Sự kỳ thị, phân biệt đối xử, vi phạm quyền của người nhiễm HIV/AIDS.


1. Khái niệm của kỳ thị, phân biệt đối xử
Kỳ thị là thái độ làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Kỳ thị có thể dẫn đến những định kiến, hành vi hoặc hành động làm tổn thương người khác. Với những người nhiễm HIV/AIDS, đó là sự coi thường, xa lánh, từ chối và trừng phạt họ. Kỳ thị hình thành trên cơ sở xã hội do đó cần có những giải pháp mang tính xã hội để chống lại nó nhằm thay đổi thái độ và hành vi. Theo khoản 4 khoản 5 Luật Phòng, chống HIV/AIDS:
4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
5. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Phân biệt đối xử là các hành động hoặc hành vi nhằm phân biệt một cá nhân hoặc một nhóm người đưa đến những hành động, hành vi trừng phạt hoặc phỉ báng người bị kỳ thị. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là bất cứ một hành vi, hành động phân biệt, trường phạt, phỉ báng, hạn chế quyền của người nhiễm hoặc người liên quan chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Kỳ thị nói về thái độ, còn phân biệt đối xử nói về hành vi hoặc hành động cụ thể đối với người nhiễm HIV hoặc người liên quan đến HIV/AIDS. Phân biệt đối xử là hệ quả của sự kỳ thị.
2 Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với vi phạm quyền của người nhiễm HIV
- Tại cơ sở y tế:
+ Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm HIV
+ Trì hoẵn điều trị, chậm phục vụ người nhiễm HIV hoặc không phẫu thuật cho người nhiễm HIV
+ Từ chối điều trị
+ Đùn đẩy người bệnh nhiễm HIV
+ Cho nhập viện nhưng không điều trị
+ Bắt xét nghiệm HIV nhiều lân cho dù việc xét nghiệm là không cần thiết.
+ Chỉ cho nhập viện và điều trị bắt kèm theo điều kiện
+ Hạn chế cho tiếp cận các nơi công cộng
+ Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh
+ Buộc xuất viện sớm...
- Tại gia đình có người nhiễm HIV
+ Miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm như : lảng tránh, không bắt tay không muốn nói chuyện
+ Gây quan hệ căng thẳng từ chối lảng tránh hoặc ly thân cho ăn ở riêng
+ Không cho hoặc cấm dùng chung các vật dụng trong gia đình
+ Hạn chế tiếp xúc hoặc cấm tiếp xúc với con cái, người thân họ hàng
+ Bắt ở nơi khác hoặc đổi ra khỏi nhà
- Tại cộng đồng
+ Hạn chế người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, giải trí, thể thao, nhà vệ sinh, các dịch vụ công cộng
+ Tẩy chay không mua hàng của người nhiễm HIV hoặc của gia đình người nhiễm HIV
+ Không đến nhà của những người nhiễm HIV hoặc người có liên quan đến HIV/AIDS
+ Xua đuổi người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng
+ Không muốn cho tổ chức tang lễ, không đến dự tang lễ
- Tại nơi làm việc
+ Xa lánh ngại tiếp xúc
+ Lấy máu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động nhưng không nói là để xét nghiệm HIV
+ Cho nghỉ ốm nghỉ việc khi người lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn còn khả năng lao động
+ Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin người việc
+ Bắt buộc cho nghỉ việc
+ Cắt giảm quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
+ Hạn chế tiếp cận đến các nơi công cộng ở nơi làm việc
+ Thay đổi công việc không vì lý do sức khỏe hoặc phòng ngừa lây nhiễm HIV
- Tại trường học
+ Bắt ngồi riêng bàn học
+ Các bạn học không dám gần gũi, bị cô lập
+ Không có bạn chơi cùng
+ Phụ huynh học sinh gây sức ép không cho các em nhiễm HIV được tiếp tục đi học
+ Nhà trường tạo lý do để cho thôi học

http://trogiupphaply.com.vn/