Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: Các bệnh nguy hiểm kháng thuốc

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Các bệnh nguy hiểm kháng thuốc

    Thứ tư, 22/01/2014 05:19

    Ở nước ta, người dân có thể mua thuốc KS ở tất cả tiệm thuốc tây mà không cần toa, không cần biết phải uống mấy ngày, liều lượng bao nhiêu.

    Từng có nhiều trường hợp thắc mắc tại sao bệnh nhân đến bệnh viện còn khỏe, chỉ mới ho sốt, vậy mà hai tuần sau đã tử vong. Bác sĩ thông báo bệnh nhân bị viêm phổi do vi khuẩn Acinectobacter kháng thuốc, không còn kháng sinh (KS) nào diệt được.
    Ngay cả khi có thuốc KS mới và cực mạnh, bệnh nhân đề kháng KS vẫn dễ tử vong, nằm viện lâu hơn, hồi phục chức năng chậm chạp hơn, gánh nặng chi phí tăng hơn. Vào những tháng cuối năm 2013, vấn nạn kháng thuốc lần đầu tiên được Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra như một ưu tiên hàng đầu với ba khẩu hiệu: khẩn cấp, nghiêm trọng và đáng quan ngại.
    Hành động để phòng ngừa
    Bệnh viện luôn phải báo cáo về tình hình nhiễm trùng, dùng KS, và mức độ đề kháng. Các chương trình trọng điểm quốc gia về giám sát bệnh truyền nhiễm, giám sát bệnh lây lan qua đường tình dục, Chương trình chống lao quốc gia là nhằm theo dõi diễn tiến và xu hướng để đề xuất giải pháp phù hợp.

    Chính việc dùng KS là nguyên nhân hàng đầu gây đề kháng KS trên toàn thế giới. Sự thật là có đến 50% người bệnh được chỉ định KS không cần thiết hoặc sai liều. Trên vật nuôi, hoàn toàn không cần thiết dùng KS để tăng trọng và thực hành này cần phải được loại bỏ.
    Rất khó so sánh lượng thuốc dùng trong gia súc với lượng dùng cho người nhưng chắc chắn có quá nhiều KS sử dụng cho ngành công nghiệp này. Điều nguy hiểm là chủng vi khuẩn kháng KS có khả năng lây truyền từ người sang người và từ vật nuôi lấy thịt sang người.
    Vi khuẩn luôn tìm cách kháng với những KS chúng ta tìm ra, vì vậy hành động tích cực để những chủng kháng thuốc mới không gia tăng, đồng thời ngăn chặn không để lây lan kháng thuốc thêm. Bốn hành động chính giúp giảm nhiễm vi khuẩn kháng thuốc:
    1. Phòng ngừa nhiễm trùng và ngăn ngừa sự đề kháng lây lan.
    2. Phân loại vi khuẩn kháng thuốc.
    3. Cải thiện cách dùng KS hiện hành.
    4. Phát triển KS mới và các thử nghiệm chẩn đoán vi khuẩn kháng thuốc.


    Bác sĩ khuyên không nên tự ý mua thuốc kháng sinh uống mà nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa - Ảnh: Minh Đức

    Vệ sinh an toàn thực phẩm và tích cực giảm nhiễm khuẩn đường ruột giúp giảm nhiễm các vi khuẩn nhạy cảm lẫn đề kháng KS. Khuyến khích người dân rửa tay sạch mọi lúc mọi nơi. Bệnh nhân nằm ở viện điều dưỡng hoặc các bệnh viện là người dễ bị ảnh hưởng nhất do hệ miễn dịch của họ vốn đã yếu và do bệnh hiện mắc, nếu lỡ bị nhiễm khuẩn kháng thuốc là cực kỳ nguy hiểm.

    Vi khuẩn sống trong môi trường bệnh viện cũng độc hơn, đề kháng KS mạnh hơn. Vì vậy bệnh viện phải tuân thủ những hướng dẫn dùng KS đúng và tuân thủ những quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong bất kỳ thao tác nào tiến hành trên bệnh nhân.
    Dùng kháng sinh đúng cách
    Có những nguyên tắc sử dụng KS mà y bác sĩ buộc phải áp dụng, chỉ dùng khi cần thiết và chọn đúng, dùng đúng. Như vậy mới đảm bảo mỗi bệnh nhân đạt được lợi ích tối đa từ KS, tránh được những tác dụng phụ và bảo tồn được hiệu lực của KS trong tương lai. Cải thiện sử dụng KS giúp cải thiện kết cục và tiết kiệm chi phí thuốc.
    Ở Mỹ, CDC thực thi chương trình toàn quốc nhằm cải thiện sử dụng KS cho tất cả bệnh nhân (nằm viện lẫn ngoại trú). Tất cả nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết của bệnh nhân, y bác sĩ, các nhà quản lý bệnh viện, nhà làm chính sách về mối đe dọa đề kháng KS và giảm sử dụng KS không phù hợp; cố gắng làm việc với nhiều đối tác để cải thiện sử dụng KS ở cơ sở y tế.
    Trước đây nhiễm khuẩn kháng thuốc ở ngoài bệnh viện rất hiếm. Nhưng ngày nay vi khuẩn kháng thuốc đã lan truyền cả ngoài cộng đồng như lao, viêm phổi do Streptococcus pneumoniae, nhiễm trùng da do Staphylococcus aureus kháng methicillin và bệnh lậu.
    Dự phòng lan truyền bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng là vô cùng khó khăn, tùy thuộc hoàn toàn vào kiểu nhiễm trùng và đường lây truyền. Nhận ra một trường hợp bệnh, theo dõi sự tiếp xúc của cộng đồng với ca bệnh này là giải pháp hiệu quả đối với bệnh lao, lậu và viêm màng não mô cầu. Khuyến cáo thực hành tình dục an toàn để tránh nhiễm chủng Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc như hạn chế ham muốn, một vợ một chồng, dùng bao cao su đúng cách và thường xuyên.
    Ở nước ta còn một "nghịch lý" nữa là người dân có thể mua thuốc KS ở tất cả tiệm thuốc tây mà không cần toa, không cần biết phải uống mấy ngày, liều lượng bao nhiêu. Quan điểm và hành động này ngày nào còn tồn tại thì cuộc chiến chống đề kháng KS ngoài cộng đồng không thể hoàn thành được.
    AloBacsi.vn
    Theo BS Lê Tuyết Hoa - Tuổi trẻ
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Các bệnh nguy hiểm kháng thuốc

    - Kháng thuốc là hiện tượng mà vi rút HIV trong máu bạn biến đổi theo cách nào đó làm cho một hay tất cả các thuốc bạn đang dùng không còn tác dụng mong muốn. Khi HIV đã kháng với một thuốc nào đó, thì thuốc đó không còn hiệu quả và bạn phải chuyển sang dùng thuốc khác. Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ kháng thuốc bạn cần biết nó xảy ra theo cách nào.

    HIV là một vi rút có thể sinh sản ra các bản sao của nó rất nhanh. Thông thường, các bản sao trông giống hệt vi rút ban đầu. Nhưng cũng có khi, vi rút “con” khác với vi rút “mẹ” ở vài điểm nào đó. Sự thay đổi này gọi là đột biến. Vài đột biến hầu như không ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc. Trong khi đó, có một số đột biến quá khác biệt làm cho thuốc không thể nhận ra vi rút. Do đó thuốc không thể tấn công lên vi rút được nữa. Lúc này virus được xem là KHÁNG THUỐC.
    Tại sao kháng thuốc làm thuốc mất tác dụng?
    Muốn có tác dụng thuốc cần phải gắn vào vi rút. Tuy nhiên, nếu đột biến quá khác biệt làm thuốc không nhận ra vi rút, và do đó không thể tấn công lên vi rút được nữa. Lúc này vi rút đã kháng thuốc, các vi rút kháng thuốc sẽ sinh sản ra nhiều bản sao vi rút kháng thuốc khác. Khi số lượng vi rút kháng thuốc tăng lên, thuốc mất dần tác dụng trong việc duy trì số lượng vi rút trong máu ở mức thấp và tế bào CD4 ở mức cao.
    Tại sao kháng thuốc xảy ra?
    Nếu bạn không uống thuốc đều đặn như bác sĩ đã kê toa, nồng độ thuốc trong máu bạn có thể không đủ để giữ số lượng vi rút trong máu thấp. Đây là cơ hội cho vi rút nhân lên tạo ra hàng triệu bản sao. Càng nhiều bản sao được tạo ra, càng xuất hiện nhiều đột biến. và đột biến làm cho vi rút quá khác biệt khiến thuốc không nhận ra và không thể tân công lên vi rút được.
    Ngoài ra có những cách khác làm cho HIV trở nên kháng thuốc. Đôi khi, mặc dù bạn tuân thủ điều trị đúng như chỉ dẫn của bác sĩ, những thuốc bạn đang dùng có những cơ hội khác gây đột biến. hãy tham vấn với bác sĩ của bạn về thuốc để hạn chế xuất hiện kháng thuốc.
    Tôi có thể nhận biết kháng thuốc khi nó xảy ra?
    Bạn cần hiểu rằng khi nói đến kháng thuốc thì chính là do vi rút trong máu của bạn đã kháng với loại thuốc mà bạn đang uống hay đã uống. Trong giai đọan sớm của kháng thuốc, bạn có thể không cảm nhận được bất cứ thay đổi nào về triệu chứng bên ngòai. Dù bạn không nhận ra, nhưng các thuốc đã dần mất đi tác dụng làm cho số lượng vi rút HIV trong máu tăng lên dần. Trong khi đó, số lượng tế bào CD4 có thể chưa giảm ngay, nhưng theo thời gian sẽ giảm dần, dẫn đến tình trạng sức khỏe của bạn ngày càng xấu đi.
    Để theo dõi điều trị và phát hiện sớm kháng thuốc xãy ra, bác sĩ của bạn sẽ theo dõi định kỳ một số xét nghiệm dưới đây. Tùy theo kết quả xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán kháng thuốc theo hướng dẫn điều trị của quốc gia mà bác sĩ của bạn sẽ có kế họach duy trì hay thay đổi phác đồ điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
    Xét nghiệm đo tải lượng vi rút (viral load): kiểm tra xem bao nhiêu bản sao HIV (copies) trong máu của bạn:
    Tải lượng vi rút thấp: hoặc quá thấp dưới ngưỡng phát hiện (undetectable) – có nghĩa là số lượng vi rút trong máu bạn rất thấp và thuốc đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại HIV.
    Tải lượng vi rút cao (hoặc tăng lên sau mỗi đợt xét nghiệm) có thể một trong hai khả năng: (1) HIV đang chiến thắng trong cụôc chiến và thuốc mà bạn đang uống không còn tác dụng, HOẶC (2) bạn không uống thuốc đúng cách.
    Xét nghiệm số lượng tế bào CD4: nếu CD4 của bạn đang giảm dần, đó là dấu hiệu HIV đang bắt đầu chiến thắng trong việc giữ cho bạn được khỏe mạnh.
    Xét nghiệm định gen kháng thuốc: kiểm tra xem HIV đã đột biến chưa, hoặc nó đang họat động theo một cách khác trước đó.
    Tôi có thể bị nhiễm vi rút KHÁNG THUỐC ngay từ đầu không?
    Có. Không phải mọi vi rút HIV đều như nhau. Bạn có thể bị nhiễm từ người nào đó đã mang sẵn dòng vi rút KHÁNG THUỐC. Lúc này, sự lựa chọn thuốc khi khởi đầu điều trị có thể bị hạn chế rất nhiều.
    Một người HIV dương tính vẫn có thể bị “tái nhiễm” dòng KHÁNG THUỐC khác. Đó là lý do vì sao mọi người cần quan hệ tình dục an toàn mặc dù cả 2 bạn tình đều là người đã nhiễm HIV. Điều này có nghĩa cần phải sử dụng bao cao su khi quan hệ. Ngoài ra, không được dùng kiêm tiêm chung cũng như không dùng chung mực và kim khi xăm.
    Có thể loại bỏ được KHÁNG THUỐC khi nó đã xảy ra?
    Không. Như chúng ta đã biết, mục tiêu điều trị là lựa chọn kết hợp thuốc nào có khả năng duy trì sức khỏe tốt trong thời gian dài. Thông thường, kết hợp thuốc đầu tiên là cơ hội tốt nhất trong việc xác định một phác đồ bền vững lâu dài. Nếu HIV kháng với các thuốc ban đầu, phác đồ thứ 2 được lựa chọn để có hiệu quả điều trị tốt nhất có thể.
    Vì bạn không thể sửa chữa gì khi KHÁNG THUỐC đã xảy ra, điều quan trọng là phải hạn chế đừng cho nó xuất hiện.

    Kháng chéo là gì?
    Khi mà HIV kháng với một thuốc nào đó, kháng chéo có thể làm cho những thuốc khác “cùng nhóm” tuy chưa từng được bạn uống cũng bị kháng theo. Bởi vì những thuốc “cùng nhóm” chống lại HIV theo một cách giống nhau. Vì vậy, kháng chéo làm mất đi rất nhiều lựa chọn thuốc trong tương lai. Một yếu tố rất quan trọng là cần làm giảm khả năng nhân lên bản sao của chính các vi rút đã KHÁNG THUỐC.
    Thuốc điều trị HIV cần được dùng kết hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Không có thuốc nào dùng đơn độc có thể hạn chế được khả năng xuất hiện của KHÁNG THUỐC. Một kết hợp các thuốc của hai “nhóm” khác nhau thường tốt hơn trong việc ngăn xuất hiện KHÁNG THUỐC so với chỉ dùng cùng một “nhóm”. Các nhân viên y tế sẽ chỉ dẫn cho bạn những thuốc có thể hạn chế KHÁNG THUỐC.
    Tại sao tôi phải uống thuốc điều đặn như bác sĩ kê toa?
    Vi rút HIV sinh sản rất nhanh. Nếu bạn quên một liều, nồng độ thuốc trong máu bị giảm xuống. Nếu lượng thuốc trong máu giảm xuống dưới một mức nào đó, HIV có thể tạo ra nhiều bản sao hơn. Càng nhiều bản sao được tạo ra, càng nhiều đột biến xuất hiện và có thể tiến triển đến KHÁNG THUỐC.
    Để đảm bảo lúc nào bạn cũng có đủ thuốc trong máu để chống lại HIV, bạn cần phải luôn luôn uống thuốc điều đặn chính xác như bác sĩ của bạn đã kê toa. Ví dụ, bác sĩ dặn bạn uống thuốc 2 lần mỗi ngày vào bữa ăn lúc 7 giờ sáng và 7 giờ tối, hoặc uống thuốc ngày 1 lần cách nhau 24 tiếng. Bạn phải làm đúng như vậy, và tiếp tục làm như vậy mỗi ngày.
    Nếu bạn không hiểu rõ về cách uống thuốc, hãy hỏi bác sĩ của bạn, tư vấn viên hay những dược sĩ đã được đào tạo về thuốc điều trị HIV.
    Tôi có thể làm gì khác nữa để hạn chế sự xuất hiện kháng thuốc?
    Bạn có vai trò quan trong nhất trong việc ngăn ngừa KHÁNG THUỐC xảy ra. Những điểm cần lưu ý chính:
    Uống thuốc đúng: đúng như bác sĩ kê toa. Đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ…Điều này rất khó khăn, nhưng bạn có thể làm được.
    Tìm hiểu về các thuốc mà bạn đang dùng: Lựa chọn các thuốc tốt hơn trong việc ngăn ngừa KHÁNG THUỐC.
    Luôn lập kế họach trước: mỗi ngày, cần nghĩ trước xem mình sẽ đi đâu và sẽ làm gì. Quên mang thuốc theo là nguyên nhân bỏ liều thuốc của nhiều bệnh nhân. Do đó, cần có những yếu tố nhắc nhở việc mang thuốc theo và uống thuốc.
    Luôn nhớ rằng: KHÁNG THUỐC làm giảm đi số lưa chọn thuốc sau này của bạn.
    Bạn có thể cùng bác sĩ của mình lựa chọn những thuốc ít viên hơn, liều thấp hơn, tác dụng phụ ít hơn để có thể giảm khả năng KHÁNG THUỐC.
    Xây dựng đội ngũ hỗ trợ: nhờ vài người bạn hay thành viên trọng gia đình mà bạn tin cậy để giúp nhắc nhở bạn uống thuốc. Thường xuyên trò chuyện cởi mở với nhân viên y tế để có sự giúp đỡ.
    Giữ vững tinh thần: Suy nghĩ tích cực và tránh căng thẳng giúp bạn uống thuốc đúng cách. Nếu bạn đã quên một liều, đừng nản chí! Hãy học từ những lỗi mình đã mắc để làm tốt hơn.
    Với những thuốc hiện có, thành công điều trị lâu dài là điều hoàn toàn có thể đạt được. Những thuốc mới đang được nghiên cứu. Bạn cùng bác sĩ của mình cần lựa chọn thuốc sao có thể duy trì hiệu quả và bền vững./.

    TĐ (Theo Bs. Hùynh Thu Thủy)
    http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/Ne...7&cn_id=369532

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị HIV

    Đối với một người bệnh khi phải dùng thuốc thì việc tuân thủ điều trị sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh cao, nhưng đối với người nhiễm HIV/AIDS việc tuân thủ này còn ngăn chặn được HIV, phòng tránh hiện tượng kháng thuốc và duy trì một cách toàn diện sức khoẻ cho người bệnh. Điều trị HIV cần lưu ý những vấn đề sau đâyTác dụng của thuốc điều trị HIV- Ức chế sự nhân lên của virus HIV và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất. Thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV

    - Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và tử vong doc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở bênh nhân nhiễm HIV.

    - Cải thiện chất lượng sống và tăng thời gian sống cho người bệnh

    - Ngăn cản sự tiến triển HIV sang AIDS ở bênh nhân nhiễm HIV
    Nguồn ảnh: Internet.
    Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị HIV
    Lưu ý về sử dụng thuốc
    - Người điều trị HIV vẫn phải áp dụng biện pháp dự phòng lây nhiễm virut cho người khác, với những người điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
    - Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối y lệnh điều trị
    - Do HIV có tỉ lệ nhân lên và đột biến rất cao nên cần phải dùng thuốc đúng liều, đúng giờ và đều đặn mỗi ngày. Nếu uống không đúng sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp, các đột biến của hiv sẽ xuất hiện sự kháng thuốc, việc điều trị sẽ thất bại.
    - Trường hợp phát hiện quên uống thuốc theo lịch thì phải uống ngay liều thuốc vừa quên, uống liều tiếp theo như thường lệ.
    Nếu thời gian uống thuốc liều kế tiếp dưới 4 giờ, cần để trên 4 giờ mới uống liều kế tiếp.
    Nếu quên 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo bác sĩ ddieuf trị để được hướng dẫn.
    Tác dụng phụ của thuốc
    - Buồn nôn: Để hạn chế tác dụng phụ này, người bệnh có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn hoặc có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống ARV 30 phút.
    Nguồn ảnh: Internet.
    - Tiêu chảy:
    Nếu uống thuốc người bệnh thấy bị tiêu chảy, cần đánh giá mức độ tiêu chảy và các triệu chứng kèm theo. Khi bị tiêu chảy cần uống oresol để bù nước, điện giải. Nếu nặng cần truyền dịch hoặc có thể phải dùng các thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tiêu chảy tạm thời.
    - Đau đầu: Trường hợp người bệnh thấy đau đầu khi dùng thuốc có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol để giảm bớt đau đầu.
    - Đau bụng, khó chịu ở bụng:
    Đối với hiện tượng này người bệnh cần phải theo dõi kỹ.
    Trường hợp đau liên tục cần tới cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được xử lý, thậm chí là phải thay thế thuốc khác hoặc đổi phác đồ điều trị.
    - Phát ban, ngứa:
    Cũng giống như các thuốc điều trị khác, thuốc ARV cũng có thể gây dị ứng. Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác, ngứa…
    Khắc phục bằng cách: uống thêm thuốc kháng histamin. Tuy nhiên nếu dị ứng nặng có thể đe dọa tính mạng cần ngừng thuốc ngay và điều trị tích cực tại các trung tâm y tế có đủ điều kiện.
    - Thiếu máu:
    Một số thuốc ARV có tác dụng ức chế tủy xương làm cho tủy xương giảm khả năng sinh ra hồng cầu gây thiếu máu với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt.
    Thường xuất hiện sau 4-6 tuần hoặc có thể xuất hiện sau vài tháng điều trị bằng thuốc ARV. Có thể bổ sung vitamin B12, viên sắt, folic... để khắc phục tình trạng này.
    - Rối loạn giấc ngủ, ác mộng: Nên dùng vào buổi tối, trước khi đi ngủ, các triệu chứng này thường không kéo dài. Có thể dùng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.
    Nguồn ảnh: Internet.
    - Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi, đi lại khó khăn. Cần sử dụng vitamin B liều cao để hỗ trợ, nếu nặng phải thay thế thuốc.
    - Thuốc có thể độc với gan, thận:
    Một số thuốc gây hủy hoại tế bào gan, tăng men gan, cần ngừng thuốc khi tăng men gan gấp 5 lần bình thường.
    - Phân bố lại mỡ:
    Một số thuốc làm tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy, teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng chân, mông má.
    - Độc với thần kinh trung ương:
    Biểu hiện lẫn lộn, rối loạn tâm thần, trầm cảm, cần dừng và thay thế thuốc khi bệnh nhân có vấn đề về tâm thần kinh.
    Các thuốc ARV có nhiều tác dụng phụ, vì thế trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có cách xử trí phù hợp.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-05-2014 lúc 22:27.

  4. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    hung_happy (30-09-2014)

  5. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quan hệ với người có HIV dương tính có an toàn không ?
    - Một bạn đọc ở Gia Lai hỏi: Nếu tôi bị HIV dương tính, tôi có cần điều trị thuốc ngay lập tức và quan hệ tình dục không bảo vệ với một người khác cũng bị HIV dương tính có an toàn không?
    Trả lời:

    Những người có HIV dương tính nên tìm ngay một bác sỹ có kinh nghiệm về HIV/AIDS để được xét nghiệm theo dõi và tư vấn. Nếu bạn có HIV dương tính, bạn nên được chuyển ngay tới một bác sỹ. Nếu không hãy yêu cầu được làm như vậy. Bạn nên nói chuyện với bác sỹ của mình về các bước tiếp theo. Bác sỹ nên lấy thêm máu để thực hiện các xét nghiệm khác nhằm đánh giá tình trạng của hệ miễn dịch. Những xét nghiệm này bao gồm đếm bạch cầu CD4 và xác định nồng độ virut. Xét nghiệm CD4 cho chúng ta biết có bao nhiêu tế bào của hệ miễn dịch đang hoạt động trong máu. Khi CD4 xuống thấp, có nghĩa là có một cái gì đó đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng ta.
    Xét nghiệm nồng độ virut xác định số lượng virut đang có trong máu. Lượng virut trong máu cao cho thấy HIV đang chủ động tự sao chép, đang tấn công và giết chết các tế bào mới.Càng có nhiều HIV trong máu, bệnh càng tiến triển nhanh.
    Mặc dù thuốc điều trị HIV đặc biệt hiệu quả, chúng có thể có tác dụng phụ. Vì các bác sỹ và y tá đã có thêm nhiều kinh nghiệm xử trí các bệnh liên quan đến HIV, họ nhận thấy rằng thuốc có thể có hiệu quả hơn nếu được sử dụng ở giai đoạn sau của quá trình lây nhiễm chứ không nên dùng ngay từ đầu. Bằng cách thường xuyên theo dõi máu của người bệnh, và bằng cách theo dõi xem cơ thể của người bệnh có bắt đầu cảm thấy tác động của lây nhiễm HIV hay không, bác sỹ có thể khuyên khi nào bắt đầu điều trị.
    Bây giờ chúng ta biết rằng, một người nhiễm HIV dương tính có thể bị nhiễm một dòng HIV khác. Bị nhiễm một dòng virut độc hại hơn hoặc một dòng virut kháng lại đối với các loại thuốc điều trị hiện có có thể làm cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn và làm cho HIV tiến triển nhanh hơn thường lệ. Nói chung, người bị HIV dương tính nên thường xuyên sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân và bạn tình./.
    BBT

    http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Ne...7&cn_id=248723

  6. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Các bệnh nguy hiểm kháng thuốc

    Thứ tư, 27/08/2014 15:18
    Theo thông tin từ WHO, tình trạng kháng thuốc toàn cầu đang trở thành mối hiểm họa lớn trong đó những bệnh nhiễm khuẩn thông thường cũng đang kháng lại các kháng sinh thế hệ mới.





    Kháng kháng sinh đang xảy ra trong hiện tại.
    Kháng thuốc không còn là dự đoán trong tương lai, nó đang xảy ra trên toàn thế giới và làm giảm hiệu quả điều trị các bệnh nhiễm trùng. Nếu không có những biện pháp khẩn cấp, loài người sẽ tiến dần tới kỷ nguyên ‘hậu kháng sinh’, khi các căn bệnh nhiễm trùng thông thường hay những thương tích đơn giản - vốn có thể điều trị dễ dàng - sẽ lại gây chết người, như khi chưa hề có kháng sinh.
    Bức tranh toàn cầu trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014 về giám sát tình trạng kháng thuốc thật không mấy sáng sủa. Hàng loạt bệnh nguy hiểm trở nên khó kiểm soát do tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm.


    1. Nhiễm khuẩn kháng thuốc

    Thất bại trong điều trị bệnh lậu bằng cephalosporin thế hệ thứ ba - thuốc kháng sinh dự phòng chỉ dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng hoặc khi các kháng sinh khác bị vô hiệu hóa - đã được xác nhận tại một số quốc gia.

    Nhiễm lậu không được điều trị sẽ làm tăng số người bị bệnh cũng như số trường hợp biến chứng như vô sinh, bất thường trong thai kỳ (sẩy thai, sinh non, tiền sản giật, sản giật, chậm phát triển trong bào thai, thai chết lưu), gây mù ở trẻ sơ sinh và làm tiêu tan những nỗ lực kiểm soát bệnh lậu từ trước tới nay.
    Tình trạng kháng với fluoroquinolones - một trong các thuốc kháng sinh đường uống sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu do E.coli - đang rất phổ biến.


    Tình trạng kháng với các thuốc đầu bảng trong điều trị nhiễm trùng do tụ cầu vàng - nguyên nhân phổ biến gây bệnh nghiêm trọng tại bệnh viện và cộng đồng - cũng rất phổ biến.


    Tình trạng kháng các thuốc carbapenem - kháng sinh dự phòng cuối cùng cho nhiễm trùng đe dọa tính mạng bởi vi khuẩn đường ruột thông dụng - đã lan rộng trên toàn thế giới.

    2. Lao kháng thuốc


    Năm 2012, thế giới ghi nhận thêm 450.000 trường hợp nhiễm lao kháng đa thuốc. Khoảng 6% các ca mắc mới và 20% trường hợp mắc lao đang điều trị đã trở nên kháng thuốc.

    92 quốc gia đã ghi nhận các trường hợp lao siêu kháng thuốc - lao kháng đa thuốc chỉ đáp ứng với rất ít loại thuốc.

    3. Sốt rét kháng thuốc

    Tình trạng kháng thuốc chống sốt rét thế hệ cũ đang lan rộng tại tất cả các nước có dịch. Đặc biệt sự xuất hiện các chủng ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin tại Tiểu vùng sống Mê kong mở rộng đang đe dọa phá hủy những thành quả quan trọng mới đạt được trong kiểm soát sốt rét.

    4. HIV kháng thuốc

    Tình trạng kháng thuốc cũng bắt đầu xuất hiện trong điều trị nhiễm HIV. Cuối năm 2011, khoảng 8 triệu người nhiễm HIV tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã được cấp phát thuốc điều trị. Mặc dù thông qua các chương trình huấn luyện, có thể hạn chế đến mức tối đa tình trạng kháng thuốc, song các nhà khoa học dự đoán tình trạng kháng một số thuốc điều trị HIV sẽ xuất hiện.

    5. Cúm kháng thuốc


    Trong 10 năm qua, thuốc kháng vi rút đã trở thành công cụ quan trọng trong điều trị dịch cúm và đại dịch cúm. Khả năng biến đổi không ngừng của vi rút cúm đồng nghĩa với tình trạng kháng thuốc chống vi vút liên tục xuất hiện. Năm 2012, tất cả các vi rút cúm A lưu hành ở người đều kháng các loại thuốc trị cúm thông dụng (amantadine và rimantadine).

    Vì sao vi khuẩn kháng thuốc?


    Kháng thuốc là tình trạng vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng) không đáp ứng với các thuốc trước đó từng có tác dụng. Kết quả là điều trị thông thường không còn hiệu quả, khiến bệnh tồn tại dai dẳng, làm tăng nguy cơ lan truyền sang những người khác.


    Sự phát triển của tình trạng kháng thuốc là một hiện tượng tự nhiên. Các chủng kháng thuốc tiến hóa bằng cách tự thay đổi khi nhân lên hoặc trao đổi chéo với nhau.


    Một số hành động của con người cũng góp phần đẩy nhanh sự xuất hiện và lan rộng của tình trạng kháng thuốc: sử dụng rộng rãi và sử dụng không đúng cách các thuốc kháng vi sinh, bao gồm cả thuốc dùng trong chăn nuôi; yếu kém trong kiểm soát và phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn.

    Theo Khánh Ngọc - Infonet



  7. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Gia tăng tình trạng kháng thuốc đặc trị HIV

    Gia tăng tình trạng kháng thuốc đặc trị HIV

    Thứ sáu 29/01/2016 17:54


    Một nghiên cứu gần đây cho thấy, biểu hiện kháng thuốc điều trị HIV đang dần gia tăng là một điều đáng lo ngại.





    virus HIV

    Nghiên cứu do trường đại học London tiến hành cho thấy 60% người nhiễm HIV ở nhiều nước châu Phi trong giai đoạn 1998 - 2015 có những biểu hiện kháng thuốc Tenofovir.

    Nghiên cứu được khởi động vào năm 2012 bằng việc so sánh những người nhiễm HIV điều trị thuốc kháng ở châu Phi và châu Âu. Với việc áp dụng các điều kiện tương đương với tất cả các bệnh nhân, các nhà khoa học phát hiện 60% bệnh nhân ở châu Phi kháng thuốc Tenofovir, trong khi con số này ở châu Âu là 20%.Giới truyền thông cho rằng, chính sự yếu kém trong việc quản lý thuốc và cấp phát với mức độ và số lượng không hợp lý tại châu Phi đã dấn đến sự chênh lệch này.

    Tiến sĩ Ravi Gupta, người phụ trách nghiên cứu cho biết, đây là một kết quả “vô cùng đáng ngại”. Nếu thuốc được sử dụng với liều lượng không bảo đảm, quá thấp hoặc không duy trì thường xuyên thì virus sẽ vượt qua sự kiểm soát ban đầu và dần trở nên kháng thuốc.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chủng HIV kháng Tonofovir có khả năng lây truyền từ người sang người. “Chúng tôi sẽ hết sức thận trọng và xem xét mọi khả năng mà chủng virus kháng thuốc này có thể lây lan giữa người với người. Các nghiên cứu sâu hơn đang được tiến hành để có một bức tranh cụ thể và chi tiết về cách mà virus kháng Tenofovir phát triển, lây lan”, Tiến sĩ Gupta cho hay.

    Tenofovir là một loại thuốc quan trọng trong quá trình điều trị HIV, do đó tỷ lệ kháng thuốc cao như vậy thực sự là một điều đáng lo ngại.

    Tiến sĩ Gupta cho rằng, cần phải có nỗ lực tài chính toàn cầu để cung cấp các thiết bị và biện pháp giám sát điều trị tại châu Phi để giải quyết tình trạng kháng thuốc đặc trị trong tương lai.
    Thanh Trà
    Theo BBC

  8. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cảnh báo virus HIV đã kháng thuốc


    Chủ nhật, 31/01/2016 11:18

    Một nghiên cứu mới của Anh cảnh báo virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người đã kháng thuốc Tenofovir, một loại thuốc kháng retrovirus.




    Theo US News, Tenofovir được chỉ định điều trị cả HIV và viêm gan siêu vi B. Các nhà khoa học tại Đại học College London cho biết đây là loại thuốc rất mạnh với ít tác dụng phụ, và chưa có loại thuốc nào thay thế tốt hơn trong việc điều trị. Nếu người bệnh không dùng thuốc đúng liều, theo khuyến cáo, virus sẽ kháng thuốc và Tenofovir không còn tác dụng.


    Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi 1.926 bệnh nhân HIV trên toàn thế giới không kiểm soát được virus dù đã sử dụng thuốc theo quy định. Kết quả, họ phát hiện trong đó 60% bệnh nhân ở châu Phi kháng thuốc và 20% là con số ở châu Âu. Khoảng 2/3 số bệnh nhân HIV bị kháng Tenofovir cũng kháng cả 2 loại thuốc khác trong phác đồ điều trị của họ, chứng tỏ việc điều trị của họ bị tổn hại hoàn toàn.


    Virus HIV đang ngày càng kháng thuốc trong việc điều trị. Ảnh: USnews


    Ở châu Phi, có tới 15% bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị phối hợp thuốc Tenofovir sẽ kháng thuốc trong năm đầu tiên điều trị, tỷ lệ này có thể tăng theo thời gian, các nhà nghiên cứu ước tính.


    Tiến sĩ Ravi Gupta, tác giả nghiên cứu thuộc khoa Nhiễm và miễn dịch học cho biết virus kháng thuốc có thể lây lan qua người khác và trở nên phổ biến hơn, có khả năng làm suy yếu những nỗ lực toàn cầu trong việc kiểm soát HIV.


    Tiến sĩ Ravi cũng cho rằng các nước cần có biện pháp giúp bệnh nhân uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng và thời gian để hạn chế kháng thuốc. Bên cạnh đó cần có thêm nghiên cứu chi tiết về cách virus HIV kháng thuốc Tenofovir và lây lan như thế nào.


    Kết quả nghiên cứu được công bố ngày 28/1 trên Tạp chí Các bệnh truyền nhiễm Lancet.


    Theo Phương Mai - Zing.vn

  9. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đáng lo: HIV đã kháng thuốc

    Chủ nhật, 31 Tháng một 2016, 06:25 GMT+7

    - Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người đã kháng thuốc Tenofovir - một loại thuốc kháng retrovirus, kết luận một nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH College London (Anh) công bố trên tạp chí The Lancet.

    Tenofovir được chỉ định điều trị cả HIV và viêm gan siêu vi B. Nếu người bệnh không dùng đúng liều, nếu dùng liều thấp hơn khuyến cáo và không duy trì, retrovirus sẽ dần mạnh lên và thuốc Tenofovir không còn tác dụng, theo BS Ravi Gupta tại ĐH College London.


    Từ năm 2012, các nhà nghiên cứu bắt đầu theo dõi hơn 2.000 bệnh nhân HIV ở châu Phi và châu Âu. Kết quả, 60% bệnh nhân ở châu Phi kháng thuốc Tenofovir, tỉ lệ này ở châu Âu là 20%. Các chủng retrovirus ở châu Phi kháng thuốc Tenofovir hơn các chủng retrovirus ở châu Âu. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là vì dùng thuốc không đúng cách và không đúng liều hướng dẫn.


    BS Ravi Gupta lo ngại nỗ lực ngăn chặn HIV/AIDS sẽ khó thành công vì thuốc Tenofovir là một phương pháp chính trong điều trị HIV. Ông cho rằng các nước cần có biện pháp giúp bệnh nhân uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng và thời gian để hạn chế kháng thuốc. Bên cạnh đó cần có thêm nghiên cứu xác định virus HIV trở nên kháng thuốc Tenofovir như thế nào.


    ĐĂNG KHOA
    VietBao.vn (Theo_PLO >>>)

  10. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HIV bắt đầu kháng thuốc



    03/02/2016 09:00:24


    HIV có chiều hướng diễn biến phức tạp khi bắt đầu kháng Tenofovir, loại thuốc dùng để ngăn chặn và chống lại virus này.


    Ở một số nước châu Phi, tỷ lệ HIV kháng thuốc Tenofovir lên đến 60%. Kết quả này "cực kỳ đáng lo ngại", BBC dẫn lời tiến sĩ Ravi Gupta từ Đại học London (Anh) cho biết.



    Ảnh: Science Photo Library
    Trong 4 năm, tiến sĩ Gupta cùng cộng sự đã so sánh bệnh nhân HIV từ các châu lục khác nhau và phát hiện tỷ lệ kháng Tenofovir tại châu Phi là 60% trong khi con số này tại châu Âu 20%. Viết trên tạp chí The Lancet, nhóm tác giả nhận định nhiều khả năng là do sử dụng thuốc sai cách. "Nếu không uống thuốc đúng liều, ví dụ như quá ít hoặc không thường xuyên, virus sẽ vượt qua và trở nên kháng thuốc", tiến sĩ Gupta nhận định.


    Nguy hiểm hơn, chủng HIV kháng Tenofovir có thể truyền từ người sang người. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu để hiểu hơn về phương thức virus kháng thuốc phát triển và lây lan.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, HIV hiện vẫn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Năm 2014, có 36,9 triệu người sống chung với HIV trên toàn cầu.

    Theo Minh Nguyên - VnExpress

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •