Trang 4 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... CuốiCuối
Kết quả 61 đến 80 của 141

Chủ đề: Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

  1. #61
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Liệu tôi có bị HIV khi dùng điện thoại của người có HIV?
    Thứ Hai, 10/03/2014
    Xin chào chương trình tâm sự bạn trẻ,năm nay tôi 22 tuổi, tôi hiện đang có một vấn đề khiến tôi lo lắng mãi. Cách đây gần một tuần, tôi có mua lại điện thoại của một người trên mạng, người này bị nhiễm HIV, tôi đã cầm điện thoại trong tay, vào buổi tối, do tôi bị trĩ ngoại và đang bị chảy máu đồng thời đang trong thời kì kinh nguyệt, tôi có dùng tay rửa và thay băng, vậy xin hỏi tôi có khả năng bị nhiễm HIV không và có nên tiếp tục dùng điện thoại đó không, tôi xin chân thành cảm ơn chương trình và chúc sức khỏe

    (Bạn nữ, 22 tuổi, Quảng Ninh)

    Chào bạn! Cảm ơn những chia sẻ của bạn dành cho Tâm sự bạn trẻ 360! Điều làm bạn bận tâm lúc này là nguy cơ lây nhiễm HIV khi sử dụng điện thoại của người đã bị nhiễm trước đó. Chúng ta sẽ cùng trao đổi vấn đề này của bạn nhé! Bạn thân mến, theo bạn, những con đường nào có thể lây truyền HIV? Bạn nghĩ vấn đề của mình có nằm trong những trường hợp mà bạn tìm hiểu không? Bạn biết đấy, HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường là đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Khả năng lây nhiễm HIV xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu và dịch tiết của người mang virus HIV với các vùng niêm mạc, các vùng da hở, bị tổn thương, trầy xước… của người lành. Virus HIV tồn tại chủ yếu trong máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và trong sữa mẹ.Do đó, các tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, sử dụng chung chén, bát, ly, điện thoại… không gây lây nhiễm HIV. Từ những thông tin ở trên, bạn cũng có thể là nguy cơ lây nhiễm HIV từ việc sử dụng điện thoại của người bị nhiễm HIV là không có nên bạn vẫn có thể tiếp tục dùng điện thoại này. Khi hiểu rõ về cơ chế lây truyền HIV thìbạn có thể đối chiếu cơ chế lây nhiễm HIV nêu trên với các tình huống khiến bạn lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV trong cuộc sống hàng ngày để bản thân tránh khỏi những lo lắng không đáng có bạn nhé! Chúc bạn mọi điều tốt lành!
    Tâm sự bạn trẻ 360
    http://www.tamsubantre.org/index.php/article/--Liẹu-toi-có-bị-HIV-khi-dùng-diẹn-thoại-của-nguòi-có-HIV


  2. #62
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Buồn nôn, tiêu chảy có phải triệu chứng HIV

    Thứ ba, 22/04/2014 14:39
    Khoảng mấy ngày trước tôi quan hệ với gái mại dâm không an toàn. 4-5 ngày sau đó tôi có các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy.

    Theo tôi đọc được thì các biểu hiện trên là thời kỳ đầu của HIV. Nhưng tốc độ lây lan của bệnh có nhanh như vậy không? (Đạt)

    Chào anh,
    Tôi xin nói tổng quát về giai đoạn đầu của nhiễm HIV bằng cụm từ “biểu hiện giống cúm” (flulike symptom).
    Sở dĩ bệnh nhân có biểu hiện này là do hệ miễn dịch nhận diện và đáp ứng lại sự xâm nhập của virus HIV như khi đáp ứng với bất kỳ các virus khác, trong đó virus thường nhất gây bệnh trên người được nhắc đến là virus cúm. Đây gọi là giai đoạn nhiễm HIV cấp tính, xuất hiện khoảng 2-4 tuần sau khi HIV xâm nhập thành công vào cơ thể người.
    Các triệu chứng kéo dài 1-2 tuần và thường gặp nhất gồm:
    - Sốt.
    - Đau cơ/ đau khớp.
    - Viêm họng.
    - Hạch to.
    - Phát ban.
    - Các triệu chứng khác có thể gặp như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi…
    Cũng lưu ý rằng, tất cả triệu chứng kể trên đều không đặc hiệu và không mang tính chỉ điểm cho nhiễm HIV, vì chúng hiện diện trong rất nhiều bệnh cảnh nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi khác. Do vậy, không thể đơn thuần dựa vào các triệu chứng này mà đưa ra bất kỳ chẩn đoán nào liên quan đến nhiễm HIV.
    Quay lại tình huống của anh, rõ ràng anh có hành vi quan hệ tình dục không an toàn, và do vậy khả năng lây là khả dĩ. Chỉ với hành vi nguy cơ này đã đủ lý do để anh tham gia xét nghiệm tầm soát HIV càng sớm càng tốt.
    Vì đây là giai đoạn sớm sau khi virus xâm nhập nên cơ thể người chưa sinh ra đủ lượng kháng thể để chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh. Do vậy, nếu xét nghiệm kháng thể âm tính trong giai đoạn sớm (gần với lần cuối có hành vi nguy cơ, không quá thời gian 3 tháng) thì được khuyến cáo làm lại xét nghiệm sau đó 1 tháng và 3 tháng.
    Tuy nhiên, các trường hợp mới nhiễm vẫn có thể được chẩn đoán sớm sau 2 tuần tính từ lúc phơi nhiễm bằng kỹ thuật xét nghiệm PCR tìm chính bản thân virus (hay một phần của virus). Nhưng xét nghiệm này khá đắt tiền và chỉ có ở những phòng xét nghiệm quy mô lớn (như viện Pasteur TP HCM). Anh có thể chọn một trong hai loại xét nghiệm kể trên để tầm soát HIV cho bản thân.
    Trong thời gian chờ đợi xét nghiệm cũng như nhằm bảo đảm kết quả âm tính, nếu anh may mắn “thoát” trong lần này, được bảo đảm một cách lâu dài, anh cần thận trong hơn với hành vi nguy cơ (như quan hệ tình dục không an toàn) của mình.
    Thân ái.

    AloBacsi.vn
    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

  3. #63
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ tư, 23/4/2014 | 11:26 GMT+7
    Cạo râu ở tiệm có lây HIV

    Cháu là nam 19 tuổi. Khoảng gần một tháng trước cháu đi cắt tóc và cạo râu ở tiệm.
    Trong lúc cắt thì không có vấn đề gì, nhưng đến lúc cạo râu, cháu hỏi anh cắt tóc là anh thay dao chưa. Anh ấy bảo là thay rồi. Trong quá trình cạo cháu thấy rát vùng da đó. Khi về nhà cháu tắm luôn. Đến nay đã gần một tháng cháu thấy trên vùng cánh tay phải và ngực phải mọc lên một số vết thâm và ngứa. Bây giờ cháu rất sợ mình nhiễm HIV. Xin bác sĩ tư vấn cho cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn. (Cháu trai)
    Ảnh minh họa: Tinmoi.
    Trả lời:
    Chào em,
    Trước hết, tôi xin khen ngợi rằng em đã có ý thức đúng về đường lây nhiễm HIV qua các vật bén nhọn, trong trường hợp này là dao lam dùng để cạo râu.
    Thông thường, hầu hết thợ cắt tóc ở các tiệm đều có thao tác thay dao lam trước khi cạo cho khách, một phần vì thao tác này rất dễ thực hiện, phần nữa là vì giá cả của dao lam không đáng là bao. Thao tác này được lặp lại nhiều lần và dần hình thành thói quen trong công việc, giống như một loại phản xạ có điều kiện được hình thành do tiếp xúc lâu dài vậy.
    Nói như vậy, để em thấy rằng, khả năng người thợ quên thay dao cạo là rất thấp, đặc biệt sau khi em có nhắc nhở và được anh thợ nọ khẳng định lại lần nữa.
    Kể cả khi thực sự hy hữu xảy ra tình huống “quên”, khả năng lây nhiễm cũng thấp vì phụ thuộc vào những yếu tố như:
    - Người được cạo trước đó phải là người nhiễm HIV, tỷ lệ này trên dân số chung là khoảng 0,4%.
    - Cho dù người trước đó đã nhiễm HIV, tỷ lệ lây nhiễm do tiếp xúc này không quá 1%.
    Từ những đúc kết bên trên, tôi kết luận rằng khả năng lây nhiễm HIV trong tình huống của em là thấp.
    Việc em có những biểu hiện bất thường trên tay và ngực, theo mô tả, không phải là những dấu hiệu mang tính chỉ điểm, càng không mang tính khẳng định em đã nhiễm HIV. Theo tôi, đó có thể là biểu hiện của một bệnh lý da nào đó, với triệu chứng ngứa và gây thâm da. Em nên đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán sớm về chứng bệnh của mình.
    Trong trường hợp vẫn còn lo ngại, em có thể tham gia xét nghiệm HIV tự nguyện, dù bằng hình thức miễn phí ở các phòng xét nghiệm trong chương trình phòng chống AIDS địa phương hay xét nghiệm có thu phí ở các cơ sở y tế ngoài dự án. Quy trình cung cấp xét nghiệm và trao trả kết quả đều hoàn toàn bảo mật, hiệu quả và đáng tin cậy.
    Chúc em nhiều sức khỏe.

  4. #64
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thiếu nữ thủ dâm có lây HIV

    Thứ bảy, 26/4/2014 | 09:42 GMT+7
    Em là nữ, 17 tuổi. Gần đây em rất hay thủ dâm dưới vòi sen. Xin hỏi liệu như thế em có bị nhiễm HIV không? Làm cách nào để giảm tần suất thủ dâm? (Thảo)

    Ảnh minh họa: Magforwomen.
    Trả lời:
    Chào em,
    Nếu em chỉ thực hiện hành vi thủ dâm và hoàn toàn không tiếp xúc tình dục với bất kỳ ai khác thì yên tâm không có nguy cơ lây nhiễm HIV qua con đường tình dục.
    HIV là một virus chỉ sống trên người và cũng chỉ có thể lây từ người sang người. Việc em tự thủ dâm, cho dù bằng phương thức nào, em vẫn thiếu yếu tố quan trọng để lây nhiễm HIV là “nguồn lây từ người khác”.
    Em cũng cần biết, ngoài đường lây qua quan hệ tình dục, HIV có thể lây qua tiếp xúc với máu (truyền máu có HIV, bị kim đâm, tiếp xúc với máu qua vết thương hở) hay lây truyền từ mẹ sang con. HIV là một bệnh lây, nếu không chế được tất cả đường lây, em hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình không bị nhiễm HIV.
    Tôi cũng xin chia sẻ thêm rằng, việc em thủ dâm bằng đó cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Cụ thể là vùng âm đạo có thể bị tổn thương nếu làm quá mạnh hay nước quá nóng. Tiếp nữa là khả năng nhiễm trùng nếu nguồn nước không đủ sạch, và em cũng có thể làm tổn thương đến sự cân bằng vi sinh của âm đạo nếu nước có tính kiềm (như khi có xà phòng trong nước)…
    Nói như vậy, việc thường xuyên thực hiện hành vi này có thể làm tổn thương viêm nhiễm âm đạo âm hộ, thậm chí là viêm nhiễm tử cung phần phụ.
    Để giảm tần suất thủ dâm, tôi xin chia sẻ 2 nguyên tắc quan trọng sau:
    - Hạn chế tình huống có thể phát sinh hành vi thủ dâm. Như trong trường hợp này, em hay thủ dâm trong phòng tắm, vậy hãy tránh nó nhiều nhất có thể: tắm thật nhanh hay chỉ tập trung tắm rồi nhanh chóng rời khỏi phòng tắm, hạn chế sử dụng vòi sen, gợi ý tắm chung với chị hay em gái… Nếu không ở một mình trong hoàn cảnh hấp dẫn và dễ thủ dâm, em sẽ không thủ dâm.
    - Hướng suy nghĩ của bản thân đến những hành vi khác: học tập, thể thao, sinh hoạt đội nhóm, trò chuyện cùng bạn bè người thân... Đừng để tâm trí trống trải khiến cho cảm giác ham muốn thủ dâm trỗi dậy. Nếu có cảm giác mình sắp chịu không nổi, em hãy tìm việc để làm hay tìm đến chỗ bạn bè hay người thân.
    Mong rằng với hai nguyên tắc thực hành trên, em sẽ giảm dần và đi đến chấm dứt hành vi này như ý muốn.
    Thân ái.

  5. #65
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nước bọt có làm bất hoạt virút HIV không?
    Thứ Năm, 24/04/2014
    Cho em hỏi nếu trong nước bọt có lẫn máu ( máu răng, máu lợi....) nước bọt có làm bất hoạt HIV không ạ?
    (Bạn nam, 23 tuổi, TP Hồ Chí Minh)


    Bạn thân mến! Qua chia sẻ của bạn, Tâm sự bạn trẻ 360 nhận thấy bạn đang băn khoăn về khả năng tồn tại của virus HIV trong nước bọt. Chúng tôi chia sẻ với bạn về điều bạn đang quan tâm. Bạn biết đấy, HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường là đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Khả năng lây nhiễm HIV xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu, các chế phẩm từ máu và dịch tiết có chứa nhiều HIV (tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch sinh dục và trong sữa mẹ) của người mang virus HIV với các vùng niêm mạc, các vùng da hở, bị tổn thương, trầy xước… của người lành.

    HIV cũng có ở trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi… Tuy nhiên, nồng độ HIV ở trong những môi trườngđó thường là rất thấp nên khó có khả năng lây truyền virus này. Vì nước bọt là môi trường kiềm nên có khả năng làm bất hoạt virus HIV. Song, trong tình huống nước bọt có lẫn máu thì nghĩa là virus HIV không chỉ có trong nước bọt mà còn tồn tại trong máu lẫn với nướ bọt. Điều đáng quan tâm là lượng máu chứa virus HIV như thế nào. Nếu lượng máu đủ lớn khiến chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng máu có trong nước bọt thì lượng vi rút trong máu lẫn nước bọt ấy có thể tạo nguy cơ lây nhiễm HIV. Đó là lý do vì sao mà quan hệ tình dục ở đường nào (miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục) cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV, mặc dù đường miệng có thấp hơn các đường khác. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này thì bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về cho chương trình.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
    http://www.tamsubantre.org/index.php/article/Nuoc-bot-co-lam-bat-hoat-virut-HIV-khong_0_144_37883.html


  6. #66
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có người yêu vẫn thích quan hệ với gái mại dâm

    Thứ hai, 28/4/2014 | 14:46 GMT+7
    Em đã có người yêu và chúng em thường xuyên quan hệ. Nhưng gần đây em thích cảm giác lạ nên đi tìm gái mại dâm mà không dùng bao cao su.
    Cô gái bán hoa đó khẳng định chưa quan hệ trần với ai bao giờ và em là người đầu tiên. Xin hỏi như vậy liệu em có bị HIV không? (Đức)
    Ảnh minh họa: Menshealth.
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Trước hết, bạn đang băn khoăn và nghi ngờ "liệu cô gái hành nghề bán dâm kia có thực sự đáng tin hay không? Liệu cô ta có thực sự chỉ chơi trần với một mình hay không? Cô ấy có mang mầm bệnh HIV hay không?". Những thắc mắc mà tôi vừa nêu không hiện diện trong câu hỏi của bạn, và thậm chí có thể chính bạn cũng không muốn nghĩ hay nhắc tới chúng. Thế nhưng đó là then chốt cho vấn đề mà bạn đang muốn giải đáp.
    Từng ấy nghi ngờ, từng ấy câu hỏi đang khiến bạn lạc lối, nếu không như thế, ắt hẳn bạn không tìm đến và hỏi tôi về khả năng mình có bị lây bệnh hay không. Bản thân tôi không thể trả lời những nghi hoặc ấy, tôi chỉ xin gợi ra một số ý thay cho câu trả lời như sau:
    - Nhóm hành nghề mại dâm (bao gồm cả nam và nữ) có tỷ lệ nhiễm HIV cao gấp nhiều lần so với dân số chung. Theo các thống kê, ít nhất tỷ lệ nhiễm là gấp 10 lần trên nhóm dân số này.
    - Trao đổi tình - tiền trong hoạt động mại dâm thường không xây dựng trên cơ sở tình cảm hay niềm tin. Do vậy, nếu một cô gái hành nghề mại dâm dễ dãi với yêu cầu không sử dụng bao cao su thì khả năng cô ấy cũng dễ dãi với những người khác là rất cao.
    Nói như vậy, quan hệ với gái mại dâm hay những mối tình qua đường là một nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh qua đường tình dục. Yếu tố nguy cơ càng tăng thêm nếu bạn không sử dụng biện pháp bảo vệ.
    Hiện tại, tôi chỉ khẳng định bạn có hành vi nguy cơ cao, có khả năng bị lây nhiễm HIV nên cần tham gia xét nghiệm để biết chính xác. Ở các cơ sở y tế hay khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng đều cung cấp xét nghiệm kháng thể kháng HIV, bạn nên sử dụng dịch vụ này càng sớm càng tốt. Và có thể bạn phải làm xét nghiệm 2 lần cách nhau 3 tháng để cho ra kết quả khẳng định âm tính mới hoàn toàn yên tâm được.
    Trong thời gian chờ đợi kết quả, bạn cần thận trọng khi quan hệ với người yêu, và cần sử dụng bao cao su cho đến khi được khẳng định không nhiễm HIV. Đồng thời, bạn cũng nên thận trọng với hành vi quan hệ ngoài luồng để tránh ân hận về sau.
    Thân ái.

  7. #67
    Thành Viên Chính Thức tôi ơi đừng tuyệt vọng's Avatar
    Ngày tham gia
    28-02-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    thành phố mang tên Bác
    Bài viết
    2,120
    Cảm ơn
    5,142
    Được cảm ơn: 479 lần
    Trích dẫn Gửi bởi songchungvoi_HIV Xem bài viết
    Có người yêu vẫn thích quan hệ với gái mại dâm

    Thứ hai, 28/4/2014 | 14:46 GMT+7
    Em đã có người yêu và chúng em thường xuyên quan hệ. Nhưng gần đây em thích cảm giác lạ nên đi tìm gái mại dâm mà không dùng bao cao su.Cô gái bán hoa đó khẳng định chưa quan hệ trần với ai bao giờ và em là người đầu tiên. Xin hỏi như vậy liệu em có bị HIV không? (Đức)
    Ảnh minh họa: Menshealth.
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Trước hết, bạn đang băn khoăn và nghi ngờ "liệu cô gái hành nghề bán dâm kia có thực sự đáng tin hay không? Liệu cô ta có thực sự chỉ chơi trần với một mình hay không? Cô ấy có mang mầm bệnh HIV hay không?". Những thắc mắc mà tôi vừa nêu không hiện diện trong câu hỏi của bạn, và thậm chí có thể chính bạn cũng không muốn nghĩ hay nhắc tới chúng. Thế nhưng đó là then chốt cho vấn đề mà bạn đang muốn giải đáp.
    Từng ấy nghi ngờ, từng ấy câu hỏi đang khiến bạn lạc lối, nếu không như thế, ắt hẳn bạn không tìm đến và hỏi tôi về khả năng mình có bị lây bệnh hay không. Bản thân tôi không thể trả lời những nghi hoặc ấy, tôi chỉ xin gợi ra một số ý thay cho câu trả lời như sau:
    - Nhóm hành nghề mại dâm (bao gồm cả nam và nữ) có tỷ lệ nhiễm HIV cao gấp nhiều lần so với dân số chung. Theo các thống kê, ít nhất tỷ lệ nhiễm là gấp 10 lần trên nhóm dân số này.
    - Trao đổi tình - tiền trong hoạt động mại dâm thường không xây dựng trên cơ sở tình cảm hay niềm tin. Do vậy, nếu một cô gái hành nghề mại dâm dễ dãi với yêu cầu không sử dụng bao cao su thì khả năng cô ấy cũng dễ dãi với những người khác là rất cao.
    Nói như vậy, quan hệ với gái mại dâm hay những mối tình qua đường là một nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh qua đường tình dục. Yếu tố nguy cơ càng tăng thêm nếu bạn không sử dụng biện pháp bảo vệ.
    Hiện tại, tôi chỉ khẳng định bạn có hành vi nguy cơ cao, có khả năng bị lây nhiễm HIV nên cần tham gia xét nghiệm để biết chính xác. Ở các cơ sở y tế hay khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng đều cung cấp xét nghiệm kháng thể kháng HIV, bạn nên sử dụng dịch vụ này càng sớm càng tốt. Và có thể bạn phải làm xét nghiệm 2 lần cách nhau 3 tháng để cho ra kết quả khẳng định âm tính mới hoàn toàn yên tâm được.
    Trong thời gian chờ đợi kết quả, bạn cần thận trọng khi quan hệ với người yêu, và cần sử dụng bao cao su cho đến khi được khẳng định không nhiễm HIV. Đồng thời, bạn cũng nên thận trọng với hành vi quan hệ ngoài luồng để tránh ân hận về sau.
    Thân ái.
    có người yêu mà vẫn thích quan hệ với gái mại dâm thì đúng là vấn đề nghiêm trọng đây...

  8. #68
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    50 câu hỏi thường gặp
    HIV ( Human Immuno-deficiency virus): virus gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS ( acquired immnuno-deficiency syndorme) SIDA ( Syndrome d’immuno-deficience acquise): từ tiếng pháp của AIDS MSM : men who have sex with men: nam có quan hệ tình dục với nam.
    Phần I: Kiến thức chung
    1. AIDS (SIDA) là gì?
    AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải: Acquired Immuno Deficiency Syndrome.
    Ðây chính là giai đoạn cuối của một bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV. HIV làm suy yếu dần dần hệ miễn dịch - là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể, khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong: Human Immuno deficiency Virus.
    2. Ðã có thuốc trị khỏi HIV chưa?
    Chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Ðến nay, các nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn và đã đạt vài tiến bộ quan trọng như:
    Dùng phối hợp hai, ba thứ thuốc tốt hơn chỉ dùng một loại đơn độc. - Tìm ra các thuốc mới như: saquinavir, ritonavir, indinavir ... có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh. Tuy nhiên cần phải theo dõi ít nhất 3-5 năm nữa mới biết hết công hiệu cũng như những tác dụng phụ của các thuốc mới. Mặt khác, tiền thuốc quá cao: 10.000-15.000 đô-la Mỹ mỗi năm cho một người bệnh. Vì vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
    3. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?
    Vẫn lây như thường!
    Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh).ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.
    Phần II: Các đường lây
    4. HIV lây qua quan hệ tình dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến ái dễ bị AIDS?
    Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp. Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam ... do động tác giao hợp gây ra.
    Ðồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.
    5. Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không? Ai lây cho ai?
    Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xẩy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh. Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.
    6. Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/AIDS không?
    Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được ... thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/AIDS!
    7. Tình dục an toàn là gì?
    Tình dục an toàn (safe sex) là "nghệ thuật" đạt cùng lúc hai yêu cầu : hưởng thụ tình dục mà vẫn an toàn. An toàn tức là không để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn tình xâm nhập vào cơ thể. Ðể đạt yêu cầu này có hai cách : thứ nhất là không giao hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm hôn, vuốt ve, xoa bóp... (kể cả thủ dâm); thứ hai là giao hợp được bảo vệ bằng bao cao su.
    Tình dục an toàn không những phòng được AIDS mà còn tránh được các bệnh lây truyền qua đường itnhf dục như giang mai, lậu, mồng gà ...
    8. Trong quan hệ tình dục, tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn nam giới?
    Chỉ riêng về mặt sinh học, âm đạo có diện tiếp xúc rộng, lại dễ có khả năng trầy xước và viêm nhiễm hơn bộ phận sinh dục nam. Phụ nữ là người nhận trong lúc tinh dịch người bị nhiễm lại chứa HIV nhiều hơn so với dịch âm đạo.
    Về mặt xã hội, đa số phụ nữ ở vào tư thế bị động, dù họ có ý thức phòng tránh bệnh nhưng khuyên bạn tình dùng bao cao su không phải là chuyện dễ!
    9. Bệnh hoa liễu liên quan như thế nào với HIV/AIDS?
    Bệnh hoa liễu và HIV/AIDS đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mắc bệnh hoa liễu gây ra các vết lở, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.
    10. Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?
    Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn "sơ sơ" (bởi có thể với người này là "sâu" còn với người kia thì chỉ mới "sơ sơ" thì sao !) Muốn hôn đâu thì hôn, mấy lần cũng được, miễn đừng hôn vào những nơi có chất lây (máu, dịch sinh dục)
    Mụn bọc nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.
    11. Một cô gái ở quán cà phê hôn và rờ "của" cháu, cháu cũng có rờ lại. Vậy có bị bệnh AIDS không?
    Rờ thì không sao, hôn vào "của" nhau thì có nguy cơ lây bệnh cho nhau. Hơn nữa, trong những trường hợp như vậy dễ dẫn tới những điều không thể ngờ trước được! Tránh đi thì hơn!
    12. Có lần uống rượu say, em đi chơi "gái", cô gái nói giao hợp qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, có đúng như vậy không?
    Cô gái ấy đã nói đúng nếu là để ngừa thai, vì giao hợp qua đường hậu môn không thể nào có thai được, nên không cần bao cao su.
    Còn để ngừa AIDS, thì cô gái ấy nói sai hoàn toàn. Vì giao hợp bằng đường hậu môn rất dễ gây trầy xước tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm dễ dàng hơn. Thực tế đã chứng minh nhiều người đồng tính luyến ái đã bị lây nhiễm HIV chính từ con đường giao hợp qua hậu môn.
    13. Tại sao gọi bao cao su là "áo mưa"? Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp với gái mại dâm, nếu phát hiện bao cao su lủng có nguy cơ bị AIDS không? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?
    Gọi bao cao su là "áo mưa", có lẽ vì trong văn chương người ta dùng từ "mây mưa" để ám chỉ quan hệ tình dục. Mặc "áo mưa" là để tránh hậu quả ngoài ý muốn do cơn "mưa" này để lại như tránh thai, phòng các bệnh lây qua đường tình dục, nhất là phòng HIV/AIDS. Gần như chắc 100% an toàn nếu mặc "áo mưa" khi giao hợp trừ trường hợp bao lủng hay dùng chất bôi trơn không đúng. Bao lủng là do chưa biết cách sử dụng: làm rách bao khi xé vỉ, bể bao khi phóng tinh do quên bóp núm nhỏ ở đầu bao khi mang vào. Còn dùng chất bôi trơn không đúng, bao sẽ có những vết thủng li ti khiến virus thấm vào. Tránh được những sai sót đó là yên tâm, chỉ cần mang một bao cũng đủ an toàn rồi, cần chi hai, ba bao cho mất vui ! Không chỉ riêng bao cao su, mà các loại hàng tiêu dùng khác như thực phẩm, thuốc men, hễ quá "đát" thì đều không đảm bảo chất lượng.
    14. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?
    Sử dụng bao cao su nguyên vẹn (không bị rách, không quá hạn sử dụng), mang vào đúng cách ngay khi bắt đầu giao hợp cho đến lúc kết thúc. Trình tự mang bao như sau đây:
    1/Ðẩy bao về một phía rồi mới xé vỉ để tránh làm rách bao. Hướng mang bao là núm bao ở trên, vòng bao phía ngoài.
    2/ Bóp xẹp đầu bao rồi chụp vòng bao lên đầu dương vật. Lăn nhẹ cho bao trùm kín đến sát gốc dương vật.
    3/Sau khi phóng tinh, vừa giữ đáy bao vừa rút dương vật đang còn cương ra.
    4/Mỗi bao cao su chỉ sử dụng một lần rồi bỏ.
    Ngoài ra các bạn cần lưu ý thêm: - Khi chưa sử dụng, nên để bao ở chỗ mát, tránh để ở chỗ nóng, để kè kè trong túi quần vì sức nóng sẽ làm hư lớp nhựa bao. - Muốn bôi thêm chất trơn, bạn chỉ được dùng các chất trơn dùng riêng cho bao cao su, glyxêrin, tuyệt đối không dùng vadơlin, kem bôi mặt, dầu ăn sẽ làm bao dễ hư.
    15. Em có người bạn mỗi lần đi chơi bời không chịu dùng bao cao su vì không thích, nhưng lại dùng một loại kem diệt khuẩn bôi lên dương vật, nói là phòng được AIDS có đúng vậy không?
    Anh bạn đó nói dóc 100%, cho đến nay loại kem có thể phòng HIV/AIDS nhân loại vẫn chưa tìm ra. Nếu bạn là phụ nữ và là bạn tình của anh ta, thì đừng giao hợp với anh ta nếu anh ta không sử dụng bao (biết đâu anh ta đã nhiễm HIV vì ỷ lại với thứ kem diệt khuẩn ấy!).
    16. Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?
    Yêu là quyền con người, không ai cấm cản được. Trường hợp hai người đều nhiễm, tuy hết sợ lây HIV nhưng cũng có thể làm cho bệnh nặng thêm, ngoài ra vẫn khuyến khích dùng bao cao su để không bị lây thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (nếu có).
    17. HIV dễ bị tiêu diệt. Vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được nhiễm HIV/AIDS không? (đặc biệt sau mỗi lần giao hợp)
    Chắc chắn là không thể ngăn cản được virus rồi! Vì trong lúc giao hợp thì virus có dư thời gian đi vào cơ thể bạn để "sinh con đẻ cái", chứ nó đâu có "khờ khờ" mà nằm bên ngoài chờ người ta sát trùng!
    18. Em không muốn "quan hệ" trước khi kết hôn, nhưng anh ấy thì muốn. Vậy phải làm sao?
    Có thể dùng kế hoãn binh: "thích thì chiều nhưng trước hết anh phải chiều em, sau đó em mới chiều anh". Tất nhiên anh ấy đồng ý ngay, sau đó bạn liền trả lời: "Như vậy thì anh ráng đợi tới khi làm đám cưới em sẽ chiều anh".
    Nếu sau câu nói đó mà anh ta không bằng lòng, đòi chia tay thì rõ ràng anh ta chưa yêu chân thật. Tóm lại, nếu bạn muốn giữ gìn thì đừng tạo điều kiện gần gũi quá đáng vì tình cảm rất khó nói và khó dừng. Nên biết kềm chế.
    19. Phải thuyết phục thế nào để anh ấy chịu mang bao cao su?
    Phải tìm hiểu chỗ vướng mắc, ngại ngần của anh ấy đối với bao cao su là ở chỗ nào: nghĩ mình không được tin cậy, e ngại vấn đề khoái cảm hay không tin chất lượng bao... mà tìm hướng giải quyết. Tuy là hơi khó nhưng phải kiên nhẫn mới được!
    20. Bị người đồng tính luyến ái yêu làm sao có thể cắt đứt được. Em rất khổ tâm vì bạn em rất dễ giận và nổi cộc, dọa sẽ giết em?
    Tùy cơ ứng biến, nếu chưa thuyết phục dứt khoát được ngay thì nên lánh mặt một thời gian, đồng thời tìm người có uy tín đối với bạn ấy (cha mẹ, người thân, bạn bè...) tìm cách khuyên bảo dần dần. Nếu cần, nên đến các Trung tâm tham vấn về tâm lý hoặc về HIV/AIDS để được giúp đỡ cụ thể hơn.
    21. Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?
    Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể "ung dung" từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.
    22. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?
    Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!
    23. Ði hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?
    Có thể bị lây AIDS nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được, khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có AIDS!
    24. Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?
    Rất tiếc cơ thể người ta không giống như... chiếc xe gắn máy để có thể làm động tác thay máu như kiểu súc bình xăng và thay xăng, nhớt mới. Thay máu không thực hiện được vì hết sức nguy hiểm. Vả lại, HIV đâu chỉ sống trong máu mà còn ẩn trốn trong các hạch bạch huyết, chưa có cách gì loại chúng ra ngoài.
    25. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn. Vậy có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
    Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì hồi hộp hơn vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay khi đó.
    26. Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
    HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:
    a. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.
    b. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim ... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.
    Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách thì có thể lây truyền HIV.
    27. Cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?
    Cho máu là một hành động nhân đạo rất đáng quý. Nhưng để máu của "người cho" dùng được cho "người nhận" thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, ký sinh trùng sốt rét... kể cả HIV.
    Khi cho máu mà bị từ chối, có thể do đã mang trong người mầm bệnh qua đường máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do mình đã nhiễm HIV. Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.
    28. Dùng quẹt gaz đốt các lưỡi lam đã xài rồi thì có bảo đảm diệt được HIV không?
    Không bảo đảm diệt được HIV. Muốn dùng sức nóng để diệt HIV trong các vật dụng, y dụng cụ kim loại đã sử dụng, theo Y học chỉ có ba cách:
    Hấp hơi nước bằng lò áp suất ở 121 độ C, áp suất 2 atmosphe trong 20 phút.
    Hấp khô bằng lò điện ở 170 độ C trong 2 giờ.
    Nấu trong nước sôi liên tục 20 - 30 phút kể từ lúc sôi.
    29. Khám phụ khoa có lây AIDS không?

    Không lây nếu thầy thuốc áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, giữ an toàn cho bệnh nhân, bằng cách:
    - Khử trùng dụng cụ đúng cách.
    - Thao tác khám chính xác, không gây sây-sát cho bệnh nhân. Phụ khoa là vấn đề sức khỏe rất quan trọng, đừng vì quá sợ nhiễm HIV mà không đi khám và chữa trị kịp thời.
    30. Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
    Giữ thai hay không là quyền quyết định của bà mẹ. Nếu giữ, bà mẹ sẽ phải chấp nhận nguy cơ lây bệnh cho con là 30% và phải chuẩn bị người nuôi dưỡng cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đều chết vì AIDS. Dù trẻ không nhiễm HIV đi nữa, số phận nó sẽ ra sao, không ai có thể trả lời thay cho bà mẹ điều đó.
    31. Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
    Bú sữa mẹ cũng là một đường lây HIV/AIDS cho trẻ, nhưng khả năng lây thấp hơn lây khi mang thai và lúc sanh. Nếu có điều kiện kinh tế, bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nên nuôi con bằng các loại sữa khác. Nếu không có điều kiện, vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ vì trong trường hợp này suy dinh dưỡng đe dọa trẻ còn đáng sợ hơn HIV/AIDS.
    32. Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?
    Ðược, với điều kiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của người đàn ông không nhiễm HIV khác, chứ với tinh dịch của chồng, bạn có thể bị lây truyền HIV. Do vậy,cũng như hiến máu, để phòng tránh HIV qua thụ tinh nhân tạo, người cho tinh dịch bắt buộc phải xét nghiệm HIV với kết quả âm tính. Trong mọi trường hợp, nên xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
    33. Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?
    HIV chỉ gây bệnh cho người. Cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV tồn tại và phát triển nên muỗi không bị bệnh và cũng không truyền bệnh, chứ không phải tại muỗi có sức đề kháng với HIV. Vì vậy, chẳng có lý do nào để dùng muỗi nghiên cứu thuốc trị AIDS.

    34. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
    Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh. Ðối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.

    Phần III: Xét nghiệm
    35. Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
    Ngoại trừ xét nghiệm HIV bắt buộc đối với người cho máu, xuất ngoại...,bạn có thể xét nghiệm khi "nghi nghi", lo lắng sau hành vi nguy cơ: quan hệ với nhiều bạn tình hoặc với người nhiều bạn tình như mại dâm, dùng chung kim ống tiêm chích ma túy...
    Trước khi xét nghiệm, bạn nên đến các điểm tham vấn để tìm hiểu rõ ý nghĩa xét nghiệm, chuẩn bị tinh thần, biết cách phòng tránh HIV lây lan và không tái phạm nguy cơ mới nữa.
    36. Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?
    Nên xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng. Bởi vì trước đó là "thời kỳ cửa sổ, tức là thời kỳ đã có HIV xâm nhập nhưng xét nghiệm vẫn chưa phát hiện được. Dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi đó, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới!
    37. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?
    Không, xét nghiệm nào dành cho bệnh đó. Không có xét nghiệm định bệnh nào nhất cử lưỡng tiện cho nhiều thứ bệnh một lượt. Xét nghiệm Viêm gan siêu vi B thì chỉ cho biết có nhiễm siêu vi viêm gan B thôi chứ không can hệ gì đến HIV hết!
    38. Bạn trai tôi làm ở hộp đêm, làm sao xác minh anh ấy có bị nhiễm AIDS không? Trước khi kết hôn có nên rủ vị hôn phu đi thử HIV/AIDS không?
    Khi đã yêu nhau thì phải có niềm tin và thông cảm lẫn nhau. Hiện nay, HIV có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai dù lớn hay bé, công chức hay nhân viên khách sạn. Ðiều đáng nói là họ có hành vi an toàn và có kiến thức về AIDS hay không. Muốn biết rõ nhiễm HIV hay không, chỉ có cách đi xét nghiệm.
    Còn việc trước khi kết hôn có nên đi xét nghiệm hay không là do bạn và người bạn đời của bạn quyết định. Về nguyên tắc thì nên đi xét nghiệm, kể cả xét nghiệm bệnh LTQÐTD.

    Phần IV: Triệu chứng và chăm sóc
    39. Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là gì?
    Ða số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy, đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm.
    Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV không là phải xét nghiệm (thử máu).
    40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?
    Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn AIDS có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès), bệnh zona (giời leo) tái đi tái lại, bệnh đẹn ở họng, miệng, nổi hạch kéo dài hơn 3 tháng v.v...
    Nhưng cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch...cũng có thể cho những biểu hiện trên. Do vậy, muốn xác định là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu. Không nên thấy ai "giống giống" cũng chụp mũ người ta bị AIDS!
    41. Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?
    Khi biết mình nhiễm HIV, nhiều người thường cho rằng tất cả đều đã chấm hết(!). Họ bị nhiều chấn động về tâm lý như sợ hãi, khủng hoảng, suy sụp tinh thần ... Những chấn động này nếu quá nặng nề cũng có thể bị điên lắm chớ !
    Trong giai đoạn này, vai trò của tham vấn viên và thái độ cư xử của cộng đồng, gia đình, bạn bè là hết sức quan trọng để người nhiễm ổn định tâm lý và tiếp tục hòa nhập vào xã hội.
    42. Tại sao lúc gọi nhiễm HIV, lúc gọi AIDS?
    Gọi nhiễm HIV là gọi chung tất cả những người đã mang HIV trong cơ thể, còn gọi AIDS là khi người nhiễm HIV đã suy giảm miễn dịch thể hiện qua xét nghiệm máu có số lượng Lympho bào T4 < 200/mm3 hoặc sức khỏe sa sút với nhiều chứng và nhiều bệnh nguy hiểm.
    Phân biệt nhiễm HIV và AIDS nhằm để tiên lượng bệnh, thực hiện chế độ chăm sóc thích hợp, điều trị và đánh giá hiệu quả, nghiên cứu và thử nghiệm vaccin. Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng vẫn sống, lao động bình thường trong nhiều năm, nhưng khi đã bộc phát AIDS, sức khỏe họ sẽ suy sụp nhanh có thể chỉ trong vài tháng.
    43. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
    Người bệnh cần hiểu rõ các đường lây HIV để tránh lây cho người khác:
    - Nếu có quan hệ tình dục, lúc nào cũng phải dùng bao cao su
    - Trong sinh hoạt, cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.
    - Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim ống chích ... cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool).
    - Các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa), thau, chậu tắm giặt... vẫn dùng chung được với người không bệnh.

    Phần V: Các vấn đề xã hội
    44. Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?
    Do bạn quá sợ hãi đấy thôi. Nếu họ là người đàng hoàng biết giữ gìn, tránh lây nhiễm HIV cho người khác thì có gì mà phải sợ, cứ tiếp xúc với họ như tiếp xúc với một người bình thường, miễn là tránh những kiểu tiếp xúc dẫn đến 3 đường lây mà bạn đã biết.
    45. Có nên tập trung người nhiễm HIV một chỗ không (Vì có những thành phần vô ý thức)? Hiện nay người nhiễm HIV được đối xử ra sao?
    Không cần và thật ra cũng không tài nào tập trung họ nổi, vì số người nhiễm thực tế cao hơn số thống kê nhiều. Cần nhất là đả thông tư tưởng cho cả người nhiễm lẫn người không nhiễm để phòng tránh lây lan HIV. Người nhiễm HIV, theo Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS của nước ta, vẫn được sống chung với gia đình và cộng đồng, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm như mọi công dân khác. Còn thành phần vô ý thức sẽ bị nghiêm trị theo luật định.
    Quan niệm "tập trung" sẽ tạo ra sự yên tâm giả tạo vô cùng nguy hiểm, bởi vì bên ngoài sự tập trung vẫn còn người nhiễm HIV và người chưa nhiễm lại thiếu ý thức đề phòng.
    46. Các trường trại, Trung tâm giáo dục dạy nghề ... có phải là nơi tập trung người nhiễm HIV/AIDS không?
    Không. Các nơi trên chỉ tập trung đối tượng tệ nạn xã hội (xì ke, mại dâm ...) để giáo dục và dạy nghề giúp họ tái hội nhập cộng đồng, chứ không phải vì họ là những người nhiễm HIV.
    47. Người nhiễm HIV có quyền yêu không?
    Người nhiễm HIV cũng là một con người được sinh ra với một trái tim biết yêu thương như mọi người, do đó họ có quyền được yêu bất kỳ ai nhưng bạn có yêu họ hay không mới là điều đáng nói!
    48. Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?
    Cần xác định rằng: nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để cho HIV lây lan từ mình sang bất kỳ một người nào khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn nói hay không nói, tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết ... của người kia.
    Nếu bạn thấy rằng, người kia đủ can đảm để nghe bạn nói về một sự thật dẫu là đau lòng thì bạn nên nói, còn ngược lại, nếu điều đó có nguy cơ làm tan vỡ mọi điều tốt đẹp vốn có thì hãy chờ cơ hội thuận tiện.
    49. Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
    Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.
    50. Người nhiễm HIV nếu bị chủ viện cớ đuổi việc, phải làm sao?
    Người nhiễm HIV không phải là phạm nhân, nghĩa là họ có quyền có việc làm như mọi người khác. Phải giải thích cho chủ hiểu vấn đề này, và nhờ các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động giúp đỡ dựa trên luật pháp của Việt Nam.


    TT PC HIV/AIDS

  9. #69
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hôn người nhiễm HIV có lây bệnh

    Thứ sáu 02/05/2014 09:00
    Tôi xin hỏi người đàn ông có bị lây nhiễm HIV không khi hôn ngực và lưỡi người phụ nữ có mang virus HIV?

    1. Về hành vi hôn lên ngựcĐây được kể là hành vi trong nhóm quan hệ tình dục không xâm nhập bao gồm tất cả tiếp xúc bên ngoài cơ thể như ôm, vuốt ve, hôn lên má, hôn lên môi, các kích thích như chạm tay vào dương vật hay vùng âm hộ (không đưa tay vào bên trong âm đạo).Hành vi thủ dâm cho nhau giữa các bạn nam, hay cọ xát dương vật vào các vị trí nhạy cảm: giữa đùi, bầu ngực hay vùng nách, ngực… cũng được kể trong nhóm quan hệ không xâm nhập, dù trong quá trình thực hiện hành vi, người thực hiện vẫn có khả năng tiếp xúc với dịch tiết sinh dục của đối phương.Tất cả hành vi kể trên vẫn nhằm tạo ra khoái cảm tình dục trong khi không thực sự nảy sinh giao hợp bằng miệng, âm đạo hay hậu môn. Các hành vi trong nhóm này được xem là an toàn trong lây nhiễm HIV nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung. Tất nhiên, nếu có tiếp xúc với dịch tiết sinh dục ví dụ trong lúc thủ dâm cho nhau, khả năng lây bệnh ít nhiều có tăng lên.Quay trở lại hành vi hôn lên ngực mà anh thắc mắc, hành vi này sẽ an toàn nếu vùng ngực của bạn gái không có viêm nhiễm hay có vết thương đang chảy máu. Một vài bệnh cảnh viêm tuyến vú của phụ nữ có thể khiến núm vú chảy mủ, thậm chí là chảy máu. Hay khi thực hiện hành vi, nam giới quá thô bạo và khiến bầu ngực của bạn tình bị trầy xước.
    2. Về hành vi hôn lưỡi, thuật ngữ trong dự phòng HIV gọi là hôn sâu vì có trao đổi nước bọt và có tiếp xúc lưỡi - khoang miệng.Hành vi này có nguy cơ thấp lây nhiễm HIV và được khuyến cáo nên cẩn thận, đặc biệt là khi vùng xoang miệng có lở loét do nấm hay viêm nha chu chẳng hạn. Đối với các đôi có một người mang mầm bệnh HIV, nhân viên y tế khuyến cáo nên thận trọng dù nguy cơ lây trong hành vi này rất thấp, nhưng vì tính chất kéo dài và thường xuyên mà các đôi thực hiện có thể làm tăng thêm khả năng cho đường lây này.Một điểm lưu ý rằng, nếu bạn tình nữ tham gia điều trị thuốc kháng virus và đảm bảo tuân thủ tốt, khống chế thành công tải lượng virus trong máu, thì các hành vi này sẽ tăng thêm tính an toàn một cách đáng kể, thậm chí cả với loại hành vi quan hệ xâm nhập. Do vậy, người bệnh cần có thái độ đúng và tích cực tuân thủ điều trị.Các nhân viên y tế luôn khuyên: Để duy trì và phát triển mối quan hệ tình cảm một cách bền vừng, bản thân người nhiểm HIV cũng nên lựa chọn thời điểm thích hợp để chia sẻ tình trạng nhiễm với người mà yêu gắn bó. Điều này thể hiện ý thức trách nhiệm và sự tôn trọng dành cho một nửa của mình và cũng thuận tiện hơn cho cả hai trong việc đảm bảo một đời sống tình dục an toàn, viên mãn. Tất nhiên, điều này không dễ thực hiện, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không thể. Trên thực tế, một số đôi đã làm được điều ấy và duy trì mối quan hệ bạn tình âm tính.Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ(Vnexpress)
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 05-05-2014 lúc 09:22.

  10. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


  11. #70
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nguy cơ nhiễm bệnh vì làm đẹp móng

    Chủ nhật, 18/05/2014 07:01
    Dụng cụ làm móng và khăn lau là những vật chứa nhiều vi khuẩn, nấm. Nếu không cẩn thận, thời gian đi làm móng chính là lúc bạn rước bệnh vào người.

    Dưới đây là 4 bệnh nhiễm trùng bạn có nguy cơ mắc phải khi đi làm đẹp móng.
    1. Nấm chân, tay
    Nấm muốn sinh sôi được thì cần một môi trường ẩm ướt và ít sáng. Thật không may, các cơ sở chăm sóc bàn tay, bàn chân của các thẩm mỹ viện lại cung cấp đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. Rất nhiều người cùng lau chân, tay vào một chiếc khăn và dù thoạt nhìn, chân ai cũng khá sạch nhưng sự thật không phải vậy.
    Khi cùng lau vào một khăn như vậy, nguy cơ bạn nhiễm nấm móng sẽ rất cao. Mặt khác, nếu bạn bị ngứa chân và có dấu hiệu bị nấm, nên để chân thoáng và không spa hay các cơ sở làm đẹp để tránh lây nấm cho người khác.

    2. Mụn cóc
    Mụn cóc gây ra bởi một loại virus lây lan có tên là human papillomavirus (HPV). Loại virus này có rất nhiều chủng loại (chẳng hạn như các loại có thể gây ra ung thư cổ tử cung), nhưng chỉ có một vài loại thúc đẩy sự phát triển quá mức của các tế bào da và kết quả là gây ra mụn cóc.
    Mụn cóc lây lan qua tiếp xúc từ người này sang người khi HPV tiếp xúc với một thương tổn trên da. Những vị trí dễ xuất hiện mụn cóc là lòng bàn tay, bàn chân. Mụn cóc có thể lây lan nếu một nhân viên thẩm mỹ viện sử dụng cùng một miếng đá bọt mài da cho các khách hàng hoặc dùng chung khăn lau.
    3. Cúm
    HPV không phải là virus duy nhất bạn có thể nhiễm tại spa. Các virus H1N1cũng có thể xuất hiện tại những nơi này. H1N1 là một chủng có nguy cơ lây nhiễm cao. Nó lây lan giống như virus cúm thường.

    Virus có thể tồn tại bên ngoài cơ thể lên đến tám giờ, điều đó có nghĩa là một khách hàng bị nhiễm bệnh tại một thẩm mỹ viện có thể vô tình để lại virus trong không khí và có thể làm lây lan sang người khác hít phải virus đó.

    Với tất cả các tiếp xúc xảy ra trong một thẩm mỹ viện, việc lây lan virus cúm giữa nhân viên và khách hàng là điều rất dễ xảy ra.
    4. Nhiễm trùng MRSA (một loại nhiễm trùng da)
    Nếu bạn đã quan tâm đến những tin tức trong những năm gần đây, bạn đã có thể nhận thấy một sự gia tăng một loại nhiễm trùng tụ cầu khuẩn được gọi là Staphylococcus aureus đề kháng methicillin.
    Mặc dù không phổ biến, nhưng MRSA có thể lây lan ở các tiệm móng tay, dẫn đến nhiễm trùng trên da và dưới móng tay. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 24 giờ, các triệu chứng đầu tiên tương tự như mụn nhọt trên da, sau thời gian nhất định sẽ lây nhiễm vào máu, tấn công các cơ quan bên trong cơ thể và dễ dàng gây tử vong vì hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đều không có tác dụng...

    MRSA có thể lây lan thông qua việc dùng chung dũa móng tay. Để hạn chế nguy cơ lây bệnh, những dụng cụ này phải được ngâm trong một dung dịch khử trùng tối thiểu là 10 phút, sau đó được lau bằng một loại thuốc khử trùng.


    AloBacsi.vn
    Theo Ngôi sao





  12. #71
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vết trợt trên da có làm lây nhiễm HIV?
    Thứ Bẩy, 10/05/2014
    Thưa bác sỹ cho em hỏi nếu tay em có vết trợt da (vết da bong ra do mình kỳ chất bẩn) không chảy máu và cũng không sâu nếu vô tình có máu hay dịch của người nhiễm HIV dính vào đó thì có khả năng lây nhiễm không bác sỹ?
    (Bạn nam, 30 tuổi, Thừa Thiên Huế)


    Cảm ơn bạn đã gửi thư và chia sẻ băn khoăn về nguy cơ lây nhiễm HIV khi có tiếp xúc với máu của người có HIV. Chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn về vấn đề này.


    Vết trượt da có phải là vết thương hở không?
    Xét về mặt cơ chế: Vi rút HIV lây truyền từ người có vi rút sang người lành khi có sự tiếp xúc giữa máu và dịch tiết (dịch sinh dục, dịch tiết âm đạo, tinh dịch) của người nhiễm HIV với vết tổn thương hở hoặc niêm mạc (niêm mạc mắt, niêm mạc cơ quan sinh dục…) của người lành, bạn ạ! Vậy vết trợt da của bạn có phải là vết thương hở (có chảy máu…) không? Tiết diện của vết thương đó như thế nào?

    Bạn biết đấy khả năng lây nhiễm này còn phụ thuộc vào số lượng vi rút HIV có trong yếu tố tiếp xúc, mức độ tiếp xúc (qua niêm mạc, vết thương hở hay bơm, tiêm trực tiếp vào cơ thể..) và khả năng đề kháng, miễn dịch của cơ thể mỗi người. Đó là xét về nguy cơ, còn để khẳng định một người có bị nhiễm HIV hay không phải thông qua xét nghiệm máu, bạn ạ. Vì vậy nếu bạn nhận thấy mình có nguy cơ bị nhiễm HIV thì bạn có thể đi xét nghiệm sau 2,5 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ.
    Chúc bạn hạnh phúc!
    Tâm sự bạn trẻ 360

  13. #72
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vợ bầu, chồng run rẩy lo lắng nhiễm HIV vì đi giải trí với gái mại dâm

    Thứ bảy, 24/05/2014 06:14
    Em cảm thấy đi tiểu buốt và đau. Em run sợ khi nghĩ mình đã bị bệnh lậu, thậm chí là HIV.

    Chị Thanh Tâm kính mến!

    Sau 2 năm vợ chồng son, chúng em quyết định có thêm thành viên mới. Thú thực, ngoài niềm hạnh phúc được làm cha, em cũng nghĩ ngay đến ảnh hưởng của quá trình mang thai tới việc “quan hệ” vợ chồng.

    Thời gian đầu, mọi chuyện chưa đến nỗi khó khăn, nhưng kể từ tháng thứ 5 trở đi, số lần “quan hệ” giảm đi đáng kể. Phần vì em thấy bụng vợ to gây cản trở, phần khác em sợ ảnh hưởng đến bé. Nên đôi khi cảm thấy vợ vẫn ham muốn, nhưng em lại rụt rè, né tránh. Dần dần em đâm lười, vợ cũng không đòi hỏi nữa.


    Em muốn thú thật với chị, trước khi lấy vợ, em từng quan hệ với gái mại dâm. Yêu và cưới cô ấy, em đã tự thề sẽ không bao giờ lặp lại. Nhưng em đã không đủ bản lĩnh "nói không với gái mại dâm". Em ngụy biện chỉ là giải quyết nhu cầu sinh lý trong thời gian vợ mang thai, sẽ tuyệt đối cẩn thận để không bị dính bệnh tật.

    Vợ đương nhiên không hay biết vì cô ấy rất tin tưởng em. Thấy vợ không nghi ngờ, em nghĩ việc mình làm thật bình thường và đơn giản. Em “tranh thủ” nhiều hơn, nhưng vẫn luôn nhớ cẩn thận bảo vệ mình bằng cách chuẩn bị loại bao cao su tốt nhất và giới hạn với một cô gái bán hoa.



    Quan hệ tình dục không an toàn là một hiểm họa chết người (Ảnh minh họa)

    Nhưng gần đây, những triệu chứng lạ xuất hiện. Em cảm thấy đi tiểu buốt và đau. Em run sợ khi nghĩ mình đã bị bệnh lậu, thậm chí là HIV. Em thông báo với vợ phải đi công tác đột xuất, nhưng thực tình là ẩn náu ở một nơi yên tĩnh để suy ngẫm lại tất cả mọi việc.

    Càng nghĩ em càng thấy ân hận. Em phải giải thích cho vợ thế nào đây? Cô ấy sẽ ra sao nếu biết được sự thực về em? Em rùng mình khi nghĩ có thể vợ con em cũng bị ảnh hưởng. Chị cứu em với.


    Vũ Đức Thịnh (Đông Anh - Hà Nội)

    Chào Đức Thịnh!


    Quan hệ tình dục khi mang thai là chuyện bình thường nếu hai vợ chồng đều khỏe mạnh. Biết cách “sinh hoạt” điều độ, phù hợp không những giải tỏa được nhu cầu sinh lý mà còn giúp giữ tinh thần thoải mái, cảm giác gắn kết hơn.


    Chúng ta sẽ không bàn về sai lầm em đã mắc phải hay cứ tự suy luận lý do đi tiểu rát, tiểu buốt của em. Nhưng cái cách em chọn một chỗ để ngồi nghĩ, dằn vặt lương tâm khi bệnh tình chưa biết thế nào, chưa chữa trị gì thì cần phải dừng ngay lại. Em hãy đến Khoa Nam học, BV Việt Đức kiểm tra, xét nghiệm sớm để bác sĩ chuyên khoa có hướng điều trị nhanh, triệt để.


    Đối với vợ, đúng như em đã lo lắng, vì rất tin tưởng em, nên nếu biết chuyện cô ấy có thể sẽ bị sốc mạnh mà ảnh hưởng tới thai nhi. Hoặc tâm trạng buồn bã, tiêu cực cũng đều không tốt với một thai phụ.

    Chưa kể còn rất dễ bị trầm cảm sau sinh hoặc ám ảnh dẫn tới sợ gần gũi hay mất cảm giác hoàn toàn với em. Nếu hối hận, thương vợ, em hãy cố gắng trị bệnh cho khỏi, đối xử với mẹ con cô ấy thật tốt và đừng bao giờ tái phạm. Đó cũng là cách bù đắp tốt cho cô ấy chứ không nhất thiết phải thú nhận lúc này.


    Chúc em có lựa chọn đúng đắn và sớm mạnh khỏe!




    AloBacsi.vn
    Theo Thanh Tâm - Phụ nữ Việt Nam


  14. #73
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trầy da khi cắt móng tay ở tiệm có lây HIV

    Thứ tư, 28/5/2014 | 05:10 GMT+7
    Hôm nay em đi làm móng mà quên đem dụng cụ cắt da, người làm nail lấy dụng cụ của họ để cắt da tay thừa cho em.
    Trước khi cắt móng, em thấy cô nhân viên ấy có nhúng đầu kiềm vào dung dịch rửa móng tay để sát khuẩn nhưng em vẫn sợ mình bị nhiễm HIV. Lúc về khoảng một tiếng sau em lấy cồn sát trùng lại thấy hình như bị trầy nhẹ ở móng và hơi rát nhưng không chảy máu. Liệu em có bị nhiễm HIV không? Em lo quá. (Thiên)

    Ảnh minh họa: News.
    Trả lời:
    Chào chị,
    Theo chia sẻ của chị, nguy cơ lây nhiễm HIV là rất thấp, bởi những yếu tố sau:
    - Điều kiện lây nhiễm đầu tiên là người khách đã dùng chung chiếc kềm cắt móng trước chị là người nhiễm HIV. Khả năng này liên quan đến tỷ lệ nhiễm trong dân số chung, vào khoảng 0,3 đến 0,4%.
    - Khả năng chiếc kềm dính máu của người HIV trước đó là rất thấp. Như chị cũng hiểu, thông thường, kềm cắt móng rất ít khi dính máu, chỉ dùng để cắt da thừa (lấy mé) và cắt móng. Và để có tiếp xúc với máu, chiếc kềm này cần hai lần cắt phạm, một trên người khách trước và một trên bản thân chị. Mặt khác, việc sát khuẩn bằng dung dịch rửa móng cũng làm giảm đáng kể lượng máu (nếu có) trên chiếc kềm ấy.
    - Khả năng lây nhiễm HIV sau một lần tiếp xúc với máu qua vết thương hở cũng không cao, chỉ vào khoảng 0,3% cho mỗi lần tiếp xúc.
    Tổng hợp nhiều khả năng, tôi cho rằng nguy cơ lây nhiễm HIV trong chia sẻ của chị là thấp. Trên thực tế, gần như toàn bộ ca nhiễm HIV ghi nhận ở Việt Nam đều có đường lây xác định (quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma tuý...) chứ chưa có ca nào do cắt móng mà ra cả.
    Thân ái.

  15. #74
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    8 lợi ích mà một "nụ hôn"’ mang lại!

    Thứ bảy, 07/06/2014 13:52
    Nụ hôn được ví như một thứ gia vị không thể thiếu. Bởi nó không chỉ có sự hấp dẫn về mặt thể chất giữa hai người mà nụ hôn còn mang lại một tầm quan trọng khá lớn.


    Nụ hôn thay cho lời tỏ tìnhCó nhiều cách khác nhau để bày tỏ tình yêu của bạn dành cho người ấy và nụ hôn sâu, đầy đam mê chính là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất. Nụ hôn chứng tỏ mối quan hệ giữa hai người đã đi đến giai đoạn sâu sắc.
    Thêm vào đó, đối với những mối quan hệ cũ thì nụ hôn vẫn không bao giờ thừa thãi, bởi lẽ mỗi khi trao nụ hôn cho nửa kia cũng là cách để bạn khẳng định tình yêu trong mình luôn sống mãi.
    Nụ hôn đặt nền tảng cho sự kết nối giữa hai tâm hồn
    Nếu như nắm tay thể hiện sự rung động, cái ôm thể hiện mong muốn xích lại gần nhau hơn thì nụ hôn đặt nền tảng cho sự kết nối sâu trong tâm hồn hai người.
    Sau mỗi nụ hôn, hai trái tim như muốn thấu hiểu, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Vì vậy, nhiều người đã ví nụ hôn như sợi dây vô hình kết nối hai tâm hồn với nhau một cách khăng khít.
    Nụ hôn tạo nên sự gắn bó về mặt cảm xúc
    Một lý do khác cho thấy tầm quan trọng của nụ hôn đối với mọi mối quan hệ đôi lứa đó là nó có tác dụng xây dựng sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa hai tâm hồn.
    Khi bạn hôn người ấy, bạn sẽ thấy trong mình xuất hiện một cảm xúc khác lạ về họ. Khi cảm xúc đó ngày càng phát triển sẽ tạo nên cảm giác đặc biệt của bạn về người ấy. Để rồi mỗi khi không gặp nhau, không trò chuyện, không hôn họ, bạn cảm thấy thiếu vắng, trống trải trong lòng.

    Nụ hôn tăng cường sự thân mật giữa hai người

    Khi bạn trao nụ hôn cho nửa kia của mình cũng là lúc sự gần gũi dần lớn lên trong suy nghĩ, trong cảm nhận của mỗi người. Càng ngày bạn càng có xu hướng muốn gần gũi với người ấy hơn so với trước kia. Và đó cũng là lý do khẳng định nụ hôn là gia vị không thể thiếu trong tình yêu.
    Hôn giúp giải quyết các mâu thuẫn, hàn gắn rạn nứt
    Nếu bạn và người ấy đang vướng vào một cuộc cãi vã, giận dỗi không có hồi kết, hãy tìm đến nụ hôn như một công cụ hữu hiệu để giải quyết mọi mâu thuẫn và hàn gắn rạn nứt trong mối quan hệ.

    Chắc chắn rằng một nụ hôn hoàn hảo và đầy đam mê sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn tức giận, nhờ đó mà tình yêu của bạn lại lung linh như những lúc hòa bình.

    Vì vậy, đây thực sự là lý do cho thấy nụ hôn đặc biệt cần thiết trong mối quan hệ giữa hai người khác giới. Nhiều chàng trai đã tiết lộ rằng, mỗi khi bị bạn gái giận dỗi, mọi lời giải thích, chuộc lỗi và xin thứ tha đều vô ích thì họ đã liều lĩnh kéo người yêu lại và đắm đuối trao tặng nàng một nụ hôn. Và kết quả là, giận hờn tan biến hết.
    Mọi nỗ lực gắn bó với nhau chỉ đạt kết quả khi có nụ hôn
    Hôn không chỉ là môi chạm môi mà nó tạo cơ hội cho hai trái tim kết nối với nhau, hai cơ thể cảm nhận được nhau... Không chỉ có tác dụng kết nối về mặt cảm xúc mà xa xôi hơn, nụ hôn giữa hai người yêu nhau còn có tác dụng giúp cho mối quan hệ của họ ngày càng khăng khít hơn.
    Có biết bao hành động bạn làm cho nhau, bao thời gian gần gũi bên nhau... nhưng nếu như thiếu đi nụ hôn thì tình yêu của bạn như thiếu đi một thứ gia vị hoàn hảo. Mọi nỗ lực của bạn sẽ chỉ đạt được kết quả cao nhất nếu như bạn biết nêm nếm món ăn tình yêu của mình bằng một thứ gia vị quen thuộc nhưng đậm đà đó là nụ hôn.

    Hôn giống như một trái bom phá vỡ mọi căng thẳng

    Tất cả chúng ta đều có lúc gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là stress từ công việc, từ gia đình hay từ bất cứ mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp... nào khác.

    Giải tỏa stress không phải việc đơn giản bởi rất nhiều trường hợp nó đến từ lý do khách quan mà bạn không thể tác động. Những lúc như thế, nụ hôn ngọt ngào với người yêu dấu chẳng khác nào công cụ giúp bạn phá vỡ mọi căng thẳng.
    Tất cả những gì bạn cần làm mỗi khi rơi vào stress đó là đến bên người ấy, kéo họ sát lại gần và đặt một nụ hôn âu yếm, nồng say lên môi họ. Mọi căng thẳng sẽ tán biến đi theo những ngọt ngào mà nụ hôn mang lại.
    Nụ hôn gia tăng sự lãng mạn cho tình yêu
    Nếu đã đến lúc bạn cảm thấy tình yêu của mình khô cằn như sỏi đá, hãy dành thời gian để châm lại ngọn lửa yêu đương nồng cháy như lúc ban đầu bằng một nụ hôn hoàn hảo với nửa kia.
    Các chuyên gia tâm lý cho biết, để duy trì sự lãng mạn luôn sống trong mọi mối quan hệ, người trong cuộc luôn cần đến những nụ hôn. Vậy nên, hãy hôn người ấy nhiều nhất có thể để tình yêu của mình luôn lãng mạn như những thước phim tình cảm.

    Theo Thiên Bình
    Trí Thức Trẻ

  16. #75
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sợ lây HIV sau khi ngồi ghế ở nhà người lạ

    12/6/2014 16:32
    Cách đây hơn tháng em đến nhà người lạ chơi và ngồi ghế nhà họ. Em không biết lúc ngồi đấy em có sờ phải đồ vật gì dính máu của họ không. Sau đó em vô tình gãi lên vết ngứa ở người làm bong ra và xót.



    ảnh minh họa
    Vì lúc đấy em không chú ý tay mình có dính phải máu và gãi lên vết thương hay không. Từ lúc về nhà em rất lo lắng lúc nào cũng sợ mình bị HIV. Dạo này em có nổi mụn đỏ không ngứa. Mong bác sĩ giải đáp giúp. (Đạo)
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Trước mắt tôi xin khẳng định rằng hiện chưa ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh nào mà đường lây nhiễm HIV đến từ các tiếp xúc thông thường, trong đó bao gồm các kiểu chia sẻ vật dụng chung trong gia đình như bàn ghế, chén bát, quần áo, giường ngủ… Thực tế, nhiều gia đình có người mang mầm bệnh HIV, các thành viên trong nhà vẫn có thể duy trì sinh hoạt bình thường mà không có nguy cơ lây nhiễm nào.
    Nói như vậy nhằm xóa tan mối lo ngại của bạn về việc tình cờ ngồi chung một bàn ăn hay uống chung một ly nước với một người có H. Đây được xem là những hành vi an toàn trong lây nhiễm HIV.
    Về tình huống mà bạn chia sẻ, mối lo sợ của bạn đến từ rất nhiều giả định:
    - Chiếc ghế hay các vật dụng mà bạn chạm vào có dính máu.
    - Tay bạn sau đó dính máu và chạm vào vết thương hở của mình (ở đây là do trầy xướt khi gãi).
    - Gia đình kia có người có H không?
    Tất cả ý trên đều rất mơ hồ và hoàn toàn không có cơ sở nào mang tính khẳng định. Lấy ví dụ, trong cuộc sống của chính bạn tại gia đình mình, khả năng bạn bị chảy máu là rất thấp. Giả dụ nếu có chảy máu, bạn cũng sẽ lau sạch ngay. Vậy thì khả năng vật dụng trong gia đình nọ có dính máu là rất thấp. Thực tế bạn cũng không quan sát thấy mà chỉ dừng lại ở mức nghi ngờ.
    Về khả năng gia đình nọ có người đang sống chung với HIV, tôi xin chia sẻ một thông tin về tỷ lệ căn bệnh này trong dân số chung: không quá 0,4 đến 0,5% trên toàn bộ dân số Việt Nam.
    Như vậy, xét đến khả năng tiếp xúc với máu có HIV đã là rất hy hữu. Nếu kể thêm tỷ lệ lây HIV sau một lần tiếp xúc với máu như tình huống của bạn không quá 0,3% thì chắc hẳn bạn đã thấy nguy cơ bản thân bị lây nhiễm HIV trong tình huống này là gần như không thể.
    Tất nhiên, nếu bạn quá lo lắng trước một biệu hiện mà theo đánh giá của tôi là không liên quan gì đến HIV, bạn vẫn có thể tham gia xét nghiệm kiểm tra. Đồng thời, thay vì quá lo ngại cho những đường lây tỷ lệ thấp như thế này, bạn cần tìm hiểu và thận trọng với các hành vi nguy cơ cao hơn như quan hệ tình dục không bảo vệ bằng bao cao su, tiêm chích hay sử dụng ma túy nói chung.
    Thân ái.


  17. #76
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vi khuẩn HP có lây qua đường máu và quan hệ tình dục?

    Thứ tư, 18/06/2014 08:26
    Chào bác sĩ,

    Lúc đầu cháu bị nhiễm HP cháu rất là lo sợ, đọc các bài AloBacsi tư vấn cháu đã phần nào yên tâm điều trị. Bác sĩ cho cháu hỏi, vi khuẩn HP có lây qua đường máu và đường quan hệ tình dục không? Cháu xin cảm ơn!

    (Hoàng Văn Tỉnh – Nam, 28 tuổi)


    BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    Bạn tham khảo các đường lây của
    vi trùng HP sau nhé:- Đường miệng - miệng: HP được tìm thấy trong nước bọt và cao răng của người bệnh. Vi khuẩn HP theo dịch tiết dạ dày qua đường nước bọt và lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con ăn. Trẻ em có thể lây cho nhau hoặc cho người tiếp xúc với trẻ nếu tiếp xúc với chất nôn ói của trẻ bị nhiễm vi trùng HP.
    - Đường phân - miệng: HP có trong phân của người bệnh, vi khuẩn theo phân lây sang người khác do không vệ sinh tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn hay qua trung gian côn trùng như ruồi, gián... khi thức ăn không đậy kỹ.
    - Đường dạ dày - miệng: vi khuẩn HP có trong dịch dạ dày nên có thể lây lan từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác khi sử dụng các ống nội soi dạ dày chưa vô trùng tốt.
    Với các đường lây trên bạn yên tâm vi khuẩn HP không lây qua đường máu và đường
    quan hệ tình dục.
    http://alobacsi.vn/tieu-hoa-gan-mat/...q40763c173.htm

  18. #77
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ bảy, 14/06/2014 09:24
    Có cách nào hôn nhau mà không lây vi trùng HP?

    Thưa bác sĩ,

    Em thấy vi trùng HP lây qua đường ăn uống, nghĩa là nó có trong nước miếng (nước bọt) đúng không ạ? Vậy nếu em hôn bạn gái thì sẽ lây vi trùng cho cô ấy phải không BS? Em lo quá, có cách nào hôn mà không lây BS chỉ giúp chúng em với! Em cảm ơn BS rất nhiều!

    (Thanh Phong – Nam, 27 tuổi)


    BS-CK1 Nguyễn Minh Thu:

    Ảnh minh họa


    Thanh Phong thân mến,

    Vi khuẩn HP theo dịch dạ dày tiết theo nước bọt ở miệng. HP không những có trong nước bọt mà còn cả ở trong cao răng nữa.Mọi người hay dùng lưỡi để liếm môi, chính động tác này làm cho đôi môi là nơi “tạm trú” của HP. Dù là nụ hôn phớt nhẹ thôi cũng có thể truyền HP cho nhau rồi. Do đó, việc hôn nhau giữa chàng và nàng sẽ là con đường lây nhiễm HP nhanh nhất nếu như một trong hai có nhiễm HP.
    Rất tiếc là BS cũng chưa có cách để giúp em đạt được mong muốn trên. Nếu không muốn lây cho bạn gái thì em chịu khó “nhịn” hôn cho đến khi điều trị xong, có kết quả âm tính với HP thôi em ạ.
    http://alobacsi.vn/tieu-hoa-gan-mat/...q40556c173.htm

  19. #78
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sốt, sổ mũi, da nổi u,… có phải dấu hiệu nhiễm HIV?

    Thứ năm, 10/07/2014 11:33
    Thưa bác sĩ,

    Em có đi tiêm huyết thanh uốn ván ở TTYTDP do đạp đinh. Trước khi tiêm thì tiêm Vacxin uốn ván và cô y tá dùng luôn kim đó thử 0,1 huyết thanh uốn ván. Sau đó chờ 15p để tiêm hết lọ huyết thanh đó. Nhưng sau 15p, em vào tiêm thì lại có 2 lọ huyết thanh của người vào sau em đang chờ 15p. Cô y tá khác tiêm nhầm lọ huyết thanh người kia cho em do không biết lọ nào của em và người thứ 2. BS cho em hỏi:

    1. Theo qui trình tiêm vacxin rồi dùng kim đó thử huyết thanh thì sẽ có máu khi kim tiêm vacxin rút ra lẫn vào lọ huyết thanh hay không? Nếu có thì lọ huyết thanh của người kia cũng sẽ có máu của người kia và tiêm nhầm vào em thì em có nguy cơ HIV không?

    2. Sau khi tiêm được 4 ngày, em bị các triệu chứng: Sốt, sổ mũi nhẹ, da có cục u lên ngứa và đỏ ở tay và chân, đau họng kèm theo ho, nuốt nước bọt như mắc nghẹn, nhức đầu, hạch nách - cổ- bẹn sưng đau, đau cơ vai và chân, tiêu chảy ngày 2-3 lần và kéo dài tới 5 ngày vẫn chưa bớt. Cho em hỏi đây có phải triệu chứng nhiễm HIV không? Mong câu trả lời của BS. Em xin cảm ơn!

    (Thanh Phong – Bà Rịa Vũng Tàu)



    BS-CK1 Nguyễn Minh Thu:



    Ảnh minh họa


    Thanh Phong thân mến,

    Các câu hỏi của em, AloBacsi xin được trả lời như sau:1. Nguy cơ
    lây nhiễm HIV sẽ có nếu như kim tiêm đã sử dụng của người nhiễm HIV tiêm vào lọ huyết thanh của họ, rồi ngay sau đó em sử dụng bởi chính lọ vacxin trên để chích cho mình.
    2. Sau khi bị lây nhiễm HIV, sau 2-8 tuần người bị lây nhiễm bước vào giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là giai đoạn nhiễm cấp). Trong giai đoạn này, người bệnh có thể không có bất kỳ biểu hiện nào hoặc có thể có xuất hiện các triệu chứng như sốt, vã mồ hôi, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp, viêm họng, hạch cổ, hạch nách sưng to, phát ban dạng sởi, ngứa ngoài da… Các triệu chứng của giai đoạn này hoàn toàn biến mất sau 8-10 ngày.
    Sau khi nhiễm HIV 6-12 tuần thì xét nghiệm máu có thể phát hiện thấy kháng thể chống HIV trong huyết thanh. Chẩn đoán nhiễm HIV dựa vào xét nghiệm máu thấy kháng thể chống HIV trong huyết thanh.
    Điều đó có nghĩa là không thể kết luận một người nào đó có nhiễm HIV hay không nếu chưa xét nghiệm máu. Em nên xét nghiệm máu để biết rõ có nhiễm HIV hay không và bị lây nhiễm ở thời điểm nào.
    Trong trường hợp kiểm tra máu hiện nay kết quả là dương thì điều này có ý nghĩa là em bị
    lây nhiễm HIV từ trước khi tiêm phòng uốn ván.
    Còn trong trường hợp kết quả là âm thì em phải đợi sau 6-12 tuần làm lại xét nghiệm máu để kiểm tra và nên nhớ rằng trong thời gian này cố gắng tránh các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV, em nhé!
    Hy vọng là những lời giải đáp trên sẽ giúp em có hướng giải quyết.
    Chúc em nhiều may mắn!
    http://alobacsi.vn/benh-khac/sot-so-...q41270c196.htm

  20. #79
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phát ban có phải HIV không bác sĩ??
    Chào bác sĩ Khải,


    Em 24 tuổi. Cách đây 7-8 ngày em có bị nổi những nốt đỏ to bằng đầu đũa, không ngứa, căng da ra thì mất, ban đầu thì mọc vài nốt ở phần ngực dưới sau lan lên ngực trên lên cổ, 1 vài nốt trên mặt, trên tay. Những nốt mà ở giữa có màu đỏ đậm hơn, có màu trắng thì căng ra không mất, sờ vào thấy đau.

    Thưa BS liệu em có bị gì không ạ? Em không sốt, không nổi ban toàn thân, hạch thì có 1 cục nổi bất thường ngay cổ. Liệu em có bị HIV không, mà nếu em bị HIV thì em sẽ nổi ban ngứa hết cơ thể, nổi nhiều hạch, sốt, mệt mỏi, phải không BS? Cám ơn BS!




    BS Đoàn Mạnh Khải

    Chào bạn Lê,

    Bạn chỉ có nguy cơ lây nhiễm HIV khi có thực hiện những hành vi nguy cơ không bảo vệ (quan hệ tình dục, sử dụng kim tiêm chung, truyền máu…). Nếu bạn không có nguy cơ như kể trên thì không bị nhiễm HIV là chắc chắn. Trường hợp bạn có hành vi nguy cơ thì việc muốn biết chính xác mình bị nhiễm HIV hay không cần phải làm xét nghiệm mới biết được chính xác.

    Các sang thương da theo hình bạn gửi có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý ở da như viêm da tiếp xúc, sẩn ngứa, phát ban do nhiễm siêu vi… Bạn nên đến khám trực tiếp tại BV để được tư vấn và điều trị chính xác hơn.
    http://alobacsi.vn/tu-van-lam-dep/gi...236933c396.htm

  21. #80
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ăn uống chung có bị lây vi trùng HP?

    Thứ bảy, 09/08/2014 16:35
    Thưa bác sĩ,

    HP trong dạ dày lây qua những đường nào? Ăn uống chung có bị lây bệnh không ạ? Ở quê em, trong các ngày có đám tiệc hay trong bữa ăn gia đình, luôn ăn chung mâm, gắp chung đĩa thức ăn… Khả năng lây qua ăn uống chung như thế này như thế nào? Em thấy lo lắng vì quanh nhà em, có mấy ca bị ung thư dạ dày rồi.

    Gia đình em cũng thấy hoang mang, nhưng không biết làm sao. BS Lưu Phương vui lòng cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn nhiều.

    (Đức Minh - Quảng Nam)



    Ảnh minh họa
    Chào em,

    Vi trùng HP lây lan qua đường ăn uống không hợp vệ sinh. Về lý thuyết, ăn uống chung ít lây bệnh vì vi khuẩn hiện diện trong nước bọt không nhiều đến ngưỡng có thể lây lan được. Tuy nhiên, trong quá trình ăn uống việc ợ hay trào ngược trong khi ăn sẽ mang nhiều vi khuẩn từ dạ dày lên nước bọt để lây nhiễm.
    Do đó, việc gắp chung một đôi đũa, hay chung một mâm thì cũng có thể lây lan Vi trùng HP nhưng không nhiều.
    Tuy nhiên, để hạn chế lây lan mà không ảnh hưởng đến văn hóa sinh hoạt của làng quê mình thì bạn nên có một đôi đũa hoặc muỗng chung để gắp/múc thức ăn vào chén riêng của mình và sử dụng đũa, muỗng của mình để ăn trực tiếp (tức là một mâm có 4 người thì có 5 đôi đũa, 1 đôi dùng chung chỉ để gắp thức ăn vào chén chứ không đưa vào miệng), như vậy sẽ hợp vệ sinh ăn uống nói chung. Không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ con.
    http://alobacsi.vn/tieu-hoa-gan-mat/...q43685c173.htm



Trang 4 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •