Trang 5 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 ... CuốiCuối
Kết quả 81 đến 100 của 161

Chủ đề: Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

  1. #81
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Góp phần giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS

    16-12-2014 08:17 - Theo: baophuyen.com.vn

    Dịch HIV/AIDS xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỷ trước, bắt đầu từ những người nghiện chích ma túy, đàn ông mua dâm và phụ nữ bán dâm. Từ đó có định kiến rằng người nhiễm HIV là những người nghiện chích ma túy hoặc mua bán dâm (nói chung là mắc vào tệ nạn xã hội). Mặt khác, trước đây, nhiễm HIV coi như nhận "án tử hình", rất nguy hiểm và vô phương cứu chữa. Chính vì những suy nghĩ như trên mà người nhiễm HIV/AIDS bị kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề.

    Kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng một người hoặc gia đình họ vì biết họ nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS. Sự kỳ thị có thể do các cá nhân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và cả cán bộ y tế… gây ra với người nhiễm HIV/AIDS. Sự kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV/AIDS gây ra (tự kỳ thị) vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Những bài học kinh nghiệm trong phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, dù ở bất cứ đâu và dù bị lây nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào, nếu không được xã hội tạo môi trường thuận lợi, những người nhiễm HIV thường phải giấu giếm tình trạng bệnh của mình.

    Sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi làm xét nghiệm, những người đã nhiễm HIV không dám tiếp cận điều trị để bảo vệ họ và những người khác, làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

    Trong khoảng 10 năm gần đây, công tác truyền thông đã có nhiều bước chuyển đổi, không còn những hình ảnh chết chóc, bệnh nhân AIDS lở loét toàn thân, gầy trơ xương... tạo sự sợ hãi trong cộng đồng. Chúng ta đã chú trọng đến việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, giải thích rõ những đường lây truyền và đường không lây truyền HIV. Cũng nhờ truyền thông về HIV/AIDS, mọi người hiểu được nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bằng chứng là nhiều người đã sống khỏe mạnh sau 15 đến 20 năm kể từ khi phát hiện nhiễm HIV.

    Chúng ta đã tăng cường truyền thông về lợi ích của việc điều trị bằng thuốc kháng virus. Mặc dù đây không phải là thuốc chữa khỏi bệnh AIDS nhưng rất đặc hiệu trong việc ức chế sự nhân lên của virus, làm cho sức khỏe của người nhiễm HIV được nâng lên và không bị mắc các nhiễm trùng cơ hội. Nhiều tấm gương người nhiễm HIV vượt lên số phận, sống có ích cho xã hội, cộng đồng cũng được biểu dương. Những nội dung trên đã được truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng lưới tuyên truyền viên, cộng tác viên đông đảo thuộc nhiều thành phần xã hội.

    Nội dung chống kỳ thị và phân biệt đối xử được lồng ghép vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động truyền thông được tổ chức, với sự tham gia của người nhiễm HIV và tạo điều kiện để các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong trường học, tại nơi làm việc… Song song với việc tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của người nhiễm HIV/AIDS, sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và gia đình; huy động sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà lãnh đạo, các vị chức sắc và những người có uy tín, những người nổi tiếng được người dân mến mộ vào các hoạt động truyền thông, kết hợp với sự thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV/AIDS...

    Sau nhiều năm đổi mới trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS từng bước nâng lên, đồng thời tạo sự cảm thông, chia sẻ, tiến tới xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Kết quả của quá trình này là số người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị hiện nay tăng hơn 20 lần so với năm 2005. Hàng trăm nghìn người có hành vi nguy cơ cao được tư vấn, xét nghiệm HIV mỗi năm. Số người nghiện chích ma túy tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ngày càng tăng. Như vậy, công tác truyền thông đã góp phần quan trọng trong sự thành công chung của công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
    HÀ AN



  2. #82
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trẻ nhiễm HIV đến trường: “Học chung” nhưng phải dạy riêng

    Thứ Ba, ngày 16/12/2014 07:56 AM (GMT+7)

    Đại diện Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết, nhiều trẻ em không được đến trường vì bị kỳ thị nhiễm HIV, nhiều trẻ ghi danh đến trường chỉ được chào cờ rồi về.


    “Lớp học ghép, hai cháu học lớp 3 ngồi quay lưng với hai cháu học lớp 4. Cùng một lúc, cô giáo dạy cả lớp 3 lẫn lớp 4. Hình ảnh này, tưởng chừng như ở vùng sâu xa hẻo lánh nào đó. Nhưng không, đây là thực tế diễn ra tại thành phố lớn nhất cả nước – TP Hồ Chí Minh”.




    Đó là chia sẻ về chuyến đi thực tế của ông Đỗ Hữu Thủy – Trưởng phòng Truyền thông và Huy động cộng đồng, Cục phòng chống HIV/AIDS trong buổi thông tin báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Trao giải báo chí về HIV/AIDS ngày 15/12 tại Vĩnh Phúc.



    Các em nhỏ tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II tại Ba Vì, Hà Nội - nơi tiếp nhận, chăm sóc trẻ nhiễm HIV mồ côi, bị bỏ rơi trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Ông Thủy kể lại, trong lần đi thực tế tại Mái ấm Mai Hòa (TP. HCM), ông chứng kiến trẻ em nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biêt đối xử nên không thể đến trường học bình thường như trẻ em khác.



    Bởi phụ huynh học sinh biết là con mình “đang ngồi chung lớp với đứa nhiễm HIV” đã gây áp lực, không cho con em đến trường nữa “nếu có trẻ nhiễm HIV học chung”. Có phụ huynh rút hồ sơ của con em mình, chuyển đến trường khác.




    Do sợ mất học sinh, lãnh đạo trường học động viên trẻ nhiễm HIV ghi danh, thứ 2 đầu tuần đến chào cờ xong lại về trung tâm chăm sóc trẻ nhiễm HIV. Trường học cử giáo viên đến Mái ấm Mai Hòa dạy riêng, thay vì dạy các em ở trường học bình thường.




    Ông Thủy đồng tình với tâm lý chung phụ huynh, ai cũng muốn con em mình được học ở môi trường tốt, an toàn, không bệnh tật. Tuy nhiên, kỳ thị, phân biệt trẻ bị nhiễm HIV đến mức không cho học chung là “tâm lý thái quá”.




    “HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường. Đến bây giờ trên thế giới chưa có trường hợp nào học sinh lây nhiễm khi học chung”, ông nói.




    Cũng theo lời kể của ông Thủy, tại một thành phố lớn khác là Hà Nội - Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II tại Ba Vì - nơi tiếp nhận, chăm sóc trẻ nhiễm HIV mồ côi, bị bỏ rơi, các em cũng gặp sự phân biệt đối xử tương tự.




    Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Hoàng Đình Cảnh cũng cho rằng, xã hội vẫn còn sự e dè và phòng vệ một cách thái quá đối với người nhiễm HIV.




    Ông nói: “Chúng tôi rất buồn khi trẻ em không được đến trường vì nhiễm HIV, hoặc sự phân biệt đối xử, phòng vệ thái quá với người nhiễm HIV. Mong rằng, xã hội thay đổi những quan niệm sai lầm về HIV/AIDS và mở rộng vòng tay với họ”.




    Ông Cảnh thông tin thêm, HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, mỗi năm có trên 2.000 người tử vong. Ở nước ta, mỗi năm phát hiện mới thêm khoảng hơn 12.000 người nhiễm HIV. Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 200.000 người nhiễm HIV. Đáng lưu ý, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục đang có xu hướng tăng cao hơn sơ với đường máu.




    Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nghiện chích ma túy, mại dâm nữ, mại dâm nam, tình dục đồng giới nam... Ông Cảnh nhấn mạnh, từ 2007 đến nay, chiều hướng của dịch giảm xuống, tạo tâm lý chủ quan cho nhiều người. Một số bộ phận cho rằng “HIV/AIDS ổn rồi, không cần đầu tư nhiều”.
    Điều 15, Luật Phòng chống HIV/AIDS:


    a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;


    b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;


    c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;


    d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.


    Theo Công Thọ (Dân Việt)

  3. #83
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Em bé 8 tuổi bị cả làng cô lập vì nhiễm HIV


    20:41:19 17/12/2014

    Một em bé 8 tuổi, sống tại huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã bị cả làng cô lập, gửi thư lên chính quyền địa phương, đòi đưa em ra khỏi làng do em mang trong mình căn bệnh thế kỉ.

    Một em bé 8 tuổi, sống tại huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã bị cả làng cô lập, gửi thư lên chính quyền địa phương, đòi đưa em ra khỏi làng.


    Vào năm 2011, em Khôn Khôn, 8 tuổi, sống tại huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), sau một lần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe đã được chẩn đoán mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV. Khi thông tin này bị lan truyền ra ngoài, em nhanh chóng bị cả làng cô lập.




    Hình ảnh em Khôn Khôn bị cả làng xa lánh.


    Được biết em bị nhiễm HIV từ trong bụng mẹ. Khi bố mẹ Khôn Khôn lấy nhau thì mẹ của em đã mang thai em được 3 tháng. Sống với nhau được vài năm thì mẹ của em bỏ đi, bố của em cũng đi làm ăn xa, thỉnh thoảng gửi tiền về cho hai ông cháu sống qua ngày.


    Nhưng thật trớ trêu bởi khi nghe tin Khôn Khôn nhiễm HIV, bố của em cũng cắt đứt liên hệ với gia đình. Sau đó, tin tức cậu bé nhiễm HIV cũng nhanh chóng lan truyền khắp làng, khiến cho mọi người trong làng cảm thấy bàng hoàng, rất nhiều người lo ngại vì con mình đã từng chơi đùa với em.


    Những người dân trong làng đều kì thị em, cho rằng em là một "quả bom nổ chậm", đồng thời ngăn cấm con mình chơi với Khôn Khôn.



    Hình ảnh cả thôn họp, ký tên yêu cầu chính quyền đưa em ra khỏi thôn


    Ông Lý, một cư dân trong làng cho biết: “Căn bệnh của Khôn Khôn đang mang trong mình là một mối nguy hiểm luôn rình rập con cái chúng tôi, nhỡ may khi những đứa trẻ chơi với nhau, chúng đùa nghịch cắt tay nhau dẫn đến bị lây nhiễm thì sao? Thế nên, chúng tôi hy vọng chính quyền địa phương nhanh chóng giải quyết vấn đề”.



    Vào ngày 7/12 vừa qua, cả thôn họp lại để tìm cách giải quyết, cuối cùng đi đến thống nhất cùng nhau kí tên vào đơn gửi chính quyền, tìm cách đưa Khôn Khôn ra khỏi thôn.



    Giấy xét nghiệm của Khôn Khôn


    Chính quyền địa phương sau khi nhận được tin như vậy đã cử cán bộ về làm công tác tư tưởng cho toàn thôn, đồng thời chu cấp sinh hoạt phí, trợ cấp những nhu yếu phẩm cho hai ông cháu Khôn Khôn.


    Theo như chính quyền địa phương cho biết: “Hiện tại chính quyền chưa nhận được thư của nhân dân, nhưng không thể chỉ vì những lá thư như vậy mà tước đi quyền bình đẳng của người khác, dù bị nhiễm HIV nhưng họ cũng có quyền bình đẳng, không thể chỉ vì có H trong mình mà ta đối xử khác với họ, chính quyền sẽ cử cán bộ xuống tận địa phương vận động tư tưởng cho bà con, không để tình trạng kỳ thị xảy ra. Đồng thời cũng hy vọng một tổ chức bảo trợ hay thiện nguyện nào đó có thể cho em một mái ấm, dù sao thì ông của em cũng lớn tuổi quá rồi”.




    (Nguồn: Sina)

    Theo
    Đỗ Minh / Trí Thức Trẻ


    http://kenh14.vn/xa-hoi/em-be-8-tuoi...7050348872.chn

  4. #84
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bé 8 tuổi bị cả làng cô lập vì nhiễm HIV

    Thứ năm 18/12/2014 16:31

    Ngày 17/12, chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã khởi động chiến dịch giáo dục nhận thức tại địa phương sau khi hơn 200 người dân làng ký vào một bản kiến nghị đòi đuổi cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV ra khỏi làng.

    Hình ảnh em Kun Kun bị cả làng xa lánh
    Theo tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc, Kun Kun, cậu bé 8 tuổi ở ngôi làng phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên đã lây nhiễm virus HIV từ mẹ. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh năm 2011, cậu bé đã bị đuổi khỏi trường học và bị dân làng xa lánh. Có người còn gọi cậu là "quả bom nổ chậm".

    Kun Kun nhiễm HIV từ trong bụng mẹ. Khi bố mẹ em lấy nhau thì mẹ em đã mang thai em được 3 tháng. Sống với nhau được vài năm thì mẹ của Kun Kun bỏ đi, bố của em cũng đi làm ăn xa, thỉnh thoảng gửi tiền về cho hai ông cháu sống qua ngày.

    Khi nghe tin Kun Kun nhiễm HIV, bố của cậu bé đã cắt đứt liên hệ với gia đình. Sau đó, tin tức bé nhiễm HIV nhanh chóng lan truyền khắp làng, khiến cho mọi người trong làng cảm thấy bàng hoàng, rất nhiều người lo ngại vì con mình đã từng chơi đùa với em.
    Cả thôn đã tổ chức họp, ký tên yêu cầu chính quyền đưa em ra khỏi thôn
    Đầu tháng 12 vừa qua, hơn 200 người dân trong làng, bao gồm cả người giám hộ và ông của Kun Kun đã ký vào đơn kiến nghị đòi đuổi cậu bé ra khỏi làng.

    Tuy nhiên, chính quyền địa phương sau khi nhận được tin như vậy đã cử cán bộ về làm công tác tư tưởng cho toàn thôn, đồng thời chu cấp sinh hoạt phí, trợ cấp những nhu yếu phẩm cho hai ông cháu Kun Kun.

    Những người nhiễm HIV/AIDS ở Trung Quốc luôn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và kỳ thị rộng rãi, thậm chí các nhân viên y tế đôi khi còn từ chối chạm vào họ.



    Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách và điều luật để chấm dứt nạn phân biệt đối xử và kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS, nhưng những quan niệm sai lầm về căn bệnh này vẫn khiến nhiều trẻ em nhiễm bệnh bị cấm đến trường và các bậc cha mẹ bỏ rơi con trẻ.

    Trà My

    Tổng hợp
    http://tiengchuong.vn/

  5. #85
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bé trai bị ông nội, cả làng đòi trục xuất vì HIV

    19-12-2014 10:10 - Theo: kienthuc.net.vn

    Thay vì cưu mang, ông nội và hơn 200 người dân tại một ngôi làng tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) viết giấy kiến nghị trục xuất bé trai 8 tuổi do nhiễm HIV.

    Cậu bé tội nghiệp có tên Kun Kun. Không may mắn như những đứa trẻ khác, Kun Kun nhiễm vi rútHIV từ mẹ mình. Năm 2011, các bác sĩ chẩn đoán cậu mang trong mình loại vi rút chết người. Vì lý do này, Kun Kun phải nghỉ học, bị bạn bè và dân làng xa lánh. Thậm chí, đầu tháng 12, ông nội cậu bé cùng hơn 200 người quyết định ký đơn kiến nghị chính quyền không cho phép Kun Kun cư ngụ tại địa phương.
    Hơn 200 người dân tại ngôi làng ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) điểm chỉ đề nghị chính quyền trục xuất cậu bé nhiễm HIV ra khỏi địa phương.

    Lý do khiến dân làng quay lưng với Kun Kun là họ sợ cậu bé là mầm mống lây bệnh cho những người khác. Một người cao tuổi nơi đây cho hay: "Chúng tôi già và không sợ cái chết. Thế nhưng, để Kun Kun sống trong làng không khác nào nuôi mầm bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là bọn trẻ.


    Chúng có thể chơi đùa với nhau. Và nếu Kun Kun bị thương, vi rút sẽ theo dòng máu chảy ra và tấn công những đứa trẻ vô tội khác".


    Không chỉ chịu sự kỳ thị của những người hàng xóm, Kun Kun còn bị hắt hủi bởi chính ông nội Luo Wenhui (69 tuổi). Ông Wenhui cho hay: "Tôi không ưa gì thằng bé. Khi Kun Kun đến nhà, tôi cho nó ăn. Mỗi lần như vậy, tôi bắt buộc phải quẳng chiếc bát nó vừa dùng. Tôi không hổ thẹn bởi đã già mà vẫn phải cưu mang thằng cháu. Bố nó không đóng góp bất cứ khoản nào dù biết Kun Kun mang trong mình căn bệnh chết người".


    Trước phản ứng tiêu cực, trưởng thôn ra sức giải thích cho người dân nơi đây rằng cậu bé không phạm tội. Kun Kun có quyền bình đẳng như bao người khác.



    Từ lâu, các đối tượng nhiễm HIV thường chịu sự kỳ thị cao độ từ những người trong cộng đồng. Nhiều công ty từ chối sử dụng lao động nhiễm HIV. Không ít bác sĩ, y tá cũng từ chối điều trị cho những đối tượng này.


    Cơ quan chức năng tại Trung Quốc từng ra nhiều chính sách nhằm chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Nhờ vậy, những năm gần đây, người dân bắt đầu cởi mở hơn với những đối tượng không may mắn.



  6. #86
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cậu bé 8 tuổi bị người dân đòi đuổi khỏi làng vì nhiễm HIV

    Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2014 | 8:0
    Hôm 17/12, chính quyền tại một ngôi làng ở Trung Quốc đã khởi động chiến dịch giáo dục nhận thức tại địa phương sau khi hơn 200 người dân làng ở đây ký vào một bản kiến nghị đòi đuổi một cậu bé 8 tuổi có HIV ra khỏi làng.


    Học sinh cầm dải ruy băng đỏ hình biểu tượng phòng chống HIV/AIDS trong chiến dịch nâng cao nhận thức về căn bệnh này nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS, 1/12/2014 ở tỉnh An Huy, Trung Quốc.

    Những người có HIV/AIDS ở Trung Quốc luôn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và kỳ thị rộng rãi, thậm chí các nhân viên y tế đôi khi còn từ chối chạm vào họ.



    Mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách và điều luật để chấm dứt nạn phân biệt đối xử và kỳ thị người có HIV/AIDS, những quan niệm sai lầm đã ăn sâu bén rễ về căn bệnh này vẫn khiến nhiều trẻ em mắc bệnh bị cấm đến trường và các bậc cha mẹ bỏ rơi con cái



    Theo tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc, Kun Kun, cậu bé 8 tuổi ở ngôi làng phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên đã bị lây nhiễm virus HIV từ mẹ. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh năm 2011, cậu bé đã bị đuổi khỏi trường học và bị dân làng xa lánh. Có người còn gọi cậu là "quả bom nổ chậm."



    "Không ai muốn chơi với cháu cả," tờ Nhật báo Nhân dân trích lời của Kun Kun.



    Hồi đầu tháng 12 vừa qua, hơn 200 người dân trong làng, bao gồm cả người giám hộ và ông của Kun Kun đã ký vào đơn kiến nghị đòi đuổi cậu bé ra khỏi làng.


    Tuy nhiên, trưởng làng cho rằng, Kun Kun hoàn toàn có quyền bình đẳng như những người khác, và "chính quyền địa phương sẽ tiến hành giáo dục nhận thức cho dân làng."



    Tổ chức UNAIDS ước tính ở Trung Quốc có khoảng 780.000 người mắc bệnh AIDS hồi cuối năm 2011. Theo hãng tin Xinhua, năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới thăm các bệnh nhân có HIV ở Bắc Kinh và kêu gọi cộng đồng hãy chấm dứt các hành động phân biệt đối xử và kỳ thị, cũng như "dùng tình yêu thắp sáng" cuộc đời bất hạnh của họ
    Theo Vietnamplus

  7. #87
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    200 người ký giấy xin đuổi bé 8 tuổi nhiễm HIV khỏi làng

    Thứ Sáu, ngày 19/12/2014 12:47 PM (GMT+7)

    Điều đáng buồn là ông nội của cậu bé cũng đã ký vào đơn đề nghị đuổi cậu bé khỏi làng để “bảo vệ sức khỏe cho dân làng”

    Một vụ việc phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV ở Trung Quốc đang gây phẫn nộ mạng xã hội toàn thế giới. Nhiều đầu báo trong nước của Trung Quốc và cả nước ngoài đã đưa tin về câu chuyện đau xót này.


    Kunkun (tên nhân vật đã được thay đổi) là một cậu bé khi sinh ra đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV do lây nhiễm từ mẹ. Mẹ của Kunkun đã rời khỏi gia đình vào năm 2006 trong khi cha cậu bé đã “mất liên lạc” sau khi Kunkun được chẩn đoán nhiễm HIV.


    Cậu bé bị các trường từ chối cho vào học và người dân địa phương tránh tiếp xúc với cậu bé. “Không ai chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi”, Kunkun nói.


    Mới đây nhất, hơn 200 người dân trong làng đã cùng tham gia một cuộc họp và thống nhất ký giấy biểu quyết trục xuất cậu bé 8 tuổi khỏi làng.


    "Cậu ấy là một quả bom hẹn giờ. Con gái tôi cũng cùng độ tuổi thắng bé và cùng ở cùng trường nội trú. Điều gì sẽ xảy ra nếu con bé bị thằng bé cắn trong khi chơi? Thằng bé ở đây quá nguy hiểm," He Jialing, một trong những dân làng nói.


    Khi sự việc này được báo chí phanh phui, ông ang Yishu, Bí thư làng Shufangya trả lời phỏng vấn cho biết “Những người dân làng thông cảm với cậu bé, cậu ấy vô tội và chỉ là một đứa trẻ, Nhưng việc cậu ấy nhiễm AIDS quá đáng sợ với chúng tôi




    Sinh viên Trung Quốc dùng dải ruy băng đỏ để ghép thành chữ AIDS khổng lồ tại Hàn Sơn

    Thái độ kỳ thị và thiếu tình người của dân làng đối với một cậu bé đáng thương đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội Trung Quốc. “Tại sao lại nhẫn tâm bỏ rơi cậu bé, như vậy là không công bằng”, rất nhiều cư dân mạng bức xúc.


    Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS ở Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề nhức nhối ở trường học, bệnh viện, công sở, trở thành một yếu tố cản trở những nỗ lưc chẩn đoán và điều trị. Theo số liệu công bố vào đầu tháng 12/2014 của Ủy ban Y tế quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho thấy có tổng cộng 497.000 người đã được chẩn đoán nhiễm HIV/ADIS kể từ khi trường hợp đầu tiên xuất hiện ở nước này năm 1985.




    Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/ADIS vàtrẻ bị nhiễm HIVvẫn hoành hành ở Trung Quốc bất chấp vô sô chiến dịch lớn nhằm nâng cao nhận thức tổ chức ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác

    Theo H.G (dailymail) (Khám phá)

  8. #88
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trung Quốc: dân làng bỏ phiếu trục xuất bé trai nhiễm HIV

    Pháp luật TPHCM - 2 giờ trước

    (PLO) - Vào ngày 18-12, khoảng 200 người Trung Quốc đã cùng ký một lá đơn đòi trục xuất khỏi làng một bé trai nhiễm virus HIV. Thông tin này đã làm sôi sục cộng đồng mạng Trung Quốc và báo chí quốc tế.

    Cậu bé có tên Kun Kun đã bị lây nhiễm virus từ người mẹ của mình. Cậu bé phát hiện mắc bệnh vào năm 2011 khi đang được bác sĩ điều trị vết thương.


    Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đưa tin, ngay đến ông ngoại của đứa bé cũng đã đồng tình ký đơn đuổi cậu bé ra khỏi làng với lý do "bảo vệ sức khỏe của người dân".

    Dân làng bỏ phiếu trục xuất bé trai nhiễm HIV
    Các trường học đều từ chối cho cậu bé nhập học. Trong khi đó, người dân địa phương luôn hắt hủi và xa lánh cậu. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, không một ai chịu giao tiếp với cậu bé. Cậu thậm chí bị dân làng gán cho biệt danh “quả bom nổ chậm”.


    Bí thư Chi bộ của ngôi làng, ông Wang Yishu cho hay: "Dù cảm thông với hoàn cảnh cậu bé, vì cậu bé bị lây từ mẹ mình chứ không làm gì nên tội. Nhưng căn bệnh HIV/AIDS mà cậu bé mang trong người quả thật đáng sợ đối với chúng tôi."


    Tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết, mẹ của cậu bé đã bỏ nhà vào năm 2006. Trong khi đó người cha của cậu đã “đi biệt tích” sau khi bệnh viện phát hiện căn bệnh của Kun Kun.


    Các cư dân mạng Trung Quốc đã phẫn nộ chỉ trích vụ việc này. Họ lên án sự nhẫn tâm, dễ hoảng loạn và thiếu hiểu biết của một bộ phận “rất lớn” người Trung Quốc trước căn bệnh thế kỷ.


    Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV / AIDS tại Trung Quốc hiện vẫn còn là một vấn nạn nhức nhối. Sẽ phải cần rất nhiều nỗ lực để giúp cho người dân nước này có cái nhìn thiện cảm hơn đối với người bị mắc bệnh.
    Tri Thông

  9. #89
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trung Quốc: Cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị đuổi khỏi làng

    19-12-2014 12:53 - Theo: www.tienphong.vn


    Hơn 200 cư dân trong ngôi làng ở huyện Xichong, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vừa cùng nhau ký vào một đơn kiến nghị đuổi một cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV ra khỏi làng. Sự việc thu hút hàng ngàn người theo dõi trên các trang mạng và gây bức xúc trong dư luận.


    Cậu bé có biệt danh Kun Kun nhiễm HIV từ người mẹ và được phát hiện cách đây 3 năm. Người mẹ và cha dượng đi làm ở các tỉnh khác, cậu bé đang sống cùng ông bà- người từng chăm sóc cha dượng cậu khi còn nhỏ.

    Kỳ thị

    Việc Kun Kun bị nhiễm HIV khiến dân làng đều kỳ thị, xa lánh và đối xử tệ. Cậu bé không được đi học, chỉ quanh quẩn chơi trong những khu rừng.

    "Không ai muốn chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi", Kun Kun nói

    Hôm 7/12, 203 cư dân trong ngôi làng đã ký một đơn kiến nghị đòi các chính quyền địa phương đuổi cậu bé ra khỏi làng như một "biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân trong làng và những đứa trẻ khác". Và thậm chí, chính người ông- người giám hộ của Kun Kun cũng ký vào lá đơn này.

    Theo những cư dân, Kun Kun đã nhiễm HIV từ người mẹ và giờ đây đang kích động nỗi sợ hãi nhiễm căn bệnh chết người này trong cộng đồng.

    Từ Beijing Youth Daily đăng tải một bức ảnh cho thấy Kun Kun đứng cạnh người ông của mình đang ký vào lá đơn. Sau đó, người ông này chỉ nói "chạy về nhà, lên giường, và nằm đó đừng nói gì".

    Khi được hỏi tại sao chính người ông chăm sóc Kun Kun cũng kí vào lá đơn, người ông này nói rằng cả ông và vợ đều đã già cả, ốm yếu và không có cách chăm sóc cậu bé. Ngoài ra, họ cũng không hề có tin tức của cha mẹ cậu bé.

    "Mọi người đều thương thằng bé, nó vô tội và hơn hết, nó chỉ là một đứa trẻ. Nhưng sự thật thì nói lại nhiễm Aids, điều này quá sợ hãi với dân làng này. Chúng tôi không biết phải làm gì với cậu bé", người đại diện trong làng cho biết.

    Những người dân trong làng còn nói với báo chí rằng họ sợ con cái sẽ nhiễm HIV Aids nếu để con chơi với Kun Kun. Thậm chí, một người còn gọi Kun Kun là "bom hẹn giờ".

    Thiếu hiểu biết

    Trường hợp của Kun Kun đang lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội như weibo,Twitter. Nhiều người tỏ ra thông cảm với Kun Kun, nhiều người khác bức xúc và chỉ trích hành vi thiếu hiểu biết các cư dân trong làng.

    "Điều này chỉ xảy ra với những người thiếu hiểu biết, họ cần phải được bồi dưỡng thêm kiến thức hơn để tránh những tình trạng như vậy", một cư dân mạng bày tỏ."Tại sao cậu bé lại bị đối xử tệ đến vậy, thật không công bằng", một người khác viết.

    "Tôi không nghĩ những trường hợp này lại còn tồn tại như vậy. Mọi người ở nông thôn thường không nắm chắc kiến thức về căn bệnh này. Chúng tôi sẽ tiếp tục dùng mạng xã hội để truyền thông điệp, và cũng hi vọng chính quyền địa phương có thể làm gì tốt hơn", một người khác nói thêm.

    Theo một quan chức địa phương, họ đang lên kế hoạch để "giáo dục", thay đổi tư tưởng của dân làng. Đồng thời, họ cũng đang tìm cho Kun Kun một chỗ mới khi ông bà cậu đã già cả.

    Nhiều người nhiễm HIV vẫn đang bị xã hội phân biệt, đối xử ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, không chỉ ở riêng Trung Quốc.

    Hồi tháng 8, hai hành khách nhiễm HIV đã kiện một hãng hàng không Trung Quốc vì từ chối cho họ lên máy bay.



  10. #90
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cậu bé 8 tuổi bị dân làng xua đuổi vì nhiễm HIV gây phẫn nộ mạng xã hội Trung Quốc

    19-12-2014 12:06 - Theo: afamily.vn

    Câu chuyện cậu bé 8 tuổi đã bị trục xuất khỏi một ngôi làng Trung Quốc vì em bị dương tính với HIV đã khiến cộng đồng mạng nước này vô cùng phẫn nộ.

    Điều đáng buồn là ông nội của cậu bé, một trong số 200 dân làng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cũng đã ký vào đơn đề nghị đuổi cậu bé khỏi làng để "bảo vệ sức khỏe cho dân làng".

    Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Kunkun, một cái tên dùng thay để bảo vệ danh tính cậu bé, đã bị nhiễm virus từ mẹ mình. Cậu bé bị các trường từ chối cho vào học và người dân địa phương tránh tiếp xúc với cậu bé. "Không ai chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi", Kunkun nói.

    "Những người dân làng thông cảm với cậu bé, cậu ấy vô tội và chỉ là một đứa trẻ, Nhưng việc cậu ấy nhiễm AIDS quá đáng sợ với chúng tôi", Wang Yishu, Bí thư làng Shufangya nói với các tờ báo.

    Sinh viên Trung Quốc dùng dải ruy băng đỏ để ghép thành chữ AIDS khổng lồ tại Hàn Sơn
    "Cậu ấy là một quả bom hẹn giờ. Con gái tôi cũng cùng độ tuổi thắng bé và cùng ở cùng trường nội trú. Điều gì sẽ xảy ra nếu con bé bị thằng bé cắn trong khi chơi? Thằng bé ở đây quá nguy hiểm," He Jialing, một trong những dân làng nói.

    Mẹ của Kunkun đã rời khỏi gia đình vào năm 2006 trong khi cha cậu bé đã "mất liên lạc" sau khi Kunkun được chẩn đoán nhiễm HIV.

    Kunkun đã lẻn vào một cuộc họp đặc biệt của dân làng để thảo luận làm thế nào để trục xuất cậu bé. Những quan chức cao cấp của thị trấn cho biết: "Nói một cách hợp pháp, cậu bé không thể bị trục xuất vì Kunkun có quyền như bao người dân khác trong làng", tờ Global Times đưa tin. Các quan chức dự tính sẽ đến thăm và trò chuyện với dân làng để làm công tác tư tưởng với họ.

    Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/ADIS vẫn hoành hành ở Trung Quốc bất chấp vô sô chiến dịch lớn nhằm nâng cao nhận thức tổ chức ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác
    Vụ việc đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội Twitter của Trung Quốc. "Tại sao lại nhẫn tâm bỏ rơi cậu bé, như vậy là không công bằng", một người dùng mạng bức xúc. "Điều này xảy ra là do một số người thiếu hiểu biết và hoảng sợ, một người khác nói.

    Theo số liệu công bố vào đầu tháng 12/2014 của Ủy ban Y tế quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho thấy có tổng cộng 497.000 người đã được chẩn đoán nhiễm HIV/ADIS kể từ khi trường hợp đầu tiên xuất hiện ở nước này năm 1985.

    Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS ở Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề nhức nhối ở trường học, bệnh viện, công sở, trở thành một yếu tố cản trở những nỗ lưc chẩn đoán và điều trị. Trong khi đó kiến thức về HIV/AIDS của những vùng nông thôn nghèo như cộng đồng của Kunkun là rất kém. Những nỗ lực của chính quyền để giáo dục mọi người về sự phân biệt đối xử bệnh nhân AIDS thường thất bại.

    Sinh viên Trung Quốc trong một chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS tổ chức ở Liêu Thành. Dù vậy, ở những vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc, nhận thức về HIV/AIDS vẫn rất kém
    "Các chiến dịch công khai không đủ mạnh mẽ để ảnh hưởng đến các khu vực nông thôn và làng xã, đó là lý do tại sao có sự phân biệt lớn ở đó", Tang, một điều phối viên cộng đồng tại văn phòng Côn Minh của nhóm vận độngAIDS Aizhixing nói.


    Tố chức phi chính phủ chống phân biệt đối xử Nam Kinh Justice for All đã viết một lá thư cho bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên kêu gọi trừng phạt nhà trường và các quan chức địa phương về vụ việc này. "Chúng tôi không thể tưởng tượng Kunkun sẽ lớn lên và nhớ lại những trải nghiệm đau buồn của tuổi thơ như thế nào", bức thư viết.
    Theo CNN/Dailymail



  11. #91
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hãy đồng cảm với những người nhiễm HIV/AIDS

    Cập nhật: 21:34, Thứ 2, 22/12/2014
    (ANTV) - Nhiễm HIV/AIDS đã là một bất hạnh, không chỉ với người mắc mà với cả gia đình họ.


    Những người nhiễm H thường phải đối diện với sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng, khó khăn trong tiếp cận điều trị, nguồn thuốc hay việc làm.

    Chính những điều này đã trở thành rào cản lớn trong công tác phòng chống, đẩy lùi căn bệnh thế kỷ.

    Cùng chia sẻ và đồng cảm với những người nhiễm H là thông điệp mà ANTV muốn đề cập trong chuyên mục An ninh với cuộc phát sóng vào 20h45 ngày 25/12.




    http://antv.gov.vn/donxem/hay-dong-c...ds/129573.html

  12. #92
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trung Quốc cam kết chống phân biệt người nhiễm HIV

    23-12-2014 10:30 - Theo: tuoitre.vn



    TT - Bộ Y tế Trung Quốc vừa cam kết chăm sóc y tế cho cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị dân làng trục xuất khiến dư luận
    bức xúc.
    Cậu bé Khôn Khôn luôn phải sống trong cảnh cô đơn vì sự kỳ thị - Ảnh: Daily Mail

    Theo
    Trung Quốc Nhật Báo, Bắc Kinh khẳng định sẽ cung cấp chi phí khám chữa bệnh, sinh sống cho bé Khôn Khôn thuộc huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Chính quyền cũng sẽ đảm bảo cho Khôn Khôn được đi học.

    Tuần trước, 203 người dân ngôi làng nghèo ở Tây Sung, trong đó có ông La - ông nội Khôn Khôn, đã ký vào lá đơn kiến nghị đòi trục xuất cậu bé 8 tuổi ra khỏi làng. Cậu bé bị phát hiện nhiễm HIV khi nhập viện vì một tai nạn. Từ lúc đó con trai ông La không trở về nhà, còn mẹ cậu bé đã bỏ đi từ năm 2006. Gia đình chỉ còn lại ông lão 69 tuổi và đứa bé nhiễm HIV. Cả thôn không ai muốn tiếp xúc với Khôn Khôn và ông La.

    Chẳng ai thèm mua heo và lương thực do ông La nuôi dưỡng, trồng trọt. Trường học cũng không dám nhận Khôn Khôn. Nhiều người dân làng gọi cậu bé là “trái bom nổ chậm”. “Con gái chúng tôi cũng cỡ bằng tuổi nó. Gia đình lo sợ nếu lỡ con bé bị thằng nhỏ cắn trúng thì biết phải làm sao? Ðứa nhỏ này nguy hiểm lắm” - một thiếu phụ gần nhà ông La lo lắng.

    Cách hành xử của người dân huyện Tây Sung đã vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận Trung Quốc. Theo Thời Báo Hoàn Cầu, hiện cơ quan chức năng Tứ Xuyên đang điều tra vụ việc. Ðại diện Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở Trung Quốc cũng bày tỏ “sự lo ngại lớn” về tình trạng của bé Khôn Khôn. “Nạn phân biệt đối xử là kẻ thù lớn nhất đối với cuộc chiến chống HIV/AIDS” - LHQ nhấn mạnh.

    Bộ Y tế Trung Quốc cũng khẳng định sẽ điều tra khắp đất nước để phát hiện thêm các trường hợp phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Trên thực tế, nạn kỳ thị người nhiễm HIV vẫn còn rất nghiêm trọng ở Trung Quốc. Theo thống kê của LHQ, có 780.000 người nhiễm HIV đang sinh sống tại Trung Quốc. Họ luôn bị những người xung quanh xa lánh.

    Ðặc biệt tại các vùng nông thôn bệnh nhân bị cách ly hoàn toàn khỏi cuộc sống thường nhật. Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời giáo sư xã hội học Cảnh Quân thuộc ÐH Thanh Hoa cho biết đa số dân Trung Quốc vẫn thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Trong khi đó nhà nước không có những biện pháp hỗ trợ cần thiết cho người nhiễm HIV.

    ÐÔNG PHƯƠNG





  13. #93
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chính phủ Trung Quốc can thiệp vụ trục xuất bé trai nhiễm HIV

    Thứ ba 23/12/2014 11:02

    Ngày 22/12, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức vào cuộc, cam kết hỗ trợ y tế và trợ cấp sinh hoạt cho cậu bé 8 tuổi dương tính với HIV đang bị cả làng dọa đuổi khỏi nơi sinh sống.

    Cậu bé Kun Kun đã được cam kết hỗ trợ y tế và trợ cấp sinh hoạt - Ảnh: AFP

    Theo China Daily, Bắc Kinh cũng đảm bảo Kun Kun sẽ được đi học sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin cậu bé đang gặp khó khăn trong việc tìm một ngôi trường chịu nhận cậu vào học.

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế Trung Quốc đảm bảo sẽ chỉ đạo kiểm tra khắp Trung Quốc để phát hiện bất kỳ trường hợp vi phạm chính sách chống phân biệt đối xử của nhà nước như trường hợp của Kun Kun.

    Trước đó, khoảng 200 người dân tại một ngôi làng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, bao gồm cả người bảo hộ là ông của cậu bé đã ký một bản kiến nghị đuổi Kun Kun ra khỏi làng.

    Ông của cậu bé là La Văn Huy cho biết, sở dĩ ông chịu ký kết vào bản kiến nghị bởi “hy vọng rằng điều đó sẽ khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn” và mong rằng cháu ông có thể nhận sự chăm sóc tốt hơn từ nơi nào đó khác.

    Kun Kun nhiễm HIV từ mẹ, hiện cậu bé sống với người ông 69 tuổi sau khi cha mẹ em bỏ làng đi kiếm việc làm ở Quảng Châu. Dân làng nơi em ở gọi em là “quả bom nổ chậm”, đe dọa đến sức khỏe của họ, và xa lánh Kun kun vì căn bệnh thế kỷ.

    Vụ việc bé Kun kun đã gây nên làn sóng tranh luận gay gắt trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc về sự phân biệt đối xử đối với người có HIV cũng như sự hiểu biết của người dân về căn bệnh này.

    Liên Hợp Quốc cũng đã ra bày tỏ sự quan ngại khi nhận được báo cáo về trường hợp của bé Kun Kun và khẳng định: “Sự kỳ thị và phân biệt đối xử là những kẻ thù lớn nhất của chúng ta trong cuộc chiến nhằm chấm dứt HIV”.

    Trong thông cáo báo chí ngày 22/12, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về AIDS/Kiểm soát và Phòng ngừa STD Wu Zunyou khẳng định: "Sinh hoạt hàng ngày của một người nhiễm HIV không ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác và quyền của người bị bệnh được pháp luật, các quy định bảo vệ”.


    Trà My

    Theo CNN/China Daily/AFP

  14. #94
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,294
    Cảm ơn
    1,924
    Được cảm ơn: 21,225 lần

    Hãy để người có HIV được sống

    Hãy để người có HIV được sống


    07:00 |
    27/12/2014

    (PetroTimes) - Từ khi phát hiện bệnh nhân Việt Nam nhiễm HIV đầu tiên. 24 năm, khoảng thời gian những người nhận được thông báo nhiễm HIV như nhận được “bản án tử hình” phải chịu ghẻ lạnh, thờ ơ, xa lánh của cộng đồng. Nếu có khác chỉ là từ hình thức công khai sang âm thầm nhưng không kém phần cay nghiệt. Đối với những người có HIV, cuộc sống nói chung vẫn là chặng đường “xa ngải” vốn đã gian nan càng gian nan, đặc biệt là về tinh thần.

    Có HIV, không cúng giỗ

    Cho đến bây giờ, sau khi chồng chị Đỗ Thị Hương, sinh năm 1980 ở Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội đã mất được gần 10 năm thì vẫn có người ác ý miệt thị rằng: “Đường quang không đi lại quàng bụi rậm”. Năm 2000, mặc dù biết rõ mười mươi người yêu nghiện ma túy nhưng chị vẫn lấy làm chồng với hy vọng bằng tình yêu thương, chị sẽ thuyết phục anh “đoạn tuyệt” hẳn với chất gây nghiện, bởi nó là nguyên nhân làm tan vỡ bao nhiêu gia đình hạnh phúc.Thế nhưng dường như “số phận” chẳng chiều lòng chị, khi cưới chồng về được thời gian ngắn chị động viên chồng đi cai nghiện, hy vọng về người chồng hoàn lương sắp đến gần thì chị hay tin chồng chị có HIV. Trời đất như sập dưới chân chị! Và điều đó càng khủng khiếp hơn khi chính chị cũng lây HIV từ anh. Nhưng điều khiến chị đau lòng hơn cả, muốn “chết đi được” là đứa con trai duy nhất của anh chị, sinh năm 2001 cũng đã nhiễm HIV từ mẹ.Điều trị đến năm 2005, tức là sau đúng 5 năm trọn nghĩa vợ chồng thì chồng chị mất. Sau khi chồng mất, cuộc sống của người có HIV, chị mới “cảm” được thực sự bởi trước đó vì lo cho chồng, con mà chị không để ý mọi chuyện xung quanh.



    Các bác sĩ đang tư vấn cho một bệnh nhân nhiễm HIV

    Chị ruột của chồng chị, dẫu trước đây khi chồng chị còn sống, cũng không đến nỗi nào trong chuyện ứng xử, cũng yêu thương, giúp đỡ chồng chị trong thời gian bệnh tật, cũng chăm lo cho cháu những khi anh chị vắng nhà. Nhưng sau khi chồng chị mất đi, thì sinh ra hờ hững với mẹ con chị, đôi khi còn mỉa mai, miệt thị. Tuy nhiên, kỳ thị nhất phải kể đến bác ruột của chồng chị. Đúng hôm anh mất được 100 ngày, gia đình làm lễ có mời bà con họ hàng, bác ruột của chồng chị bảo: “Không phải làm cỗ cúng kiếc gì hết vì ăn những cỗ cúng ấy vào, con cháu, họ hàng lại lây nhiễm HIV”.Đau đớn nhất là con trai chị học ở trường, bị các bạn xa lánh, “tẩy chay” vì bị… SIDA. Có lần, con chị chạy về hỏi: “Mẹ ơi, SIDA là bệnh gì mà mỗi lần con đến gần là các bạn chạy toán loạn và hét ầm lên sợ hãi: “Ối thằng SIDA đến chạy đi không nó lây vào người”.Bế tắc, khổ đau tột cùng! Nhưng chị vẫn cắn răng chịu đựng để tiếp tục vừa điều trị bệnh cho mình, cho con vừa bảo đảm cuộc sống bằng việc “chạy chợ” bán cá mỗi ngày.

    Ai cho chúng tôi sống?

    Như chị Hương, nhiều người có HIV khác cũng đang phải chịu sự kỳ thị nặng nề đến mức tưởng như có lúc chỉ còn cách… chết để giải thoát bản thân. Anh Phạm Tùng Dương, sinh năm 1983 cũng ở Long Biên, Hà Nội cũng là một ví dụ như vậy. Năm 1999, sau khi trở về từ trại cai nghiện ma túy, trong một lần đi khám sức khỏe, anh như “chết đứng” khi được bác sĩ thông báo nhiễm HIV, mặc dù trước đó, anh cũng đã hình dung ra điều này bởi đám bạn nghiện của anh không ai là không gặp kết cục ấy.

    Chán nản, hối hận về một thời hư hỏng chơi bời, như để kết thúc cuộc sống nhanh hơn, “giải thoát” bản thân khỏi những đau đớn thể xác và tinh thần một cách chóng vánh hơn, anh lại chìm ngập vào ma túy và lấy đó làm “cứu cánh” cho cuộc đời.Nếu như trong một ngày, ngay cả với người nghiện cũng có lúc phải tỉnh táo để sinh hoạt, để nhận biết những thứ xung quanh.

    Nhưng riêng với anh, lúc nào cũng trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê vì phê thuốc. Anh không muốn thoát khỏi tình trạng ấy để nhận ra mình chỉ là cái xác không hồn và đang chờ đợi tiếng gọi của… thần chết.Sau khi đi cai nghiện về, anh xin vào làm việc tại một xưởng in với công việc thích hợp. Phần vì ái ngại về nhân thân, phần muốn sống một cuộc sống của người bình thường nên anh đã giấu nhẹm mình là người có HIV.

    Tuy nhiên, chỉ được vài tháng, không hiểu sao chủ xưởng phát hiện ra, vậy là anh bị nghỉ việc theo yêu cầu của chủ để “bảo đảm an toàn” cho những người cùng làm việc tại xưởng.Rút kinh nghiệm với việc giấu mình là người có HIV, lần xin việc tiếp theo, anh Dương giới thiệu luôn mình là người có HIV ngay khi mở đầu câu chuyện để hy vọng sự thẳng thắn, đường hoàng của mình có thể là tác nhân làm những nhà tuyển dụng sẵn sàng tiếp nhận.

    Nhưng hình như càng công khai, kết quả xin việc của anh càng khó khăn, mới chỉ nghe giới thiệu câu đầu tiên, họ đã chối đây đẩy việc tiếp nhận anh vào làm. Kể cả chủ một doanh nghiệp là họ hàng thân thích của anh cũng đã làm điều này một cách nhẫn tâm khi nói: “Thà tôi cho chú tiền còn hơn cho chú làm việc ở đây. Bởi chắc chắn sự xuất hiện của chú sẽ làm những người làm việc ở công ty của tôi “chạy” hết.

    Cho nên chú cầm tạm ít tiền và đi chỗ khác nhé”.Không có việc làm cũng có nghĩa không có thu nhập để anh Dương duy trì sự sống. Quan trọng hơn là không có nơi nào trong xã hội, cộng đồng sẵn sàng tạo cho anh niềm tin để làm lại cuộc đời. Anh bảo: “Cuộc sống của người có HIV thật vất vả, đi đến đâu bị kỳ thị đến đó, không có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

    Vậy thì với những người có HIV như chúng tôi nên sống hay nên chết? Nếu sống, ai cho chúng tôi sống?”.Đến bây giờ anh Dương vẫn chưa xin được việc ở đâu, phải sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của bố mẹ. Anh thấy cuộc sống bế tắc chẳng khác gì như khi anh đang chìm đắm trong ma túy.

    Kỳ thị làm gia tăng người có HIV

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện nay tình trạng kỳ thị người có HIV vẫn diễn ra nặng nề trong xã hội. Đây chính là nguyên nhân khiến cho số người có HIV gia tăng nhanh chóng do họ không dám tiếp cận những dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, đồng thời chính tâm lý phải chịu kỳ thị dễ dàng đẩy họ vào chỗ làm càn lây nhiễm HIV cho người khác.

    Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế khẳng định, để dẫn đến sự kỳ thị như vậy, sở dĩ bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: coi HIV/AIDS là bệnh nguy hiểm, không có thuốc chữa; đã mắc là chỉ có… chết nên thà tránh xa những người có HIV còn hơn là chia sẻ với họ.

    Thứ hai, hiểu biết của mọi người về HIV/AIDS chưa thấu đáo, cho rằng bệnh dễ lây, kể cả qua đường tiếp xúc thông thường như ăn uống, dùng chung đồ sinh hoạt, bắt tay… và là bệnh gắn liền với các tệ nạn xã hội vì vậy phải phân biệt đối xử để “phòng” bệnh.Thứ ba, công tác truyền thông chưa đúng, đủ, cụ thể chỉ nhấn mạnh vào sự nguy hiểm, hình ảnh đáng sợ của bệnh nhân mà không giải thích, hướng dẫn rõ ràng về các hình thức có thể lây bệnh, làm cho người dân ghê sợ người có HIV.

    Cuối cùng xuất phát từ chính những người có HIV là chấp nhận sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị và tìm mọi cách giấu diếm tình trạng nhiễm HIV của mình…Theo ông Nguyễn Hoàng Long, để giải quyết tình trạng kỳ thị trên đây, giải pháp quan trọng nhất là chú trọng công tác truyền thông để phản ánh khách quan đời sống của người có HIV cũng như những gì liên quan đến HIV. Từ đó có thể phòng chống HIV/AIDS hiệu quả.Còn Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Chỉ khi nào sự phân biệt đối xử với người có HIV chấm dứt thì đại dịch HIV/AIDS mới chấm dứt”.

    Mỗi năm, với khoảng 10.000 ca nhiễm mới HIV, đã khiến Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về người có HIV, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.Vì vậy, hướng tới mục tiêu 3 không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, Bộ Y tế đã chọn chủ đề cho năm 2014 là “Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để cùng nhau chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối người mắc bệnh.


  15. #95
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiều người lo sốt vó vì lỡ chung đụng với người đàn bà nhiễm HIV

    Chủ Nhật, 28/12/2014 10:41 AM
    (Suckhoemoitruong.com.vn) - Câu chuyện về chị nhiều người vẫn kể lại, như một bài học về nỗi đau và sự thủy chung, khi mà cơn bão HIV càn quét qua những xóm làng nghèo khó ở Quảng Ngãi.

    Câu chuyện về chị nhiều người vẫn kể lại, như một bài học về nỗi đau và sự thủy chung, khi mà cơn bão HIV càn quét qua những xóm làng nghèo khó ở Quảng Ngãi.



    Dù câu chuyện ấy đã xảy ra hơn một năm về trước, khi người đàn bà ấy đã kết thúc cuộc đời mình trong tăm tối đớn đau tại một mái tranh nghèo, và hai trong số những người đàn ông đã từng mặn nồng với chị cũng đã lìa đời, nhưng nỗi ám ảnh thì vẫn còn mãi… Nỗi đau của cơn bão bệnh tật ấy phủ ập xuống xóm nghèo một tấm màn đen u ám.





    Ngôi nhà đã bỏ hoang của chị Bùi Thị Biển. Ảnh T.G.


    Đáng trách hay đáng thương?


    Mặc dù nhiều câu chuyện đã được nhắc tới, nhiều khẩu hiệu đã được đưa ra, nhiều bài học đã được nói đến về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Nhưng ở một xóm nghèo của huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) người ta chỉ được biết đến căn bệnh ấy từ một câu chuyện có thật, nạn nhân là người thân quen với họ. Nơi ấy, một làng quê vốn thanh bình, yên ả, đẹp lạ thường với những cánh đồng lúa chín vàng bát ngát. Ngôi nhà của chị Bùi Thị Biển khá bề thế nhưng lại bừa bộn, cỏ mọc um tùm vì đã lâu vắng bóng người ở. Đây cũng chính là nơi chị Biển đã sống những ngày tháng cuối đời trong sự xa lánh của bà con, hàng xóm láng giềng và sự hận thù của những người đàn ông đã từng chung chạ với chị. Bởi họ cho rằng chị đã gieo cho họ cái chết.


    Theo những lời kể đầy cảm thông của những người dân nơi đây, thì chị Biển là nông dân hiền lành chân chất, sống có tình có nghĩa và luôn giúp đỡ mọi người. Chị lấy chồng đã được mười lăm năm, tuy không khá giả nhưng vợ chồng chị hết mực thương yêu nhau. Họ sống bên nhau thật hạnh phúc êm đềm và có được ba người con. Thế nhưng, bi kịch đã đổ sập xuống cuộc đời người phụ nữ tần tảo này vào đầu năm 2005, khi trong một cơn lũ tràn về bất chợt, anh đã lao mình xuống dòng nước lũ rồi mất hút mãi mãi khi cố vớt chiếc ghe bị chìm cho nhà hàng xóm.
    Từ ngày người chồng mất đi, bao gánh nặng đè lên đôi vai gầy của chị vì phải lo trả khoản nợ mà anh chị đã vay mượn làm nhà và nuôi 3 con ăn học. Mỗi buổi sáng, chị lặn lội vài chục cây số xuống tít tận vùng biển mua cá, tôm ngược vùng núi bán. Rồi nhiều lúc đêm về, nằm một mình mà chị thương cho số phận của mình, thương cho ba đứa con nhỏ dại không được sự chăm sóc của người cha. Cùng với đó, số tiền nợ đã đến hạn phải trả, mà chị chẳng thể nào kiếm được số tiền dư dả để trả khoản nợ kia.


    Khó khăn, vất vả cùng những áp lực cơm áo gạo tiền, dù vậy sắc đẹp trời cho của người đàn bà ở độ tuổi gần tứ tuần vẫn rực rỡ, làm say mê bao con mắt của những gã đàn ông hám của lạ trong vùng. Nhưng đời có ai học được chữ ngờ, chị đã buông mình, chùng bước trước những biến cố ấy của cuộc đời. Tận dụng nhan sắc vốn có của mình, chị đã chung đụng với nhiều người đàn ông, từ làm nông, buôn bán đến công chức "ham của lạ" để có tiền tiêu xài và trả nợ. Quãng thời gian ấy của chị quả thực rất đáng phê phán, bởi dù có lý do gì để biện minh đi chăng nữa, thì đó là điều không thể chấp nhận được.



    Chuỗi ngày tăm tối và một kết thúc tất yếu


    Cái giá mà chị phải trả cho những ngày sống sa đoạ này là căn bệnh HIV/AIDS. Lần ấy, chị bị sốt, trong khi tiến hành xét nghiệm máu, các bác sỹ đã phát hiện ra sự thật phũ phàng. Mặc dù biết trước nguy cơ lây nhiễm HIV từ việc chung đụng với nhiều người đàn ông là rất lớn và đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận hung tin, nhưng người phụ nữ này vẫn không tránh khỏi cú sốc khi cầm trên tay tờ giấy xét nghiệm. Sau cái ngày biết hung tin định mệnh ấy, đã có thời gian khá dài, chị Biển đã sống trong trầm uất và đau khổ. Ngày nối ngày chỉ có nước mắt và uất hận làm bạn cùng với chị…




    Nhiều người phụ nữ khu Tây, Sơn Tịnh kể lại câu chuyện đau lòng này với chúng tôi. Ảnh T.G.

    Và rồi chẳng biết vì sao mà mọi người dân trong làng đều biết. Những người đàn ông từng chung chạ với chị đã bỏ của chạy lấy người cùng nỗi hoang mang đến tột cùng. Biết căn bệnh thế kỷ đang từng ngày ngấm ngầm cấu xé, bào mòn sức lực của cơ thể khiến chị Biển tuyệt vọng và bế tắc vô cùng. Dẫu nhận được sự an ủi, động viên của người thân nhưng sự ghẻ lạnh, dè bỉu, xa lánh, những lời kỳ thị cay nghiệt của bà con, hàng xóm láng giềng là điều làm chị càng thêm đau đớn.


    Một năm sau, chị tạm biệt cõi đời trong đau đớn, lặng lẽ, để lại "nỗi oan tình" và manh mối danh tính những người đàn ông "ham của lạ" đã đi qua cuộc đời chị. Cái tin chị chết vì bị nhiễm HIV lan truyền nhanh đến chóng mặt, đâu đâu người ta cũng bàn tán xôn xao về danh tính của những người đàn ông từng chung đụng với chị đang mang án tử bổng treo lơ lửng trên đầu. Trong lúc những đứa con chị rơi vào cảnh túng quẫn, tủi nhục thì ở các gia đình của những đàn ông từng gắn bó mặn nồng, chung đụng với chị càng dậy sóng. Các bà vợ khóc lóc, vặn hỏi thì các ông chồng gãi đầu, gãi tai, quanh co chối tội.


    Đỉnh điểm dư luận xung quanh câu chuyện này là khi hai người đàn ông từng "thề non hẹn biển" với chị Biển lần lượt qua đời chỉ sau cái chết của chị vài tháng. Chưa có gì chứng minh hai người đàn ông này bị lây nhiễm HIV từ chị, chỉ biết rằng sau khi chị chết, họ bị rơi vào trầm cảm, hoảng hốt, sợ hãi, lo buồn, suy sụp tinh thần trông thấy rồi qua đời nhanh chóng. Cái chết của hai người đàn ông này càng khiến dư luận không ngớt lời bàn tán, nhiều người còn đưa ra dự đoán về danh sách những người đàn ông tiếp theo đã từng ăn nằm với chị sẽ bị "án tử".


    Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Lê Quang Quỳnh, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Ngãi kể lại rằng ngay sau khi ghi nhận trường hợp chị Biển bị nhiễm, trung tâm đã tuyên truyền và vận động chị đến Trung tâm nhận thuốc, nhưng chị chỉ đến một lần rồi thôi. Với tình trạng bệnh của chị Biển lúc ấy, nếu điều trị đúng theo phác đồ, chị có thể kéo dài thêm được sự sống, nhưng có lẽ vì sự suy sụp tinh thần lẫn búa rìu của dự luận nên chị Biển đã ra đi một cách nhanh chóng như vậy. Cũng theo bác sĩ Quỳnh, có thể còn rất nhiều người đàn ông khác từng chung đụng với chị Biển nghi mình nhiễm, nhưng vì sợ tai tiếng nên vẫn không dám đi xét nghiệm để được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho gia đình và xã hội.


    "Nếu như HIV là án tử thì sự kỳ thị là bản án chung thân, đẩy người ta vào ngõ cụt. Muốn giảm kỳ thị, trước hết bản thân người bệnh phải thoát khỏi sự mặc cảm để tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và phòng chống HIV/AIDS. Thật ra cuộc sống không ai hoàn hảo cả, ai cũng từng mắc sai lầm. Đừng bỏ cuộc quá sớm khi mọi thứ vẫn còn có thể! Mong rằng những con người vô tội ấy biết chấp nhận thực tại và đối đầu với tương lai đầy gian nan vất vả phía trước. Hy vọng rằng, mọi người hãy đồng cảm, chia sẻ để những con người ấy vơi đi nỗi đau, có đủ bản lĩnh vững vàng để vượt qua tất cả", bác sỹ Quỳnh chia sẻ thêm.





    Theo Gia Ly (Gia đình & Xã hội)

  16. #96
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phòng, chống HIV/AIDS: Nâng cao kiến thức để xóa bỏ kỳ thị

    31-12-2014 14:00 - Theo: baophuyen.com.vn

    Với nhiều hình thức hoạt động phong phú, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 đã tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, giúp người dân hiểu rõ hơn về ý thức phòng tránh HIV/AIDS và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.


    Nguồn: Internet

    Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12, đã được triển khai trên diện rộng, thu hút được sự tham gia của các cấp chính quyền và đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS.

    Tại các hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm các phòng tư vấn, xét nghiệm, phòng khám ngoại trú cho những người nhiễm HIV/AIDS, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Hàng ngày, Bộ Y tế chăm sóc, điều trị cho hàng trăm nghìn người nhiễm HIV và ở đây họ được hưởng những dịch vụ chăm sóc đặc biệt và "hòa đồng" rất tốt với mọi người.

    Ông Hoàng Đình Cảnh cho hay, hiện trong xã hội, đâu đó vẫn có sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là rào cản rất lớn trong công tác phòng, chống HIV/ AIDS. Theo ông Cảnh, để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/ AIDS, vấn đề quan trọng là thay đổi suy nghĩ của con người. Trước tiên, phải thay đổi những quan niệm sai lầm, lo lắng thái quá về căn bệnh HIV/AIDS của cộng đồng. Như vậy, cộng đồng cần phải có những kiến thức, hiểu biết đúng đắn về căn bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân, nhưng không có sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm.

    Bên cạnh đó, chính bản thân những người nhiễm HIV cũng cần thay đổi. Thực tế nhiều người nhiễm HIV đã tự kỳ thị bản thân, lẩn tránh, giấu giếm tình trạng bệnh tật của mình vì họ sợ sẽ bị cộng đồng xa lánh, kỳ thị khi biết tình trạng bệnh của họ, nên họ không đến khám sức khỏe, thậm chí không biết mình đã nhiễm bệnh nên đã không phòng tránh cho những người thân.

    Ông Hoàng Đình Cảnh cho rằng, khi Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đạt được mục tiêu thiên niên kỷ trong phòng, chống HIV/ AIDS thì việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử là rất quan trọng để đạt được mục tiêu này. Nếu không làm được thì sẽ rất khó để đạt được mục tiêu khác trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, bởi sự phân biệt kỳ thị, đối xử làm cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV lẩn tránh, không tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc, điều trị nên không biết tình trạng bệnh để điều trị sớm. Chính những người này sẽ là nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng.

    "Kỳ thị, phân biệt đối xử còn ảnh hưởng đến quyền của người nhiễm, quyền được học tập, lao động, do vậy, cần phải xóa bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là lực lượng y tế với lương tâm, trách nhiệm, vai trò và vị trí của mình, hãy quan tâm giúp đỡ những người nhiễm HIV và gương mẫu thực hiện các quy định pháp luật về ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này", ông Cảnh nói.

    Đối với những quy định pháp luật, Việt Nam là một trong những nước có quy định rất tiến bộ trong phòng, chống HIV/AIDS. Luật có quy định rõ, quyền của người nhiễm HIV và quy định chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

    Các quy định có rất nhiều, nhưng vẫn có nơi chưa thực hiện tốt việc thực thi pháp luật. Chẳng hạn như quyền bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, quyền học hành, làm việc… vẫn có lúc bị vi phạm.

    Theo ông Cảnh, hiện tại các tỉnh, thành đã có các trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý. Tại nơi này, người nhiễm HIV/AIDS, chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ được tư vấn về quyền lợi được hưởng.Trong trường hợp người nhiễm HIV/AIDS bị phân biệt đối xử, kỳ thị có thể gọi điện đến các đường dây nóng hoặc có thể liên hệ với chính quyền sở tại, cơ quan pháp lý gần nhất tại địa phương để có được sự giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

    Tại các địa phương, cán bộ y tế trong các cơ sở giáo dục cần được nâng cao kiến thức, đào tạo để họ tôn trọng quyền của những người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Sự hỗ trợ từ hai phía cũng chính là giải pháp hữu hiệu để sớm chấm dứt được tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng...

    "Thế giới đã trải qua hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS. Bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào cản lớn khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, khiến việc phòng, chống HIV/AIDS rất khó khăn và kém hiệu quả.

    Tại Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai. Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống... Tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối... Tại nơi học tập, làm việc, người nhiễm HIV thường bị xa lánh. Có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng.

    Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS củaLiên Hợp Quốc (UNAIDS) đã đưa ra mục tiêu "ba không," bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS; không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS".
    Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long,

    Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS
    - Nguồn: suckhoedoisong
    THÙY CHI



  17. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Fenikkusuflower (31-12-2014)

  18. #97
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Đối xử nhân văn với 26.000 người nhiễm HIV/AIDS
    Cập nhật ngày: 01/12/2014 14:17

    Chăm sóc trẻ nhiễm HIV tại Trung tâm dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP HCM).

    Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014 đã được phát động có chủ đề: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Đây là sự hiện thực hóa mục tiêu “Ba không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS” mà Liên Hợp Quốc đã lựa chọn cho các chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu. Thực tiễn cho thấy, muốn thực hiện thành công mục tiêu này, cần thiết phải có một quyết tâm rất lớn trong việc xóa bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

    Với việc phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12/1990, tuy muộn hơn nhiều so với các nước trong khu vực nhưng Chính phủ Việt Nam đã sớm thể hiện quyết tâm rất mạnh mẽ trong việc ngăn chặn căn bệnh thế kỷ này thông qua việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách; đồng thời tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS đều khắp từ Trung ương tới địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp, đầu tư kinh phí, nhân lực, huy động nguồn tài trợ quốc tế, kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng cho công tác đấu tranh phòng chống HIV. Nhờ vậy, chúng ta đã làm chậm lại quá trình lây lan của đại dịch, số ca nhiễm HIV phát hiện mới trong vòng 7 năm trở lại đây có xu hướng giảm dần.

    Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV/AIDS ở mức cao, với khoảng 12.000-14.000 ca/năm.


    Tính đến hết tháng 9 năm nay, cả nước có khoảng 260.000 người nhiễm HIV. Trong đó hơn 86.700 bệnh nhân đang được điều trị ARV. Số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là gần 69.620 người, trên 70.730 trường hợp đã tử vong. Điều đáng nói là HIV/AIDS đã có mặt ở khắp các địa bàn dân cư với 100% số tỉnh, 98% số quận/huyện và 78% số xã/phường có người mắc. Có những xã, thôn bản, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao gấp trên 10 lần so với trung bình toàn quốc. Đặc biệt là ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi người dân hiểu biết hạn chế và dịch vụ, nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu.


    Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị HIV. Kỳ thị, phân biệt đối xử cũng làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn.


    Nhiều người biết mình nhiễm HIV, nhưng vì sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV... Thực trạng này còn là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động... đã được pháp luật bảo hộ, đồng thời bỏ phí một nguồn lực lớn do không phát huy hết tiềm năng của người nhiễm HIV, bởi họ vẫn có một thời gian dài để cống hiến cho xã hội.


    Việc chọn chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" cho thấy quyết tâm chính trị của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn căn bệnh thế kỷ, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho con người. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này không hề đơn giản, nhất là khi từ năm 2016, kinh phí phòng, chống HIV/AIDS sẽ giảm mạnh từ ngân sách trong nước cũng như viện trợ quốc tế. .. Trong khi đó, sự lây lan HIV/AIDS tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập trung trong các nhóm nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và mãi dâm, quan hệ đồng tính nam và sự liên hệ qua lại giữa các nhóm này, gồm việc dùng chung dụng cụ tiêm chích và tình dục không an toàn.


    Không kỳ thị, không phân biệt đối xử, giúp người có HIV, người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, sống giữa tình yêu thương, chia sẻ của gia đình, người thân và xã hội bằng cách tạo nhiều cơ hội cho họ được điều trị ARV, Methadol là một chủ trương rất nhân văn, nhằm ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS. Mục tiêu cao cả ấy cần được quán triệt và triển khai một cách thực sự, trách nhiệm và hiệu quả. Muốn vậy, công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức cho mỗi người là yêu cầu hết sức bức thiết, cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và mỗi nhà, mỗi người, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ra khỏi cộng đồng./.



  19. #98
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Gian nan đường đến trường của hai “chiến binh tí hon” không may có “H”

    19:45 PM, 07-01-2015
    (ĐSPL) - Không may bị lây nhiễm HIV từ bố mẹ, em H.A. (8 tuổi) và em N.P. (14 tuổi) cùng ở Hưng Yên, phải chịu sự kỳ thị, ghẻ lạnh từ cộng đồng xung quanh, ngay cả quyền được tới trường của các em cũng bị ngăn cản. Nhưng, khát vọng tới trường cùng nỗ lực vươn lên của bản thân H.A. và N.P. đã làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng về hai em.


    Điều này, khiến không ít người ví H.A. và N.P. là những “chiến binh” quả cảm, đi đầu trong cuộc chiến chống lại nạn kỳ thị của cộng đồng đối với những người không may nhiễm HIV.


    Chị Nguyễn Thị H. và em H.A..


    Đường đến trường đầy “giông bão”

    Tôi gặp H.A. và N.P. trong hội nghị tổng kết Dự án và công bố kết quả nghiên cứu xây dựng mạng lưới tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng do trung tâm Tư vấn
    Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam tổ chức. H.A. và N.P. (đều đến từ Hưng Yên), kể về con đường đến trường đầy giông bão của mình, không gian hội nghị như lắng lại. H.A. và N.P. có thân hình nhỏ và gầy hơn bạn bè cùng trang lứa. Nhưng, ánh mắt của hai em thể hiện một nghị lực sống và quyết tâm lớn.

    Câu chuyện của các em kể đã khiến đại biểu ở đâu đó trong góc hội trường có những giọt nước mắt lăn vội, những tiếng thút thít khóc. N.P. là một bé gái thuỳ mị, em bị nhiễm HIV từ bố mẹ mình. Bố mẹ N.P. đã chết vì AIDS khi em chưa tròn 1 tuổi. Cái chết của bố mẹ N.P. đã từng gây rúng động ở tỉnh Hưng Yên. Cũng vì thế, N.P. đã được dư luận cho rằng, bị nhiễm HIV từ mẹ và ngay từ nhỏ em đã trở thành nỗi ám ảnh của cả cộng đồng. N.P. ở với ông nội là Nguyễn Minh T.. Đến tuổi đi học, N.P. rất muốn được đến trường như các bạn cùng lứa.

    Thương cháu, ông T. đã đi đăng ký học cho N.P., nhưng đã bị dư luận phản đối một cách quyết liệt. Theo ông Nguyễn Minh T., chính quyền thì lưỡng lự, nhà trường thì thờ ơ, còn dư luận thì “nổi sóng”. Phụ huynh nhất quyết gây sức ép với chính quyền, nhà trường để chống lại đến cùng việc đi học của N.P.. Sau khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng, N.P. được đi học, nhưng dư luận vẫn phản đối với những cách thức khủng khiếp. Nhiều phụ huynh đã liên kết với nhau cho rằng, việc N.P. đi học sẽ lây bệnh cho con họ. Nhiều người tuyên bố thẳng thừng, N.P. đi học, họ sẽ cho con nghỉ. Thậm chí, có hẳn âm mưu cố tình vu vạ cho N.P. để chính quyền và nhà trường đưa ra quyết định buộc N.P. thôi học.


    Ông Nguyễn Minh T. (ông nội của N.P.) kể lại chặng đường đến trường của N.P..


    Quãng thời
    gian đầu đến trường với N.P. thực sự là những ngày khó khăn. N.P. bị bạn bè xa lánh. N.P. ngồi học bàn riêng, không bạn nào trò chuyện cùng. Mọi thứ N.P. dùng không bạn nào động tay vào từ bàn ghế ngồi đến cốc uống nước. Ngay cả các thầy cô giáo đã nhận N.P. vào học cũng sợ hãi không dám gần gũi N.P.. Nhiều phụ huynh đã liên tục viết đơn vu cáo N.P. đánh bạn, cắn, cấu các bạn cùng lớp. Ngay cả những lúc N.P. nghỉ học, trong các đơn thư của phụ huynh gửi lên nhà trường và chính quyền vẫn cho rằng, N.P. cắn bạn chảy máu. Tất cả phụ huynh đều cấm con mình chơi với N.P.. Kể lại về thời điểm đó, N.P cho rằng: “Cháu rất thích chơi với các bạn, nhưng các bạn xa lánh, cháu rất buồn. Nhưng, cháu vẫn thích được đến trường nên vẫn đi học đều đặn”.

    Như trường hợp của N.P., con đường đến trường của H.A. cũng đầy trắc trở. H.A. nhiễm HIV từ mẹ ngay từ khi chào đời. Khi H.A. được hơn 3 tháng tuổi thì bố cháu mất, được 1 tuổi thì mẹ qua đời vì bệnh AIDS. Từ đó, H.A. bị hàng xóm nhìn với ánh mắt đầy nghi kị. Theo như chị Nguyễn Thị H. (SN 1971), bác của H.A., lúc lên 4 tuổi, gia đình xin cho H.A. đi học mẫu giáo, thầy cô nhất quyết từ chối. Họ cho rằng, nhận H.A. thì các phụ huynh khác sẽ không cho con họ đến trường. Gia đình tuy thương H.A. nhưng không biết cách đòi quyền được học của cháu. Khi H.A. được 8 tuổi, đòi được đi học, gia đình quyết định xin cho cháu nhưng chính quyền và nhà trường lờ đi. Do đó, đến 8 tuổi mà H.A. vẫn không được đến trường.

    Những “chiến binh tí hon”

    Không phải ai cũng đủ nghị lực để vượt lên sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng khi đã không may mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Không chỉ dám đối diện với sự kỳ thị mà bằng sự nỗ lực của mình, H.A. và N.P. đã làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về những người nhiễm HIV.

    N.P. nhớ lại: “Cháu chỉ biết cặm cụi học tập và nhìn các bạn vui đùa là cháu vui. Càng ngày, cháu học tốt lên, nhiều bạn trong lớp bắt đầu trò chuyện với cháu. Sau 5 năm học, học lực của cháu đều đạt loại giỏi. Thầy cô, bạn bè từ chỗ xa lánh, giờ rất quan tâm đến cháu. Các bạn vẫn hay đến nhà cháu chơi và bố mẹ các bạn cũng cho cháu đến nhà chơi nên cháu thấy rất vui”. Cũng theo ông nội của N.P., thì giờ đây các bạn đều rất quý N.P., do cháu có năng khiếu về văn nghệ nên mọi hoạt động văn nghệ của trường cháu tham gia tích cực. Thầy cô giáo thường xuyên động viên, nhắc nhở N.P. mặc ấm kẻo ảnh hưởng đến sức khoẻ và còn giao cho N.P. kèm cặp, giúp đỡ các bạn có học lực kém. Đến giờ N.P. được nêu gương là học sinh hiếu học, có ý thức vươn lên khó khăn để học giỏi. Năm nào, N.P. cũng nhận được học bổng của quỹ khuyến học.

    Với H.A. thì khác, nhờ sự giúp đỡ của luật sư Nguyễn Quang Chiến và trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, H.A mới được đi học. Tuy nhiên, việc hoà nhập của H.A. với các bạn hiện nay rất khó khăn. Trò chuyện với H.A., tôi được biết, H.A. đã đi học được 2 tuần. H.A. được bố trí ngồi một mình ở bàn cuối cùng của lớp. Trong hai tuần, chỉ có một bạn đến trò chuyện; giờ ra chơi, H.A. ngồi một mình và nhìn các bạn vui đùa. “Cháu rất thích đi học và rất vui vì được ngồi trong lớp nghe cô giáo giảng bài”, H.A. nói.

    Cũng theo chị Nguyễn Thị H., từ khi được đi học, H.A. rất vui. Mặc dù, các bạn vẫn chưa chơi với H.A., nhưng cháu vẫn thích đến trường. Quãng đường từ nhà đến trường của H.A. gần 2km nhưng H.A. vẫn xin được tự đi học một mình, không cần ai đưa đón. H.A. rất có ý thức, đến lớp rất ngoan. “Thấy cháu vui khi đi học nên chúng tôi cũng thấy rất vui. Hy vọng, sau này, thầy cô và các bạn không còn kỳ thị các cháu”, chị H. bộc bạch.


    Quyền con người bị xem nhẹ

    Để được đến trường, H.A. và N.P. phải cần đến sự giúp đỡ của trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS. Nói về việc đấu tranh cho cháu H.A. và N.P. đi học, luật sư Trịnh Quang Chiến, người trực tiếp tham gia vào hai vụ việc trên chia sẻ rằng: Mọi việc không hề đơn giản như ta thấy. Để đấu tranh cho quyền lợi của hai cháu được học, đến trường, chúng tôi đã phải căn cứ vào luật pháp và phân tích, giải thích cho chính quyền, nhà trường hiểu được vấn đề. Lúc đầu, bản thân nhà trường cũng phản đối kịch liệt. Nhưng sau, họ nhận thức được và đồng ý. Gốc của vấn đề là hiện nay nhận thức về quyền con người và bệnh HIV trong cộng đồng còn chưa cao, dẫn tới giấc mơ đến trường của nhiều em nhỏ nhiễm HIV càng trở nên xa xăm.

    TRINH PHÚC

  20. #99
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chuyện đẫm nước mắt của những số phận không may nhiễm “H”

    18:44 PM, 19-01-2015
    (ĐSPL) - Những người nhiễm HIV bị xâm phạm đến quyền lợi, trong đó có quyền dân sự đang là một cản trở lớn trên con đường hoà nhập với cộng đồng và vươn lên trong cuộc sống của họ. Mặc dù nhận thức về người nhiễm HIV đã có biến chuyển tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều câu chuyện đau lòng.

    Nhiều việc tưởng chừng chỉ cần giải quyết trong nội bộ gia đình hay trong một cộng đồng nơi người nhiễm HIV sinh sống nhưng cuối cùng đành phải kéo nhau ra toà án để xét xử. Ẩn sau những "cuộc chiến pháp lý" bất đắc dĩ mà người nhiễm HIV phải đối diện là những câu chuyện xúc động thể hiện khát vọng yêu thương, khát vọng vươn lên bệnh tật để hoà mình vào cuộc sống của những số phận không may mắn này.

    Bị tước đoạt quyền vì nhiễm "H"?

    Thật khó để nói hết được nỗi cơ cực của những người không may bị nhiễm "H" khi bị chính người thân, cộng đồng tìm cách tước bỏ đi những quyền dân sự tối thiểu. Những câu chuyện đẫm nước mắt do chính những người nhiễm HIV kể lại tại hội nghị tổng kết Dự án và công bố kết quả nghiên cứu xây dựng mạng lưới tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng (hội nghị do trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam tổ chức vào ngày 29/12/2014) như những dấu hỏi lớn lay động lương tri trong mỗi con người. Mỗi câu chuyện trong hội nghị này là một số phận đắng cay.

    Có trường hợp bệnh nhân nhiễm "H" khi mắc các căn bệnh cần đến sự phẫu thuật trong bệnh viện thì họ lại bị cản trở, đùn đẩy từ khoa nọ sang khoa kia. Nếu là người bình thường, họ sẽ được chỉ định phẫu thuật, nhưng là người nhiễm "H" thì ngược lại, họ bị bác sỹ thoái thác phẫu thuật bằng cách chỉ định cho uống thuốc. Đó chỉ là một trong những cách từ chối tinh vi của một số bác sỹ trong điều trị bệnh cho những người nhiễm HIV.

    Trong lĩnh vực tiếp cận phúc lợi xã hội như vốn vay xoá đói giảm nghèo, người nhiễm HIV cũng gặp vô vàn khó khăn. Một đại biểu đến từ tỉnh Bình Thuận bức xúc khi kể về một câu chuyện, em trai là cán bộ phường, chị gái nhiễm HIV. Khi được yêu cầu xác nhận cho chị gái của mình là hộ nghèo để được vay vốn ngân hàng chính sách, người em trai ruột đã thẳng thừng từ chối. Ngay cả khi các luật gia ở Bình Thuận vào cuộc quyết liệt, đấu tranh bằng nhiều biện pháp, sau một thời gian dài để đòi quyền lợi cho người phụ nữ này, người em trai vẫn cố tình gây cản trở. Cuối cùng, người em trai cũng đành chấp nhận một cách gượng ép là xác nhận chị gái mình thuộc hộ nghèo để được tiếp cận vốn vay của ngân hàng chính sách.

    Thực tế, người nhiễm HIV bị xâm phạm quyền lợi với những lý do rất đơn giản nhưng việc đòi được quyền lợi chính đáng cho mình với họ là hết sức khó khăn. Trong nhiều trường hợp, đòi quyền lợi chính đáng của những người bị nhiễm HIV là một cuộc chiến pháp lý không cân bằng. Luật sư Trịnh Quang Chiến, công tác tại trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS đã từng tham gia nhiều vụ việc đòi quyền cơ bản cho người nhiễm HIV tâm sự rằng: "Để đòi quyền thừa kế, quyền đến trường, quyền được đối xử bình đẳng trong tiếp cận y tế cho người nhiễm HIV luôn là hành trình đầy khó khăn. Có những trường hợp, buộc phải sử dụng con đường toà án mà đáng lẽ, nếu chính quyền công tâm hơn thì biện pháp tòa án thực sự không cần thiết”.

    Quyết định bị tuyên hủy và ám ảnh những giọt nước mắt

    Đơn cử, trường hợp đầu tiên, một người nhiễm HIV đã khởi kiện thành công một cơ quan hành chính công quyền của Nhà nước ở Bắc Giang được xem là khá hi hữu. Đằng sau vụ việc này là câu chuyện về người mẹ nhiễm HIV đối diện với bao khó khăn, tủi cực để đòi quyền thừa kế chính đáng cho con ruột của mình.

    Theo đó, chị Nguyễn T.T. lấy anh Nguyễn T.P. năm 2004, đến năm 2005 sinh ra cháu Nguyễn P.C.. Lúc này, cả gia đình của chị T. mới biết bị nhiễm HIV. Thời gian sau đó, anh Nguyễn T.P. vì chán nản, phát bệnh AIDS và chết vào năm 2008. Từ khi biết mẹ con chị T. mang căn bệnh thế kỷ, gia đình chồng bắt đầu có những đối xử tàn nhẫn với họ. "Trước đây, khi mới lấy nhau, ở thời điểm khó khăn, ông bà vẫn thường cho hai vợ chồng em tiền. Đặc biệt, trong thời gian thai nghén ông bà còn cho 4- 5 triệu đồng/tháng để bồi dưỡng. Tuy nhiên, khi biết vợ chồng em và con bị nhiễm HIV thì thái độ của ông bà thay đổi ngược lại hoàn toàn", chị T. tâm sự.


    Chị Nguyễn T.T. kể về cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho con.
    Năm 2011, bố chồng chị T. mất không để lại di chúc, mẹ chồng chị đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà, tuyên bố không có đứa con dâu và cháu trai là người nhiễm HIV. Chị T. tủi cực, buộc phải đưa con ra Hà Nội để mưu sinh qua ngày. Trong thời gian chị T. lên Hà Nội, mẹ chồng chị đã ngang nhiên gạt bỏ hoàn toàn quyền thừa kế của đứa cháu nội để chiếm hữu hoàn toàn mảnh đất của gia đình từ bố chồng chị T. để lại. Cũng chẳng hiểu vì lý do gì mà phòng Tài nguyên & Môi trường TP. Bắc Giang lại cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đứng tên một mình mẹ chồng chị T..

    Sau khi biết thông tin con trai không được quyền thừa kế, chị T. đã có đơn khiếu nại lên UBND TP. Bắc Giang về việc bỏ lọt quyền thừa kế trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề nghị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Tuy nhiên, UBND TP. Bắc Giang vẫn khẳng định, việc cấp sổ đỏ trên là đúng. Đây là lần thứ hai, quyền thừa kế của cháu Nguyễn P.C. đã bị chính quyền tước bỏ một cách phũ phàng. Để bảo vệ quyền lợi cho con mình, chị T. phải tìm đến luật sư Trịnh Quang Chiến để cầu xin sự giúp đỡ. Luật sư Trịnh Quang Chiến đã tư vấn cho chị T. khởi kiện vụ án hành chính, yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho mẹ chồng chị T.. Kết quả, vào tháng 6/2014, Toà án Nhân dân TP. Bắc Giang đã buộc tuyên huỷ quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ chồng chị T. sau thời gian dài đấu tranh.

    Tâm sự về quãng thời gian đấu tranh đòi quyền thừa kế cho con trai mình, chị T. đã không kìm được nước mắt và oà khóc. Chị T. không thể tưởng tượng được mọi việc lại khó khăn đến thế. Chị liên tục nhận được nhiều cú điện thoại thuyết phục có, đe dọa có để buộc chị phải rút đơn kiện. Họ cho rằng, chị T. có kiện thì cũng không thể thắng được và tìm mọi cách ngăn cản. "Điều khiến tôi đau đớn nhất và có lúc nghĩ, buông xuôi vụ kiện bởi mẹ chồng tôi nói rằng "đã lôi nhau ra toà thì không còn tình nghĩa mẹ con gì nữa, tất cả coi như đoạn tuyệt hết rồi". Câu nói đó chẳng khác gì ngàn mũi dao đâm thấu vào tim. Tôi gần như bị gục ngã và muốn dừng lại tất cả, vì tôi có cảm giác như mình đối xử không đúng với mẹ chồng", chị T. tâm sự. Được biết, cho đến thời điểm này, quyền lợi của con chị T. vẫn treo lơ lửng như một dấu hỏi về hai chữ tình người và pháp lý.

    "Luật thì đẹp nhưng áp dụng thực tế chưa tương xứng"

    Trước hiện tượng quyền lợi của những người nhiễm HIV bị xâm phạm, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng: "Những người không may mang trong mình căn bệnh thế kỷ là một trong những đối tượng bị kỳ thị mạnh nhất trong cộng đồng. Sự ủng hộ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV - các đối tượng yếu thế là rất kém. Quyền con người đã được chúng ta quy định rõ trong luật. Luật của chúng ta rất đẹp nhưng thực tiễn áp dụng lại không được tương xứng. Câu chuyện của chị T. là điển hình cho sự phân biệt đối xử một cách nặng nề đối với người nhiễm HIV từ gia đình, chính quyền. Việc nhận thức trong cộng đồng về căn bệnh HIV chưa đúng, chính là căn nguyên dẫn đến hiện trạng trên".

    TRINH PHÚC
    http://www.doisongphapluat.com/

  21. #100
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phá bỏ rào cản với người nhiễm HIV/AIDS

    PhuthoPortal - Kỳ thị, phân biệt đối xử là một trong những rào cản lớn khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS, gây khó khăn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.





    Trường Tiểu học Thanh Miếu thường xuyên tuyên truyền về xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong nhà trường


    Trải lòng của những người nhiễm HIV



    Trái ngược với nụ cười tươi tắn, hồ hởi của chị cách đây 2 năm, khi mà tôi có dịp được trò chuyện với chị về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Chị từng là đồng đẳng viên của Dự án Quỹ toàn cầu triển khai trên địa bàn tỉnh. Mới 30 tuổi mà dáng vẻ chị P.T.T.X giờ đây héo hon, yếu ớt. Bị lây nhiễm từ chồng, gần chục năm qua, chị can đảm chiến đấu với virut HIV. Nhưng éo le thay, đứa con trai sinh năm 2006 của chị cũng không may nhiễm HIV. Chồng mất, bản thân chị và con đều bị nhiễm HIV, chị Thu gần như suy sụp hoàn toàn dẫn đến tổn thương thần kinh. Năm lên 3 tuổi, gia đình cũng đã cho cháu L. đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, khi biết thông tin cháu bị nhiễm HIV thì các trường đều từ chối nhận cháu vào lớp với lý do hết chỉ tiêu tuyển sinh. Chị Thu thậm chí cũng đã tìm đến các trường ở cách xa nơi ở để tìm cơ hội cho con được đi học, song đều bị từ chối. Hai bên gia đình nội, ngoại khi ấy do ít hiểu biết nên không giúp đỡ được gì cho mẹ con chị. Họ hàng bên nội nhìn thấy những vết lở loét trên cơ thể L. nên không ai dám lại gần chăm sóc mỗi khi cháu ốm. Trẻ con hàng xóm thì không ai chơi với cháu và luôn gọi cháu là thằng “sida” nên L. suốt ngày chỉ thui thủi ngồi một mình ở nhà. Mặc dù L. được uống thuốc ARV kháng virut nhưng do mẹ thì “lúc tỉnh, lúc ngơ ngơ” nên không cho cháu uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng phác đồ điều trị đã dẫn đến cháu bị kháng thuốc và mất cuối năm 2012.



    Cứ chiều chiều, chị D. ở phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì lại kiếm kế sinh nhai bằng chiếc xe đẩy chuyên đồ quay, nướng. Nhìn chị khỏe mạnh ít ai biết được chị bị nhiễm HIV cách đây 9 năm, khi ấy đứa con trai chị được 2 tuổi. Rất may mắn cháu trải qua bao lần xét nghiệm nhưng đều cho kết quả âm tính với virut HIV. Chồng mất, chị phải sống trong sự kỳ thị của chính người thân. Mẹ chồng không chấp nhận cho chị tiếp tục nuôi con vì sợ cháu bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Nhiều người còn nói chị rằng bị nhiễm thứ virut ấy thì vô phương cứu chữa, chỉ còn đường chết. Làm bất cứ việc gì, làm ở đâu sau một thời gian ngắn khi bị mọi người phát hiện chị bị HIV thì chị lại phải tìm việc làm mới để duy trì cuộc sống. Bị người thân xa lánh, việc làm bấp bênh, chị D. nhiều lúc tuyệt vọng. Nhưng nghĩ đến đứa con trai khỏe mạnh, thông minh, chị lại quyết tâm phải tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu giành lại sự sống từ tay tử thần.



    Trong thực tế còn rất nhiều người bị nhiễm HIV có hoàn cảnh éo le, đáng buồn bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử khiến cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Dù ở bất cứ đâu và dù bị lây nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào, nếu không được xã hội chấp nhận, tạo môi trường thuận lợi, những người nhiễm HIV thường phải giấu diếm, lẩn trốn khỏi cộng đồng, không dám tiếp cận với điều trị để bảo vệ họ và những người khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.



    Phá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối với những người nhiễm HIV



    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 243/277 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV/AIDS. Dịch HIV không chỉ tập trung ở thành thị mà đã lan rộng ra các xã ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - nơi người dân có sự hiểu biết còn hạn chế, các dịch vụ y tế cũng như nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, người dân đã thay đổi nhiều về nhận thức, họ đã hiểu rằng nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt.



    Công tác truyền thông về HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, giải thích rõ những nguy cơ bị lây truyền và không thể lây truyền HIV; lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS. Tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với sự tham gia của người nhiễm HIV. Tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của người nhiễm HIV/AIDS, sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và gia đình. Việc tăng cường truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV làm cho sức khỏe của người nhiễm HIV được nâng lên và không bị mắc các nhiễm trùng cơ hội được đặc biệt chú trọng. Hiện nay, toàn tỉnh đã có hơn 900 người đang được điều trị bằng ARV.



    Hoạt động của nhóm đồng đẳng viên thuộc Dự án Quỹ toàn cầu được phát huy hiệu quả, góp phần giúp những người nhiễm HIV/AIDS có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, chủ động tiếp cận những dịch vụ chăm sóc, điều trị để tránh lây nhiễm cho những người khác

    Ngoài ra, mạng lưới hơn 600 nhân viên tiếp cận cộng đồng, tình nguyện viên tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su cho người có nguy cơ lây nhiễm HIV giúp giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS được phát huy hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện truyền thông trực tiếp cho 233.645 lượt người. Tháng cao điểm phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con tại 13 huyện, thành, thị đều tổ chức các hoạt động truyền thông phong phú, đa dạng như: Mít tinh, diễu hành cổ động, treo băng zôn, khẩu hiệu, cấp phát tờ rơi. Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ của những người nhiễm HIV như: Cành cọ xanh, Vì ngày mai tươi sáng, Hoa ban trắng… thu hút ngày càng đông đảo người nhiễm HIV tham gia. Đến đây, những người nhiễm HIV được nương tựa, sẻ chia, giúp đỡ, động viên nhau sống có ích. Qua việc đổi mới trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS đã từng bước nâng lên, đồng thời tạo sự cảm thông, chia sẻ, tiến tới xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.



    Việc xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử là việc làm không của riêng một cá nhân nào, mà cần sự chung tay, góp sức của toàn thể xã hội, các ngành, các cấp, các đoàn thể nhằm giúp những người nhiễm HIV/AIDS có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, họ sẽ chủ động tìm đến những cơ sở y tế để tiếp cận những dịch vụ chăm sóc, điều trị, để tránh lây nhiễm cho những người khác. Bên cạnh đó, nếu được hòa nhập với cộng đồng, họ sẽ là những tuyên truyền viên hiệu quả để phòng tránh HIV/AIDS trong cộng đồng.



    Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Quang Trung – Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: “Thời gian tới, chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác chống kỳ thị và phân biệt đối xử, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, kiến thức chung về HIV/AIDS cho người dân về kỳ thị, phân biệt đối xử, làm rõ tác hại của kỳ thị, phân biệt đối xử đối với xã hội nói chung và công cuộc phòng, chống AIDS nói riêng. Đa dạng hóa các phương pháp truyền thông, lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS. Mặt khác, tăng cường các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về HIV/AIDS, trong đó nhấn mạnh các quy định về chống kỳ thị và phân biệt đối xử; mở rộng các hoạt động chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ; nhân rộng các mô hình hoạt động có sự tham gia của người nhiễm HIV/AIDS và gia đình, cải thiện hình ảnh của người nhiễm HIV/AIDS tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng”.

    Lệ Thủy
    http://phutho.gov.vn/cddh/-/vcmsview...ay-le-lon.html




Trang 5 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. E đi cắt tóc và không để ý có thay dao không
    Bởi totlanh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 43
    Bài viết cuối: 04-08-2013, 17:55
  2. Không kỳ thị với người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-07-2013, 09:55
  3. Hôn sâu có làm lây nhiễm hiv không?
    Bởi volananh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Vấn Đề Khác
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-07-2013, 12:21

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •