Xóa bỏ mọi kỳ thị đối với người có H

Thứ sáu 29/11/2013 14:00Không phải ngẫu nhiên lâu nay khái niệm người có H/người sống chung với HIV được thay thế cho cách gọi của người bị nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là thể hiện quan điểm chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người không may rơi vào hoàn cảnh bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tuy nhiên, thể hiện quan điểm và thái độ chưa đủ mà quan trọng hơn là phải có hành động cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những người có H để họ thực sự được hưởng đầy đủ mọi quyền mà luật pháp đã quyđịnh.

Nhân dịp Ngày Quốc tế Phòng, chống HIV/AIDS 1/12/2013, Trang tin điện tử Tiếng Chuông xin giới thiệu bài viết của ông Trần Việt Trung - Ủy viên BCH Hội Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS.Những kết quả đáng khích lệHiện nay, cùng với các thảm họa về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, về tệ nạn ma túy… thì HIV/AIDS đang là một trong những đại dịch của cả nhân loại nói chung và đối với mỗi quốc gia, với từng dân tộc nói riêng.Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2013, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đã phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2013 với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”.Mục tiêu chính của Tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 là: Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Tiếp tục phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân; Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay đồng thời cũng là một sự kiện quan trọng đánh dấu hơn 20 năm Việt Nam ứng phó với dịch HIV/AIDS và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm,trong những năm gần đây, Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng tình hình lây nhiễm HIV, khống chế thành công tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư thấp hơn chỉ tiêu 0,3% được đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS đến năm 2010.Tính đến 31/05/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 người và 65.133 trường hợp đã tử vong do AIDS. So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm HIV 5 tháng đầu năm 2013với cùng kỳ năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 32%, số bệnh nhân AIDS giảm 50%, tử vong do AIDS giảm 49%.Trong khi tại 17 địa phương có số người nhiễm HIV mới được phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 thì tại 46 địa phương có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm. Đáng lưu ý là tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy qua theo dõi giám sát trọng điểm đã giảm trong năm 2012 là 11,6% so với 13,4% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012 là 2,7% so với 2,9% năm 2011. Với tỷ lệ này, Việt Nam tiếp tục là nước có tỷ lệ nhiễm HIV thấp trong khu vực.Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta lơ là, chủ quan và mất cảnh giác.Phân biệt, kỳ thị - “Vật chướng ngại” trong phòng, chống AIDSMặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua nhưng một trong những tồn tại lớn của cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS theo đánh giá trong Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS là “Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, làm ảnh hưởng đáng kể tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV, rào cản cho việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm và chuyển gửi đến dịch vụ chăm sóc điều trị”.
Trong thực tế, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã và đang là vật chướng ngại làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng chống HIV/AIDS cả trên thế giới và ở Việt Nam.Nguyên nhân cơ bản của sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV (còn được gọi là người có H) và cả với người bị liên quan hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS xuất phát từ nhận thức thiếu hiểu biết về HIV, do các quan niệm sai lầm về sự lây truyền HIV và mặt khác do lâu nay nhiều người vẫn coi HIV là tệ nạn xã hội. Mặc dù người bị nhiễm HIV có thể từ những con đường và nguyên nhân khác nhau nhưng khi họ đã mang trong người loại virus nguy hiểm này thì chúng ta hãy coi họ là những người bệnh cần được giúp đỡ và chăm sóc, không nên tìm nguyên nhân vì sao họ mang căn bệnh thế kỷ này.Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng xác định rằng tuy bị nhiễm HIV nhưng người có H vẫn có đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ như mọi công dân bình thường khác.Mặc dù luật pháp nước ta có những quy định rõ ràng như vậy nhưng trong cuộc sống hàng ngày có nhiều người nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử một cách nặng nề, tàn nhẫn. Nhiều trẻ em bị nhiễm HIV (do mồ côi hoặc bị bỏ rơi) đang phải sống trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc các Trung tâm đặc biệt dành riêng cho trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, chịu thiếu thốn tình cảm gia đình, không được đến trường học và vui chơi cùng bạn bè đồng lứa.Nhiều người có H trong tuổi lao động đang không được học nghề, không có công ăn việc làm và rất nhiều người trong số đó bị hắt hủi, xa lánh hoặc sống lay lắt, cùng cực. Thực tế đó làm cho cộng đồng người có H càng rơi vào hoàn cảnh tự ti, mặc cảm, khép kín và họ cảm thấy như bị hắt ra bên lề cuộc sống của xã hội. Một số người muốn công khai tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình để mong nhận được sự cảm thông, đồng cảm của mọi người xung quanh, trước hết là người thân trong gia đình và sự hỗ trợ, giúp đỡ và chăm sóc của cộng đồng nhưng họ còn bị ngăn cách bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử của nhiều người đối với họ, thậm chí của cả người thân trong gia đình họ.Vai trò quan trọng của cộng đồng trong phòng, chống AIDSNhư vậy, phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H trước hết đòi hỏi lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân cần tiếp tục nâng cao nhận thức và hiểu biết về HIV/AIDS. Từ đó thay đổi về quan điểm, thái độ và hành vi đối xử với người có H. Ngành Y tế cần tiếp tục tăng cường các dịch vụ cần thiết cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ về tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho cả những người có H và nhóm người có nguy cơ cao. Các gia đình, các tổ chức xã hội tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ cho người có H, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính quyền các cấp cần tiếp tục tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có việc giúp đỡ, chăm sóc và hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS.Trong việc chống và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cộng đồng dân cư có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết mỗi người dân cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, về các con đường lây truyền và biết phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân và gia đình; Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện, quan niệm sai lầm về HIV/AIDS và đặc biệt là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS; Tôn trọng và bảo mật thông tin của người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Cần phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam nhằm tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ; quan tâm giúp đỡ, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người có H và tạo điều kiện cho họ sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội, góp phần tích cực thực hiện chiến dịch toàn cầu xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS do Tổ chức Y tế Thế giới phát động ngày 1/12/2002 với khẩu hiệu: “Sống và hãy cùng Sống” đầy ý nghĩa nhân văn.
Trần Việt Trung