadone của tỉnh đang điều trị cho 381 bệnh nhân.

    Trao đổi với phóng viên, một số bệnh nhân cho biết, từ khi uống Methadone, được duy trì liều ổn định, họ không còn cảm thấy thèm muốn, bứt dứt và muốn có ma túy sử dụng ngay. Thay vào đó, họ cảm thấy cơ thể được cải thiện nhiều.

    Đặc biệt, họ được cha mẹ, vợ con thông cảm, chia sẻ động viên, chăm sóc cho ăn uống đầy đủ, nên bản thân dần lấy lại được thăng bằng, tin tưởng vào cuộc sống.

    Về tài chính, nếu như trước đây, hàng năm, ngân sách tỉnh tốn khoảng 9 tỷ đồng/năm để đưa khoảng 550-600 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại 2 trung tâm chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội thì khi triển khai dự án điều trị bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa, ngân sách của tỉnh giảm tới 9 tỷ đồng/năm.

    Cụ thể, khi xã hội hóa, mỗi người nghiện điều trị bằng Methadone chỉ phải đóng 7.000 đồng/bệnh nhân/ngày. Như vậy, so với trước đây, bệnh nhân và gia đình người nghiện đã tiết kiệm được từ 300.000-1.000.000 đồng mua ma túy sử dụng hàng ngày. Do đó, rất nhiều người bệnh mong muốn được điều trị theo mô hình này.

    Cũng chính từ đó, ông Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, tình hình tội phạm, trộm cắp trên địa bàn do đối tượng liên quan đến ma túy đã giảm hẳn so với trước khi triển khai điều trị bằng Methadone, đặc biệt giảm sự kỳ thị của mọi người xung quanh.

    “Bản thân người bệnh đã tự chăm sóc bản thân, sống hòa thuận và có trách nhiệm hơn với gia đình từ khi được duy trì liều Methadone ổn định”, ông Cường nhấn mạnh.

    Kinh nghiệm từ mô hình xã hội hóa cơ sở điều trị Methadone

    Theo đại diện Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai, để đạt được hiệu quả tối ưu từ mô hình xã hội hóa cơ sở điều trị Methadone, trước tiên phải xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của những cơ sở này.

    Từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, được trang bị những kiến thức về chuyên môn, khả năng giao tiếp hiệu quả, tư vấn và tham vấn tốt cho người nghiện.

    Đồng thời, có cơ chế phân công, phối hợp, thống nhất, rõ ràng, có sự gắn kết chặt chẽ giữa 4 nhân tố quan trọng: hệ thống văn bản quy định rõ ràng, có sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo tỉnh; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chi cục phòng chống TNXH, cơ sở điều trị Methadone...; có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực, tự nguyện của cá nhân người nghiện và gia đình.

    Bên cạnh những kinh nghiệm trên, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai cũng kiến nghị nhà nước có chính sách cụ thể về dạy nghề, việc làm cho người sau cai nghiện, có chính sách miễn, giảm phí điều trị cho bệnh nhân nghiện thuộc đối tượng được hưởng các chính sách xã hội theo quy định như đối tượng vào cai nghiện bắt buộc.

    Được biết, theo đề xuất của Sở LĐTB-XH và Sở Y tế, UBND tỉnh Lào Cai đã đồng ý năm 2015 sẽ thêm cơ sở điều trị bằng Methadone tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và Bát Xát nhằm bảo đảm đến hết năm 2015 điều trị bằng thuốc Methadone cho 2.431 (chiếm 40%) người nghiện các chất dạng thuốc phiện đúng theo kế hoạch.

    Đặc biệt, trong quý IV này, tỉnh sẽ mở thêm một cơ sở xã hội hóa tại khu vực 8 phường phía Nam của TP Lào Cai.
    Hiền Minh
    http://tiengchuong.vn/

  11. #191
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Mở rộng điều trị bằng Methadone cho người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ Ba, 09/12/2014 16:04


    Sáng 8-12, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức hội sơ kết tình hình thực hiện đề án đảm bảo tài chính, triển khai điều trị methadone và thuốc kháng vi rút (ARV).


    Hướng dẫn, tư vấn cai nghiện bằng Methadone

    Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tuy đã giảm nhưng chưa sâu và chưa bền vững và vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng nổi cộm, còn là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Mỗi năm vẫn có khoảng 12.000-14.000 người HIV mới được phát hiện. Số lũy tích HIV tiếp tục gia tăng. Hiện có 220.000 người nhiễm HIV cần chăm sóc thường xuyên liên tục, suốt đời. Dịch diễn biến trong bối cảnh ngày càng rất khó khăn về nguồn lực.

    Nguồn viện trợ quốc tế cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS chiếm tỷ trọng tới hơn 70% nhưng đang giảm dần và chấm dứt sau năm 2017, khả năng bố trí ngân sách nhà nước rất hạn chế, những khó khăn và thách thức đối với chương trình phòng, chống HIV/AIDS ngày càng tăng lên. "Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ là một căn cứ pháp lý hết sức thuận lợi giúp các tỉnh, thành phố chủ động hơn trong việc vận động và huy động được nhiều nguồn lực hơn cho chương trình.

    Tính đến thời điểm hiện nay, 17 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm tài chính của tỉnh, thành phố với tổng ngân sách huy động từ địa phương lên tới gần 770 tỷ đồng trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên các tỉnh cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo nguồn ngân sách trên sẽ được thực thi trong quyết định phân bổ ngân sách của địa phương” - GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

    Đến nay chỉ có 4 trên 63 tỉnh vượt kế hoạch chỉ tiêu được giao, 14 trên 63 tỉnh mới đạt được 70% chỉ tiêu được giao, 16 trên 63 tỉnh đạt 50% chỉ tiêu và đặc biệt có 4 tỉnh chỉ đạt được trên dưới 30% chỉ tiêu. Do đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố báo cáo, thảo luận về các khó khăn, vướng mắc, đưa ra các kiến nghị nhằm mở rộng chương trình Methadone để tháo gỡ và thực hiện chỉ tiêu Chính phủ giao.

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định: Hệ thống phòng chống HIV/AIDS vẫn sẽ ổn định và sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ; sẽ đổi mới công tác cai nghiện, hướng tới điều trị methadone không chỉ tại cộng đồng mà cả trong các trung tâm cai nghiện, trại tạm giam, trại giam trên cả nước. Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai, mở rộng chương trình điều trị Methadone để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao; một số tỉnh, thành phố có nguồn lực tài chính tốt có thể chủ động mua thuốc methadone cho tỉnh mình để dành nguồn lực cho các tỉnh còn khó khăn. Về việc cung cấp và điều trị thuốc ARV, Bộ Y tế sẽ đảm bảo nguồn cung cấp thuốc. Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh, thành phố nên tăng cường các hoạt động tư vấn, người nhiễm tự công khai danh tính càng sớm càng tốt để tiếp cận các dịch vụ HIV/AIDS; xây dựng đề án đảm bảo tài chính phòng, chống HIV/AIDS để có đủ nguồn lực triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS…

    Theo Đại đoàn kết
    http://doanhnghiepvn.vn/
    Lần sửa cuối bởi Charles, ngày 11-12-2014 lúc 15:19.

  12. #192
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Cần Thơ: Thách thức trong cai nghiện ma túy bằng Methadone

    Cập nhật 12/11/2014 3:23:23 PM
    VOVGT - Ngành y tế thành phố Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị và tiếp tục điều trị bằng Methadone.

    Nghe nội dung chi tiết tại đây:



    Thành phố Cần Thơ hiện có 4 cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone với gần 1.000 bệnh nhân đang được điều trị. Tuy nhiên, qua kiểm tra của ngành y tế đến nay, có khoảng gần 40% bệnh nhân đã tự ý bỏ điều trị.

    Bác sĩ Lại Kim Anh - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Cần Thơ cho biết: Cần Thơ đã hoàn thành chỉ tiêu đưa số người vào chương trình điều trị bằng chất thay thế Methadone năm 2014, người nghiện tham gia điều trị đều thấy rõ lợi ích thiết thực từ chương trình này. Việc nhiều người nghiện bỏ điều trị cần có những nghiên cứu sâu hơn.



    Cần Thơ đẩy mạnh tổ chức hội trại tuyên truyền, tư vấn giảm hại cho người nghiện ma túy và người nhiễm HIV
    (Ảnh: Lệ Hoa)

    Tuy nhiên, qua thực tế làm việc tại các cơ sở điều trị cho thấy, có 4 động cơ có thể dẫn tới bỏ điều trị là: bệnh nhân đã khỏe lên sau 1 thời gian điều trị, tìm được việc làm và phải đi làm xa nên bỏ trị; một số bệnh nhân sau thời gian cắt được cơn nghiện, sống bình thường không thèm thuốc nên tự cho rằng đã khỏe và bỏ điều trị. 2 động cơ tiếp theo là những thách thức cho chương trình điều trị trong thời gian tới.


    Bác sĩ Lại Kim Anh cho biết: “Còn nhiều bạn chưa thoát khỏi cám dỗ của ma túy, còn có hành vi vi phạm pháp luật và bị bắt. Đồng thời có 1 lý do mà chúng tôi cho đây vừa là nguy cơ, vừa là thách thức đối với chương trình Methadone. Đó là nhiều em sau khi sử dụng methadone thì bị lôi kéo vào sử dụng ma túy đá. Đó chính là vấn đề thật sự thách thức chương trình Methadone trong thời gian tới”.


    Trước những vấn đề mới nảy sinh từ chương trình điều trị bằng Methadone, ngành y tế thành phố Cần Thơ tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố để tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị và tiếp tục điều trị.


    Đặc biệt, Công an Cần Thơ và mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên cũng tích cực hơn trong việc rà soát thông tin về những người bỏ điều trị để hướng dẫn cho họ các phương pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và điều trị ARV…


    Trước mắt, những điểm giảm hại cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su miễn phí phát huy tác dụng, qua đó tìm hiểu và tập hợp người nghiện đưa vào chương trình quản lý. Tại quận Bình Thủy có 7 điểm giảm hại do các cộng tác viên, đồng đẳng viên phụ trách.


    Anh Đặng Quốc Thông - cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS của Trung tâm y tế quận Bình Thủy cho biết: “Trong năm 2014 này, tính đến thời điểm 1/12, chúng em đã phát khoảng 31.000 cây bơm kim tiêm sạch, thu về khoảng 21.000 cây bơm kim tiêm bẩn. Chương trình phát bơm kim tiêm sạch này rất hay, vì có những đối tượng họ có thể có tiền mua thuốc, nhưng không thể mua bơm kim tiêm, trong lúc cần thuốc quá, họ có thể làm liều sử dụng bơm kim tiêm chung với nhau. Đó là nguy cơ lây nhiễm rất cao về HIV. Do đó, chương trình phát bơm kim tiêm sạch tránh được nguy cơ lây nhiễm và số lượng người nhiễm không tăng trong đối tượng nguy cơ tiêm chích ma túy”.


    Cùng với việc tập hợp, rà soát người nghiện bỏ điều trị bằng Methadone, mạng lưới phòng chống HIV/AIDS sẽ tích cực hướng dẫn bệnh nhân chuyển sang điều trị ARV.
    Được biết, tại Cần Thơ hiện có 76% người nghiện có nhu cầu được điều trị ARV, cao hơn bình quân cả nước và tỷ lệ người duy trì điều trị cũng đạt tới 95% - cao hơn yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới.

    Lệ Hoa - Thường trú VOV tại ĐBSCL

  13. #193
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thái Nguyên: Đẩy mạnh mô hình điều trị nghiện ma túy bằng Methadone

    Thứ năm 11/12/2014 16:35

    Hướng tới mở rộng mô hình điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone. Dự kiến, tỉnh Thái Nguyên sẽ nâng số người được điều trị Methadone lên 3.300 người vào năm 2015 và 3.600 người vào năm 2020.

    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng
    Theo thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, hiện Thái Nguyên phát hiện trên 5.700 người nghiện ma túy. Để giảm thiểu số người nhiễm mới HIV do tiêm chích, tỉnh đã bắt đầu triển khai chương trình điều trị nghiện bằng Methadone vào tháng 9/2011 tại 4 huyện, thành phố với 566 người tham gia.

    Sau hơn 3 năm triển chương trình, toàn tỉnh đã có trên 1.500 người đang điều trị bằng Methadone tại 6 cơ sở của 5 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm mới triển khai năm 2011.

    Đánh giá hiệu quả chương trình, đại diện Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, sau khi điều trị không có bệnh nhân nào xuất hiện triệu chứng quá liều hay tác dụng phụ do Methadone, tình hình sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.

    Đặc biệt tỷ lệ bệnh nhân còn sử dụng ma túy đã giảm từ 100% xuống còn 37,6% trong nhóm bệnh nhân điều trị dưới 6 tháng và 9,1% trong nhóm bệnh nhân điều trị trên 6 tháng; tỷ lệ người bệnh có mâu thuẫn với gia đình giảm từ 38,7% xuống còn 1,1%; bệnh nhân điều trị bằng Methadone cũng được xác định ổn định về sức khỏe, hòa nhập tốt với cộng đồng…

    Về mặt kinh tế, qua 3 năm, những người tham gia điều trị bằng Methadone đã đem lại hiệu quả kinh tế tới trên 283 tỷ đồng, khi tổng chi phí dành cho điều trị bằng Methadone toàn tỉnh chỉ vào trên 32 tỷ đồng, còn nếu người nghiện mua ma túy sẽ phải chi tới trên 315 tỷ đồng.

    Với kết quả trên, UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây đã xây dựng Đề án Duy trì và Mở rộng chương trình điều trị nghiện và các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2015-2020. Đề án đặt mục tiêu sẽ duy trì 10 cơ sở cấp phát thuốc bảo đảm điều trị cho 3.300 bệnh nhân vào năm 2015 và nâng lên 16 cơ sở cấp phát thuốc bảo đảm cung cấp thuốc điều trị cho 3.600 bệnh nhân vào năm 2020.

    Theo Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh Thái Nguyên Ma Thị Nguyệt, Thái Nguyên là một trong 7 tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy của cả nước, vì vậy, việc duy trì và mở rộng chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu điều trị của người nghiện ma túy, góp phần giảm tội phạm do người nghiện gây ra, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và giúp ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.

    Để thực hiện mục tiêu Đề án Duy trì và Mở rộng chương trình điều trị nghiện và các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2015-2020, tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở y tế, xây dựng và tổ chức đào tạo lại nguồn nhân lực tại các cơ sở điều trị, cấp phát.

    Đồng thời, đưa ra lộ trình xã hội hóa điều trị theo từng giai đoạn. Cụ thể, đối với người bệnh thuộc diện chính sách sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí khám và tiền thuốc; đối với bệnh nhân không thuộc diện chính sách sẽ được cấp phát thuốc miễn phí đến hết năm 2015, áp dụng thu phí 50% tiền thuốc trong năm 2016 và áp dụng thu phí 100% tiền thuốc mới mức thu 10 nghìn đồng/người/ngày từ năm 2017 đến 2020…
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/

  14. #194
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cần Thơ: Thách thức trong cai nghiện ma túy bằng Methadone

    Thứ năm 11/12/2014 17:48

    Ngành y tế thành phố Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị và tiếp tục điều trị bằng Methadone.

    Thành phố Cần Thơ hiện có 4 cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone với gần 1.000 bệnh nhân đang được điều trị. Tuy nhiên, qua kiểm tra của ngành y tế đến nay, có khoảng gần 40% bệnh nhân đã tự ý bỏ điều trị.

    Bác sĩ Lại Kim Anh - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Cần Thơ cho biết: Cần Thơ đã hoàn thành chỉ tiêu đưa số người vào chương trình điều trị bằng chất thay thế Methadone năm 2014, người nghiện tham gia điều trị đều thấy rõ lợi ích thiết thực từ chương trình này. Việc nhiều người nghiện bỏ điều trị cần có những nghiên cứu sâu hơn.
    Cần Thơ đẩy mạnh tuyên truyền cho người nghiện ma túy và người nhiễm HIV
    Tuy nhiên, qua thực tế làm việc tại các cơ sở điều trị cho thấy, có 4 động cơ có thể dẫn tới bỏ điều trị là: bệnh nhân đã khỏe lên sau 1 thời gian điều trị, tìm được việc làm và phải đi làm xa nên bỏ trị; một số bệnh nhân sau thời gian cắt được cơn nghiện, sống bình thường không thèm thuốc nên tự cho rằng đã khỏe và bỏ điều trị. 2 động cơ tiếp theo là những thách thức cho chương trình điều trị trong thời gian tới.

    Bác sĩ Lại Kim Anh cho biết: “Còn nhiều bạn chưa thoát khỏi cám dỗ của ma túy, còn có hành vi vi phạm pháp luật và bị bắt. Đồng thời có 1 lý do mà chúng tôi cho đây vừa là nguy cơ, vừa là thách thức đối với chương trình Methadone. Đó là nhiều em sau khi sử dụng methadone thì bị lôi kéo vào sử dụng ma túy đá. Đó chính là vấn đề thật sự thách thức chương trình Methadone trong thời gian tới”.

    Trước những vấn đề mới nảy sinh từ chương trình điều trị bằng Methadone, ngành y tế thành phố Cần Thơ tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố để tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị và tiếp tục điều trị.

    Đặc biệt, Công an Cần Thơ và mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên cũng tích cực hơn trong việc rà soát thông tin về những người bỏ điều trị để hướng dẫn cho họ các phương pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và điều trị ARV…

    Trước mắt, những điểm giảm hại cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su miễn phí phát huy tác dụng, qua đó tìm hiểu và tập hợp người nghiện đưa vào chương trình quản lý. Tại quận Bình Thủy có 7 điểm giảm hại do các cộng tác viên, đồng đẳng viên phụ trách.

    Anh Đặng Quốc Thông - cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS của Trung tâm y tế quận Bình Thủy cho biết: “Trong năm 2014 này, tính đến thời điểm 1/12, chúng em đã phát khoảng 31.000 cây bơm kim tiêm sạch, thu về khoảng 21.000 cây bơm kim tiêm bẩn. Chương trình phát bơm kim tiêm sạch này rất hay, vì có những đối tượng họ có thể có tiền mua thuốc, nhưng không thể mua bơm kim tiêm, trong lúc cần thuốc quá, họ có thể làm liều sử dụng bơm kim tiêm chung với nhau. Đó là nguy cơ lây nhiễm rất cao về HIV. Do đó, chương trình phát bơm kim tiêm sạch tránh được nguy cơ lây nhiễm và số lượng người nhiễm không tăng trong đối tượng nguy cơ tiêm chích ma túy”.

    Cùng với việc tập hợp, rà soát người nghiện bỏ điều trị bằng Methadone, mạng lưới phòng chống HIV/AIDS sẽ tích cực hướng dẫn bệnh nhân chuyển sang điều trị ARV.

    Được biết, tại Cần Thơ hiện có 76% người nghiện có nhu cầu được điều trị ARV, cao hơn bình quân cả nước và tỷ lệ người duy trì điều trị cũng đạt tới 95% - cao hơn yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới.
    Huy Thành

    Theo báo Cần Thơ

  15. #195
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sắp cai nghiện bằng methadone tại các trại giam

    Thứ Ba, ngày 16/12/2014 - 01:10
    (PL)- Bộ Y tế ngày 15-12 tổ chức hội nghị đánh giá về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua. Hội nghị diễn ra nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

    Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết đang có khoảng 500.000 người quan hệ tình dục đồng giới nam, đây là nhóm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam gia tăng nhanh chóng (chiếm 5%), hơn cả nhóm phụ nữ bán dâm (3%). Cũng theo ông Cảnh, các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay biến đổi phức tạp, khó kiểm soát và khó can thiệp.
    Thông tin tại hội nghị cũng cho hay hiện Bộ Y tế chưa có phác đồ điều trị ma túy đá trong khi 70%-80% người nghiện đang sử dụng loại ma túy này. Đặc biệt, người sử dụng ma túy đá thường có hiện tượng ảo giác, gây kích ứng nhu cầu tình dục dẫn tới tình trạng quan hệ tình dục tập thể, làm tăng nguy cơ lây lan dịch HIV/AIDS.

    Theo Bộ Y tế, mỗi năm vẫn có khoảng 14.000 người mắc mới HIV được phát hiện, con số này tiếp tục gia tăng và hiện có 220.000 người nhiễm HIV cần chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Tới đây, Bộ Y tế sẽ mở rộng điều trị cai nghiện bằng methadone không chỉ ở cộng đồng mà còn điều trị ở các trại giam, trại tạm giam.
    HUY HÀ
    http://plo.vn/suc-khoe/sap-cai-nghie...am-516412.html

  16. #196
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vẫn chưa có phác đồ điều trị ma túy đá (16/12/2014)

    16-12-2014 09:17 - Theo: daidoanket.vn

    Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ngày 15-12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động này.

    Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện Bộ Y tế chưa có phác đồ điều trị ma túy đá trong khi 70-80% người nghiện hiện sử dụng ma túy đá. Đang có khoảng 500.000 người quan hệ tình dục đồng giới nam, là những tiềm ẩn nguy cơ cao. VN đang cung cấp bơm kim tiêm cho người nghiện ma túy, đến 65%; mở rộng điều trị nghiện bằng methadone, giảm 85% nhu cầu tiêu thụ ma túy…Dịp này, Bộ Y tế và Hội Nhà báo VN trao giải báo chí viết về HIV/AIDS cho 49 tác phẩm, nhóm tác phẩm.
    Ngọc Minh




  17. #197
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai Nghiện ma túy: Hiệu quả của những phương pháp mới
    Tính đến tháng 5-2014, toàn tỉnh đã có gần 4.000 người nghiện ma túy, số lượng người tiêm chích ma túy ngày càng tăng và tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao. Trước tình trạng đó, Đồng Nai đã triển khai nhiều phương pháp cai nghiện ma túy như: châm cứu, sử dụng thuốc Cedemex, Methadone...
    Uống Methadone tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
    Hy vọng mới cho người cai nghiện



    Anh V. T. G., ngụ tại phường Tân Phong, TP. Biên Hòa đã có “thâm niên” sử dụng ma túy từ năm 2007 đến nay. Mỗi ngày trung bình anh G. tiêu tốn cả triệu đồng với 4 cữ sử dụng heroin. Khi đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS lấy thuốc điều trị HIV, các bác sĩ đã tư vấn để anh G. tham gia chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. “Ngay lúc uống Methadone xong tôi thấy mình không còn nghĩ tới heroin, nhưng cảm giác vẫn còn vật vã, ớn lạnh”, anh G. cho biết.



    Trong phòng theo dõi sau khi uống Methadone, anh H. T. C., ở tại phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa cho biết, mình đã sử dụng heroin khoảng 10 năm. Anh C. cũng nhiều lần đi cai nghiện nhưng đều thất bại. “Lần điều trị này gần như là hy vọng cuối cùng của tôi. Sau khi uống Methadone 30 phút, người đỡ bần thần hơn”, anh C. cho hay. Theo bố của anh C., nhiều lần gia đình đưa con đi cai nghiện, nhưng về nhà lại tái nghiện. “Gia đình tôi cũng đã chờ chương trình này từ lâu. Nếu phương pháp này có hiệu quả sẽ giúp con tôi cắt được heroin. Ðiều đó giúp cho kinh tế gia đình bớt khó khăn, gia đình đỡ căng thẳng bởi con tôi không vì heroin mà phải lâm vào trộm cắp, cướp giật...”, bố của anh C. chia sẻ.



    Ngoài điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, điều trị nghiện bằng thuốc Cedemex cũng đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh. Anh N. H. T., ở khu phố 2, phường Tam Hiệp là 1 trong 15 người không tái nghiện sau khi sử dụng thuốc Cedemex.



    Ðược biết anh T. nghiện ma túy 7 năm nay và đã trải qua rất nhiều lần cai nghiện với nhiều loại thuốc, nhiều biện pháp cắt cơn khác nhau. Những lần cai nghiện trước đó cũng chỉ được một thời gian rồi anh lại tái nghiện. Khi được biết Trạm Y tế phường Tam Hiệp triển khai thí điểm dùng Cedemex để cắt cơn nghiện, anh đã tự nguyện tham gia. Anh T. cho biết: “Khi dùng thuốc Cedemex cắt cơn nghiện, tôi không bị cảm giác dòi bò trong xương, không thèm ma túy. Sau 6 tháng điều trị, đến nay sức khỏe của tôi đã ổn định. Tôi hy vọng lần này mình sẽ cai được ma túy vĩnh viễn”.

    Nhiều biện pháp cai nghiện



    Theo thông tin từ Sở Lao động, thương binh và xã hội, tỷ lệ tái nghiện chiếm đến 50% sau khi ra trại và có đến 90% tái nghiện sau 1 năm cai nghiện tại cộng đồng.



    BS. Võ Thị Kim Loan, nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Khi điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ làm giảm đáng kể hành vi và tần suất sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Cụ thể, sau 6 tháng điều trị, chỉ còn khoảng 14% bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy; sau 1 năm, tỷ lệ này giảm xuống còn 9%. Thời gian điều trị càng lâu, số bệnh nhân dứt hẳn được ma túy càng nhiều, tỷ lệ tái nghiện càng thấp. Một con số nữa cho thấy hiệu quả của chương trình đó là: trước khi điều trị có đến một nửa số bệnh nhân sử dụng ma túy khoảng 5 lần 1 ngày, nhưng sau 1 năm điều trị bằng Methadone không còn bệnh nhân nào sử dụng từ 2 lần 1 ngày trở lên và đối với nhóm còn tiếp tục sử dụng ma túy thì tần suất cũng chỉ còn khoảng 2 đến 3 lần 1 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị.



    BS. Loan nhận xét: “Trước đây, Ðồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp như phân phát bơm, kim tiêm miễn phí cho các đối tượng tiêm chích ma túy. Các chương trình này từng bước mang lại hiệu quả nhưng chưa triệt để. Chính vì vậy, điều trị bằng Methadone không chỉ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV mà còn giúp làm giảm tần suất và tiến tới ngừng sử dụng ma túy. Từ đó, làm giảm hành vi vi phạm pháp luật và giúp những người nghiện có việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống”.



    BS. Nguyễn Giỏi, Trưởng phòng Hành chính quản trị và tổ chức cán bộ, Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa cho biết: Mặc dù mới đưa vào thí điểm, nhưng việc dùng thuốc Cedemex để cắt cơn cai nghiện cho thấy, tỷ lệ người không tái nghiện cao và mang lại hiệu quả hơn so với các phương pháp khác. Ngoài cắt cơn êm dịu, Cedemex còn loại bỏ được triệu chứng thèm, đói ma túy, phục hồi sức khỏe nhanh, góp phần chống tái nghiện tốt. Người nghiện điều trị bằng Cedemex cũng không có tai biến khi điều trị và không có biểu hiện bất thường khi dùng thuốc.



    “Tuy nhiên, phương pháp điều trị này còn gặp một số khó khăn và chưa lường trước được các tình huống trong cai nghiện như: vật vã, nôn ói, suy kiệt”, BS. Giỏi nói.



    Ngoài 2 phương pháp trên, việc cắt cơn nghiện bằng phương pháp châm cứu cũng đang được thực hiện tại Ðồng Nai từ năm 2009. Phương pháp này đã được triển khai tại: TP. Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, Long Thành và Nhơn Trạch. Thời gian tới, chương trình tập huấn tiếp tục được triển khai tại thị xã Long Khánh. “Cắt cơn nghiện bằng châm cứu kết hợp với thuốc an thần chỉ để hỗ trợ cắt cơn nghiện, còn để cai nghiện dứt điểm còn cần nhiều sự hỗ trợ. Phương pháp này dễ thực hiện, cắt cơn nhanh chỉ trong vòng 7 ngày. Nhưng nó chỉ áp dụng cho người nghiện thuốc phiện nhẹ. Còn những người nghiện nặng hay nghiện ma túy đá, thuốc lắc thì không thể áp dụng phương pháp này được”, BS. Nguyễn Văn Nghị, Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh cho hay.



    “Hiện nay, có nhiều phương pháp cai nghiện, nhưng một người không nên sử dụng một lúc 2 phương pháp cai nghiện cùng lúc”, BS. Nghị khuyến cáo.
    Thuốc cai nghiện ma túy Cedemex là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước do Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo nghiên cứu và sản xuất năm 2003. Ưu điểm của Cedemex là cắt cơn êm dịu, không gây hiện tượng dị cảm (có cảm giác dòi bò trong xương), không còn thèm ma túy và không gây tác dụng phụ cho người nghiện.



    Methadone là một loại ma túy hợp pháp, không phải là thuốc cai nghiện. Là ma túy, song Methadone có ưu điểm là không tăng liều. Người nghiện khi dùng Methadone vẫn có thể lao động bình thường, nên việc sử dụng này tạm thời có thể giảm được tội phạm “làm liều” do thiếu tiền mua thuốc. Do bản thân nó là ma túy nên khi sử dụng liên tục, con người vẫn lệ thuộc vào nó và lệ thuộc suốt đời.

    http://laodongdongnai.vn/Xahoi/Mai-a...-phap-moi.aspx





  18. #198
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị nghiện ma túy bằng Methadone: 15 nghìn đồng/người/ngày

    Thứ tư, 17/12/2014 10:04 GMT+7
    Chi phí điều trị nghiện ma túy bằng Methadone chỉ ở khoảng 15 nghìn đồng/người/ngày. Trong khi đó, một người nghiện nếu sử dụng heroin trung bình tiêu tốn 230.000 đồng/ngày (khoảng 84 triệu đồng/năm).
    Thông tin trên được Ths Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết ngày 15/12, tại buổi gặp gỡ báo chí nhân tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS.



    Theo ông Cảnh, tính đến tháng 9/2014 cả nước ghi nhận trên 224 nghìn người nhiễm HIV, trong đó có gần 70 nghìn người tử vong do AIDS. Dịch HIV tập trung trước hết trong nhóm người tiêm chích ma túy, đồng giới và phụ nữ bán dâm. Đường lây truyền HIV chủ yếu là dùng chung bơm kiêm tiêm (45%) và quan hệ tình dục với gái mại dâm (18%), quan hệ với nam nguy cơ cao (28%).


    Đến nay, dịch HIV đã giảm nhưng chưa sâu, chưa bền vững. Mỗi năm có khoảng 12 -14 nghìn người nhiễm HIV mới được phát hiện. Đây cũng là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

    Về kinh phí dành cho điều trị bệnh nhân hiện vẫn còn thiếu và chưa bền vững, Đến nay, số tiền dành chữa trị bệnh nhân HIV đến 80% là kinh phí viện trợ, trong đó 95% tiền thuốc ARV; 100% tiền thuốc Methadone. Vì thế, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực từ 1-1-2015, người nhiễm HIV/AIDS sẽ được Quỹ BHYT thanh toán thuốc điều trị, trong đó có cả thuốc ARV (kháng virus) và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác là một thuận lợi cho người bệnh.



    Với mục tiêu giảm số nhiễm mới HIV trong cộng đồng, ngành y tế sẽ mở rộng ng thời cung ứng đầy đủ các loại thuốc ARV và thuốc methadone. Ông Cảnh cho biết Bộ Y tế đã có kế hoạch mở rộng chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone với mục tiêu điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone cho khoảng 80.000 người

    nghiện chích ma túy vào năm 2015.



    Kết quả triển khai trước đó cho thấy trung bình 1 bệnh nhân tiêu tốn 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm); trong khi đó, chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân chỉ khoảng 15.000 đồng/người/ngày.



    Chưa kể, methadone giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt người nghiện. Người nghiện được điều trị bằng methadone trung bình tăng 10 – 12kg/ngăm. Tránh lây nhiễm HIV (>90%), giảm 85% nhu cầu tiêu thụ ma túy; giảm tệ nạn xã hội và mâu thuẫn gia đình. Vì thế, Bộ Y tế có chủ trương mở rộng điều trị Methadone cho người nghiện ma túy trong thời gian tới.
    Theo Dân trí

  19. #199
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiều rào cản đối với người nghiện ma túy khi điều trị Methadone
    20:22 | 19/12/2014
    (ĐCSVN) - 90% người nghiện ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone, tuy nhiên để mở rộng chương trình điều trị, cả địa phương và người sử dụng ma túy vẫn gặp không ít khó khăn và rào cản khi tiếp cận với chương trình này.

    Methadone được triển khai thí điểm đầu tiên ở Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008. Sau khi triển khai thí điểm thành công, Chính phủ đã cho phép triển khai mở rộng Methadone trên phạm vi toàn quốc. Tính đến nay, đã có 38/63 tỉnh, thành phố triển khai Methadone, với 122 cơ sở, điều trị cho hơn 22.000 bệnh nhân. Mục tiêu đến 2015, Việt Nam sẽ điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện.

    Bệnh nhân uống thuốc Methadone tại cơ sở điều trị.
    Ảnh: Đỗ Thoa

    Điều trị Methadone sẽ gặp khó khăn khi nguồn viện trợ cắt giảm

    Theo Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long: Hiện nay, 80 quốc gia đã triển khai điều trị thay thế bằng Methadone. Điều trị bằng Methadone giúp giảm lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu khác (giang mai, viêm gan); tránh tử vong do sốc ma túy quá liều; tạo sức lao động, có việc làm, có thu nhập; giảm tệ nạn xã hội... Tuy nhiên, tại Việt Nam, số người được điều trị bằng Methadone mới chỉ đạt khoảng 27% so với mục tiêu đến cuối năm 2015 (điều trị cho 80.000 người), chỉ chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do địa phương xây dựng, phê duyệt kế hoạch chậm; nhiều nơi có kế hoạch nhưng nguồn lực triển khai không đầy đủ.

    Một khó khăn khác nữa là chi phí vận hành các cơ sở điều trị Methadone (MMT) hiện nay chủ yếu là dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài. Gần 100% tiền thuốc MMT là do các dự án viện trợ cung cấp; hầu hết các cán bộ làm việc ở các cơ sở điều trị MMT cũng là do Dự án viện trợ trả lương hoặc phụ cấp; trong khi đó, các nguồn viện trợ này cho Việt Nam đang bị cắt giảm nhanh chóng.

    Ngoài ra, thủ tục hành chính ở nhiều nơi chưa thuận lợi; thiếu nhân lực làm công tác cai nghiện; cán bộ làm việc quá tải, không có ngày nghỉ, lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng...

    Đại diện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng nhấn mạnh: Chương trình MMT tại Hải Phòng hiện đang gặp nhiều khó khăn như: tỷ lệ bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy sau 9 tháng điều trị là 12%; bệnh nhân đang điều trị ARV có kết quả dương tính với heroin cao hơn; tỷ lệ bệnh nhân dùng ma tuý tổng hợp Methamphetamine ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp (20% tính đến tháng 9/2014). Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện rối loạn tâm thần; những bệnh nhân điều trị lâu năm có nguyện vọng giảm liều; một số trường hợp ra khỏi chương trình MMT đều tái nghiện lại heroin; tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị ngày càng tăng... Đặc biệt, bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác tại các địa phương không có chương trình MMT sẽ gặp khó khăn trong việc uống thuốc hàng ngày do qui định không được phép mang thuốc theo.

    Nhiều rào cản với người nghiện

    Đại diện cho Mạng lưới của người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUD), anh Trần Thanh Thắng đến từ Điện Biên cũng cho rằng: Hiện nay, người sử dụng ma túy đang gặp nhiều rào cản khi tiếp cận hoặc sử dụng MMT. Điển hình là việc khi đăng ký điều trị, người nghiện ma túy rất sợ bị lộ danh tính; sợ kỳ thị và lo mất việc làm nếu phải công khai tình trạng điều trị của mình (nhất là đối với công chức nhà nước) hoặc bị bắt đi trung tâm cai nghiện bắt buộc.

    Bên cạnh đó, thủ tục xét chọn khó khăn, rườm rà, thời gian chờ đợi lâu (cần nhiều xác nhận); chờ đợi lâu để đủ người khởi liều (từ 1 - 3 tháng). Người nghiện ma túy muốn điều trị MMT thường gặp khó khăn khi xin dấu xác nhận của UBND và công an do các cơ quan này lo sợ ảnh hưởng đến thành tích của địa phương.

    Cùng với đó, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước chưa có MMT trong khi đó các điểm điều trị tập trung tại một số thành phố lớn, khu vực trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghiện ma túy muốn điều trị; một số cơ sở có chỉ tiêu nhưng người muốn điều trị phải đợi cho đến khi có người bỏ liều mới được vào... Đối với người đang điều trị bằng MMT thì thời gian uống thuốc chưa phù hợp (khoảng từ 7 giờ 30 đến 8 giờ) và qui định giờ uống thuốc cố định gây khó khăn cho người sử dụng ma túy khi họ phải đi làm theo giờ hành chính.

    Trao đổi với phóng viên về những rào cản khi tiếp cận điều trị MMT, anh Trần Thanh Thắng tâm sự: Thủ tục để một người nghiện được công nhận là bệnh nhân bắt buộc điều trị MMT rất phức tạp, rườm rà và tốn rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Bản thân anh đã phải mất 4 tháng để hoàn thành hồ sơ. Theo anh Thắng: “Người nghiện đã bị suy kiệt về sức khỏe và kinh tế. Nếu chờ lâu quá, họ phải tốn rất nhiều tiền để hút chích, gây phức tạp cho xã hội, thậm chí có người đã tử vong trước khi hồ sơ hoàn thành”.

    Đồng tình với ý kiến trên, anh Nguyễn Đình H. ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, bản thân anh nghiện ma túy và rất mong muốn tiếp cận chương trình điều trị MMT. Tuy nhiên, khi anh tới phường xin xác nhận thì phường chỉ sang bên công an, vì họ nghĩ anh là người nghiện trốn trại. Phía công an nói rằng họ không có quyền xác nhận anh nghiện ma túy, mà phải là cơ sở y tế cấp quận trở lên. Sau đó anh được hướng dẫn tới Bệnh viện Thanh Nhàn, rồi qua Bệnh viện Xanh-Pôn, Bạch Mai làm các xét nghiệm sâu rất tốn kém, tuy nhiên chờ đợi đã hơn 1 tháng mà anh vẫn chưa xong thủ tục, trong khi mỗi ngày vẫn phải vật lộn với cơn nghiện và bằng mọi cách để có tiền sử dụng ma túy trái phép.

    Theo báo cáo của VNPUD, Chương trình MMT đã đáp ứng nguyện vọng của 90% người sử dụng ma túy và gia đình; đồng thời giúp giảm 90% lây nhiễm HIV do hạn chế tiêm chích ma túy; cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghiện; giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình; nguy cơ tái nghiện thấp... Tuy nhiên, để chương trình được triển khai hiệu quả, anh Trần Thanh Thắng, đại diện VNPUD khuyến nghị: Đơn giản các thủ tục xác nhận (chỉ cần có hộ khẩu và xác nhận của người phụ trách khu vực dân cư, không cần xác nhận của công an); có thể khởi liều ngay khi đăng ký; có các điểm uống MMT tại các xã, phường để người nghiện dễ tiếp cận; cung cấp đầy đủ thông tin và qui trình, thủ tục, hướng dẫn khởi liều cho người sử dụng ma túy. Bác sỹ và nhân viên y tế có kỹ năng làm việc với người sử dụng ma túy và không kỳ thị bệnh nhân; bảo mật thông tin cá nhân của người điều trị...

    Về khía cạnh pháp lý, bà Trịnh Thị Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS khuyến nghị cần đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đăng ký điều trị MMT, kể cả cho những người nghiện không có nơi cư trú ổn định; cũng như cần có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức ngoài công lập thành lập cơ sở điều trị MMT./.
    Đỗ Thoa
    http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Ne...6&cn_id=691647

  20. #200
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hưng Yên: Nhiều người cai nghiện thành công bằng thuốc Cedemex

    23-12-2014 18:18 - Theo: baohungyen.vn

    Ngày 23.12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tổng kết chương trình thí điểm cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng bằng thuốc Cedemex và quản lý sau cai nghiện ma túy.

    Thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy Cedemex được nghiên cứu, bào chế bởi Viện nghiên cứu, điều trị các bệnh hiểm nghèo. Thuốc Cedemex được ứng dụng vào cai nghiện ma túy tại một số tỉnh như: Thái Nguyên, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng. Tại tỉnhHưng Yên, mô hình được thực hiện từ năm 2013 với 45 người nghiện tham gia. Sau 1 năm điều trị, số người âm tính với ma túy là 17 người, bằng 37,7%. Trong đó, tỷ lệ người cai nghiện thành công đến thời điểm này ở xã Đình Cao (Phù Cừ) là 70%; xã Tân Việt (Yên Mỹ) là 24% và thành phố Hưng Yên đạt 40%. Qua theo dõi, đánh giá của người bệnh, sau 3 - 5 ngày, người nghiện không còn cảm giác thèm ma túy. Sau 6 tháng, người cai nghiện có tinh thần thoải mái, sức khỏe cải thiện. Điểm nổi bật là người nghiện không phải cách ly môi trường sống. Tuy nhiên, tỷ lệ người cai nghiện không thành công vẫn còn cao. Nguyên nhân là do ý chí, nghị lực của người bệnh và sự vào cuộc của chính gia đình người nghiện và các địa phương chưa quyết liệt. Các đối tượng sau cai nghiện không có việc làm nên chán nản đã sử dụng ma túy trở lại…


    Khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện mô hình.


    Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người nghiện điều trị cắt cơn, cai nghiện, hòa nhập cộng đồng. Một số người cai nghiện thành công chia sẻ tâm tư, suy nghĩ của mình khi được hỗ trợ điều trị cai nghiện. Các đại biểu đều kiến nghị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện, tạo cơ hội cho người nghiện sau cai nghiện có việc làm, ổn định cuộc sống. Các ngành chức năng và nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với tội phạm buôn bán ma túy và các chất gây nghiện trong cộng đồng…

    Lệ Thu



Trang 10 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 89101112 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •