Kết quả 1 đến 20 của 141

Chủ đề: Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

Threaded View

  1. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không nên hoang mang trước tin đồn HIV lây qua tăm

    29/08/2013
    Liên tục trong thời gian gần đây, cư dân mạng nhận được vô số lời cảnh báo về việc có thể bị lây HIV qua tăm xỉa răng do những người nhiễm virus này muốn trả thù đời đã cho vào ống tăm ở quán ăn, nhà hàng.

    Những dòng tin này nhanh chóng chảy tràn đến rất nhiều người, bằng nhiều con đường khác nhau: “Theo tin tức mới cập nhật, hiện nay có một số người đã nhiễm AIDS vì muốn trả thù đời, nên đã đến các quán ăn, sử dụng tăm xỉa răng làm công cụ lây bệnh bằng cách xỉa xong rồi, để lại chỗ cũ. Và nếu somebody (ai) vô tình tái sử dụng thì.... hội ngộ Thần Chết là cái chắc. Bà con cần hết sức lưu ý!” - đó là dòng nhắn trên một diễn đàn, khiến rất nhiều người sợ hãi.

    Tuy nhiên, bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, khẳng định: "Khả năng lây nhiễm HIV do sử dụng lại tăm của người có virus này nằm trong diện không xác định được nguy cơ". Theo bác sĩ Tuấn, trong môi trường kiềm, HIV bị tiêu diệt nhanh nhất. Nước bọt cũng là môi trường kiềm, vì vậy virus HIV không thể sống lâu trong miệng của mỗi người.

    Trong dung dịch, virus này bị phá huỷ ở 56 độ C sau 20 phút; ở dạng khô 68 độ C thì sau 2 giờ; Với các hoá chất như Glutaraldehyd, Ethanol, Hypoclorid, Phenol paraformadehyd, Hydrogen peroxid, HIV nhanh chóng bị bất hoạt trong vòng 15-20 phút. Cồn 70 độ diệt HIV trong vòng 3-5 phút. Hiện nay, chưa nghiên cứu nào xác định được HIV sống được trong môi trường kiềm bao nhiêu thời gian, nhưng có thể hiểu là ngắn hơn so với các kiểu môi trường trên.

    Theo bác sĩ Tuấn, nếu chiếc tăm ở quán ăn đúng là của người nhiễm HIV để lại thì cũng không thể đánh giá được người đó đang ở giai đoạn nào của bệnh để đánh giá nguy cơ phơi nhiễm. Thông thường, người bệnh mới bị lây (còn gọi là giai đoạn nhiễm cấp) và khi đã chuyển sang AIDS là có mức độ lây nhiễm cao nhất vì nồng độ virus HIV trong người rất lớn.

    Một yếu tố quan trọng khác là chiếc tăm đó được bỏ ra lâu hay nhanh, mức độ tổn thương ở người sử dụng chiếc tăm đó nông hay sâu, chảy máu nhiều hay ít.

    Theo bác sĩ Tuấn, từ khi công tác tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa, ông chưa gặp một trường hợp nào lây nhiễm HIV có nguyên nhân từ xỉa răng. Đó là vì trong cơ thể mỗi người đều có một hàng rào miễn dịch nên có thể tiêu diệt virus lạ, nhất là trong trường hợp người sử dụng bị tổn thương ít, không chảy máu nhiều thì càng không đáng ngại lắm.

    Thực tế, bác sĩ Tuấn đã gặp nhiều trường hợp bị kim tiêm đâm, hoặc bị thương do dao dính máu của người nhiễm AIDS giai đoạn cuối nhưng vẫn không lây nhiễm. Vì vậy, mọi người cũng không nên quá hoang mang trước tin đồn này.

    (Theo Gia Đình và Xã Hội)

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •