18/03/2016

Người nhiễm HIV không phải là cuộc sống chấm dứt, Virus HIV cũng giống như rất nhiều loại virus gây bệnh mãn tính khác như: Virus viêm gan B, viêm gan C. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị đặc hiệu cho các loại virus đó. Virus HIV cũng vậy, hiện nay, thuốc điều trị chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus. Tuy vậy, nếu bạn sử dụng thuốc đúng chỉ đinh của bác sỹ và có một chế độ ăn hợp lý bạn có thể có một cuộc sống tương đương người bình thường.
Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn tác dụng của ăn uống và phương pháp bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp. có nhu cầu ăn uống, dinh dưỡng khác người bình thường như thế nào
  1. Những thức ăn nào có tác dụng tốt và phù hợp nhất với người nhiễm HIV?
  2. Khi cần bổ sung dinh dưỡng thì người bệnh dùng sản phẩm nào là tốt nhất.
  3. Làm thế nào để an toàn thực phẩm và nước uống cho người nhiễm HIV?

Như chúng ta đã biết, sau khi nhiễm HIV nếu được điều trị tốt thì bệnh nhân sẽ sống bình thường khỏe mạnh trên 30 năm.
Người nhiễm HIV cần thức ăn và năng lượng để:

  1. Duy trì cơ thể sống và làm việc
  2. Phục hồi sức khỏe và xây dựng tổ chức mới
  3. Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Người nhiễm HIV không những cần được cung cấp đầy đủ: (GLUCID, PROTEIN, LIPID) hay còn gọi là tinh bột, chất đạm, chất béo mà còn cần cung cấp nhiều vitamin, vi chất và khoáng chất khác.
Nếu người nhiễm HIV có chế độ ăn uống không đầy đủ và bị các bệnh nhiễm trùng thì cơ thể suy sụp rất nhanh.
Can thiệp dinh dưỡng có tác dụng như thế nào?
Vai trò của dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng với người nhiễm HIV đặc biệt là trong giai đoạn đang điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho cơ thể các bạn cần thực hiện thường xuyên các việc như sau:

  1. Ăn chín uống sôi: Không nên ăn sống, ăn tái vì dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  2. Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và trước khi chế biến thực phẩm.
  3. Ăn càng nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa càng tốt, không cần kiêng cữ dầu mỡ vì nó làm tăng mùi vị và cảm giác ngon miệng.
  4. Nếu mỗi bữa ăn được ít thì nên ăn nhiều bữa trong ngày (5 – 6 bữa). Sau bữa ăn nên đi dạo 15 – 30 phút.
  5. Nên ăn 3 bữa chính, các bữa phụ thì dùng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao như sữa như vậy vừa tiện lợi mà còn cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân nên ăn/uống thêm trước khi đi ngủ.
  6. Ăn đầy đủ cân đối giữa cơm, thịt cá, rau, hoa quả, nếu có điều kiện thì bệnh nhân nên uống nước dừa tươi nhiều lần trong ngày. Theo tôi nước dừa tươi là một loại thức uống cực kỳ tốt cho người nhiễm HIV.