Kết quả 1 đến 6 của 6

Chủ đề: CHỦ ĐỀ: Lấy máu gót chân bé sơ sinh quan trọng như thế nào – các mẹ đọc nha

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    CHỦ ĐỀ: Lấy máu gót chân bé sơ sinh quan trọng như thế nào – các mẹ đọc nha

    Có mẹ nào từng thắc mắc hay tìm hiểu bác sĩ lấy máu gót chân bé để làm gì chưa? Mình đọc thấy bài viết này về việc lấy máu ở gót chân trẻ. Các mẹ cùng đọc nha!
    48 giờ sau khi sinh, đa phần các bé sẽ được lấy máu từ gót chân rồi chuyển đi làm xét nghiệm, vậy việc xét nghiệm máu này khi bé vừa sinh này mang ý nghĩa gì?
    Sau khi bé chào đời 48 giờ tuổi, bé sẽ được lấy 2 giọt máu từ gót chân. Máu được nhỏ lên mẩu giấy thấm, để khô rồi chuyển đi làm xét nghiệm để phát hiện 3 loại bệnh: thiếu men G6PD; suy giáp bẩm sinh và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Đây là các bệnh lý nguy hiểm bẩm sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển của bé nhưng lại khó phát hiện trên lâm sàng nên cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc.
    Thông qua xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bé có thể bị dị tật do thiếu men G6PD. Là bệnh di truyền do thừa hưởng từ cha mẹ. Khi bị mắc bệnh này, cơ thể bé không thể tổng hợp men G6PD như những bé bình thường khác. Men G6PD nằm trong tế bào hồng cầu, khi thiếu men tế bào không biến đổi các sản phẩm có hại thành sản phẩm không hại, do đó các sản phẩm có hại sẽ tích tụ trong hồng cầu làm cho hồng cầu dễ vỡ. Việc phát hiện bệnh sớm và tham vấn tránh dùng thuốc ảnh hưởng sẽ giúp bé thiếu men không bị các đợt tán huyết cấp.
    Dạng bệnh thứ hai là suy giáp bẩm sinh, khiến tuyến giáp của bé không tự sản xuất hoặc sản xuất hormone giáp ít hơn bình thường. Hormone giáp là chất cần thiết cho não bộ và cơ thể phát triển từ lúc mới sinh cho tới khi trưởng thành. Nếu bị thiếu, não và cơ thể không phát triển đưa đến bé bị kém phát triển trí tuệ và lùn không lớn lên được. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị bổ sung đủ lượng hormone giáp trong vòng hai tuần đầu sau sinh sẽ giúp bé phát triển bình thường.
    Bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh cũng đáng lưu tâm, là bệnh lý rối loạn tổng hợp nội tiết tuyến thượng thận ở bé sơ sinh. Bé mắc bệnh này rất nguy hiểm, nếu để mất nước, mất muối nặng có thể dẫn đến tử vong. Các bé gái bị mắc bệnh này có biểu hiện bất thường cơ quan sinh dục ngoài. Bé sẽ phì đại âm vật (trông giống dương vật), nét mặt và thân hình thô, còn gọi là "nam hóa". Vì vậy đa số bé gái mắc bệnh được bác sĩ phát hiện sớm khi vừa sinh tại bệnh viện, còn bé trai do không có biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục nên thường được phát hiện muộn hơn.
    Các bé có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được tập hợp lại để tham gia xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh. Những bé bị suy giáp bẩm sinh sẽ được gửi chuyên khoa nội tiết điều trị bổ sung hormone tuyến giáp và theo dõi phát triển vận động tâm thần. Thân nhân (bố mẹ) các bé thiếu men G6PD sẽ được bác sĩ sàng lọc sơ sinh tư vấn về bệnh và cách phòng ngừa xuất hiện các đợt tán huyết cấp do sử dụng thuốc trên bé. Các bé sàng lọc tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh sẽ được gửi điều trị chuyên khoa ở Bệnh viện Nhi.
    Do tầm quan trọng của việc xét nghiệm này, nên các mẹ khi sinh con xong cần hợp tác với các bác sĩ để tiến hành lấy mẫu máu và xét nghiệm để đảm bảo sức khoẻ cho con, sớm phát hiện các bệnh hiểm nghèo và có hướng điều trị thích hợp.
    Chúc bé khoẻ mẹ vui ^^
    (Nguồn fanpage Bs Nhi)
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sàng lọc trẻ sơ sinh: Phát hiện 111 trẻ thiếu men G6PD

    26-11-2014 12:46 - Theo: baoapbac.vn

    Từ tháng 4-2014, tỉnh ta triển khai thực hiện dịch vụ lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh tại các bệnh viện có chuyên khoa sản.
    Số liệu từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, đến thời điểm đầu tháng 11, toàn tỉnh đã thực hiện 6.500 ca sàng lọc sơ sinh; Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy là những đơn vị có nhiều trẻ sơ sinh được thực hiện sàng lọc sơ sinh nhất. Qua sàng lọc đã phát hiện 111 trẻ em bị mắc chứng thiếu men G6PD và 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, những trường hợp phát hiện bệnh đã được cán bộ chi cục tư vấn điều trị.

    Thiếu men G6PD là một bệnh thường gặp ở người. Đây là một bệnh di truyền liên kết với giới tính (nhiễm sắc thể X) nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới. Thiếu men G6PD dẫn đến thiếu máu tán huyết và vàng da sơ sinh kéo dài, sẽ gây ra biến chứng thần kinh không hồi phục, ảnh hưởng đến phát triển trí não của trẻ về sau.

    Bệnh thiếu men G6PD không thể chữa khỏi nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị có thể phòng ngừa được hậu quả tán huyết do bệnh thiếu men G6PD gây ra, giúp bé sống, phát triển như một người bình thường.

    Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormon (nội tiết tố) đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể, làm ảnh hưởng lên sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là của não. Nếu một trẻ sơ sinh bị suy giáp bẩm sinh không được phát hiện điều trị kịp thời, trong vòng 2 - 3 tuần lễ đầu sau sinh bệnh sẽ ảnh hưởng đến trẻ.

    Trong giai đoạn sơ sinh: Thường bị vàng da kéo dài hơn bình thường, màu da thường xám chì, tái. Trẻ thường ngủ nhiều, không linh hoạt với tiếng động môi trường bên ngoài, ít khóc, bỏ bú hay bú ít, không tỉnh táo khi bú, chậm lên cân, tay chân lạnh, lưỡi thò ra ngoài...

    Giai đoạn sau sơ sinh và trẻ nhỏ: Chậm phát triển về mặt thể chất (chậm lên cân và phát triển chiều cao) và tinh thần (không linh hoạt, không học hành được...) so với người bình thường. Nếu trẻ được phát hiện suy giáp bẩm sinh và được điều trị trong vòng 2 tuần đầu sau sinh vẫn có thể phát triển bình thường.

    Được biết, hiện tại tỉnh ta mới triển khai tầm soát 2 trong số 3 bệnh lý di truyền thông qua việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh là thiếu men G6PD và suy giáp bẩm sinh; bệnh tăng sản tuyến thượng thận chưa được triển khai tầm soát vì tỷ lệ mắc bệnh thấp.
    THỦY HÀ



  3. #3
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    08-01-2014
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Xa xa
    Bài viết
    21
    Cảm ơn
    7
    Được cảm ơn: 3 lần
    Hôm bé mình đc 31 ngày tuổi thì bs cho làm xét nghịêm PCR, sau 20 ngày bs báo kết quả âm tính. Vậy là mình phải đợi đến 18 mới xn lại hiv cho cháu pk ah?

  4. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,204
    Cảm ơn
    1,923
    Được cảm ơn: 21,208 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Vuvo Xem bài viết
    Hôm bé mình đc 31 ngày tuổi thì bs cho làm xét nghịêm PCR, sau 20 ngày bs báo kết quả âm tính. Vậy là mình phải đợi đến 18 mới xn lại hiv cho cháu pk ah?
    Em yên tâm khả năng con em không nhiễm,khuyên xét nghiệm sau 18 tháng tuổi là sợ trong18 tháng tuổi bé mang theo kháng thể người Mẹ,nên xét nghiệm ra dương tính.Nếu bé xét nghiệm âm tính thì em yên tâm.

  5. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    Vuvo (26-11-2014)

  6. #5
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    08-01-2014
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Xa xa
    Bài viết
    21
    Cảm ơn
    7
    Được cảm ơn: 3 lần
    Vậy là giờ vẫn chưa nói lên đc điều j phải ko anh Tuấn anh? Đến 18 thng mới cho kq chính xác pk anh?

  7. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Vuvo Xem bài viết
    Hôm bé mình đc 31 ngày tuổi thì bs cho làm xét nghịêm PCR, sau 20 ngày bs báo kết quả âm tính. Vậy là mình phải đợi đến 18 mới xn lại hiv cho cháu pk ah?
    Trích dẫn Gửi bởi Vuvo Xem bài viết
    Vậy là giờ vẫn chưa nói lên đc điều j phải ko anh Tuấn anh? Đến 18 thng mới cho kq chính xác pk anh?
    Dự phòng mẹ lây truyền sang con!

    - Mẹ mang thai khi có kết quả HIV (+), có 2 trường hơp 95% bé có kết quả (-), và 5% bé có kết quả (+)
    I. Mẹ sẽ dùng PEP ở thai tuần thứ 14 cho đến khi sinh bé. (Dù mẹ có kết quả CD4 trên 350tb/mm3). Sau ngay khi bé được sinh ra, bé sẽ được dùng PEP dạng siỏ trong 4 tuần. Sau đó bé được xét nghiệm ngay sau khi kết thúc PEP. Trong trường hợp này bé có 2 khả năng:
    + Bé có kết quả (-): bé sẽ được xét nghiệm lại sau 18 tháng, lúc này hầu hết 100% cho kết quả -.
    + Bé có kết quả (+): lúc này với kết quả (+) có thể là (+)do máu của mẹ, Hãy yên tâm đừng quá lo lắng. Bé tiếp tục được làm xét nghiệm lần 2 sau 18 tháng, trong trường hợp này có 2 khả năng:
    1. Bé cho kết quả (-), với kết quả này bé sẽ hoàn toàn (-).
    2. Bé cho kết quả (+), và lúc này 100% bé (+).
    II. Mẹ đang dùng ARV do CD4 từ 350tb/mm3 trở xuống. lúc này mẹ không cần dự phòng lây truyền mẹ sang con. Và bé cũng có 2 khả năng xảy ra:
    + Bé có kết quả (-): bé sẽ được xét nghiệm lại sau 18 tháng, lúc này hầu hết 100% cho kết quả -.
    + Bé có kết quả (+): lúc này với kết quả (+) có thể là (+)do máu của mẹ, Hãy yên tâm đừng quá lo lắng. Bé tiếp tục được làm xét nghiệm lần 2 sau 18 tháng, trong trường hợp này có 2 khả năng:
    1. Bé cho kết quả (-), với kết quả này bé sẽ hoàn toàn (-). Hầu như 99,9% bé cho kết quả (-)
    2. Bé cho kết quả (+), và lúc này 100% bé (+). Khả năng này hầu như không có, chiếm 0,1%
    III. Nếu mẹ mang thai mà không nhễm HIV, dĩ nhiên 100% bé không nhiễm dù bố bé là NCH. Vì trong tinh trùng không có HIV. HIV chỉ có trong tinh dịch.
    IV. Khi mẹ là NCH, không cho con bú sữa mẹ,
    Vài hàng chia sẽ

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •