Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Người nghiện đầu tiên tại Hà Nội chịu chế tài cai nghiện bắt buộc

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Người nghiện đầu tiên tại Hà Nội chịu chế tài cai nghiện bắt buộc

    Thứ tư 01/04/2015 09:00

    Trương Vũ Anh là đối tượng nghiện ma túy từ hơn 10 năm qua và sống lang thang trên địa bàn quận Long Biên. Ngày 15-3, Vũ Anh bị Công an phường Gia Thụy bắt quả tang khi đang sử dụng ma túy. Sau khi tạm giữ, CAP Gia Thụy đã nhanh chóng lập hồ sơ đề nghị cơ quan chức năng xem xét, buộc Trương Vũ Anh phải vào trung tâm cai nghiện bắt buộc.



    Trên cơ sở hồ sơ của cơ quan công an, Phòng LĐ-TB&XH quận Long Biên nhanh chóng có công văn đề nghị TAND quận xem xét và áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với Trương Vũ Anh theo quy định của pháp luật.

    Điều trị cho người nghiện ma túy ở một trung tâm cai nghiện bắt buộc

    Xem xét lời khai của người nghiện ma túy, ý kiến của các thành phần tham dự họp và hồ sơ vụ việc, TAND quận Long Biên nhận thấy có đủ căn cứ để xác định Trương Vũ Anh là người nghiện ma túy lâu năm và sống lang thang trên địa bàn quận Long Biên vào thời điểm bị Công an phường Gia Thụy phát hiện hành vi vi phạm.

    Do đó, để giúp đỡ người nghiện ma túy sớm từ bỏ nghiện hút, tái hòa nhập cộng đồng, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô và căn cứ vào Luật Xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 đối với thẩm quyền, trách nhiệm của TAND các cấp) cùng các quy định pháp luật liên quan, thẩm phán TAND quận Long Biên đã quyết định buộc Trương Vũ Anh phải chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính là cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh, lao động xã hội số III Hà Nội trong thời gian 24 tháng, kể từ ngày bị tạm giữ.

    Được biết, đây là trường hợp người nghiện ma túy đầu tiên trên địa bàn Hà Nội phải chịu chế tài buộc đi cai nghiện bắt buộc bởi quyết định của tòa án, kể từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 và Pháp lệnh số: 09/2014-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.
    Theo ANTĐ
    http://tiengchuong.vn/

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sửa đổi Nghị định cần đáp ứng nhu cầu thực tế

    Thứ hai 02/11/2015 15:07


    Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh như vậy tại buổi họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221⁄2013⁄NĐ-CP ngày 30⁄12⁄2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.


    Sau gần hai năm thực hiện Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Nghị định số 221/2013/NĐ-CP), với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp, công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.


    Học viên học nghề tại một trung tâm cai nghiện

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Nghị định 221/2013/NĐ-CP còn một số khó khăn, bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian qua. Đến nay cả nước mới có 30/63 tỉnh, thành phố thực hiện đưa người vào cơ sở cai nghiện theo quyết định của Tòa án. Đến hết năm 2014 cả nước mới đưa được 336 học viên đi cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án nhân dân, con số này tính đến tháng 8/2015 là 4.504 học viên, tăng 4.168 học viên so với năm 2014, nhưng cũng chỉ đạt 2% người nghiện có hồ sơ quản lý. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 221/2013/NĐ-CP sẽ góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về hồ sơ và trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Tại cuộc họp, các thành viên đã trao đổi, thảo luận tập trung vào những nội dung chính: Việc quy định chi tiết đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Việc quy định chi tiết đối tượng không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Trình tự lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định; Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Điều kiện đối với người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy, thẩm quyền và trách nhiệm đề xuất thời hạn áp dụng và các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 221/2013/NĐ-CP cần đáp ứng nhu cầu thực tiễn nhưng cũng phải đáp ứng đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến vấn đề xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy. Bên cạnh công tác rà soát Nghị định 221/2013/NĐ-CP, Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập cũng cần đối chiếu với những quy định khác liên quan, đồng thời rất cần phối hợp giữa các Bộ, ngành hữu quan trong việc thực hiện Nghị định này để đạt hiệu quả.
    Huyền Linh
    http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kie...c-te/15606.vgp

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thêm tiêu chí xác định đối tượng áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    Thứ tư 18/11/2015 14:00
    Dự thảo mới nhất về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2015 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ Lao động-Thương binh soạn thảo đã bổ sung thêm các tiêu chí xác định đối tượng áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.


    Theo đó, đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính gồm người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện; người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, sau một tháng kể từ ngày bắt đầu chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy từ lần thứ hai trở lên trong vòng 30 ngày; người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.



    Điều trị cho người nghiện ma túy ở một trung tâm cai nghiện bắt buộc

    Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định cũng quy định rõ hơn đối với trường hợp người nghiện không có nơi cư trú ổn định. Cụ thể, trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện sử dụng trái phép ma túy quyết định việc giao người vi phạm cho cơ sở xã hội gần nhất quản lý trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức bàn giao người vi phạm cho cơ sở xã hội quản lý.

    Trong thời hạn tối đa là ba ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 8; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định theo địa chỉ mà người vi phạm tường trình thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Tiêu chí xác định người không có nơi cư trú ổn định và trình tự, thủ tục xác định người không có nơi cư trú ổn định thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

    Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 về người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy. Theo đó, người có thẩm quyền này là bác sỹ, y sĩ, có chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp, làm việc tại: các trạm y tế cấp xã; cơ sở y tế của ngành công an; cơ sở y tế quân y, quân dân y; phòng khám khu vực, bệnh viện cấp huyện trở lên, phòng y tế của các cơ sở cai nghiện được thành lập theo quy định của pháp luật.

    Dự thảo đã bãi bỏ Điều 5 quy định về việc không lập hồ sơ nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đối với các trường hợp: Người theo quy định tại Khoản 2Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính; Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 3Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

    Nhật Thy
    http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kie...buoc/15793.vgp

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chuyển hướng hoạt động trung tâm cai nghiện bắt buộc

    Thứ năm 26/11/2015 16:38


    Sau hơn một năm triển khai Nghị định 221 của Chính phủ về việc đưa người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm, số lượng người nghiện ma túy đưa vào các trung tâm cai nghiện đã giảm mạnh. Nhiều trung tâm gần như bỏ không. Vấn đề đặt ra với các cơ quan chức năng là sớm quy hoạch lại hệ thống các trung tâm này.




    Điều trị cai nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện bắt buộc

    Khó đưa người đi cai nghiện



    Theo phản ánh của các trung tâm cai nghiện bắt buộc, từ khi triển khai Nghị định 221, việc đưa một người nghiện vào trung tâm cai nghiện bắt buộc rất khó khăn. Trước tiên, để lập hồ sơ đưa người đi cai nghiện phải qua cơ quan y tế xét nghiệm, xác định dương tính với ma túy. Sau đó chuyển cho công an lập hồ sơ, chuyển sang phòng Tư pháp thẩm định rồi chuyển đến phòng LĐTBXH và cuối cùng phải chờ phán quyết của Tòa án. Với nhiều thủ tục như vậy nên số lượng người nghiện đi cai bắt buộc ngày càng giảm.

    Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội Thái Nguyên với 60 cán bộ nhân viên, nhưng hiện chỉ quản lý 20 người nghiện, bằng 1/25 sức chứa của trung tâm. Hầu hết các phòng ở đây đều bỏ trống và đóng cửa, thậm chí sang năm có thể trung tâm này sẽ không còn học viên.

    Theo ông Lê Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội Thái Nguyên, khi Nghị định 221 và Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực (năm 2014), số người đưa vào cai nghiện bắt buộc giảm đi. Trong khi tỉnh Thái Nguyên có trên 5.600 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, thì 6 trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội của tỉnh mới chỉ tiếp nhận 215 học viên cai nghiện.

    Tương tự, Trung tâm Giáo dục dạy nghề, hướng thiện tỉnh Bắc Ninh được đầu tư gần 100 tỷ đồng khá khang trang. Thế nhưng, trong 8 tháng đầu năm, trung tâm mới chỉ tiếp nhận được 13 học viên. Do đó, 4/5 dãy nhà ở đây đang trong tình trạng xuống cấp, vì không có người ở.

    Ông Nguyễn Bá Chanh, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (Trung tâm Giáo dục dạy nghề, hướng thiện tỉnh Bắc Ninh) cho biết: “Quy mô của trung tâm là khoảng 600 học viên, với 5 tòa nhà, nhưng hiện chỉ có dùng được 1 tòa nhà, với 90 học viên…”

    Quy hoạch lại


    Hiện cả nước có 123 trung tâm cai nghiện bắt buộc, với biên chế hơn 7.000 cán bộ, có khả năng tiếp nhận khoảng 60.000 người cai nghiện/năm. Nhiều cơ sở được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, nhưng việc thiếu vắng học viên cai nghiện. Thậm chí có 14 trung tâm không có người cai nghiện.

    Ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết: “Việc thiếu vắng học viên đã gây lãng phí cơ sở vật chất, nên chúng tôi đang quy hoạch lại các trung tâm cai nghiện, như chuyển sang cai nghiện tự nguyện hoặc sang mô hình đa dạng hóa (cai nghiện methadone, tiếp nhận người nghiện cư trú không ổn định, tự nguyện, bắt buộc). Các địa phương cũng đang sắp xếp lại các trung tâm cai nghiện bắt buộc, trong đó có 10 trung tâm đã chuyển đổi sang cai nghiện tự nguyện. Các trung tâm khác đang từng bước chuyển đổi dựa trên thực tế từng địa phương”.

    Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Việt Nam đã coi nghiện ma túy là một loại bệnh và cần có phương pháp điều trị thích hợp. Do đó, Việt Nam chuyển hướng cai nghiện ma túy bắt buộc sang cai nghiện tại cộng đồng, tự nguyện và cai nghiện thay thế bằng methadon. Số lượng cai theo hình thức này đã tăng lên 35.000 người.

    “Đặc biệt, đối tượng nghiện ma túy tổng hợp tăng lên và chưa có thuốc điều trị. Do đó, chúng ta tập trung giáo dục ý thức, thay đổi hành vi và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cộng đồng. Chúng ta thay thế trung tâm cai nghiện bắt buộc sang hình thức tư vấn, hỗ trợ tại các trạm xá và cộng đồng”, ông Nguyễn Trọng Đàm cho biết.

    Bên cạnh đó, để giải quyết vướng mắc thủ tục đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc, năm 2015, Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế đã ban thành thông tư liên tịch tháo gỡ khó khăn về việc xác định người nghiện, nhất là những đối tượng có hồ sơ từng nghiện ma túy và nếu phát hiện dùng ma túy thì sớm hoàn tất hồ sơ chuyển qua Tòa án xử lý. Do đó, trong 8 tháng qua, số người nghiện theo hình thức cai nghiện bắt buộc tăng hơn 4.500 lượt. “Hiện vẫn còn sự vênh giữa Luật Xử phạt vi phạm hành chính và Luật Phòng chống ma túy về điều kiện, yếu tố đưa vào cai nghiện bắt buộc. Do đó, Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế đang nghiên cứu và đề xuất sửa 2 luật này”, ông Nguyễn Trọng Đàm cho biết.
    Theo báo Tin tức

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hơn 1.200 người cai nghiện tự nguyện tại các trung tâm

    Thứ tư 16/12/2015 10:16


    Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện nay có 47/63 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.


    Đến nay đã có 28 Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội (CBGDLĐXH) chuyển đổi hoàn toàn sang cơ sở cai nghiện tự nguyện và điều trị nghiện cho 1.298 người. Có 23 tỉnh, thành phố thành lập Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng với 35 điểm, đã tổ chức tư vấn điều trị cho 520 lượt người. Hầu hết các Điểm đang chuẩn bị cơ sở vật chất và tập huấn cho cán bộ để thực hiện nhiệm vụ điều trị thuốc Methadone cho người nghiện.



    Đăng ký cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm. Ảnh VNE

    Một số mô hình chuyển đổi từ Trung tâm CBGDLĐXH sang Trung tâm cai nghiện tự nguyện bước đầu đã có kết quả tích cực như Trung tâm số 5 Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2015 đã cai nghiện, điều trị tự nguyện cho trên 900 người và hiện đang quản lý 605 người, đạt 150% kế hoạch đề ra; Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túyTPHCM cai nghiện, điều trị tự nguyện cho 256 người, hiện đang quản lý và điều trị tự nguyện cho 169 người, trong đó có 154 người điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.

    Hiện tại, số người được quản lý trong điều trị, cai nghiện, sau cai là 82.468 người, trong đó cai bắt buộc là 15.588 người, điều trị Methadone 39.000 người, cai nghiện tự nguyện tại trung tâm 7.247 người, cai nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng là 20.633 người.

    Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện và Nghị quyết 98/NQ-CP của Chính phủ, hình thành trung tâm đa chức năng có khu cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc, cơ sở xã hội, cơ sở điều trị Methadone, tận dụng tối đa nguồn lực để mở rộng các cơ sở điều trị hỗ trợ cắt cơn tại cộng đồng.

    Trong thời gian tới Cục PCTNXH sẽ tham mưu cho Bộ, Chính phủ xây dựng Nghị định về cai nghiện tự nguyện; nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy; hoàn thiện khung chương trình đào tạo về điều trị nghiện và triển khai tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều trị, cai nghiện; tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện khung giám sát, đánh giá về chương trình điều trị nghiện và triển khai giám sát đánh giá để từng bước chuẩn hóa trung tâm đáp ứng nhu cầu mới trong công tác cai nghiện hiện nay.
    Nhật Thy
    http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kie...-tam/16151.vgp

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •