Trang 8 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 6789 CuốiCuối
Kết quả 141 đến 160 của 161

Chủ đề: Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

  1. #141
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Video ca nhạc mang thông điệp "Cảm thông với trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS"
    ANTĐ - Video ca nhạc của nhóm Tứ tấu Độc Cầm dưới dạng tiết mục biểu diễn nhạc cụ, hát hợp xướng nhằm thúc đẩy sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.



    Nhóm Tứ tấu Độc Cầm (từng vào đến bán kết cuộc thi Vietnam's Got Talent 2014), Dàn nhạc trẻ Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cùng một số nhóm sinh viên tình nguyện vừa lên kế hoạch sản xuất video ca nhạc dưới dạng tiết mục biểu diễn nhạc cụ, hát hợp xướng nhằm thúc đẩy sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.




    Em bé không bị nhiễm HIV/AIDS (Hình ảnh cắt từ MV)



    Chương trình này hướng tới kỷ niệm 27 năm ngày thế giới phòng chống AIDS (1/12/1988-1/12/2015). Mục đích là tạo một sân chơi bổ ích, lý thú, mang lại niềm vui cho các em không may mắn mắc HIV/AIDS; khơi dậy lòng nhân ái của cộng đồng và xã hội qua các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh của MV ca nhạc để cộng đồng có cái nhìn thiện cảm, nhân ái hơn đối với các bệnh nhân mắc HIV/AIDS...

    MV là một video ca nhạc kể chuyện về một cô bé sinh ra trong 1 gia đình ở nông thôn có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS phải vật lộn để vượt qua khó khăn của cuộc sống do sự phân biệt đối xử, kỳ thị của những người xung quanh dù cô bé không bị nhiễm HIV/AIDS. Ca khúc được sử dụng là "Cho em mơ" của Trần Đức Quang.

    Ngọc Quang
    http://anninhthudo.vn/giai-tri/video...ds/647033.antd

  2. #142
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thay đổi cách nhìn về căn bệnh HIV

    Cập nhật, 05:58, Thứ Sáu, 27/11/2015 (GMT+7)



    Trong một thông báo đưa ra gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, HIV/AIDS cần được xem như một bệnh mãn tính. Chúng ta cần xóa bỏ các định kiến chưa đúng trong xã hội về căn bệnh này. Có như vậy, việc phòng chống sự lây lan bệnh mới đạt được hiệu quả.


    Không đánh đồng HIV với tệ nạn xã hội


    Hiện nay, dịch HIV ở Việt Nam được nhận định vẫn đang ở giai đoạn tập trung, tức là người nhiễm HIV vẫn tập trung chủ yếu trong nhóm người nghiện chích ma túy do dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV và nhóm phụ nữ mại dâm do quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, nhiều người trong xã hội có quan điểm cho rằng HIV/AIDS, ma túy và mại dâm đều là một tệ nạn xã hội.

    Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), thì chỉ có khoảng 45% người nhiễm HIV hiện nay là người tiêm chích ma túy và khoảng 3% trong số họ là phụ nữ mại dâm. Số còn lại khoảng 52% là thuộc các nhóm khác như là vợ, chồng hay bạn tình của người nhiễm HIV; người vô tình nhiễm HIV,… HIV không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp, mà có thể lây nhiễm cho bất cứ ai nếu người đó có hành vi không an toàn.

    Theo bác sĩ Lê Văn Việt- Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Vĩnh Long, việc đánh đồng hay gắn kết HIV với các tệ nạn xã hội là hết sức nguy hiểm, gây nên sự kỳ thị, phân biệt đối xử, dẫn đến tình trạng lây nhiễm do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan từ những người mang bệnh.

    Các chuyên gia y tế cho rằng, kỳ thị có thể tạo ra tâm lý chủ quan trong xã hội vì cho rằng HIV là tệ nạn xã hội nên chỉ nhóm người “tệ nạn” như người nghiện ma túy, người bán dâm mới có nguy cơ lây nhiễm, khiến nhiều người không chủ động tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị lây nhiễm.

    Thứ hai, tạo ra sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Khi bị đánh đồng nhiễm HIV với tệ nạn xã hội thì dư luận sẽ coi họ là người xấu xa thay vì coi họ là những bệnh nhân. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV làm họ sợ hãi, xa lánh cộng đồng và trốn tránh, từ đó gây ra tâm lý “trả thù”. Vì mặc cảm nên những người này không dám tiếp cận các dịch vụ y tế, không hợp tác với cộng đồng trong việc phòng chống bệnh.

    Xóa bỏ kỳ thị, tiếp cận dịch vụ y tế


    Bản thân người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với 2 “cuộc chiến” hàng ngày: cuộc chiến với căn bệnh và cuộc chiến tâm lý do tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử. Và cuộc chiến tâm lý có phần khắc nghiệt hơn đối với họ, nhất là trẻ em đang ở độ tuổi đến trường.

    Do đó, một trong những giải pháp để kiểm soát sự lây lan của HIV/AIDS là phải xóa bỏ kỳ thị bằng các chương trình nâng cao nhận thức, giúp người bệnh có cơ hội hòa nhập cộng đồng, sống tích cực và tiếp tục đóng góp cho xã hội.

    Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là người bệnh cần được tiếp cận với các phác đồ điều trị và thuốc đặc trị, giúp phục hồi sức khỏe và giảm khả năng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

    Một trong những loại thuốc điều trị HIV/AIDS đã được chứng minh hiệu quả và được sử dụng phổ biến là thuốc kháng vi rút ARV. Bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV sớm (khi mới phát hiện) có 2 ưu điểm đó là làm giảm tỷ lệ bệnh tật và giảm tử vong.

    Theo thống kê của Bộ Y tế, điều trị ARV giúp giảm 53% nguy cơ chuyển sang AIDS và mắc các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội (lao, viêm phổi, viêm gan B…), giảm lây truyền HIV (giảm 96% nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục, giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%).

    Bác sĩ Nguyễn Văn Kích- Phó Khoa Điều trị (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS) cho rằng, người được điều trị bằng ARV kết hợp tư vấn tốt có thể phục hồi sức khỏe, phục hồi khả năng lao động, vượt qua mặc cảm tâm lý, sống có ý nghĩa hơn.

    Nguồn thuốc ARV điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trước đây hầu hết do các tổ chức quốc tế tài trợ nhưng trong tương lai gần sẽ bị cắt giảm nhanh và chấm dứt hẳn vào năm 2017. Người nhiễm HIV đang điều trị ARV miễn phí có thể bị gián đoạn. Những người nhiễm HIV đang chờ được điều trị ARV mà không có cơ hội tham gia sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cơ hội cao, khiến chi phí y tế càng tăng,…
    Bài, ảnh: NGUYỄN THỊNH



    http://www.baovinhlong.com.vn/xa-hoi.../#.Vlf8vF4XFkg

  3. #143
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Sự kỳ thị giết chết chúng tôi trước cả HIV”

    Thứ Hai, ngày 30/11/2015 09:04 AM (GMT+7)

    Đó là tâm sự của chị Phạm Thị Hiền, Trưởng nhóm Vì ngày mai tươi sáng (Bắc Ninh) trong buổi Lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS.

    Ngày 29/11, tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ Y tế đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS HCM và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2015.


    Buổi lễ đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của quần chúng nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội, tương lai giống nòi của các dân tộc.


    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi lễ.

    Theo GS Long, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, chỉ có khoảng 78% trong số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của họ. Trong lĩnh vực điều trị, tính đến tháng 9/2015, toàn quốc có hơn 120.000 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV, tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV mới đạt 45% số người nhiễm được phát hiện.


    “Hiện nay, tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng hơn 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện, HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam.


    Sự quay quay trở lại của đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hiện hữu khi mà nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS đang giảm xuống, đặc biệt là nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm mạnh; các biện pháp can thiệp giảm tác hại chưa được triển khai đủ mạnh trên diện rộng; tình trạng phân biệt đối xử vẫn còn; HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng mức”, GS Long thông tin thêm.


    Chị Hiền thay mặt cho những người nhiễm HIV chia sẻ tâm tư nguyện vọng của mình.

    Cũng tại buổi lễ này, đại diện cho những người nhiễu HIV tại tỉnh Bắc Ninh, chị Phạm Thị Hiền, Trưởng nhóm Vì ngày mai tươi sáng (Bắc Ninh) đã gửi lời cảm ơn đến các cơ quan đoàn thể Trung ương và địa phương đã dành sự quan tâm đến những người nhiễm HIV.


    Tuy nhiên, là một người đang mang trong mình căn “bệnh thế kỷ”, nói về sự kỳ thị của xã hội đối với những người nhiễm HIV, chị Hiền chia sẻ: “Nói giảm kỳ thị với người nhiễm HIV thì có giảm nhưng giảm bằng 0 thì chưa. Kỳ thị hiện nay tinh vi và khôn khéo lắm, vẫn ngày ngày gây tổn thương đến chúng tôi. Chúng tôi chết nhanh nhất không phải vì bệnh tật mà chính là vì sự kỳ thị”.



    Lê Phương


    http://khampha.vn/tin-nhanh/su-ky-th...c4a373674.html

  4. #144
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS

    Thứ hai 30/11/2015 17:00


    Trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, Nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra, thu hút sự quan tâm của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, nhân quyền. Trong đó, vấn đề quyền con người trở thành một trong những vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công cuộc phòng, chống AIDS trên phạm vi toàn cầu cũng như ở phạm vi từng quốc gia.




    Ảnh minh họa

    Chúng ta đều biết rằng sự kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là rào cản chính của công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Sự kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS cũng chính là nhân tố làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ quyền con người mà nhân loại tiến bộ luôn luôn hướng đến.Trên phạm vi toàn cầu, từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều văn kiện quốc tế được ban hành chứa đựng những cam kết về HIV/AIDS trong đó đều đề cập việc xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS và những người có liên quan đến HIV/AIDS.


    Chúng ta có thể điểm lại một số văn kiện tiêu biểu bao gồm: Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người (1996); Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (2000), Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS –“ Khủng hoảng toàn cầu, hành động toàn cầu” (2001)…Trong số các văn kiện này, các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người là văn kiện nổi bật, chứa đựng những nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề ra những mục tiêu cơ bản về bảo vệ quyền con người của những người sống chung với HIV/AIDS.

    Có thể thấy rằng, các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người là văn kiện trực tiếp và cụ thể nhất về vấn đề quyền của những người sống chung với HIV/AIDS. Văn kiện này được thông qua tại Hội nghị tư vấn quốc tế lần thứ hai về HIV/AIDS và quyền con người do Cao uỷ Liên Hợp Quốc, Trung tâm Quyền con người và Chương trình về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc đồng tổ chức ở Giơnevơ trong các ngày từ 23 đến 25/9/1996.

    Mục đích của hướng dẫn này là để hỗ trợ các quốc gia trong việc vận dụng những quy phạm quốc tế về quyền con người vào hoạt động thực tiễn trong bối cảnh HIV/AIDS. Hướng dẫn gồm hai phần: Phần thứ nhất xác định những nguyên tắc cơ bản về quyền con người làm nền tảng cho cách ứng xử tích cực trong bối cảnh HIV/AIDS; phần thứ hai đưa ra các biện pháp mang tính định hướng hành động mà các chính phủ cần thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, chính sách và thực tiễn quản lý hành chính nhằm bảo vệ các quyền con người và đạt được các mục tiêu về bảo vệ y tế công liên quan tới HIV/AIDS.

    Hướng dẫn này không phải là một điều ước quốc tế nên không có hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên, các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người đặc biệt hữu ích cho các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các chủ thể khác có liên quan tham gia vào quá trình phòng, chống đại dịch HIV/AIDS. Cũng như cho bản thân những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người và tự do cơ bản của họ. Trên thực tế, văn kiện này được coi là một cuốn cẩm nang cho các chủ thể quốc gia và quốc tế trong các hoạt động về HIV/AIDS nói chung, về quyền của những người sống chung với HIV/AIDS nói riêng. Nhiều văn bản luật của nhiều quốc gia đã dựa vào hướng dẫn này để đề ra các điều luật nhằm bảo vệ quyền con người trong ứng xử và giải quyết các vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS.

    Trong hệ thống các quyền con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, có một số quyền có ý nghĩa quan trọng đối với những người sống chung với HIV/AIDS, các quyền ấy bao gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng; quyền sống; quyền được hưởng chuẩn mực cao nhất có thể về sức khỏe thể chất và tinh thần; quyền được tự do và an toàn cá nhân; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền được tìm kiếm và được cho lánh nạn; quyền được bảo vệ sự riêng tư; quyền được tự do bày tỏ chính kiến, diễn đạt và tự do nhận, trao đổi thông tin; quyền được tự do lập hội; quyền được kết hôn và lập gia đình; quyền bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục; quyền được có mức sống thích đáng; quyền được hưởng an sinh, trợ cấp và cứu trợ xã hội; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và công cộng của cộng đồng; quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm…Theo Luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia có thể quy định trong pháp luật những giới hạn áp dụng với một số quyền trong những hoàn cảnh HIV/AIDS cụ thể, nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với các quyền của những người sống chung với HIV/AIDS. Trên thực tế, bảo đảm sức khỏe của cộng đồng là lý do được các nhà nước viện dẫn nhiều nhất khi giới hạn các quyền của những người sống chung với HIV/AIDS.

    Điều đáng nói là nguyên tắc kể trên đôi khi bị các quốc gia lạm dụng. Nhiều nước đã đưa ra những giới hạn quá mức về quyền của những người sống chung với HIV/AIDS, vi phạm nguyên tắc về không phân biệt đối xử với nhóm người này. Ví dụ, ở một số quốc gia đã ra những qui định ngăn cấm người nhiễm HIV nhập cư, lưu trú, kết hôn, loại trừ cơ hội về giáo dục, cơ hội có việc làm, chăm sóc sức khỏe, đi lại, an sinh xã hội, nhà ở và kể cả việc cho phép tị nạn. Ở nhiều nước việc đưa ra những qui định vi phạm đời tư khi cưỡng bức xét nghiệm và công khai tình trạng nhiễm HIV của một người; chia tách những người sống chung với HIV/AIDS khỏi những người bình thường… Những biện pháp như vậy là cần thiết với một số bệnh lây nhiễm nguy hiểm nhưng là không cần thiết và không phù hợp với những người sống chung với HIV/AIDS. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, HIV không lây nhiễm qua những con đường tiếp xúc thông thường.

    Các hướng dẫn hành động cho quốc gia nhằm giúp các quốc gia thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh HIV/AIDS. Các hướng dẫn này gắn liền với các chuẩn mực quốc tế hiện hành về quyền con người và được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế thu thập được trong các hoạt động trên lĩnh vực này trong nhiều năm cụ thể như sau:

    Về bộ máy tổ chức quốc gia điều hành công tác phòng chống HIV/AIDS:Nhà nước cần thiết lập một cơ cấu tổ chức quốc gia có đủ sức để tổ chức các hoạt động ứng phó với HIV/AIDS nhằm bảo đảm một sự tiếp cận liên ngành, lồng ghép nghĩa vụ về chính sách với chương trình liên quan đến HIV/AIDS trong hoạt động của toàn bộ các ban, ngành của chính phủ. Điều này có thể bao gồm việc thành lập một cơ quan liên bộ do chính phủ điều hành để quản lý chung hoạt động trên lĩnh vực này của tất cả các chủ thể có liên quan.

    Về việc hỗ trợ các tổ chức dựa vào cộng đồng: Chính phủ cần bảo đảm để có sự tham vấn của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong mọi giai đoạn xây dựng, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chính sách về HIV/AIDS. Cần bảo đảm rằng các tổ chức dựa vào cộng đồng được phép thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động của họ, kể cả trong các lĩnh vực về đạo đức, pháp luật và quyền con người.

    Về việc xây dựng và sửa đổi pháp luật về y tế công, về hình sự, về chống phân biệt đối xử và bảo vệ: nhà nước cần xem xét và sửa đổi pháp luật về y tế công để bảo đảm những vấn đề về y tế công nảy sinh từ khía cạnh HIV/AIDS được chú trọng thỏa đáng, các quy định pháp luật áp dụng cho các bệnh lây truyền thông thường không áp dụng cho HIV/AIDS, và các quy định pháp luật đó là phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người.

    Nhà nước cần rà soát và sửa đổi luật hình sự về HIV/AIDS. Hệ thống hình phạt để bảo đảm rằng chúng tương thích với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người và không bị lạc hậu trong bối cảnh HIV/AIDS hoặc không hướng vào việc chống lại những nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Cụ thể, luật hình sự và những quy định về y tế công không nên bao gồm những tội phạm đặc biệt về hành vi cố ý lây truyền HIV hoặc những quy định cấm các hành vi tình dục (bao gồm ngoại tình, tình dục đồng giới nam, thông dâm và mua bán dâm) giữa những người đã thành niên. Luật cần cho phép hoặc hợp pháp hóa và thúc đẩy các chương trình trao đổi bơm kim tiêm; hủy bỏ các quy định hình sự hóa việc tàng trữ, cung cấp và phân phát bơm kim tiêm và bao cao su.

    Nhà nước cần ban hành hoặc củng cố luật về chống phân biệt đối xử và những luật khác để bảo vệ những người sồng chung và những người dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS. Điều này liên quan đến việc bảo đảm tính riêng tư, bảo mật và đạo đức trong nghiên cứu về HIV và trong xét nghiệm, điều trị những người nhiễm HIV. Thêm vào đó, cũng cần ban hành các quy tắc đạo đức trong việc tham gia các nghiên cứu liên quan đến HIV/AIDS nhằm bảo vệ một số nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất trong bối cảnh người nhiễm HIV là phụ nữ, trẻ em, người có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới….

    Việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc, điều trị và phòng chống HIV/AIDS: nhà nước cần bảo đảm sự sẵn có và cơ hội tiếp cận với các phương tiện và dịch vụ phòng chống HIV/AIDS an toàn, hiệu quả với chi phí phù hợp. Điều này bao gồm các loại thuốc chống tái phát bệnh, các biện pháp chuẩn đoán và các công nghệ liên quan tới việc chăm sóc mang tính dự phòng, chữa trị và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

    Để đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, nhà nước cần cung cấp những dịch vụ pháp lý miễn phí nhằm giúp những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS biết về các quyền của họ và để tăng cường các quyền này. Trong vấn đề này cần tận dụng các cơ chế bảo vệ và hệ thống Tòa án, các cơ quan của Bộ Tư pháp, kiểm tra, giám sát Quốc hội, các ủy ban về quyền con người và những cơ quan tiếp nhận khiếu nại về y tế. Đồng thời, có thể gắn với những trung tâm trợ giúp pháp lý cộng đồng hoặc những dịch vụ pháp lý dựa trên mạng lưới các tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực đạo đức, luật, quyền con người và dịch vụ HIV/AIDS. Cũng cần hỗ trợ các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền và xây dựng lòng tự tin, tự trọng cho những người sống chung với HIV/AIDS

    Để tạo môi trường trợ giúp và thuận lợi cho phụ nữ, trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương khác, nhà nước cần thực hiện điều này bằng cách phối hợp với cộng đồng và thông qua đối thoại với cộng đồng nhằm phê phán những định kiến tiềm ẩn và những hành vi hay những ứng xử bất bình đẳng, đồng thời tổ chức các dịch vụ y tế xã hội đặc biệt nhằm trợ giúp các nhóm dễ bị tổn thương này.

    Để thay đổi thái độ phân biệt đối xử thông qua giáo dục, đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước cần đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi và liên tục các chương trình giáo dục, đào tạo và các chiến dịch thông tin đại chúng nhằm thay đổi thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

    Để phát triển những tiêu chuẩn ứng xử cho các khu vực tư nhân, công cộng và những cơ chế để thực hiện các tiêu chuẩn liên quan đến HIV/AIDS: nhà nước cần bảo đảm rằng Chính phủ và khu vực tư nhân sẽ xây dựng các bộ quy tắc ứng xử liên quan đến vấn đề HIV/AIDS trong đó đưa những nguyên tắc về quyền con người vào các bộ quy tắc về trách nhiệm và hoạt động chuyên môn cùng với những cơ chế để bảo đảm các quy tắc đó được thực thi.

    Dựa trên những vấn đề về quyền con người liên quan đến HIV/AIDS do Liên Hợp Quốc đề xướng, chúng ta đã cam kếttăng cường mạnh mẽ nỗ lực quốc gia để tạo ra các khung pháp lý, xã hội và chính sách phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta.

    Quốc hội vàChính phủ đã tổ chức thực hiện việc xem xét, đánh giá lại pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS (1995) cũng như các bộ luật và chính sách không còn phù hợp với tình hình HIV/AIDS.

    Cho đến năm 2004 chúng ta đã ban hành hơn 80 văn bản qui phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, đặt tiền đề quan trọng cho việc đảm bảo và thực hiện quyền con người đối với người nhiễm và những người có liên quan đến HIV/AIDS ở nước ta.

    Từ năm 2004 đến năm 2006 chúng ta đã tạo bước đột phá về chính sách và luật pháp liên quan đến phòng chống HIV/AIDS. Chiến lược Quốc gia Phòng chống AIDS đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã đề ra các quan điểm, mục tiêu cơ bản và mục tiêu cụ thể cùng với hệ thống 9 chương trình hành động nhằm ngăn chặn sự lan nhiễm HIV/AIDS ở nước ta vào năm 2015. Cần nhấn mạnh rằng quan điểm thứ hai của chiến lược quốc gia đã nhấn mạnh đến việc không kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm và những người liên quan đến HIV/AIDS.

    Để tiếp tục lãnh đạo công tác Phòng chống AIDS trong thời kỳ mới, ngày 30 tháng 11 năm 2005 Ban Bí thư Trung ương Đảng, sau khi tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 52-1995/CTTW, đã ra chỉ thị 54-2005/CTTW đã đề ra quyết tâm không để HIV/AIDS phát triển thành đại dịch, chống kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS và nêu rõ việc "đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện để những người nhiễm HIV và gia đình họ thấy rõ trách nhiệm, tự giác tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới thành lập các tổ chức xã hội phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam" .

    Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS, tháng 6 năm 1996, Tại kỳ họp thứ 12, Quốc hội khóa 11 đã thông qua luật phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Luật phòng chống HIV/AIDS là văn bản pháp luật mạnh mẽ khằng định nhà nước Việt Nam chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối với những người sống chúng với HIV/AIDS và những người có liên quan đến HIV/AIDS và thông qua các điều luật khẳng định quyền con người được đảm bảo đầy đủ đối với những người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

    Tại Điều 4 (Luật PC AIDS )đã xác định rõ “Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV”. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây: Sống hoà nhập với cộng đồng và xã hội; Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; Học văn hoá, học nghề, làm việc; Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối ; Các quyền khác theo qui định của luật này và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

    Luật cũng khẳng định: Người nhiễm HIV có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động sau đây; Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV; Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, pháp luật liên quan đến HIV/AIDS; Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS.

    Luật Phòng, chống HIV/AIDS và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam đã rất coi trọng vấn đề quyền con người, điều đó được thể hiện trong các quy định: nghiêm cấm việc tiết lộ tên tuổi địa chỉ, tình trạng nhiễm HIV/AIDS của một người khi chưa được sự đồng ý của người đó. Nghiêm cấm việc từ chối khám chữa bệnh hoặc tuyển dụng một người vào làm việc, học tập vì lý do người đó nhiễm HIV/AIDS…

    Nhờ những quy định pháp luật đó cùng với các biện pháp tuyên truyền giáo dục đồng bộ, các biện pháp chăm sóc và điều trị đối với người nhiễm HIV, người nhiễm HIV khôi phục dần niềm tin vào xã hội và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Hàng vạn người nhiễm HIV, người quan hệ tình dục đồng giới, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhập cuộc tham gia tích cực vào các nhóm “tự lực”, các nhóm “vì ngày mai tươi sáng”, các nhóm “giáo dục đồng đẳng”…. Nhiều nười nhiễm HIV trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, trong hoạt động truyền thông phòng chống AIDS…

    Để đảm bảo ngày càng tốt hơn việc thực hiện quyền con người đối với những người nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần phải: Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống HIV/AIDS nói chung và hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến việc đảm bảo quyền con người đối với những người nhiễm HIV/AIDS và những người liên quan đến HIV/AIDS.

    Bên cạnh đó, chúng ta phải tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện các điều đã được pháp luật quy định có liên quan trong cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS và trong cộng đồng dân cư, làm cho các quy định pháp luật đó trở thành hiện thực tạo tiền đề vững chắc đảm bảo thực hiện quyền con người đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người có liên quan. Đồng thời, huy đông cộng đồng cùng với nhà nước đầu tư cho công cuộc phòng chống AIDS thắng lợi ở Việt nam hướng tới đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và chấm dứt đại dịch với mục tiêu “ba không”, không còn nhiễm HIV mới, không còn người chết do AIDS và không còn kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS vào năm 2030.
    Phương Nam
    http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chu...AIDS/15978.vgp

  5. #145
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nỗ lực xóa bỏ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS

    Nỗ lực xóa bỏ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS

    (VNews)
    Luật Phòng chống HIV/AIDS đã quy định rõ về quyền của người nhiễm HIV là được điều trị và chăm sóc sức khỏe, được học nghề và làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử.


    Sinh viên hưởng ứng phòng, chống HIV/AIDS. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)


    Tuy nhiên, trên thực tế, người nhiễm HIV ở nước ta vẫn còn nhiều trở ngại từ xã hội trong việc hòa nhập với cộng đồng./.

  6. #146
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nỗ lực xóa bỏ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS


    01/12/2015 08:04
    Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới công bố chọn ngày 1/12 hằng năm là ngày Thế giới phòng chống AIDS. Năm nay, Việt Nam hưởng ứng ngày này với chủ đề: Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc chiến dịch AIDS tại Việt Nam.





    ​Năm nay, Việt Nam hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc chiến dịch AIDS ​(Ảnh minh họa: suckhoedoisong.vn)




    Mục tiêu 90-90-90​ nghĩa là 90% bệnh nhân biết về tình trạng bệnh, được điều trị bằng thuốc kháng virus và kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp, hướng tới kết thúc dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.

    Luật Phòng chống HIV/AIDS đã quy định rõ về quyền của người nhiễm HIV là được điều trị và chăm sóc sức khỏe, được học nghề và làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trên thực tế, người nhiễm HIV ở nước ta vẫn còn nhiều trở ngại từ xã hội trong việc hòa nhập với cộng đồng.​


    Thời gian qua, mặc dù được tuyên truyền rộng rãi bệnh HIV/AIDS như một căn bệnh mãn tính, nhưng thực tế không ít người nhiễm vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử; gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tìm việc làm, học tập.


    Ngành y tế, một số tổ chức đoàn thể và nhiều tổ chức tình nguyện tham gia mạng lưới phòng chống HIV/AIDS đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, chống kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS từ gia đình, cộng đồng và xã hội.


    Ngay tại gia đình, nhiều người nhiễm HIV cũng chưa xóa bỏ được rào cản kỳ thị, bỏ rơi với suy nghĩ người nhiễm là gánh nặng cho gia đình. Do vậy, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, đối với người nhiễm đang trong độ tuổi lao động, cần được quan tâm bố trí một công việc phù hợp để đảm bảo cuộc sống, không phải dựa vào gia đình, để tránh những bức xúc va chạm trong gia đình, xóa đi mặc cảm tâm lý là gánh nặng khi hầu hết hiện nay người nhiễm bệnh đều không có thu nhập ổn định.


    Kỳ thị và phân biệt vẫn còn ăn sâu nơi nhiều người dân, thậm chí đối với những trẻ em vô tội, vẫn không tránh khỏi sự né tránh, hắt hủi. Quan niệm về căn bệnh HIV/AIDS, kiến thức về cơ chế lây lan bệnh vẫn còn chưa được hiểu đúng và hiểu đủ, khiến đường đến trường của trẻ nhiễm HIV vẫn còn lắm gian nan, khi phải gặp sự xa lánh của bạn bè, sự kì thị của người lớn. Tại Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Linh Xuân, quận Thủ Đức, hiện nơi đây nuôi dưỡng 114 trẻ nhưng mới chỉ có 69 trẻ được đến trường.

    Câu chuyện hòa nhập cộng đồng của người nhiễm HIV chắc chắn sẽ vẫn còn dài và nhiều gian nan, sẽ chỉ chuyển biến dần khi có sự thay đổi cách nhìn về căn bệnh HIV/AIDS của toàn xã hội. Nhưng có một sự thật hiển nhiên, đó là người nhiễm HIV cũng cần có một cuộc sống ổn định, được vui chơi, học tập, được lao động và có bạn bè, người thân bên cạnh như bao người khác.


    Với trẻ nhiễm HIV, đó còn là mong muốn được đến trường, được có những niềm vui như bạn bè cùng trang lứa, bởi các em xứng đáng có được một cuộc sống vui tươi để nuôi dưỡng những ước mơ và niềm tin vào một thế giới tốt đẹp.


    Trung tâm Tin tức

    http://www.htv.com.vn/Trang/TinTuc/2...m-HIVAIDS.aspx

  7. #147
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cả trường xa lánh bé trai 6 tuổi bị đồn 'dính' bệnh AIDS

    Thứ ba 01/03/2016 11:00


    Một trường học ở miền Tây Sri Lanka đã bị “bỏ hoang”, chỉ còn một học sinh duy nhất do có những tin đồn sai lệch rằng cậu bé bị nhiễm AIDS.





    Ảnh minh họa

    Mẹ của cậu bé cho biết đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử kể từ khi chồng bà qua đời.

    Các phụ huynh đã chuyển con mình ra khỏi trường Kurunegela vào tuần trước, mặc dù cậu bé 6 tuổi đáng thương có bằng chứng về việc cậu không hề có bệnh.

    Bà Chandani De Soysa - mẹ của cậu bé cho biết, nhiều trường học khác đã từ chối cậu, bởi vì cái chết của chồng bà bị “vu khống” là do AIDS: “Chẳng có gì thay đổi dù tôi có phản đối. Thậm chí tôi cũng gặp khó khăn khi đi xin việc”.

    Sau khi trường hợp của bà được BBC tiếng Sinhala đưa tin hồi đầu tháng, các nhà chức trách về giáo dục và quyền con người đã vào cuộc. Vào tuần trước, một trường học đã nhận được yêu cầu tiếp nhận cậu bé.

    Mặc dù cả bà Chandani và con trai đều có giấy chứng nhận cho thấy họ không hề nhiễm bệnh, các phụ huynh khác ngay lập tức bắt đầu ép bà chuyển cậu bé đi nơi khác, nhưng bà đã từ chối. Trả lời BBC, bà cho biết: “Con tôi tới lớp và chơi với những đứa trẻ khác, nhưng sau đó bất chợt tất cả các phụ huynh đến và đưa con họ đi chỗ khác”.

    Người phụ trách giáo dục của khu vực - Saman Wijesekara chia sẻ rằng cha mẹ của tất cả 186 học sinh đã chính thức yêu cầu xin thôi học tại trường. Ông cũng cho biết: “Chúng tôi đang xét đến việc tổ chức một buổi giáo dục dành cho các bậc phụ huynh để giải quyết vấn đề này”.

    Sri Lanka được cho là quốc gia có tỉ lệ HIV rất thấp. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, trong năm 2014 có 3200 người lớn và 100 trẻ em bị nhiễm HIV – chiếm chưa đến 0,1% dân số. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là nhận thức kém của người dân về căn bệnh này dẫn đến việc kỳ thị và phân biệt đối xử.
    Theo Tiền phong

  8. #148
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trường học Sri Lanka vắng hoe chỉ vì tin đồn AIDS

    Thứ Ba 1/3/2016 02:13:38 PM

    SKĐS - 186 học sinh của một trường học ở phía tây Sri Lanka hiện đang từ chối đến trường sau khi rộ lên tin đồn có một học sinh nam của ngôi trường này bị nhiễm AIDS – hãng tin BBC (Anh) đưa tin ngày 1/3.


    Trước đó, gia đình của học sinh nam này đã đưa ra mọi chứng nhận cho biết cậu bé không hề mắc bệnh AIDS, song các bậc phụ huynh khác vẫn tỏ ra lo sợ và kiên quyết không cho con cái của mình đến trường.




    Trước tình thế đó, ban giám hiệu nhà trường đã phải buộc đóng cửa trường học trong vòng 2 ngày và tổ chức buổi họp nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về bệnh AIDS.


    Tuy nhiên, tình hình dường như không có gì thay đổi. Được biết, Sri Lanka vốn là nước có tốc độ lan truyền HIV ở mức hạn chế.


    H.A
    (Theo BBC)

  9. #149
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Hãy yêu thương, mở lòng với những người nhiễm HIV/AIDS!”

    Thứ ba 01/03/2016 17:55


    Mỗi người trong chúng ta hãy cam kết đi đầu trong việc tạo ra thay đổi, và hãy khích lệ những người xung quanh mình cùng hành động để loại trừ phân biệt đối xử.



    Nhân ngày Quốc tế chống phân biệt đối xử (ngày 1/3), Trang tin điện tử Tiếng Chuông (Trang tin của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm) có bài phỏng vấn TS. Kristan Schoultz, Giám đốc Chương trình phối hợp về phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNAIDS).



    TS. Kristan Schoultz chia sẻ, động viên trẻ mồ côi nhiễm HIV - Ảnh: Thùy Chi

    PV: Xin bà đánh giá về tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV tại Việt Nam?



    TS. Kristan Schoultz: Từ những bằng chứng trong một số những nghiên cứu gần đây, và những câu chuyện vi phạm quyền thì chúng ta thấy những người nhiễm HIV ở Việt Nam và những người nguy cơ cao lây nhiễm HIV là những người tiêm chích ma túy, người mại dâm và nam có quan hệ tình dục đồng giới phải chịu sự phân biệt đối xử rất nặng nề.

    Chúng ta đều cần ghi nhớ rằng, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam có nêu rõ không phân biệt đối xử được xem là một quyền con người của người dân Việt Nam. Việt Nam cũng có khung pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của người nhiễm HIV, bao gồm luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 và một số luật, nghị định quy định về đền bù thiệt hại gây ra do việc vi phạm quyền của người nhiễm HIV.

    Mặc dù vậy, kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và hệ quả là việc vi phạm quyền vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi, như trong các cơ sở y tế, nơi làm việc và trong cộng đồng. Tình trạng này ngăn cản người nhiễm HIV không được tiếp cận bình đẳng đến các dịch vụ thiết yếu về y tế, bảo trợ xã hội và pháp lý. Nhiều người nhiễm HIV bị phân biệt đối xử và vi phạm quyền, thậm chí còn không tìm kiếm hỗ trợ, vì họ sợ và cảm thấy mình không có nơi nào để bấu víu và được bảo vệ.

    PV: Theo bà Việt Nam cần có những giải pháp gì để giải quyết tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV?


    TS. Kristan Schoultz: Để giải quyết tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị, chúng ta cần phát triển dịch vụ trợ giúp pháp lý. Khi chúng ta có khung trợ giúp pháp lý thì người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ được bảo đảm quyền lợi nếu họ bị phân biệt đối xử.

    Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và sẽ ngày càng phải tự lực hơn trong các nguồn lực dành cho phát triển và bảo trợ xã hội. Do đó, việc cân nhắc, điều chỉnh giảm nguồn ngân sách dành cho trợ giúp pháp lý miễn phí và thu hẹp các loại hình dịch vụ trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền cho các nhóm đặc biệt, dễ bị tổn thương cần được dựa trên việc đánh giá kỹ các tác động tiềm tàng về cả pháp luật và xã hội. Người nhiễm HIV cần được thụ hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý toàn diện, bao gồm thông tin và giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp và đại diện pháp lý trong các vụ việc dân sự, hình sự và hành chính, cũng như tham gia tố tụng tại tòa…

    Bên cạnh đó, giải pháp nữa để giảm sự phân biệt đối xử, kỳ thị đó chính là thay đổi định kiến, suy nghĩ. Tình yêu thương rất quan trọng, chúng ta cần phải học để chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng trong xã hội. Sự khác biệt có thể là do việc làm, ví dụ như những người lao động tình dục, sự khác biệt trong hành vi như quan hệ tình dục đồng giới, hay tiêm chích ma túy... Mặc dù họ có sự khác biệt đó, nhưng họ đều là công dân của Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần có sự cảm thông và yêu thương họ, bằng cách bao dung hơn và chấp nhận sự khác biệt.

    PV: UNAIDS sẽ có những hỗ trợ gì cho công tác chống phân biệt đối xử, kỳ thị tại Việt Nam?


    TS. Kristan Schoultz: UNAIDS sẽ hỗ trợ về việc thu thập những bằng chứng, về tình trạng phân biệt đối xử ở Việt Nam. Định kỳ 2,3 năm/lần UNAIDS nghiên cứu chỉ số kỳ thị phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị qua các năm.

    Ngoài ra, có một số đánh giá khác cũng liên quan đến các chỉ số về kỳ thị, phân biệt đối xử. Chẳng hạn như đánh giá tiếp cận về bảo hiểm y tế trong các cơ sở y tế… Dựa trên những bằng chứng và đánh giá, UNAIDS sẽ hoàn thiện các văn bản, chính sách pháp lý có liên quan để giúp bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho những người nhiễm HIV/AIDS.

    Bên cạnh đó, hỗ trợ những nỗ lực giảm kỳ thị, phân biệt đối xử trong cộng đồng, cũng như trong các cơ sở y tế đối với người nhiễm HIV. Cụ thể, sắp tới UNAIDS sẽ hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng kế hoạch nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV trong các cơ sở y tế. UNAIDS cũng sẽ tổ chức các hoạt động như: chiến dịch về giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV và các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

    Nhân ngày Quốc tế chống phân biệt đối xử, tuần qua UNAIDS đã vận động những người trong cộng đồng lên tiếng, cũng như là kêu gọi xã hội mở lòng và yêu thương thông qua những câu chuyện, những bằng chứng có thật của những người nhiễm HIV/AIDS…


    UNAIDS với khẩu hiệu "Không phân biệt đối xử", kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng hành động, yêu thương mở lòng với những người nhiễm HIV/AIDS - Ảnh: Thùy Chi


    PV: Bà muốn chia sẻ thông điệp gì đến moi người nhân ngày Quốc tế phòng, chống phân biệt đối xử?



    TS. Kristan Schoultz: Nhân ngày Quốc tế chống phân biệt đối xử, tôi muốn kêu gọi mọi người hãy yêu thương, mở lòng với những người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chúng ta hãy trân trọng, coi họ như những người bình thường và chúng ta hãy cùng nhau cam kết, đóng góp một phần nhỏ bé của mỗi cá nhân vào việc xây dựng một xã hội. Trong đó, mọi người đều được đối xử bình đẳng và không phải lo sợ, kỳ thị và phân biệt đối xử.

    Không phân biệt đối xử vừa là một điều kiện, đồng thời cũng là một mục tiêu cho Việt Nam, nếu chúng ta muốn xây dựng một quốc gia, nơi mọi người dân đều được sống khỏe mạnh, hạnh phúc và phồn vinh.

    Mỗi người trong chúng ta hãy cam kết đi đầu trong việc tạo ra thay đổi và hãy khích lệ những người xung quanh mình cùng hành động để loại trừ phân biệt đối xử.

    Xin trân trọng cảm ơn bà!
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y...AIDS/16861.vgp

  10. #150
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phân biệt đối xử làm suy yếu việc ứng phó với HIV/AIDS

    Thứ sáu 04/03/2016 16:02


    Tại châu Á, nhiều người nhiễm HIV vẫn đang phải đối mặt với việc bị phân biệt, đối xử tại các cơ sở y tế, làm cản trở họ được tiếp cận của với dịch vụ y tế, chăm sóc, điều trị.





    Hình minh họa

    Phân biệt đối xử lan rộng trong cung cấp dịch vụ y tế



    Báo cáo mới nhất của Asia Catalyst - tổ chức độc lập bảo vệ quyền được chăm sóc y tế cho những người bị thiệt thòi tại Châu Á, nhấn mạnh vào sự từ chối cung cấp dịch vụ, từ chối phẫu thuật, khu vực đợi tách biệt và chi phí phát sinh phân biệt do tình trạng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

    Báo cáo dựa trên những chia sẻ được tổng hợp từ 8 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs), bao gồm 202 đối tượng nữ, nam và người chuyển giới nhiễm HIV tại Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam khi tiếp cận với các dịch vụ y tế.

    Tại Myanmar, Campuchia và Việt Nam, những đối tượng nữ nhiễm HIV chia sẻ, họ đã bị từ chối cung cấp các dịch vụ y tế về sức khoẻ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Điều này bao gồm những áp lực về việc không được có con và sự từ chối cung cấp thông tin y tế chính xác về việc làm cách nào có thể giảm thiểu rủi ro về truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con.

    Phụ nữ từ Campuchia và Myanmar chia sẻ, họ đã phải trải qua thủ tục khử trùng theo hướng dẫn của bác sĩ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Tất cả những người phụ nữ chuyển giới được phỏng vấn tại Trung Quốc đều bị từ chối phẫu thuật tăng vòng ngực vì tình trạng HIV của mình.

    Jebli Shrestha, Quản lý Chương trình Khu vực của Asia Catalyst cho biết: “Việc hiểu được những tổn thất là chìa khoá để xác định nguyên nhân của việc phân biệt, đối xử và bảo đảm phản quyền lợi cho người nhiễm HIV. Sự phân biệt đối xử, kỳ thị chính là nguyên nhân ngăn cản người nhiễm tìm đến sự giúp đỡ, trợ giúp pháp lý”.

    Bản báo cáo còn chi tiết hoá môi trường pháp lý tại cả 4 quốc gia, trong đó đều có những chính sách được đặt ra với mục đích bảo vệ công dân của mình khỏi việc bị phân biệt đối xử, nhưng đều chưa được thi hành thống nhất. Bên cạnh đó, tổ chức đã lưu ý, những cộng đồng đang rủi ro cao về HIV, như người lao động tình dục, nam đồng tính và lưỡng tính, phụ nữ chuyển giới, đều đang phải chịu phân biệt đối xử nhiều gấp đôi.

    Cần loại bỏ những điều luật phân biệt đối xử


    Để xóa bỏ tình trạng phân biệt, đối xử, Charmain Mohamed, Giám đốc Điều hành của Asia Catalyst mới đây đã kêu gọi chính phủ, bảo đảm sự triển khai hiệu quả trong việc chống phân biệt đối xử và loại bỏ những điều luật phân biệt đối xử và hình sự hoá những cộng đồng dễ bị tổn thương. “Ít nhất, những nhân viên và cán bộ y tế cần được đào tạo phù hợp và tiếp cận với những nguồn lực để bảo đảm rằng họ có thể đối xử đúng mực với toàn bộ bệnh nhân của mình, bất kể tình trạng HIV, giới tính, khuynh hướng tính dục hoặc nghề nghiệp”, Mohamed nói.

    Người nhiễm HIV sẽ có những trải nghiệm tốt hơn về các dịch vụ y tế khi những dịch vụ đó được cung cấp thông qua các thành viên cộng đồng. Hai tổ chức cộng đồng ở Campuchia khẳng định, sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng và sự hợp tác chủ động giữa những tổ chức cộng đồng với những cán bộ y tế và chính phủ đã làm giảm đi đáng kể sự phân biệt đối xử tại quốc gia này. Đồng thời, cải thiện đáng kể việc tiếp cận những dịch vụ về sức khoẻ tình dục và sinh sản cho phụ nữ nhiễm HIV.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chu...AIDS/16912.vgp

  11. #151
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phân biệt đối xử, kỳ thị: Thách thức từ thái độ của xã hội

    Thứ sáu 04/03/2016 17:00


    Bị anh em họ hàng xa lánh, người thân ghẻ lạnh, hắt hủi, bạn bè, đồng nghiệp kỳ thị …Những phận đời bất hạnh mang trong mình “căn bệnh thế kỷ” đang phải sống trong sự phân biệt đối xử, kỳ thị rất cần cả xã hội quan tâm, chung tay để xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử.



    “Cô độc” trong chính ngôi nhà của mình


    Với những giọt nước mắt lăn dài, kèm theo tiếng nấc nghẹn ngào, em Nguyễn Thanh X, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang không tránh khỏi xúc động khi bày tỏ về thảm cảnh trớ trêu của mình. X nhiễm HIV và mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với bà ngoại từ nhỏ. Khi biết em nhiễm HIV, những người sống xung quanh đều cấm con cái của họ chơi với em. Thậm chí, chính người cậu ruột của em cũng hắt hủi cô cháu gái tội nghiệp. Lúc nào cũng dặn các con phải “giữ khoảng cách” với em. Em phải đối mặt với sự kỳ thị của chính người thân. Khi đi học X cũng bị các bạn xa lánh, hắt hủi.



    Em N.T.X luôn bị dằn vặt, đau khổ và thấy mình bị “cô độc” trong chính căn nhà của mình - Ảnh Thùy Chi

    “Con luôn phải sống lủi thủi trong ánh mắt kỳ thị của mọi người. Nhiều lúc, chính con cũng thấy khiếp sợ căn bệnh trong người mình...”, X bộc bạch trong dòng nước mắt.

    Thoạt nhìn, không ai nghĩ rằng, cô bé người nhỏ nhắn, gương mặt thân thiện đã bước sang tuổi 18. Gần 20 năm sống chung với HIV, X luôn bị dằn vặt, đau khổ và thấy mình bị “cô độc” trong chính căn nhà của mình.

    Từ khi bà ngoại mất, X càng trở nên bơ vơ, không nơi nương tựa, thậm chí có nhà mà không được về. May mắn thay, hoàn cảnh của em được những thành viên trong Mạng lưới những người sống với HIV Việt Nam (VNP+) biết đến và giúp đỡ. Hiện tại, X đang sống nhờ trong nhà của một thành viên của tổ chức này.

    Chia sẻ về những dự định trong tương lai, X cho biết, em sẽ ôn tập thật kỹ để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và đại học sắp tới. Mong muốn của em là được trở thành sinh viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được sống hòa đồng cùng mọi người.

    Bị “gạch tên” khỏi hộ khẩu vì nhiễm HIV


    Cùng chung hoàn cảnh bị phân biệt, đối xử giống như X là trường hợp của chị T, Bắc Giang. Câu chuyện của T cũng đau lòng không kém. Trước kia T cũng có một công việc làm ổn định, khi biết mình nhiễm HIV, chị đã cố giấu mọi người tình trạng bệnh tật của mình, nhưng khi thấy ngày nào chị cũng phải uống thuốc vào giờ đó, mọi người thắc mắc nhiều nên chị đã phải bỏ việc.

    Khi biết hai vợ chồng của chị T bị nhiễm HIV, bố mẹ chồng chị đã không chia sẻ, động viên mà bỏ rơi, từ mặt hai vợ chồng chị, không thèm quan tâm. Chị T đã phải lận đận đi tìm nhiều công việc khác, nhưng sự kỳ thị, phân biệt đối xử khiến chị phải tự kiếm công việc bán hàng vất vả để nuôi sống bản thân, gia đình.

    Tệ hơn khi sau khi chồng chị T chết, bố chồng chị đã nhờ người tư vấn sang tên, đổi chủ ngôi nhà, đuổi mẹ con chị ra ngoài đường. Được nghe tư vấn, từ năm 2013 chị T đã “mòn chân” đến các cơ quan chức năng để nhờ công lý bảo vệ, nhưng đều không được giúp đỡ. Trong khi đó, mẹ chồng chị luôn trì triết, “chúng mày đã làm ô uế thanh danh dòng họ, mày đi đến đâu tao sẽ ‘chơi’ với mày, không tha cho mày đâu…!”.

    Sau quãng thời gian “đấu tranh” đòi quyền lợi cho con trai, cuối cùng công lý cũng mỉm cười với mẹ con chị T. Chị T đã được quay lại nhà chồng, con chị được quyền thừa kế số tài sản chồng chị để lại. Nhưng theo chị T, chữ “tình” vẫn quá xa vời với mẹ con chị, vì tuy thừa nhận về mặt pháp lý nhưng mọi người vẫn xa lánh và hắt hủi mẹ con chị. Đó là điều khiến chị T day dứt và suy nghĩ rất nhiều…

    Thách thức từ thái độ của xã hội


    Những trường hợp người nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biệt đối xử như trường hợp của em X và chị T còn rất nhiều. Dù đã trải qua 25 năm phòng, chống AIDS với rất nhiều nỗ lực, nhưng HIV vẫn còn là một trong những vấn đề y tế công cộng đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến thái độ của xã hội đối với người nhiễm HIV.

    Kỳ thị, phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người nhiễm HIV, hoặc những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, mà còn khiến HIV âm thầm lây lan trong cộng đồng. Những người nhiễm HIV sợ thái độ kỳ thị hoặc bị phân biệt đối xử sẽ tránh né xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Sợ hãi không dám xét nghiệm HIV đồng nghĩa với việc họ có thể vô tình làm lây lan HIV sang người thân hoặc những người khác trong cộng đồng.

    Thậm chí, với những người đã biết mình nhiễm HIV, do e ngại tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử còn tồn tại ở nhiều cơ sở y tế, trường học và trong cộng đồng, họ sẽ không dám tiết lộ tình trạng nhiễm của bản thân với vợ/chồng hay gia đình và bạn bè thân thiết. Đồng thời, họ cũng sẽ dễ trì hoãn hay thậm chí từ chối được đưa vào chăm sóc và điều trị HIV.

    Không chỉ có vậy, kết quả của nghiên cứu mới đây, về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người sống với HIV đưa ra bằng chứng về rào cản trong việc hoàn thành mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc, để tiến tới chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030. Mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử cao, đồng nghĩa với việc nhiều người nhiễm HIV giấu bệnh, chỉ đi làm xét nghiệm nhiễm HIV sau khi họ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Hậu quả kéo theo là họ được điều trị kháng virus ARV rất muộn, điều này không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe người nhiễm HIV, mà từ góc độ y tế công cộng, còn không phát huy được lợi ích dự phòng của điều trị.

    Công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn về nguồn lực, kinh phí khi nguồn viện trợ cho công tác phòng, chống HIV đang giảm mạnh và tiến tới kết thúc sau năm 2017. Vì vậy, để giảm thiểu những gánh nặng, giải quyết những thách thức lớn trong công tác này, trước mắt cộng đồng hãy chung tay, xóa bỏ thách thức - tình trạng phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS, để có thể đạt được mục tiêu 90-90-90, tiến tới kết thúc đại dịch AIDS trên toàn cầu vào năm 2030.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chu...-hoi/16915.vgp

  12. #152
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sri Lanka dậy sóng khi cậu bé bị đuổi học vì tin đồn nhiễm HIV

    12:08 Thứ tư ngày 09/03/2016

    (HNMO) - Các quan chức ngành giáo dục Sri Lanka đã quyết định buộc một học sinh phải chuyển trường vì có tin đồn cậu bé này mang trong mình virus HIV.



    Trước đó, phụ huynh tại ngôi trường phía tây thành phố Kurunegela đã phản đối việc con cái họ học cùng với cậu bé này và kiên quyết không cho con em mình đến trường.




    Trường học vắng tanh sau tin đồn có học sinh nhiễm HIV.

    Theo lời mẹ cậu bé, gia đình cô phải chịu rất nhiều điều tiếng và sự kỳ thị của những người xung quanh kể từ khi cái chết của chồng cô bị cho là có liên quan đến bệnh AIDS, mặc dù đó là một kết luận sai lầm. Bản thân cô cũng phủ nhận việc mình dương tính với virus HIV.

    Quyết định buộc cậu bé thôi học được đưa ra trong một cuộc họp vào thứ tư (2/3) giữa phụ huynh học sinh, ban giám hiệu nhà trường và các cán bộ giáo dục. Tuy nhiên, đại diện cơ quan y tế và nhân quyền lại phản đối quyết định này.

    Để xoa dịu làn sóng phẫn nộ từ phía phụ huynh học sinh, đại diện ngành giáo dục tỉnh đưa ra kết luận cuộc họp: “Chúng tôi sẽ không để cậu bé phải chịu thiệt thòi. Cậu bé sẽ được chuyển đến một ngôi trường khác. Bởi vậy xin các phụ huynh hãy đưa con em mình trở lại trường vào ngày mai”.

    Trong khi đó, gia đình cậu bé được hứa hẹn rằng con mình sẽ được nhận vào một ngôi trường khác trong vòng 2 tuần. “Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là chờ đợi họ thực hiện lời hứa của mình”.

    Ông Sajeeva Samaranayake - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em – cho biết các phụ huynh khác đã không thể suy nghĩ một cách tiến bộ về trường hợp của cậu bé.

    Nhận thức kém về HIV

    Sau khi nhận được báo cáo về trường hợp này, cơ quan giáo dục và quyền con người đã vào cuộc và đề nghị một trường học khác phải tiếp nhận cậu bé.

    Tuy nhiên, các bậc phụ huynh tại Kurunegela liên tục gây áp lực và buộc cậu bé chuyển trường dù chính quyền Sri Lanka đã xác nhận rằng cậu bé không hề nhiễm virus HIV.

    Một giáo viên tại ngôi trường cho biết cô cảm thấy rất buồn khi cậu bé liên tục hỏi rằng tại sao bạn bè lại xa lánh con như vậy, và tại sao cảnh sát lại có mặt ở đây.


    Tấm biển do người dân làng dựng nên để cảnh báo về việc không nên tiếp cận ngôi trường có học sinh nhiễm HIV.

    Sri Lanka là nước có tỷ lệ lây lan virus HIV tương đối thấp. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, có 3.200 người trưởng thành và 100 trẻ em nhiễm HIV tại quốc gia này năm 2014, chiếm chưa tới 0,1% dân số.

    Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết của người dân về đại dịch này cũng vô cùng nghèo nàn, dẫn tới tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử.

    Trường hợp của cậu bé trên là một ví dụ điển hình. Mọi cơ hội được tiếp tục đến trường của cậu dường như đều đóng lại bởi tin đồn đã lan rộng trên khắp cả nước.

    Mai Chi Theo BBC

  13. #153
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn

    Thứ Sáu 11/3/2016 03:01:31 PM



    SKĐS - Không dám tiết lộ thông tin mình bị nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh...


    Không dám tiết lộ thông tin mình bị nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh... chỉ vì sợ bị người thân và cộng đồng kỳ thị. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.

    Hệ lụy của kỳ thị



    Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh (Điện Biên) đã không khỏi bàng hoàng. Anh như bị chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh. L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.



    Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.



    Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. Cô gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, bởi những người ruột thịt của mình. Th. bị nhiễm HIV từ chồng (chồng Th. là người nghiện ma túy). Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.


    Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N. - một giáo viên tại Điện Biên được xác định nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến Trung tâm để tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi: “Tại sao nó nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Phải chăng nó đã bị nhiễm HIV?”.


    Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Và cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.


    Xóa bỏ cách nào?



    BS. Trịnh Thị Thảo - Khoa Truyền thông-Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như: ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong một thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS, người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.


    Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại nằm trong số những người đầu tiên bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.


    Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường. Việc chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội.

    Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy, việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng. Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.


    Hơn nữa, cũng cần phải loại bỏ kiểu truyền thông mang tính hù dọa, những hình ảnh chết chóc hay tiêu cực làm cho mọi người sợ hãi và hiểu lầm sự lây lan của HIV. Song song với truyền thông về các đường lây truyền của HIV thì cũng cần truyền thông cho người dân hiểu rằng HIV là bệnh lây nhưng không dễ dàng như mọi người lầm tưởng. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, ăn uống chung, sinh hoạt chung. Đồng thời cũng cần huy động người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để tiến tới bình thường hóa sự hiện diện của người nhiễm HIV trong cộng đồng.



    BS. Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ tự công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
    Thu Hương

    http://suckhoedoisong.vn/ky-thi-phan...n-n113361.html

  14. #154
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Châu Á: Phân biệt đối xử lan rộng trong cung cấp dịch vụ y tế làm suy yếu việc ứng phó với HIV

    16:32 | 07/03/2016


    Trước thềm ngày Quốc Tế Không Phân Biệt Đối Xử (1.3), người nhiễm HIV tại Châu Á vẫn đang phải đối mặt với việc bị phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế, làm cản trở việc tiếp cận của họ với dịch vụ y tế và khiến họ bị từ chối khỏi quyền được chăm sóc y tế. Đây là thông tin do Asia Catalyst, một tổ chức độc lập đang làm việc để quảng bá quyền được chăm sóc y tế cho các cộng đồng bị thiệt thòi tại Châu Á công bố ngày hôm nay.


    Dựa trên những lời chia sẻ tổng hợp từ 8 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) xuyên suốt khu vực Châu Á, bản báo cáo dài 83 trang, KHÔNG GÂY HẠI: Phân biệt đối xử trong cung cấp dịch vụ y tế đối với Người có HIV tại Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam, với các chi tiết từ kinh nghiệm của 202 đối tượng nữ, nam và người chuyển giới có HIV tại Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Vietnam khi tiếp cận với các dịch vụ y tế. Những phát hiện này nhấn mạnh vào sự từ chối cung cấp dịch vụ, khu vực đợi tách biệt, từ chối phẫu thuật và chi phí phát sinh phân biệt do tình trạng nhiễm HIV của một người.

    Tại Myanmar, Campuchia và Việt Nam, những đối tượng nữ nhiễm HIV chia sẻ rằng họ đã bị từ chối cung cấp các dịch vụ y tế về sức khoẻ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Điều này bao gồm cả những áp lực về việc không được có con và sự từ chối cung cấp thông tin y tế chính xác về việc làm cách nào có thể giảm thiểu rủi ro về truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ từ Campuchia và Myanmar chia sẻ rằng họ đã phải trải qua thủ tục khử trùng theo hướng dẫn của bác sĩ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Tất cả những người phụ nữ chuyển giới được phỏng vấn tại Trung Quốc đều bị từ chối phẫu thuật tăng vòng ngực vì tình trạng HIV của mình.


    “Việc hiểu được những tổn thất về người là chìa khoá để xác định nguyên nhân gốc rễ của việc phân biệt đối xử và đảm bảo một phản hồi toàn diện cho đại dịch HIV,” Jebli Shrestha – Quản lý Chương trình Khu vực của Asia Catalyst phát biểu. “Nhu cầu này đã được phóng đại khi sự kỳ thị đã không những không khuyến khích mà thậm chí còn ngăn cản mọi người trong việc tìm đến sự giúp đỡ.”

    Bản báo cáo còn chi tiết hoá môi trường pháp lý tại cả 4 quốc gia, trong đó đều có những chính sách được đặt ra với mục đích bảo vệ công dân của mình khỏi việc bị phân biệt đối xử, nhưng đều chưa được thi hành thống nhất. Tổ chức đã lưu ý rằng những cộng đồng đang có rủi ro cao về HIV, như người lao động tình dục, nam đồng tính và lưỡng tính, phụ nữ chuyển giới, đều đang phải chịu phân biệt đối xử nhiều gấp đôi.

    “Hôm nay, vào ngày Không Phân biệt Đối xử, chúng tôi muốn kêu gọi chính phủ để đảm bảo sự triển khai hiệu quả trong việc chống phân biệt đối xử và loại bỏ những điều luật phân biệt đối xử và hình sự hoá những cộng đồng dễ bị tổn thương,” Charmain Mohamed, Giám đốc Điều hành của Asia Catalyst nói. “Ít nhất, những nhân viên và cán bộ y tế cần được đào tạo phù hợp và tiếp cận với những nguồn lực để đảm bảo rằng họ có thể đối xử đúng mực với toàn bộ bệnh nhân của mình, bất kể tình trạng HIV, giới tính, khuynh hướng tính dục hoặc nghề nghiệp.”

    Báo cáo ghi lại rằng người có HIV có những trải nghiệm tốt hơn về các dịch vụ y tế khi những dịch vụ đó được cung cấp thông qua các thành viên cộng đồng. Hai tổ chức cộng đồng ở Campuchia phát hiển a rằng sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng và sự hợp tác chủ động giữa những tổ chức HIV cộng đồng, những cán bộ y tế, và chính phủ đã giảm đi đáng kể phân biệt đối xử và cải thiện việc tiếp cận những dịch vụ sức khoẻ tình dục và sinh sản cho phụ nữ có HIV.

    “Ngày Quốc Tế Không Phân Biệt Đối Xử đã nhắc lại cho chúng ta về nhu cầu về sự hợp tác được củng cố giữa những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và cộng đồng, cũng như sự đại diện mạnh mẽ hơn cho cộng đồng trong quá trình xây dựng chính sách và chương trình HIV.” Han Sienghorn và Heng Chheang Kim của Hiệp hội Người ARV của Campuchia nói.
    Bích Ngọc

    http://daibieunhandan.vn/default.asp...&NewsId=368524

  15. #155
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần



    Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn

    Thứ hai 14/03/2016 15:12


    Không dám tiết lộ thông tin bản thân nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh... chỉ vì sợ bị người thân và cộng đồng kỳ thị. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.



    Hệ lụy của kỳ thị


    Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh (Điện Biên) đã không khỏi bàng hoàng. Anh như bị chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh. L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.



    Tuyên truyền chống phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng

    Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. Cô gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, bởi những người ruột thịt của mình. Th. bị nhiễm HIV từ chồng (chồng Th. là người nghiện ma túy). Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.

    Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N, một giáo viên tại Điện Biên nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến Trung tâm để tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng, chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi: “Tại sao nó nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Phải chăng nó đã bị nhiễm HIV?”.

    Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.

    Xóa bỏ cách nào?


    BS. Trịnh Thị Thảo, Khoa Truyền thông, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như: ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong một thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS, người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.

    Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại nằm trong số những người đầu tiên bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.

    Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường. Việc chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội.

    Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy, việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng. Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.

    Hơn nữa, cũng cần phải loại bỏ kiểu truyền thông mang tính hù dọa, những hình ảnh chết chóc hay tiêu cực làm cho mọi người sợ hãi và hiểu lầm sự lây lan của HIV. Song song với truyền thông về các đường lây truyền của HIV thì cũng cần truyền thông cho người dân hiểu rằng HIV là bệnh lây nhưng không dễ dàng như mọi người lầm tưởng. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, ăn uống chung, sinh hoạt chung. Đồng thời, cũng cần huy động người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để tiến tới bình thường hóa sự hiện diện của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

    BS. Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ tự công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
    Thu Hương
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Ky-thi...-hon/17013.vgp

  16. #156
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đối mặt với sự kỳ thị để sống có ích hơn...

    Thứ Bảy 19/3/2016 08:09:49 PM


    SKĐS - Sau bao nhiêu giằng co, đấu tranh tư tưởng với chính mình và sự ngăn cản của gia đình... cuối cùng Tuân đã quyết định công khai danh tính. Và cũng kể từ cái ngày đó anh thấy mình được sống thoải mái, tự tin hơn... và tham gia vào nhiều hoạt động có ích cho cộng đồng.



    Những khó khăn phải đối mặt



    Nhớ lại cái ngày vừa phát hiện ra mình nhiễm HIV (năm 2005), mặc dù đã chuẩn bị tâm lý để đón nhận tin này nhưng anh vẫn thấy sốc, vì chỉ có vài lần chích chung mà anh bị nhiễm HIV, nhưng cái lúc ấy cơn “thèm” nó lên cộng với sự cổ vũ của đám bạn khiến anh không đừng được. Ân hận thì cũng đã muộn rồi. Anh chỉ còn biết trách bản thân và nuối tiếc. Nhưng cái mà anh sợ nhất lúc này là sự kỳ thị phân biệt đối xử.


    Tham gia hoạt động cộng đồng giúp người HIV tự tin hơn trong cuộc sống.


    Rồi, cái điều anh sợ đã diễn ra ngay chính trong gia đình của mình. Anh được mẹ mua mới xô, chậu và các đồ dùng cá nhân để dùng riêng và tự giặt giũ lấy. Đến bữa anh cũng không được ăn cùng mâm mà phải ngồi ăn riêng một góc. Thương con sau này mẹ bảo anh ngồi chung mâm nhưng bát, đũa thì vẫn phải dùng riêng. Đến bát nước chấm mẹ Tuân cũng phải chia làm hai: một bát dành riêng cho Tuân, còn một bát cho cả nhà, sợ chấm chung sẽ làm lây HIV.


    Rồi cái tin anh bị nhiễm HIV “ngấm ngầm” lan sang hàng xóm. Người nọ rỉ tai người kia, xì xào, bàn tán, rồi chỉ trỏ vào anh: Thằng ý nghiện đấy, Trông thế mà lại bị “si-đa”, si-đa rồi thì chết sớm... Tới các quán nước, hàng ăn anh đều bị từ chối hoặc miễn cưỡng bán hàng. Cái quán nước ngày nào anh vẫn ngồi đông đúc là vậy, giờ thấy anh vào mọi người chẳng ai bảo ai tự nhiên đứng dậy lảng đi hết.


    Không chỉ có anh bị xa lánh mà người nhà của anh người ta cũng hạn chế tiếp xúc, trò chuyện. Chỉ còn có bà N. - người hàng xóm thân thiết của gia đình anh trước kia thi thoảng sang chơi. Rót chén trà, Tuân mời bà N. uống nước và lần này cũng như cách đây hai hôm trước đều được bà từ chối khéo.


    Anh tâm sự, đó là một chuỗi ngày cô đơn, buồn tủi. Mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo và sự thờ ơ, đã có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống khép mình, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng. Và đã có những lúc tôi có ý nghĩ muốn tự giải thoát bằng cách tự kết thúc cuộc đời mình...


    Lấy lại chính mình...



    Ấy là vào năm 2008, trong một buổi mít tinh và diễu hành của tỉnh, Tuân đã dũng cảm đứng công khai danh tính của mình trước cộng đồng. Rồi anh nói về nguyên nhân lây nhiễm HIV của bản thân, về sự hối hận muộn màng... Từ cuộc đời mình Tuân kêu gọi mọi người hãy tránh xa những hành vi nguy cơ cao. Những người nghiện chích ma tuý đừng bao giờ chích chung bơm kim tiêm như Tuân đã từng làm. Rồi giọng Tuân chùng xuống như muốn tìm sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng...


    Anh tâm sự: có được sự dũng cảm này cũng là cả một quá trình giằng co, đấu tranh tư tưởng và sự động viên của gia đình. Vì anh biết, chưa công khai anh và gia đình còn gặp sự kỳ thị thì khi công khai cuộc sống của anh và gia đình sẽ trở nên khó khăn hơn gấp bội. Và, trước khi công khai anh đã dành thời gian tìm kiếm thông tin về HIV, tìm hiểu trên sách, báo, chịu khó nghe đài, xem tivi... Vì, anh cho rằng khi hiểu rõ về bệnh rồi thì ngay chính bản thân anh cũng không thấy sợ nữa. Có kiến thức anh còn tham gia vào các câu lạc bộ đi tư vấn, tuyên truyền trong cộng đồng để các bạn trẻ đừng sa chân vào con đường nghiện ngập, biết cách bảo vệ mình trước những nguy cơ lây nhiễm HIV.


    Từ hôm công khai, lúc đầu cuộc sống của Tuân dường như trở nên khó khăn hơn nhưng điều quan trọng là anh không còn cảm giác lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ nữa. Anh muốn được sống và làm việc, được người thân trong gia đình động viên, anh càng nỗ lực hơn. “Tôi phải tìm hiểu, học hỏi nhiều kiến thức về lĩnh vực này hơn nữa. Có kiến thức mình mới đi tuyên truyền được bởi người dân quê tôi khi nói đến HIV/AIDS người ta còn sợ lắm. Hy vọng, khi có sự hiểu biết nhiều hơn thì cộng đồng cũng sẽ hiểu, thông cảm và gần gũi chúng tôi hơn”... Tuân tâm sự.


    Rồi hàng xóm láng giềng thấy anh vẫn sống khỏe mạnh (vì anh tham gia điều trị, uống thuốc rất đều đặn) và tham gia hoạt động có ích cho cộng đồng, thậm chí còn giúp đỡ con em của họ nên đã có cái nhìn thiện cảm hơn, trò chuyện cởi mở hỏi anh kiến thức phòng tránh HIV nữa. Anh làm cộng tác viên cho Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh, cùng cán bộ của trung tâm đi đến các trường học tuyên truyền về HIV/AIDS. Vui nhất là cái lần Tuân đi tuyên truyền ở Trung tâm dạy nghề. Mấy hôm sau đó khi gặp Tuân trên đường, các bạn học sinh người Mông của trung tâm nhận ra anh đã tay bắt mặt mừng, mặc dù các bạn biết tôi là người có HIV. Cảm giác đó khiến tôi rất hạnh phúc và thực sự tôi đã tìm lại được chính mình.
    Thu Hương



    http://suckhoedoisong.vn/doi-mat-voi...n-n113724.html

  17. #157
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn

    Không dám tiết lộ thông tin mình bị nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh...

    Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.

    Hệ lụy của kỳ thị

    Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh (Điện Biên) đã không khỏi bàng hoàng. Anh như bị chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh.


    L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.



    Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.


    Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. Cô gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, bởi những người ruột thịt. Th. bị nhiễm HIV từ chồng (chồng Th. là người nghiện ma túy). Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.


    Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N. - một giáo viên tại Điện Biên được xác định nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến Trung tâm để tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi: “Tại sao nó nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Phải chăng nó đã bị nhiễm HIV?”.


    Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Và cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.


    Xóa bỏ cách nào?


    BS. Trịnh Thị Thảo - Khoa Truyền thông-Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong một thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS, người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.


    Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại nằm trong số những người đầu tiên bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.


    Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường.


    Việc chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy, việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng.


    Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.

    Hơn nữa, cũng cần phải loại bỏ kiểu truyền thông mang tính hù dọa, những hình ảnh chết chóc hay tiêu cực làm cho mọi người sợ hãi và hiểu lầm sự lây lan của HIV. Song song với truyền thông về các đường lây truyền của HIV thì cũng cần truyền thông cho người dân hiểu rằng HIV là bệnh lây nhưng không dễ dàng như mọi người lầm tưởng.


    HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, ăn uống chung, sinh hoạt chung. Đồng thời cũng cần huy động người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để tiến tới bình thường hóa sự hiện diện của người nhiễm HIV trong cộng đồng.


    BS. Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ tự công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.


    Mọi thông tin liên quan đến Cảnh báo, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây



    Theo Sức khỏe & đời sống
    http://www.baomoi.com/Ky-thi-phan-bi...c/18958521.epi



  18. #158
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Kỳ thị làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm chuyển giới

    Thứ sáu 25/03/2016 15:10

    Ngày 25/3, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR) tổ chức Hội thảo “MSM, Người chuyển giới - Họ là ai ?”.

    Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Thùy Chi
    Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết, quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) hiện là vấn đề không mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và rõ ràng, bởi đối tượng MSM đang là thiểu số và bị ảnh hưởng, tác động nặng nề của dư luận xã hội.

    Vì vậy, hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức về giới, tình dục và hành vi nguy cơ của nhóm thiểu số (nam có quan hệ đồng tính, chuyển giới) với lây nhiễm HIV và các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho các nhóm này. Đồng thời, để có cái nhìn toàn diện về giới, tránh phân biệt, đối xử đối với nhóm thiểu số, giúp họ vượt qua sự tự ti, mặc cảm và được hưởng quyền lợi cơ bản giống như những người bình thường khác.


    Theo báo cáo gần đây, trên thế giới, quan hệ tình dục đồng giới nam nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 19 lần; phụ nữ chuyển giới nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 49 lần... trong khi đó, việc dự phòng HIV không tiếp cận đủ đến nhóm MSM.


    Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến các nhóm thiểu số về giới và tình dục có tác động đến y tế và làm nguy cơ lây nhiễm HIV tăng cao trong nhóm MSM và nữ chuyển giới.


    Mặc dù là một yếu tố quan trọng trong phòng chống HIV trên toàn thế giới nhưng các nhóm thiểu số về giới và tình dục chưa nhận được đầy đủ nguồn lực phòng chống HIV. Hiện nay, việc ủng hộ nhân quyền của các nhóm thiểu số về giới và tình dục đang tăng, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm...


    Các báo cáo tại hội thảo nhấn mạnh nội dung: Để hoạt động phòng, chống HIV thời gian tới đạt hiệu quả, việc lồng ghép nội dung giới cần được đặc biệt quan tâm. Bởi vì các quan niệm, tương quan và sự bất bình đẳng về giới có ảnh hưởng đến các kết quả y tế cho tất cả mọi người.


    Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Thùy Chi
    Hiểu biết đúng về giới tính sẽ hiểu được các nhu cầu riêng biệt và tính chất dễ tổn thương của tất cả mọi người. Đồng thời, giúp xác định quần thể đích, thiết kế phù hợp ứng phó và dành đủ nguồn lực cho những lĩnh vực, khu vực cần nhất.

    Khi nội dung giới được lồng ghép với hoạt động phòng, chống HIV thì đối tượng được hưởng lợi chính là phụ nữ, trẻ em gái, nam giới, trẻ em trai, MSM, người chuyển giới và người được coi là có hành vi, ý thức của người chuyển giới.


  19. #159
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Trẻ nhiễm HIV vẫn bị ăn riêng, ngồi một mình trong lớp



    VOV.VN -Hiện vẫn còn trường hợp trẻ nhiễm HIV bị từ chối nhập học, hoặc bị ăn riêng, ngồi một mình, không được tham gia các hoạt động tập thể…

    Thông tin tại Hội thảo về công tác chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, do Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hôm nay (23/4) tại Hà Nội cho thấy, theo thống kê nước ra hiện có khoảng 187.630 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.


    Điều đáng nói là số trẻ này được tiếp cận các dịch vụ quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 50%; chưa thiết lập được mạng lưới kết nối và cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cho nhóm trẻ này; sự kỳ thị, phân biệt đối xử dẫn đến mất bình đẳng giữa các em vẫn diễn ra.

    TS. Trần Thị Thanh Thanh phát biểu tại hội thảo


    TS. Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, ngày 22/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 570 phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020”. Trong đó đặt ra mục tiêu: phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định; 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đi học theo nhu cầu…

    Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam với tư cách là một tổ chức xã hội, được giao sứ mạng phấn đấu vì mục đích làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản, trọng tâm là nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trong những năm qua đã tích cực tham gia vào lĩnh vực hoạt động này. Đặc biệt, Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em CLB Vì Ngày mai tươi sáng (Bắc Ninh) được thành lập, tạo môi trường sinh hoạt, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên gia đình bị HIV/AIDS có trẻ em bị ảnh hưởng.

    Chị Phạm Thị Hiền, Chi hội Vì Ngày mai tươi sáng cũng chia sẻ những khó khăn trong hoạt động, nhất là trẻ nhiễm HIV đến trường. Khi nhà trường, phụ huynh học sinh hoặc xóm làng bàn tán về việc cháu nào đó nhiễm HIV, hoặc nghi ngờ cháu đến trường, cháu bé và gia đình sẽ phải được yêu cầu xét nghiệm hoặc xuất trình giấy tờ xét nghiệm, có thể bị từ chối nhập học, hoặc bị ăn riêng, mang cốc uống nước riêng, ngồi một mình, không được tham gia các hoạt động tập thể…

    “Điều này đã vi phạm quyền học tập, vui chơi của trẻ, kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ đó” – chị Hiền chia sẻ.

    Chị Phạm Thị Hiền cũng đề nghị cần có chính sách tặng thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ nhiễm HIV để các cháu được khám chữa bệnh và giảm chi phí cho gia đình. Xã hội cũng cần quan tâm hơn nữa đến nhóm trẻ yếu thế này, tạo cơ hội cho các em nhận thấy giá trị của bản thân qua sự nhìn nhận không kỳ thị, phân biệt đối xử; hoặc có chính sách tạo cơ hội học nghề, việc làm cho nhóm trẻ là con của người nhiễm HIV./.


    Lại Thìn/VOV.VN

  20. #160
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2015

    Thứ Sáu, Ngày 20/05/2016

    Nội dung được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính trên 300 người nhiễm HIV/AIDS và các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2015.
















    Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy như sau: thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong nghiên cứu này có tỷ lệ tương đối thấp. Nói cách khác, tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tương đối cao ở tất cả các địa điểm nghiên cứu so với mục tiêu của Bộ Y tế đề ra (60% không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HV/AIDS vào năm 2015), cụ thể:

    - Người nhiễm HIV/AIDS tự kỳ thị: tại cộng đồng là 37,3%; tại gia đình là 30,7%; tại cơ sở y tế là 18,8%; tại nơi làm việc là 16,3% và tại trường học là 8,8%.

    - Người nhiễm HIV/AIDS bị kỳ thị, phân biệt đối xử: tại cộng đồng là 33,7%; tại gia đình là 24,7%; tại cơ sở y tế là 13,0%; tại nơi làm việc là 16,0% và tại trường học là 15,6%.

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tỉnh Ninh Bình, từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về “kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Hoa Lư là một huyện có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất trong tỉnh (0,66%), hình thái dịch tương đối phức tạp, tình hình kiểm soát dịch còn khó khăn. Để góp phần triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS (NCH) cũng như giải quyết những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học tập, lao động, sinh hoạt... đã được pháp luật quy định tại tỉnh Ninh Bình, đó là giải pháp làm giảm, tiến tới không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

    Xuất phát từ những lý do trên, và để trả lời câu hỏi “Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV lên 60% vào năm 2015”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2015”. Với mục tiêu: Mô tả thực trạng sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2015.

    II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Đối tượng nghiên cứu:

    Người nhiễm HIV/AIDS, một số cơ quan, ban ngành, cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.

    Phương pháp nghiên cứu:

    Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

    Mẫu nghiên cứu:

    - Nghiên cứu định lượng: 300 người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình.

    - Nghiên cứu định tính:

    + Thảo luận nhóm 4 cuộc: cộng đồng, cơ sở y tế, trường học, người nhiễm HIV/AIDS.

    + Phỏng vấn sâu 4 cuộc: phòng Lao động, phòng Giáo dục, trung tâm Y tế, hộ gia đình người nhiễm HIV/AIDS.

    Xử lý và phân tích số liệu:

    Nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và làm sạch, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Số liệu được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ kết hợp với phiên giải, bàn luận.

    III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

    3.1. Một số thông tin chung về người nhiễm HIV/AIDS

    Trong 300 đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy:

    - Nam giới chiếm tỷ lệ (62,0%) cao hơn nữ giới (38,0%); xét về tuổi cho thấy 97% đối tượng nằm trong độ tuổi lao động, trong đó tuổi từ 30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất (54,3%), sau đó là lứa tuổi từ 40-49 (31,3%), các nhóm tuổi khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.

    - Học vấn của người nhiễm HIV/AIDS chiếm 3/4 từ THCS trở xuống.

    - Về tình trạng hôn nhân, tỷ lệ đang sống cùng vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao (76%); số ly dị, ly thân và góa chiếm tỷ lệ 11,4%.

    - Người nhiễm HIV/AIDS đang sống chung với vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao nhất (70,7), sau đó là sống chung với cha/mẹ/anh/chị/em (23,7%), số sống độc thân chiếm 5,6%.

    - Trước khi họ bị nhiễm HIV, nghề của họ là nghề tự do và làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất (51,7% và 37,3%), số người là viên chức, công nhân chiếm 7,3%, số thất nghiệp rất thấp (1%). Sau khi bị nhiễm HIV, nghề nghiệp của họ có thay đổi, nghề tự do và làm nông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (48,7% và 35,7%), số thất nghiệp tăng lên 8,3%, số viên chức và công nhân giảm đáng kể (từ 7,3% giảm xuống 4,3%).

    - Thu nhập trung bình hộ gia đình của họ trước khi nhiễm HIV tương đối cao 1.696.533 đồng/người/tháng, nhưng sau khi nhiễm HIV - hiện tại thu nhập trung bình giảm đáng kể, giảm xuống còn 870.833 đồng/người/tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.

    - Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán HIV dương tính trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lại đây chiếm tỷ lệ rất cao (88,7%); số nhiễm trên 10 năm chiếm 11,3%, người có thời gian nhiễm lâu nhất là 22 năm.

    - Trong tổng số 300 đối tượng được điều tra, có 165 người đang được quản lý điều trị ARV, còn lại 108 người đang điều trị ARV ở các cơ sở khác không được quản lý tại địa bàn nghiên cứu, Như vậy có tổng số 273 người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV chiếm tỷ lệ tương đối cao (91,0%), trong số đó có 60,3% được điều trị ARV từ 5 năm trở lại đây.

    - Số nghiện chích ma túy là 149 chiếm 49,7%. Trong đó số người có thời gian nghiện chích ma túy từ 10 năm trở lại đây chiếm 75,8%. Số người nghiện chích ma túy đang tham gia cai nghiện bằng thuốc methadone là 31, chiếm 20,8%.

    - Trong 300 đối tượng được phỏng vấn, có 249 người có con chiếm 83%, số người có 2 con và 1con chiếm tỷ lệ cao (45,8% và 43,8%). Số đối tượng có con nhiễm HIV là 46 chiếm 18,5%.

    - Số đối tượng đạt về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS là 235 chiếm tỷ lệ tương đối cao (78,3%). Số không đạt chiếm 21,7%. Số đạt về kiến thức pháp luật liên quan đến HIV/AIDS là 216 chiếm 72%. Số không đạt chiếm 28%.

    3.2. Các hình thức và nội dung kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS


    Bảng 3.1. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và PBĐX tại gia đình (n=300)



    Qua bảng 3.1 cho chúng ta thấy:
    Trong gia đình, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 30,7%. Tỷ lệ này tại Sri Lanka là 19% [8].

    Số người nhiễm HIV bị gia đình kỳ thị và phân biệt đối xử là 74 chiếm 24,7%; tỷ lệ này theo Đặng Văn Khoát là 21,3% [3], theo Lưu Bích Ngọc là 50% [4]. Trong số đó, hình thức xì xào, bàn tán chiếm tỷ lệ cao nhất (52,7%); khinh bỉ, miệt thị, nhục mạ 48,6%; tiết lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS 45,9%; các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn từ 5,4% đến 18,9%.

    Bảng 3.2. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại cộng đồng (n=300)



    Qua bảng 3.2 cho chúng ta thấy: Trong cộng đồng, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 37,3%. Tỷ lệ này theo Lưu Bích Ngọc là 23% [4].

    Số người nhiễm HIV bị cộng đồng kỳ thị và phân biệt đối xử là 101 chiếm 33,7%; tỷ lệ này theo Đặng Văn Khoát là 28% [3], theo Vũ Văn Xuân là 38,3% [5]. Trong số đó,hình thức xì xào,bàn tán chiếm tỷ lệ cao nhất (86,1%); tiết lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS chiếm 34,7%; cấm/hạn chế NCH tham gia các hoạt động nơi công cộng chiếm 22,8%; khinh bỉ, miệt thị, nhục mạ chiếm 21,8%; các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn từ 1% đến 18,8%.

    Bảng 3.3. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi học tập (n=249)



    Bảng 3.3 cho chúng ta thấy:

    Trong trường học, người nhiễm HIV đánh giá con của họ tự kỳ thị chiếm tỷ lệ tương đối thấp (8,8%).

    Tỷ lệ học sinh bị trường học kỳ thị, phân biệt đối xử chiếm 15,6%; tỷ lệ này theo Lê Thị Mỹ Hạnh là 31,1% [2]. Trong số bị kỳ thị, các hình thức xì xào, bàn tán chiếm tỷ lệ cao nhất (76,9%); công khai người nhiễm chiếm 28,2%; khinh bỉ, miệt thị, nhục mạ, và bạn bè, giáo viên xa lánh có tỷ lệ 15,4%; các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, từ 0,3% đến 7,7%.

    Bảng 3.4. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc (n=300)



    Qua bảng 3.4 cho thấy:

    Tại nơi làm việc, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 16,3%.

    Số người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc là 48 chiếm 16%; theo Ann P.Zukoski (2009) tại Bangladesh có 14,6% người nhiễm HIV là nam giới và 14,3% là nữ giới báo cáo bị đồng nghiệp kỳ thị [6]. Trong số đó, hình thức xì xào, bàn tán chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%); xa lánh, ngại tiếp xúc với NCH chiếm tỷ lệ 29,2%; tiết lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS chiếm 20,8%; khinh bỉ, miệt thị chiếm 10,4%; buộc thôi việc, nghỉ việc với lý do không chính đáng chiếm tỷ lệ 10,4%; các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn từ 2,1% đến 6,3%.

    Bảng 3.5. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế (n=300)



    Nhìn vào bảng 3.5 cho ta thấy:

    Tại cơ sở y tế, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 18,8%.

    Số người nhiễm HIV bị kỳ thị và PBĐX tại cơ sở y tế là 41 chiếm tỷ lệ tương đối thấp (13%), tỷ lệ này theo Đặng Văn Khoát là 21,3% [3], theo UNAIDS tỷ lệ này giao động từ 4-33% [7]. Trong số bị kỳ thị, phân biệt đối xử, hình thức thầy thuốc miễn cưỡng tiếp xúc hoặc bắt người bệnh phải chờ lâu chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%); sau đó là hình thức đùn đẩy bệnh nhân chiếm 63,4%; gây khó khăn khi nhập viện chiếm 41,3%, hình thức khinh bỉ, miệt thị người bệnh chiếm tỷ lệ thấp hơn (31,7%).


    Biểu đồ 3.1 cho chúng ta thấy:

    - Người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ cao nhất là tại cộng đồng (37,3%), tiếp theo là tại gia đình (33,7%), sau đó là tại cơ sở y tế (18,8%), tại nơi làm việc họ tự kỳ thị chiếm tỷ thấp hơn (16,3%), thấp nhất là tại nơi học tập (8,8%).

    - Nhìn chung tỷ lệ người nhiễm HIV bị kỳ thị thấp hơn tỷ lệ tự kỳ thị ở hầu hết các địa điểm, ngoại trừ tại nơi học tập, tỷ lệ trẻ em bị kỳ thị cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tự kỳ thị (15,6% so với 8,8%); ngược lại tại cơ sở y tế, tỷ lệ bị kỳ thị thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tự kỳ thị (13,7% so với 18,8%).

    3.3.Một số thái độ và hành vi khác của người nhiễm HIV/AIDS liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử

    Bảng 3.6. Một số thái độ và hành vi khác của người nhiễm HIV (n=300)



    Bảng 3.6 cho chúng ta thấy:

    - Phần lớn người nhiễm HIV hòa nhập cộng đồng tương đối tốt, thể hiện bằng những hành vi tích cực của họ như: có tới 88,7% số họ đã tự giác, tự tin, tự lực trong cuộc sống;

    - Hơn một nửa số họ (57,7%) đã công khai tình trạng nhiễm HIV; gần một nửa (42,3%) có tham gia các câu lạc bộ tự lực; Theo Đỗ Đăng Đông có ¾ người nhiễm HIV công khai tình trạng nhiễm HIV của mình [1].

    - Đặc biệt có tới 94,3% người nhiễm HIV đồng ý với quan điểm “không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là một giải pháp hữu hiệu giúp họ tiếp cận tốt các dịch vụ dự phòng, hỗ trợ, chăm sóc, điều trị, giảm hại cho người nhiễm HIV/AIDS và bảo đảm các quyền của họ”;- Nhưng vẫn có 10,3% người nhiễm HIV cho rằng “nhóm người nhiễm HIV/AIDS là những người sống trái pháp luật, thiếu đạo đức”.


    Biểu đồ 3.2 cho thấy:
    trong số 300 người nhiễm HIV được phỏng vấn họ rằng đối tượng chính bị kỳ thị, phân biệt đối xử chiếm tỷ lệ từ cao đến thấp như sau: người nhiễm HIV đồng thời NCMT chiếm 27,7%, người NCMT 24,3%, NCH 18%, GMD 15,3%, người nhiễm HIV là gái mại dâm 7% và quan hệ tình dục đồng tính nam (MSM) là 0,7%. Theo Đỗ Đăng Đông có 56,5% người được phỏng vấn cho là NCMT là lý do phổ biến nhất của sự kỳ thị và phân biệt đối xử [1].

    Bảng 3.7. Người nhiễm HIV là nữ giới bị bạo hành giới trong 3 tháng gần đây nhất (n=114 )



    Qua bảng 3.7 cho thấy:
    Trong số 114 người nhiễm HIV là nữ giới có 20 người (chiếm 17,5%) bị bạo hành trong 3 tháng trước điều tra. Hơn một nửa số họ bị bạo hành đồng thời cả 3 hình thức (tinh thần, thể xác và tình dục); hình thức bạo hành tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất (70%).


    Qua biểu đồ 3.3 cho thấy:
    Hậu quả do kỳ thị, phân biệt đối xử mang lại cho người nhiễm HIV và xã hội là tương đối nhiều. Hậu quả có thể mang lại nhiều nhất là làm cho người nhiễm HIV tự ti, hổ thẹn (61,3%), tiếp theo là làm cho họ dấu bệnh (58,7%), cơ hội tìm việc làm ít đi (54,7%); các hậu quả khác chiếm từ 20,3% đến 47%.

    KẾT LUẬN

    1. Các thông tin chung về 300 người nhiễm HIV trong nghiên cứu: nam giới chiếm tỷ lệ cao (62,0%); hầu hết nằm trong độ tuổi lao động (97%); đa số có trình độ học vấn thấp từ THCS trở xuống; thời gian nhiễm HIV của đối tượng chủ yếu dưới 10 năm, liên quan tới nghiện chích ma túy cao; tỷ lệ có vợ/chồng cao và tỷ lệ có con cũng cao, nhưng tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con ở mức thấp (18,5%).

    Về kiến thức của NCH: tỷ lệ không đạt về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS (21,7%) và kiến thức pháp luật (28%) còn cao.

    2. Về kỳ thị, PBĐX với người nhiễm HIV:

    Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong nghiên cứu này có tỷ lệ tương đối thấp. Nói cách khác, tỷ lệ của người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tương đối cao ở tất cả các địa điểm nghiên cứu so với mục tiêu của Bộ Y tế đề ra (60% không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HV/AIDS vào năm 2015), cụ thể:

    - Trong gia đình, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 30,7%. Số người nhiễm HIV bị gia đình kỳ thị và phân biệt đối xử chiếm 24,7%.

    - Trong cộng đồng, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 37,3%. Số người nhiễm HIV bị cộng đồng kỳ thị và phân biệt đối xử chiếm 33,7%.

    - Trong trường học, người nhiễm HIV đánh giá con của họ tự kỳ thị chiếm tỷ lệ thấp (8,8%). Tỷ lệ học sinh bị trường học kỳ thị, phân biệt đối xử chiếm 15,6%.

    - Tại nơi làm việc, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 16,3%. Số người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc chiếm 16%.

    - Tại cơ sở y tế, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 18,8%. Số người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại cơ sở y tế chiếm tỷ lệ tương đối thấp (13%).

    - Các thái độ và hành vi của người nhiễm HIV liên quan tới phòng, chống HIV/AIDS cũng được thể hiện theo chiều hướng tích cực trong kết quả nghiên cứu.

    KHUYẾN NGHỊ

    Tuy tỷ lệ tự kỳ thị và bị kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS ở mức tương đối thấp, nhưng để nói không với kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm vào năm 2030 là mục tiêu kỳ vọng của hành tinh này. Vì vậy đề nghị hệ thống chính trị của huyện Hoa Lư và của tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi nói chung về phòng, chống HIV/AIDS và về giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm nói riêng.

    Đỗ Văn Dung, Liên hiệp Các Hội KH&KT Ninh Bình
    Vũ Thị Lan, Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đỗ Đăng Đông, Nguyễn Phương Hiền, Phạm Đức Mạnh và cộng sự (2012), Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ở ba nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao để phân biệt được sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV ở Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, năm 2013, số 889+890, (tr.411-416).
    2. Lê Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thanh Trang (2013), Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trên người dân 15-49 tuổi ở tỉnh Long An năm 2012, Tạp chí Y học thực hành, năm 2013, số 889+890, (tr.386-389).3. Đặng Văn Khoát & Chu Quốc Ân (2005), Phân tích tình hình phân biệt đối sử liên quan đến HIV/AIDS trong lĩnh vực y tế ở Hà Nội, Việt Nam, Y tế Công cộng, 4, pp 33-38.4. Lưu Bích Ngọc (2010), Gia đình Việt Nam đối mặt với HIV/AIDS: Các thái độ kỳ thị, Tạp chí Y học thực hành, năm 2010, số 742 + 743 (tr590 - tr592).5. Vũ Văn Xuân và CS (2009), Nghiên cứu thông tin phản hồi của người nhiễm HIV/AIDS về sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng, Tạp chí Y học thực hành số 3(860).6. Ann P. Zukoski, and Sheryl Thorburn (2009), Experiences of Stigma and Discrimination among Adults Living with HIV in a Low HIV-Prevalence Context: A Qualitative Analysis, AIDS patient care and STDs, 23(4): 267-276.7. UNAIDS, IPPF, ICW global (2011), People living with HIV stigma index, Asia Pacific regional analysis.8. Ullah Ahsan (2011), "HIV/AIDS-Related Stigma and Discrimination: A Study of Health Care Providers in Bangladesh", J Int Assoc Physicians AIDS Care (Chic), 10(2), pp. 97-104.

Trang 8 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 6789 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. E đi cắt tóc và không để ý có thay dao không
    Bởi totlanh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 43
    Bài viết cuối: 04-08-2013, 17:55
  2. Không kỳ thị với người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-07-2013, 09:55
  3. Hôn sâu có làm lây nhiễm hiv không?
    Bởi volananh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Vấn Đề Khác
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-07-2013, 12:21

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •