Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 21 đến 27 của 27

Chủ đề: Series "Nói không với AIDS"

  1. #21
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Nếu nhiễm HIV, có nên sinh con? (Nói không với AIDS - bài 22)

    Chúng tôi không dám chắc, con bạn có nằm trong số 20% trẻ không nhiễm HIV từ mẹ không? Chưa kể sức khỏe và tính mạng của cả hai mẹ con bạn luôn bị đe doạ...

    Hỏi: Chồng tôi bị nhiễm HIV. Chúng tôi vẫn quyết tâm lấy nhau? Xin hỏi tôi có thể sinh con được không? Con tôi có bị nhiễm HIV không?
    (L.T.P - Thái Bình)
    Con cái là niềm hạnh phúc tuyệt vời của bố mẹ...

    Trả lời:


    HIV có nồng độ cao trong máu, trong dich tiết của cơ quan sinh dục, trong sữa mẹ, nên nhìn chung, HIV chủ yếu lây qua 3 đường:

    - Qua QHTD không sử dụng BCS (âm đạo, đường miệng, hậu môn).


    - Qua đường máu: Dùng chung bơm kim tiêm, bị dính máu qua vết thương hở, đánh chung bàn chải có dính máu chân răng…


    - Mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong quá trình mang thai, khi đẻ và cho con bú.


    Xác suất mẹ nhiễm HIV, con không bị lây nhiễm chiếm khoảng 20%, tuy nhiên không thể chắc chắn, con bạn có may mắn nằm trong số 20% đó không.


    Để có con, bạn và chồng đều nhiễm H, nếu không có chế độ ăn uống, chăm sóc tốt, bạn có thể nguy kịch về tính mạng khi mang thai, con bạn có thể bị nhiễm H, bị chết sau khi bạn sinh…


    … Đó là những khó khăn, những sự thật vô cùng nghiệt ngã, bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối diện. Nếu bạn thật sự muốn có con với anh ấy, chúng tôi không dám chắc con bạn có may mắn không? Tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai!


    Nếu muốn có tiếng trẻ, tốt nhất có thể bàn với anh ấy nhận con nuôi. Học cách chăm sóc trẻ thật kỹ, tránh lây nhiễm cho trẻ, đến khi trẻ đủ lớn để có thể tự vệ sinh, không cần đến sự chăm sóc của bạn…


    Mong bạn có những suy nghĩ thật thấu đáo. Chúc các bạn hạnh phúc!




    ... Nhưng nếu bạn nhiễm HIV, con bạn có thể bị lây nhiễm và nguy hiểm đến tính mạng



    Hạnh Ngọc Nguyên
    (Ảnh minh hoạ, Images)

  2. #22
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    HIV có lây qua đường răng miệng? (Nói không với AIDS - bài 23)

    Khi phát hiện chảy máu chân răng, có các biểu hiện bệnh về răng miệng, nên đến ngay bác sĩ nha khoa và bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định dùng thuốc tốt!

    Hỏi: Tôi nghe nói HIV cũng lây qua đường răng miệng? Xin hỏi cách phòng chống lây nhiễm?

    Cần tuyệt đối tuân thủ việc giữ vệ sinh răng miệng...


    Trả lời:

    HIV có lây qua đường răng miệng, do chảy máu chân răng, dịch tiết ở các vết loét...

    Bệnh răng miệng của bệnh nhân HIV phát sinh do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, loét do Herpes, ung thư.


    Cách chăm sóc bệnh răng miệng:


    - Đánh răng bằng bàn chải mềm ít nhất 3-4 lần/ngày. Sau đó súc miệng bằng nước muối hoặc nước chanh (chất acid trong chanh sẽ làm chậm phát triển các nốt sùi).


    - Súc miệng bằng thuốc tím 3-4 lần/ngày (1/2 lít nước pha cùng một thìa cà phê thuốc tím).


    - Ăn tỏi hoặc sữa chua


    - Dùng thuốc chống nấm 3- 4 lần/ngày


    Khi bị chảy máu chân răng, các biểu hiện về bệnh răng miệng,
    cần đến bệnh viện để được chỉ định dùng thuốc tốt nhất...


    Để đề phòng, cần thiết phải thực hiện tốt các bước sau:


    - Đánh răng thường xuyên (sau bữa ăn hoặc súc nước muối).


    - Định kỳ khám nha khoa để phát hiện các bệnh về răng miệng.


    - Dùng các thức ăn giầu vitamin như trứng, sữa, thịt, các loại đậu, rau xanh và hoa quả.


    - Tránh ăn thức ăn ngọt, dính và nhiều xơ sau khi đã đánh răng…


    Như vậy, người nhiễm HIV nên tuyệt đối tuân thủ việc giữ vệ sinh răng miệng. Khi phát hiện chảy máu chân răng, có các biểu hiện bệnh về răng miệng, nên đến ngay bác sĩ nha khoa và bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định dùng thuốc tốt!


    Hạnh Ngọc Nguyên
    (Ảnh minh hoạ, Images)


  3. #23
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Tai nạn nghề nghiệp (Nói không với AIDS - bài 24)

    Vợ tôi hớn hở khoe kết quả siêu âm cậu con trai, mà đâu biết rằng, lòng tôi đang như muối xát…

    Tôi thơm lên bụng bầu của vợ mà nước mắt giàn giụa. Cô ấy nghĩ tôi đang xúc động vì sắp lên chức bố nên còn cười, trêu chọc tôi. Đâu có ngờ, lòng tôi đang héo hon vì kết quả xét nghiệm máu ngày hôm nay: tôi đã dương tính với HIV…Sự cố xảy ra với tôi trong vòng vài tháng trước. Tối ấy, tôi chuẩn bị hết ca trực thì cô y tá hốt hoảng thông báo: “Bác sĩ, có một bệnh nhân nam bị tai nạn giao thông cần cấp cứu gấp”. Nhận được tin, tôi vội vã lao đến phòng cấp cứu. Trước mắt tôi là một thanh niên, khắp người bê bết máu, trên đầu anh ta còn bị những mảnh kính (tôi đoán là từ mũ bảo hiểm) ghim lại.

    Chỉ một phút sơ sẩy, tôi đã bị nhiễm HIV...

    Anh ta giãy giụa khiến tôi rất vất vả mới sơ cứu được. Trong lúc vật lộn với bệnh nhân, anh ta, có lẽ vì đau đớn, đã cắn tôi một nhát vào tay. Mất máu quá nhiều, anh ta đã không qua khỏi.Tôi chủ quan chỉ sát trùng và cầm máu vết thương trên tay bình thường. Tuy nhiên, lúc cầm phiếu xét nghiệm máu của bệnh nhân, tôi mới rụng rời, anh ta nhiễm HIV, bị tai nạn giao thông trong cơn đói thuốc

    Chuyện tôi bị vết cắn từ bệnh nhân nhiễm H nọ, tôi giấu kín không cho các đồng nghiệp biết, tôi chỉ tâm sự với cậu bạn giám đốc một bệnh viện tư nhân. Đã chuẩn bị tinh thần vậy mà tôi cũng ngất xỉu khi cậu bạn đưa cho tờ xét nghiệm máu, kết luận tôi dương tính với HIV… Anh bạn hết lời an ủi, rằng vẫn cần một lần xét nghiệm nữa mới khẳng định kết quả này là chính xác… Tôi đã giấu kín mọi người, luôn tỏ ra vui vẻ để vợ không lo lắng.


    Rất đau đớn, nhưng hơn hết, tôi vẫn muốn con tôi được sinh ra khoẻ mạnh,
    vợ tôi vượt qua kì sinh nở thật an toàn...

    Cơ quan đang có đợt kêu gọi bác sĩ trẻ lên miền núi công tác. Tôi ghi tên tham gia đợt công tác này, vì muốn trì hoãn thời gian, cho vợ tôi sinh nở an toàn. Nhưng tôi lại lo sợ, để lại vợ trong lúc bụng mang dạ chửi thế này, cô ấy sẽ nghĩ chồng không yêu thương mình mà sinh ra quẫn chí thì cũng nguy hiểm.Ở lại chăm vợ, tôi lại sợ mình không giấu được cô ấy bí mật mang HIV. Tôi thực sự bối rối quá…

    Mộc Lan
    (Ảnh minh hoạ, Getty Images)

  4. #24
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Hội chứng sốt ở người nhiễm HIV (Nói không với AIDS - bài 25)

    Đôi khi bệnh nhân HIV bị sốt do bệnh lý, cũng có khi sốt là một phản ứng của cơ thể, tăng nhiệt để chống chọi lại những tấn công của virus, bệnh tật…

    Hỏi: Xin cho biết những hội chứng thường gặp của người nhiễm HIV, và cách xử trí?

    Đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời nếu có những biểu hiện sốt kéo dài, sốt cao...


    Trả lời:

    Người nhiễm HIV có nhiều hội chứng bệnh, nhưng chủ yếu vẫn có những hội chứng chung như sốt, ỉa chảy, loét da, viêm đường sinh dục, đau mình mẩy…


    Trước hết, xin giới thiệu hội chứng sốt:

    Sốt là một phản ứng của cơ thể, tăng nhiệt để chống chọi lại những tấn công của virus, bệnh tật… Sốt của người nhiễm HIV/AIDS có thể do các nguyên nhân khác nhau:


    - Do nhiễm trùng cơ hội liên quan tới AIDS như lao.


    - Do lây từ những bệnh lưu hành ở địa phương như sốt rét, lao và các bệnh truyền nhiễm khác.


    - Sốt là biểu hiện của nhiễm HIV.


    Cách xử trí


    - Phát hiện sốt: Dùng nhiệt kế cặp vào nách và đo từ hậu môn, hoặc dùng mu bàn tay đo nhiệt ở trán mình và trán bệnh nhân, nếu nóng hơn trán mình là biểu hiện sốt.


    - Cởi bỏ quần áo, chăn màn không cần thiết, nằm ở chỗ thoáng mát để cơ thể hạ nhiệt.


    - Tắm nước ấm để hạ nhiệt hoặc đắp khăn đã ngâm trong nước lạnh lên các phần ngực, trán, nách, bẹn, lau người bằng khăn ướt, để nước tụ bay hơi. Chỉ quạt nhẹ, không cho gió thốc vào người.


    - Cho uống nhiều nước sôi để nguội, nước chè loãng, nước súp hoặc nước hoa quả.


    - Nếu sốt từ 390C trở lên, sử dụng các loại thuốc giảm sốt như Paracetamol, cách mỗi 4-8 tiếng/lần.


    - Cần giữ sạch và khô cơ thể.


    - Dùng các loại nước thơm và bọt tan để phòng các bệnh về da như phát ban, mụn nhọt, lở loét.


    Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc bừa bãi!



    Cần đưa người bệnh đến bệnh viện, trong các trường hợp sau:



    - Trẻ sơ sinh bị sốt.


    - Sốt cao trên 390C kèm theo rét run.


    - Sốt kéo dài.


    - Sốt kèm theo ho và sút cân


    - Sốt kèm theo các triệu chứng khác như cứng gáy, đau đầu dữ dội, lú lẫn, bất tỉnh, mắt vàng, đột ngột ỉa chảy nặng hay co giật.


    - Đang có mang hoặc vừa sinh con.


    - Sống trong vùng có dịch sốt rét, uống thuốc không khỏi. Không dùng thuốc lặp đi lặp lại.


    Như vậy, với những người HIV, sốt là biểu hiện của bệnh lý, đó là cách tăng nhiệt để kháng lại sự tấn công của virus. Không nên chủ quan với sốt, bởi nếu để kéo dài sẽ gây biến chứng đáng tiếc, nhất là với những người nhiễm HIV, cơ thể kháng bệnh rất kém. Cần làm đúng những điều chúng tôi đã hướng dẫn ở trên một cách khoa học.


    Không tự ý cho bệnh nhân có H dùng thuốc bừa bãi. Khi lau người cho bệnh nhân, nhất thiết phải cẩn thận tránh gây trầy xước, lở loét, tiết dịch. Cần tẩy trùng chăn, màn, khăn, quần áo cho người bệnh định kỳ, phơi ở những nơi có nắng mạnh.

    H_NGUYỄN
    (Ảnh minh hoạ Images)

  5. #25
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Người nhiễm HIV cần được tôn trọng! (Nói không với AIDS- bài 26)
    Đã có thuốc giúp người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, nhưng chính những kỳ thị và thiếu hiểu biết của cộng đồng về căn bệnh, đã đẩy những người nhiễm HIV tới sự tự ti, mặc cảm, chán sống...

    Trước đây, khi khoa học và y tế thế giới chưa tìm ra thuốc và những phương pháp để khống chế sự phát tác của virus HIV, người ta sợ, lảng tránh, kỳ thị những người nhiễm HIV là một lẽ, nhưng đến nay, khi khoa học đã chứng minh, HIV thực ra không dễ lây nhiễm như người ta tưởng, người nhiễm HIV có thể có cuộc sống bình thường khoẻ mạnh trong mấy chục năm, nhưng dường như sự kỳ thị với căn bệnh này không thuyên giảm. Người ta cho mình cái quyền phán xét cuộc sống riêng tư, và những bất hạnh của người khác hơn là bắt tay vào tìm hiểu xem căn nguyên của bệnh, cách chữa trị và phòng tránh lây nhiễm...

    Người nhiễm HIV vẫn có quyền được lao động


    Thực tế đã có rất nhiều người nhiễm HIV do bị kỳ thị đã có những hành vi phản kháng tiêu cực, ví dụ như tự sát, như cố tình trả thù, lây nhiễm cho cộng đồng.

    Cũng có những người do bị kỳ thị, họ đã có cuộc sống khép mình, không giao lưu với cộng đồng, sinh chán đời, không chăm lo cho bản thân, suy sụp tinh thần, sức khỏe dẫn đến tử vong sớm.

    Sự kỳ thị bắt đầu từ đâu? Từ những hiểu biết chưa chuẩn về căn bệnh này. Thông thường người ta cứ nghĩ nhiễm HIV là "dấu chấm hết cuộc đời", cho nên người trong cuộc không có ý chí phần đấu, không thiết tha làm việc, không có định hướng cuộc sống, hoặc hằn học trả thù đời. Những hình ảnh không đẹp đẽ của chính nạn nhân, những người tự tạo ra số phận của họ, đã không lấy được sự thương cảm, sẻ chia của chính người thân, cộng đồng xã hội...


    ... được sống trong một môi trường được tôn trọng...


    Bên cạnh đó những người thân của những người nhiễm HIV, do không hiểu biết, sợ lây nhiễm, nên họ rời xa, phân biệt đối xử với chính người thân của mình...

    Người nhiễm HIV cần được sống trong sự yêu thương, có quyền con người bình đẳng như tất cả những công dân khác, nghĩa là họ cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền lao động và quyền được tôn trọng...

    Đã đến lúc chúng ta cần tuyên truyền sâu, rộng và thực tế hơn nữa về HIV/AIDS. Người nhiễm HIV và cộng đồng cần được nâng cao hiểu biết hơn nữa về HIV/AIDS, để sống chung một cách tốt nhất với căn bệnh này!

    ... và được mưu cầu hạnh phúc. Muốn thế, cả người nhiễm HIV và cộng đồng cần nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS, để có cách sống chung tốt nhất với HIV/AIDS

    Mời các bạn theo dõi trả lời phỏng vấn của bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, Trưởng phòng sức khỏe Viện Nghiên cứu phát triển xã hội ISDS.

    Người có HIV bị "tước" nhiều quyền làm người

    Với người nhiễm HIV, trường học và cơ sở y tế phải là nơi quan tâm, giúp đỡ họ nhiều nhất, thì ở Việt Nam lại tỏ ra “ghẻ lạnh” với họ nhất. Không phải vi rút HIV “giết” người bị nhiễm, mà sự kỳ thị của cộng đồng mới là thủ phạm chính…

    Danh hiệu Nhà lãnh đạo trẻ thế giới trao tặng cho chị Hải Oanh để ghi nhận những đóng góp thầm lặng trong lĩnh vực ít người làm: tìm kiếm cơ hội cho người có HIV sinh con, có quyền quan hệ tình dục (QHTD) như những người lành mạnh.





    Theo chị Hải Oanh, người có HIV đang bị “tước đoạt” nhiều quyền làm người, trong đó quyền quan trọng nhất là được làm cha, làm mẹ. Những luật lệ thành văn cũng như bất thành văn trong xã hội người Việt đang đẩy người bị nhiễm HIV vào một ngõ cụt không lối thoát. Và gần chục năm nay, chị Hải Oanh đi tìm lời giải đáp với chương trình “Nghiên cứu về nhu cầu, quyền sức khỏe tình dục, sinh sản của người có HIV ở Việt Nam”.



    Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh


    Đôi “cọc cạch” thường mong muốn có con nhất

    Người ta vẫn thường nghĩ, đã dính HIV thì chỉ chờ chết, còn tâm tưởng đâu mà đòi quyền lợi về tình dục, sinh sản?

    Những năm 2000 về trước có thể nghĩ vậy. Nhưng sau này, nhất là từ năm 2005 đến nay, khi có các chương trình điều trị dự phòng HIV, có thuốc kháng HIV giúp người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh, bình thường trở lại thì quan niệm cũng đổi khác.





    Tình dục là cái cơ bản, thiết yếu của con người. Dù là người tàn tật, người già thì nhu cầu tình dục vẫn có. Người có HIV cũng có nhu cầu về tình dục, bởi tình dục thuộc về tâm sinh lý, cũng cần thiết như cần được ăn cơm, uống nước hàng ngày vậy. Chúng tôi nghiên cứu trên 2.600 người có HIV, trong khoảng 800 người được phân tích thì có 30% có bạn tình, bạn đời không bị nhiễm, mà chúng tôi vẫn thường gọi vui là đôi “cọc cạch”.




    Không chỉ có nhu cầu về tình dục, người có HIV cũng có nhu cầu được làm cha, làm mẹ, tức là quyền sinh sản. Trong những đôi “cọc cạch”, bản thân người bị nhiễm HIV còn muốn có con cái, huống hồ là người không nhiễm còn khát khao có con cái như thế nào.


    Ở trung tâm của chúng tôi có dịch vụ tư vấn cho người có HIV, rất nhiều người hỏi làm thế nào để quan hệ tình dục mà không lây nhiễm cho bạn tình, bạn đời? Làm thế nào để sinh con mà con không bị nhiễm từ cha hoặc mẹ? Các biện pháp cần thiết để bảo vệ cho bạn tình, bạn đời, hoặc con cái không bị nhiễm HIV trong sinh hoạt hàng ngày?


    Chính sách làm khó người có “có H”

    Nhưng người ta vẫn e ngại, người có HIV nếu QHTD bừa bãi sẽ gây nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng?

    Mọi người đang nhầm và lo lắng quá mức. Trong các loại vi rút gây bệnh như HIV, lao, viêm gan B, viêm gan C, thì vi rút HIV được xem là vi rút dễ chết nhất, cũng khó lây nhất. Chỉ khác nhau ở chỗ, người ta nghĩ mắc HIV là chờ chết từng ngày, trong khi mắc viêm gan B, lao… cũng đáng sợ không kém nhưng không chết ngay nên không đáng lo. Tuy nhiên, trên thực tế, HIV đã có chương trình điều trị dự phòng, có thuốc kháng nên nhiều người vẫn có thể sống khỏe mạnh, kéo dài cuộc sống hơn chục năm.





    Theo chị thì người nhiễm HIV rất muốn sinh con, nhưng làm thế nào để con không bị nhiễm?
    Có hai phương pháp kỹ thuật là lọc rửa tinh trùng và thụ tinh nhân tạo. Hai phương pháp này giúp người có HIV sinh con sẽ không bị nhiễm, an toàn tuyệt đối. Trường hợp lọc rửa tinh trùng là đối với người nam bị nhiễm HIV. HIV chỉ có trong tinh dịch, nên khi lọc rửa bỏ tinh dịch và lấy tinh trùng thì sẽ tránh được nhiễm. Phương pháp thụ tinh nhân tạo dành cho người nữ bị nhiễm HIV cũng cực kỳ an toàn. Cả hai phương pháp trên đều không có hoạt động quan hệ tình dục giữa nam với nữ nên nhiễm HIV là khó xảy ra.




    Tuy nhiên, về kỹ thuật thì không khó, nhưng cái khó là ở chính sách, quy định của pháp luật. Chính phủ ta có nghị định nghiêm cấm dùng các biện pháp khoa học kỹ thuật cho người có HIV, thế nên các cơ sở y tế đều không dám thực hiện giúp người HIV có con. Có lần tôi trao đổi với anh Phạm Việt Thanh (Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM) để hỏi thì anh bảo kỹ thuật giúp người có HIV đối với bệnh viên là… vô tư, chỉ có điều không thực hiện được vì quy định pháp luật đã nghiêm cấm.


    Vậy người có HIV không được quyền làm cha, làm mẹ ?


    Pháp luật nghiêm cấm thì người dân đành tự mày mò, tự vượt rào để “đánh bạc” với số phận bằng việc quan hệ tình dục không an toàn. Đó cũng là lý do làm gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Vì nhu cầu có con cái, nên có hai đối tượng rất dễ bị nhiễm mới là người nam hoặc người nữ trong QHTD và đứa con khi sinh ra.


    Pháp luật Việt Nam cấm nên nhiều gia đình có điều kiện sang Singapore, Philippin… để thực hiện biện pháp kỹ thuật của y tế giúp họ có con. Nhưng ở Việt Nam thì có mấy ai có điều kiện ra nước ngoài ? Vì vậy những nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã hội mong muốn như là bằng chứng sinh động, rõ nét để Chính phủ nhìn nhận mà thay đổi, dỡ bỏ nghị định không phù hợp với thực tế.


    Sự ghẻ lạnh “giết” người bệnh nhanh nhất

    Chị nghĩ sao khi người ta bảo, vi rút HIV không giết chết người nhiễm mà chính là sự kỳ thị của cộng đồng?

    Cái này hoàn toàn đúng. Nhưng sự kỳ thị của Việt Nam giờ đã giảm đi nhiều so với trước. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng qua trao đổi, nói chuyện với người bị nhiễm HIV thì họ cũng cảm thấy các rào cản, sự ngăn cách, chia rẽ mà xã hội đối với họ đã nhẹ nhàng hơn trước đây.





    Có điều, một nghịch lý là, nếu như ở nước ngoài thì cơ sở y tế và cơ sở giáo dục là hai địa chỉ giúp đỡ người nhiễm HIV hòa nhập với cộng đồng tốt nhất thì Việt Nam lại ngược lại. Đến các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục sẽ thấy rõ sự “ghẻ lạnh” này cực kỳ rõ nét.




    Có thể tìm ra nhiều nguyên nhân, như ở cơ sở y tế, người cán bộ y tế phải tiếp xúc gần nhất với cơ thể, với máu, dịch truyền của người bệnh. Ở cơ sở giáo dục, nhất là bậc tiểu học, mầm non, sự lo lắng của các phụ huynh như sợ con trẻ cắn nhau, đánh nhau dẫn đến lây nhiễm...

    Nhưng, quan trọng nhất là chúng ta vẫn định kiến rằng những người nhiễm HIV là người xấu, là thành phần thuộc tệ nạn xã hội nên luôn coi thường. Sự ghẻ lạnh cũng từ đó mà ra.





    ...Và vì thế, chị chọn công việc giúp đỡ, chia sẻ với người nhiễm HIV?




    Nếu không bắt đầu thì chẳng bao giờ có hiệu quả, thậm chí là chúng ta được xem khá muộn màng khi vẫn bỏ rơi người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV không phải ai cũng xấu, mà họ có xấu chăng nữa, để đoạn tuyệt với họ cũng không phải là điều nên làm.


    Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện thú vị này!


    (Dân trí)

    H_NGUYỄN
    (Ảnh minh hoạ, Images)

  6. #26
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Hội chứng nôn ở người nhiễm HIV (Nói không với AIDS - bài 27)

    Nôn là hội chứng thường gặp ở người nhiễm HIV, có thể tự khỏi, ở một số bệnh nhân, nôn trở thanh mãn tính...

    Hỏi: Con trai tôi mới nhiễm HIV, chúng tôi chăm sóc cháu rất cẩn thận, nhưng cháu rất hay nôn. Tôi rất lo lắng. Xin chỉ cho tôi cách điều trị?

    Trả lời:

    Ở người nhiễm HIV, nôn là một trong những hội chứng thường gặp. Nôn thường do các nguyên nhân sau:


    - Nôn do phản ứng với các loại thuốc.


    - Nôn do nhiễm trùng đường ruột, hoặc từ ăn uống


    - Do các bệnh ở đường ruột và dạ dày


    - Do vi khuẩn Kaposi sarcoma ở ruột


    - Do tác nhân là HIV


    Hãy biết kết hợp chăm sóc toàn diện để người HIV có cuộc sống khoẻ mạnh nhất...


    Với bệnh nhân HIV/AIDS, hội chứng nôn là biểu hiện bình thường, có thể tự khỏi, ở một số bệnh nhân nôn trở thành mãn tính, có thể gặp hàng ngày.


    Khi điều trị bệnh nhân HIV có những triệu chứng nôn, nên chú ý:

    - Không cho bệnh nhân tiếp xúc với những môi trường nấu nướng có nhiều mùi thức ăn, hoặc những mùi dễ gây dị ứng, ngộ độc.


    - Nếu buồn nôn kết hợp với ỉa chảy kéo dài phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

    - Hỏi ý kiến bác sĩ về bệnh tình của bệnh nhân để có thuốc điều trị phù hợp cho thể trạng của từng người.

    - Cần lưu ý đến vấn đề ăn uống: nếu bệnh nhân bị nôn quá nặng thì nên ngừng ăn uống hoàn toàn trong vòng 1-2 giờ


    - Cho bệnh nhân uống nước ấm, nước Oresol (nước pha với bột điện giải), hoặc uống nước chè pha loãng…


    Điều quan trọng nhất, chúng ta phải biết xác định những nguyên nhân gây ra triệu chứng nôn ở bệnh nhân HIV. Nếu tìm ra nguyên nhân, sẽ tìm ra cách điều trị.


    Bệnh nhân HIV/AIDS, cơ thể miễn dịch rất kém. Vì vậy chúng ta hết sức lưu ý khi chăm sóc. Cần có một sự kết hợp chăm sóc toàn diện từ vệ sinh, chế độ tập luyện, đến chế độ ăn uống, phải tuân thủ nghiêm túc những quy chuẩn an toàn, đúng mực, để người nhiễm HIV có được một cuộc sống tốt nhất, khoẻ mạnh nhất.

    H_NGUYỄN
    (Ảnh minh hoạ, Images)

  7. #27
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Dùng BCS để 'tẩy chay' bệnh...(Nói không với AIDS - bài 28)

    Có những "đồn thổi" không hay về BCS, rằng nó là nguyên nhân của giảm khoái cảm tình dục, nào là dùng nó quá lằng nhằng... Nhưng các bạn trẻ không hề biết rằng BCS là vũ khí tối tân để chống lại những bệnh lây truyền qua đường tình dục...

    Hỏi: Một lần cháu theo bạn bè đến nhà hàng, do bạn bè xui bẩy, cháu có ''quan hệ'' với một tiếp viên, cháu không sử dụng bao cao su, gần đây cháu thấy ''vùng kín" của cháu rất nhiều nốt đỏ, ngứa ngáy khó chịu, cháu rất lo mình bị "Si-đa", có phải cháu đã nhiễm "Si-đa"rồi không?
    (Cháu L.T.A - Hà Nam)




    Dùng BCS để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục...



    Trả lời: Quan hệ tình dục (QHTD) với bạn tình, nhất là với những người làm nghề dịch vụ như tiếp viên, gái nhà hàng, gái điếm… không sử dụng bao cao su (BCS) thì rất nguy hiểm, có thể bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, ví dụ như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, hoặc nhiễm virus HIV…

    Những biểu hiện ở "vùng kín" của cháu chứng tỏ "cậu bé" cháu đã bị viêm nhiễm những triệu chứng bệnh như giang mai, lậu… rồi đó, muốn xác định được đúng bệnh, chính xác độ viêm nhiễm, cháu có thể đến bệnh viện khám để có câu trả lời chính xác.

    Bệnh "Si-đa", hay còn gọi là AIDS, rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên nếu không xét nghiệm máu thì không thể kết luận chính xác được. Khi chưa phát triển thành bệnh AIDS, chỉ gọi là "bệnh nhân nhiễm HIV".


    Nên bổ sung những kiến thức cơ bản về SKSS, SKTD để tự biết bảo vệ mình...


    HIV có "giai đoạn cửa sổ", sau 3 tháng khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể người, xét nghiệm máu mới cho kết luận chính xác. Không thể kết luận được lần quan hệ đó cháu đã bị nhiễm HIV hay chưa. Nếu khoảng thời gian cháu QHTD đã được 3 tháng trở lên, cháu nên đến Trung tâm xét nghiệm HIV hoặc một bệnh viện gần nhất để được xét nghiệm và tư vấn.

    QHTD, với bất cứ đối tượng nào, cách bảo vệ mình tốt nhất trước bệnh tật, nhất thiết phải sử dụng BCS.


    Nên có một tinh thần tốt để nếu trường hợp xấu nhất cháu có nhiễm HIV, để có thể biết cách sống chung, khỏe mạnh với bệnh một cách tốt nhất. Người nhiễm HIV vẫn có thể sống, làm việc, cống hiến như một người bình thường, thời gian để bệnh phát triển thành AIDS, có thể lên tới 15- 20 năm.


    Chúc cháu may mắn!


    Minh Ngọc_97
    (Ảnh minh họa, Images)

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •